Chính sách Đại đoàn kết dân tộc.doc

8 2.8K 9
Chính sách Đại đoàn kết dân tộc.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chính sách Đại đoàn kết dân tộc.doc

Chính sách Đại đoàn kết dân tộc, Tôn giáo và Dân tộc04/21/2001 - Thông báoHà Nội(Ttxvn 21/4/2001) Ngày 21/4/2001, tại Hà Nội, Trung tâm báo chí Đại hội Đảng 9 đã tổ chức Họp báo chuyên đề về Đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo và dân tộc. Tại cuộc họp báo này, ông Trần Văn Đăng, Tổng thưu ký ủy Ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam nói rằng, Đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam là một bộ phận quan trọng của tưu tưởng Hồ Chí Minh, là đường lối cơ bản lâu dài trước sau như một của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, Đại hội 9 Đảng Cộng sản Việt Nam có chủ trương thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần, mọi giới, mọi lứa tuổi, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưuu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nước hay định cư ở nước ngoài; phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước và lòng tự hòa dân tộc; tăng cường mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn với việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ông Cư Hòa Vần, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội cũng đã giới thiệu về chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam, của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc thiểu số có số dân ít nhất là Ơ đu(301 người). Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã đề ra chính sách dân tộc là " Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng tiến bộ". Chính sách đó đã được thể chế vào Hiến pháp, các luật cơ bản của Nhà nước Việt Nam. Việc thực hiện Chính sách dân tộc đã đạt được một số kết quả như từ chỗ đều bị áp bức bóc lột đã trở thành người làm chủ đất nước; đã tạo ra cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống rộng khắp trên mọi miền của đất nước; từ chỗ tự cung tự túc đã hình thành một số vùng sản xuất có tính chất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn; sự nghiệp giáo dục, văn hóa, bảo vệ sức khỏe đã được phát triển rất mạnh so với trước; hệ thống chính trị đã được xây dựng củng cố vững mạnh; đội ngũ cán bộ và trí thức người dân tộc thiểu số đã được hình thành. Tuy nhiên, hiện nay đời sống của đồng bào các dân tộc vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận đồng bào dân tộc còn sống du canh du cư và đặc biệt là vấn đề đoàn kết dân tộc nảy sinh các vấn đề mới cần giải quyết như di dân tự do, đất . Ông Cư Hòa Vần nói: để giải quyết tốt vấn đề dân tộc cần phải coi phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số là nhiệm vụ chính trị hàng đầu; đặc biệt là phải quan tâm đến tất cả các vùng dân tộc. Trước mắt, trong giai đọan 2001-2005, tập trung làm tốt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khóa khăn, vùng sâu, vùng xa; đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc văn tốt đẹp của các dân tộc cũng như tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, hình thành đôi ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong sạch và vững mạnh. Về chính sách tôn giáo, ông Lê Quang Vịnh, Trưởng ban tôn giáo Chính phủ nói rằng, chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được cụ thể hóa bằng các vấn đề cụ thể như các tôn giáo ở Việt Nam được hoạt động tự do trong khuôn khổ của Hiến pháp và Pháp luật Nhà nước Việt Nam. Ông cho biết: một tôn giáo ở Việt Nam muốn hoạt động hợp pháp phải đáp ứng đủ những tiêu chí cơ bản nhưu có tín đồ tự nguyện tin theo, có giáo sĩ hướng dẫn việc đạo, có tôn chỉ mục đích hoạt động không trái với pháp luật Nhà nước Nhà nước Việt Nam chỉ quan tâm đến tưu cách, phẩm chất công dân của những người lãnh đạo các tôn giáo, không can thiệp vào trình độ tôn giáo của những người đó. Từ trước tới nay Việt Nam không xử tù, giam giữ, quản chế hành chính bất kỳ một nhân vật tôn giáo nào vì lý do tôn giáo. Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước khuyến khích tham gia các hoạt động giáo dục, từ thiện, nhân đạo theo sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Đồng thời, Nhà nước Việt Nam không tịch thu bất cứ tài sản nào của các tôn giáo ngoại trừ nếu các tài sản đó được sử dụng như một công cụ nhằm phục vụ cho các hoạt động gây bạo loạn, lật đổ, chống lại Nhà nước và nhân dân. Các tổ chức cá nhân tôn giáo cũng được tạo điều kiện thuận lợi để giao lưuu quốc tế, được đi đào tạo ở nước ngoài. Đã có rất nhiều các tổ chức tôn giáo quốc tế vào Việt Nam giao lưuu với các tổ chức tôn giáo Việt Nam mà không bị cản trở gì./. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh 17:14', 3/11/ 2003 (GMT+7) Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là sự vận dụng mà còn là sự phát triển một cách sáng tạo học thuyết Marx-Lenin. Luận điểm về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là một trong những sáng tạo đó.Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Marx –Engels đề cập đến vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp như sau:Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở giai đoạn đầu mang tính chất dân tộc, vì phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số. Vì vậy, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, không phải là cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu mang hình thức dân tộc. Như vậy, Marx-Engels đã thấy được mối quan hệ gắn bó giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Hai ông không xem nhẹ vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, hai ông không đi sâu giải quyết vấn đề dân tộc vì: - Tại các nước này, mâu thuẫn cơ bản của xã hội là mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối kháng: tư sản và vô sản.- Về cơ bản, ở châu Âu, vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng tư sản.- Vào thời của Marx, hệ thống thuộc địa đã có, nhưng các cuộc đấu tranh giành độc lập chưa phát triển mạnh.Do vậy, trong sự nghiệp giải phóng hai ông nhấn mạnh đến giải phóng giai cấp công nhân. Marx-Engels viết: "Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác sẽ được xóa bỏ" và: "Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo". Như vậy theo Marx-Engels, để giải quyết sự đối kháng dân tộc, trước hết phải giải quyết sự đối kháng giai cấp, giải phóng giai cấp là nhiệm vụ trung tâm, là điều kiện để giải phóng dân tộc. Lenin từng nhận xét, đối với Marx so với vấn đề giai cấp vô sản thì vấn đề dân tộc chỉ là vấn đề thứ yếu thôi. Đến thời Lenin, khi chủ nghĩa đế quốc trở thành hệ thống thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản, Lenin mới có cơ sở thực tiễn để phát triển vấn đề dân tộc thuộc địa thành một hệ thống lý luận. Lenin cho rằng cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chính quốc sẽ không giành được thắng lợi, nếu nó không liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Từ đó Người cùng với Quốc tế cộng sản bổ sung khẩu hiệu nêu trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại."Sau khi Lenin mất, Ban lãnh đạo Quốc tế cộng sản một thời gian dài đã nhấn mạnh vấn đề giai cấp, coi nhẹ vấn đề dân tộc, vì vậy không mấy quan tâm đến chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc của các nước thuộc địa, thậm chí còn coi đó là biểu hiện của chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi, trái với chủ nghĩa quốc tế vô sản.Tóm lại, Marx - Engels, Lenin đã nêu ra những quan điểm cơ bản về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu của cách mạng vô sản châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp, vẫn "đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản".Tiếp thu chủ nghĩa Marx-Lenin trên nền tảng truyền thống yêu nước và nhân ái của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh có quan điểm riêng, độc đáo về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc. Người cho rằng: Phải kết hợp và giải quyết hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, song phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết và trước hết.Luận điểm này của Người xuất phát từ cơ sở thực tiễn của phương Đông và Việt Nam:Năm 1924, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ Người cho rằng: "Marx đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại. Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung "cơ sở lịch sử" của chủ nghĩa Marx bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Marx ở thời mình không thể có được". Và người đề nghị: "Xem xét lại chủ nghĩa Marx về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông". Ở phương Đông, "Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra không giống như ở phương Tây, bởi vì xã hội Đông Dương, Ấn Độ hay Trung Quốc, xét về mặt cấu trúc kinh tế không giống như xã hội phương Tây thời trung cổ, cũng như thời cận đại, và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở đây…". Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc và tay sai nổi trội hơn mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến, giữa tư sản với vô sản. Do đó, không phải giải quyết vấn đề giai cấp rồi mới giải quyết vấn đề dân tộc như ở phương Tây. Ngược lại chỉ có thể giải quyết vấn đề dân tộc mới giải phóng được giai cấp. Quyền lợi dân tộc và giai cấp là thống nhất, quyền lợi dân tộc không còn, thì quyền lợi mỗi giai cấp, mỗi bộ phận trong dân tộc cũng không thể thực hiện được. Quan điểm này sau này thể hiện rõ ở Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII, năm 1941 do Người chủ trì: "Trong lúc này quyền lợi của bộ phận giai cấp phải đặt dưới sự tồn vong sinh tử của quốc gia dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được tự do độc lập cho toàn dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được." Luận điểm về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là một trong những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng và phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin. Nó có tác dụng lớn lao đối với việc tập hợp lực lượng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam cũng như ở các nước thuộc địa nói chung LÊ VĂN LỢI(Khoa Giáo dục chính trị, ĐHSP Quy Nhơn)1. Vần đề hình thành dân tộc Việt Nam: một cuộc tranh luận kéo dài Vấn đề hình thành dân tộc Việt Nam là một trong những vấn đề được giới khoa học Việt Nam quan tâm và thảo luận khá sôi nổi. Vấn đề được nêu lên từ năm 1955, ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kéo dài trong nhiều thập kỉ, cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn kết thúc. Cuộc tranh luận đã lôi cuốn sự tham gia của nhiều nhà sử học, dân tộc học, nghiên cứu văn hoá trong nước và một số học giả nước ngoài. Những người tham gia tranh luận đã đưa ra những mốc niên đại rất khác nhau về sự hình thành dân tộc Việt Nam, nhưng xét về mặt lí thuyết và phương pháp luận, có thể phân định làm hai giai đoạn như sau:GS. Phan Huy LêGiai đoạn thứ nhất từ năm 1955 cho đến khoảng năm 1965. Những người khởi xướng và đi đầu cuộc tranh luận là Trần Huy Liệu, Đào Duy Anh, Minh Tranh, Nguyễn Lương Bích(1). Một số nhà sử học nước ngoài cũng tham gia cuộc thảo luận này như J. Chesneaux, A.A. Gouber(2). Cơ sở lí thuyết chung của giai đoạn này là đều xuất phát từ định nghĩa dân tộc của J. V. Staline được coi như một tổng kết những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân tộc. Theo Staline, "dân tộc là một cộng đồng người ổn định, được hình thành trong lịch sử dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế và về tâm lí biểu hiện trong cộng đồng văn hoá"(3). Tuy nhiên khi vận dụng lí thuyết này, giới khoa học phân hoá làm hai khuynh hướng:Một khuynh hướng trung thành với định nghĩa dân tộc của Staline, cho rằng dân tộc theo định nghĩa này là dân tộc tư sản và chỉ trên cơ sở phát triển của chủ nghĩa tư bản mới có thể ra đời. ở Việt Nam, trước thời thuộc địa chỉ mới có những mầm mống tư bản chủ nghĩa và trong thời thuộc địa, chủ nghĩa tư bản mới xuất hiện và phát triển rất yếu ớt nên cho đến Cách mạng tháng 8-1945, Việt Nam chưa phải là một dân tộc, nhiều lắm chỉ mới là "một dân tộc đang hình thành" (une nation en formation) chứ chưa phải là "một dân tộc đã thành hình" (une nation formée) (J. Chesneaux, A. A. Gouber).Khuynh hướng thứ hai cho rằng tuy trong thời tiền thực dân, mầm mống tư bản chủ nghĩa còn bị hạn chế nhưng kết hợp với những điều kiện đặc thù của Việt Nam, thường nhấn mạnh yêu cầu thuỷ lợi và yêu cầu chống ngoại xâm, dân tộc Việt Nam vẫn có thể hình thành sớm trước khi chủ nghĩa tư bản ra đời (Trần Huy Liệu, Minh Tranh .). Có người mạnh dạn hơn cố chứng minh rằng trong lúc khẳng định dân tộc tư sản là sản phẩm của thời kì phát triển của chủ nghĩa tư bản, J. V. Staline vẫn cho rằng "trên thế giới có đủ loại dân tộc" nghĩa là không phủ nhận khả năng tồn tại của một loại hình dân tộc trước chủ nghĩa tư bản và dân tộc Việt Nam thuộc loại này, nhưng vẫn không dám thoát khỏi định nghĩa dân tộc của J.V. Staline (Đào Duy Anh). Nói chung, khuynh hướng thứ hai tuy muốn xuất phát từ thực tế lịch sử Việt Nam nhưng lại vận dụng lí thuyết về dân tộc tư sản để chứng minh sự hình thành sớm của dân tộc Việt Nam như một dân tộc trước chủ nghĩa tư bản. Ngay trong bản thân khuynh hướng này, đã bộc lộ mâu thuẫn không thể khắc phục được giữa quan điểm lí thuyết và kết quả vận dụng. Giai đoạn thứ hai từ những sau năm 1965 cho đến nay. Vào những năm 60 thế kỉ XX, ở Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa tổ chức nghiên cứu và thảo luận vấn đề dân tộc về mặt lí thuyết và thực tiễn(4). Định nghĩa dân tộc của J. V. Staline bị phê phán nhiều điểm và nhiều nhà khoa học cho rằng quá trình dân tộc ở các nước phương Đông hầu như chưa được nghiên cứu đầy đủ và chưa được khái quát đưa vào định nghĩa "dân tộc". Khuynh hướng chung của giai đoạn này là cho rằng dân tộc Việt Nam hình thành sớm, thuộc loại hình dân tộc trước dân tộc tư sản(5). Tuy nhiên, trong thảo luận vẫn còn những quan điểm và kiến giải khác nhau về mặt lí thuyết cũng như quá trình hình thành cụ thể của dân tộc Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu nước ngoài cũng nhấn mạnh sự hình thành sớm của dân tộc Việt Nam và cho rằng từ thời Lí, Trần đã biểu thị rõ nét xét về phương diện "Dân tộc-Nhà nước" (Nation-Etat) cũng như "Dân tộc-Nhân dân" (Nation-Peuple)(6). Cũng trong quan niệm, nhưng có người so với "nation" phương Tây lại thấy có những nét của "một dân tộc chưa hoàn thành" (une nation inachevée)(7).Từ những năm 90 trở lại đây, vấn đề hình dân tộc không được tiếp tục thảo luận trên diễn đàn khoa học nhưng giới khoa học gần như thống nhất cần nghiên cứu quá trình hình thành dân tộc Việt Nam trên một cơ sở lí thuyết mới thoát ra khỏi những công thức và cách vận dụng mang tính giáo điều của định nghĩa "Dân tộc = Nation" theo loại hình dân tộc tư sản phương Tây(8). Về phương diện này, từ năm 1924, Nguyễn ái Quốc từ những hiểu biết về thực tế lịch sử Việt Nam và phương Đông, đã đưa một nhận xét mang tính sáng tạo về lí luận rất sắc sảo: "Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên cơ sở một triết lí nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại"(9). Công việc nghiên cứu và thảo luận về sự hình thành dân tộc Việt Nam gần như lâm vào tình trạng bế tắc trong một thời gian kéo dài chính là hệ quả của sự vận dụng thiếu sáng tạo lí thuyết về dân tộc theo mô hình phương Tây.Trong nhận thức về quá trình dân tộc ở Việt Nam, giới khoa học lưu tâm đến mấy đặc điểm quan trọng về mặt lịch sử sau đây:1. Việt Nam là một nước đa tộc người, gồm 54 tộc người, trong đó người Việt chiếm đa số tuyệt đối với tỉ lệ khoảng 87% dân số và các tộc người sống đan xen, không hình thành không gian lãnh thổ riêng của từng tộc người. Tộc người Việt giữ vai trò trung tâm tập hợp và cố kết các tộc người trong một quốc gia thống nhất và tiếng Việt dần dần trở thành tiếng nói chung của quốc gia, tuy trong từng vùng địa-văn hoá tộc người, tiếng nói của từng tộc người vẫn bảo tồn và tiếng nói của tộc người chiếm ứu thế trong vùng được sự dụng như tiếng nói trong giao tiếp vùng cùng với tiếng Việt. 2. Do điều kiện khách quan của sự phát triển nông nghiệp lúa nước gắn liền với nhu cầu thuỷ lợi và nhu cầu tự vệ chống ngoại xâm(10), sự liên kết cộng đồng giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của quốc gia dân tộc. Thể liên kết cộng đồng Việt Nam chủ yếu theo ba cấp cộng đồng theo trục dọc: Nhà - Làng - Nước. Nhà = Gia đình là tế bào của xã hội. Làng là cộng đồng kết hợp quan hệ láng giềng (xóm làng) với quan hệ huyết thống (họ), mang tính tự quản cao. Nước là quốc gia dân tộc. Năm 1804 vua Gia Long cũng nhận thức sâu sắc sự liên kết cộng đồng làng và nước khi nói: "Nước là họp các làng mà thành. Từ làng mà đến nước, dạy dân nên tục, vương chính lấy làng làm trước"(11).3. Sau khi hình thành, Nhà nước phát triển theo xu hướng chủ yếu là quốc gia quân chủ tập quyền, thống nhất (hiểu theo nghĩa tương đối của từng thời kì lịch sử).4. Sản phẩm tinh thần được người Việt Nam coi trọng nhất của quá trình lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước, quá trình hình thành, phát triển của quốc gia dân tộc là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc. Từ thế kỉ XV, Nho giáo được nâng lên địa vị chính thống và có ảnh hưởng sâu sắc về nhiều mặt, nhưng vẫn được vận dụng trên tinh thần dân tộc. "Trung quân" gắn liền với "ái quốc" và khi xẩy ra mâu thuẫn, đối lập giữa hai giá trị đó thì "ái quốc" giữ vai trò chi phối, quyết định thái độ chính trị của đại đa số các tầng lớp nhân dân. Chế độ quân chủ thời thịnh trị mang tính "thân dân", lấy "nước" và "dân" làm gốc (như thời Lí, Trần). Việt Nam coi trọng "trung", "hiếu" nhưng gắn với với "nước", "dân", đồng thời nêu cao "nhân", "nghĩa", có thời lấy "nhân nghĩa" làm ngọn cờ cứu dân, cứu nước (Nguyễn Trãi thế kỉ XV). 2. Khái niệm "Nhà nước", "Quốc gia", "Dân tộc" và Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam thời cận đạiTrước hết, tôi xin lưu ý, khái niệm "cận đại" thường dùng trong phân kì lịch sử Việt Nam chỉ mang tính quy ước để chỉ thời kì lịch sử chống chủ nghĩa thực dân, bắt đầu từ cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1858 cho đến hết thời thống trị của chủ nghĩa thực dân, kết thúc với thắng lợi của Cách mạng tháng 8-1945. So với lịch sử phương Tây và cả nhiều nước châu Á thì thời kì cận đại hiểu như thế có phần không phù hợp.Các khái niệm "Nhà nước", "quốc gia", "dân tộc" đều là các từ Hán-Việt mới được sử dụng phổ biến từ đầu thế kỉ XX và đều có nguồn gốc từ Nhật Bản rồi hoặc trực tiếp du nhập vào Việt Nam hoặc thông qua các Tân thư của Trung Quốc.Từ "quốc" và "gia" vốn có trong tiếng Hán từ lâu nhưng ghép thành từ "Quốc gia" để chỉ Nhà nước (State/Etat) hay cộng đồng quốc gia là từ mới. Trong tiếng Việt, từ State/Etat thường dịch là Nhà nước, nhưng từ "quốc gia" thường có hai nghĩa: Nhà nước hay cộng đồng quốc gia. Từ thời Trần, trong di chúc của Trần Quốc Tuấn đã dùng từ "quốc gia" theo nghĩa là "nước-nhà" trong câu "quốc gia tính lực" nghĩa là nước và nhà chung sức. Riêng từ "dân tộc" theo hiểu biết của tôi cho đến nay thì người Việt Nam đầu tiên sử dụng là nhà yêu nước Phan Bội Châu trong bài "Lưu Cầu huyết lệ tân thư" khoảng trước năm 1905(12). Từ "dân tộc" do các trí thức cấp tiến Nhật Bản sáng tạo trên cơ sở chữ Hán để dịch từ "Nation" trong tiếng Anh. Nhưng ở Việt Nam, trong quá trình sử dụng, từ "dân tộc" mang nhiều nghĩa khác nhau: - Là một đơn vị tộc người nói chung, không phân biệt cấp độ loại hình cộng đồng như trường hợp nói: dân tộc Việt, dân tộc Tày, dân tộc Thái, Việt Nam có 54 dân tộc .- Là cộng đồng quốc gia bao gồm nhiều cộng đồng cư dân, tộc người sống trên một lãnh thổ do một nhà nước quản lí, như trường hợp nói dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào, dân tộc Cămpuchia .- Là một cộng đồng mang tiêu chí của "Nation" như phương Tây.Cùng với từ "Dân tộc" (Nation) là từ "Chủ nghĩa dân tộc" (Nationalism/Nationalisme). Ở phương Tây, chủ nghĩa dân tộc là sản phẩm tinh thần của quá trình hình thành và phát triển của dân tộc tư sản. Chủ nghĩa dân tộc đã từng giữ vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, thống nhất quốc gia, dân tộc, giải phóng con người khỏi những quan hệ lệ thuộc phong kiến, xây dựng xã hội dân sự và phát triển văn hoá dân tộc. Tại các nước thuộc địa và lệ thuộc ở châu Á, châu Phi, châu Mĩ La tinh, trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc, chủ nghĩa dân tộc cũng nẩy sinh và phát triển, giữ vai trò động lực trong phong trào giải phóng dân tộc.Tại Việt Nam, chủ nghĩa dân tộc cũng từng phát triển mạnh mẽ trong thời kì đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước truyền thống được nâng cao trên cơ sở kết hợp với những nhân tố mới của thời đại, trong bối cảnh và yêu cầu chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc. Vì vậy năm 1924 Nguyễn ái Quốc đã từng nêu cao chủ nghĩa dân tộc như "động lực lớn của đất nước"(13), đã khơi dậy và thúc đẩy các tầng lớp nhân dân sôi nổi tham gia các phong trào yêu nước. Tuy nhiên, trên bình diện lịch sử thế giới, chủ nghĩa dân tộc bên cạnh nội dung chân chính và tích cực của nó, cũng chứa đựng những khuynh hướng phát triển tiêu cực theo chủ nghĩa sô vanh (chauvinisme), chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc .Trong nhiều vụ xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo trên nthế giới hiện nay, chủ nghĩa dân tộc theo các xu hướng tiêu cực trên đang bị khai thác và kích động. Vì vậy trong cách hiểu thông thường và phổ biến hiện nay, chủ nghĩa dân tộc (nationalism/ntionalisme) hay "phần tử dân tộc chủ nghĩa" (nationalist) được hiểu theo nghĩa tiêu cực.Việt Nam trước đây đã từng nêu cao chủ nghĩa dân tộc trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc mà nội dung cơ bản là chủ nghĩa yêu nước, nhưng trong bối cạnh thế giới hiện nay, lại nêu cao chủ nghĩa yêu nước như một động lực tinh thần để đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước, chấn hưng dân tộc. Trong nội dung của khái niệm "chủ nghĩa yêu nước" hiện đại bao gồm cả chủ nghĩa dân tộc truyền thống và những nội dung tích cực của chủ nghĩa dân tộc thời kì chống chủ nghĩa thực dân.Toạ đàm do Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN và Bảo tàng Dân tộc lịch sử Nhật Bản tổ chức vào ngày 10/9/2008. Toạ đàm quy tụ nhiều chuyên gia sử học hàng đầu đến từ các trường đại học của Việt Nam và Nhật Bản. Toạ đàm đã nghe và thảo luận xung quanh ba tham luận chính về: “Quá trình hình thành dân tộc và chủ nghĩa dân tộc trong lịch sử Việt Nam” (GS. Phan Huy Lê), “Sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam thời cận đại - điều kiện mới, quan điểm và biểu hiện tiêu biểu” (PGS. Phạm Xanh) và “Dân tộc từ góc nhìn văn hoá của Việt Nam cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20” (PGS. Nguyễn Hải Kế).Trong quá khứ và hiện tại, vấn đề dân tộc và chủ nghĩa dân tộc đã được giới khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm và là vấn đề được các quốc gia khai thác vì quyền lợi của chính quốc gia dân tộc của mình. Tuy nhiên quá trình hình thành dân tộc và chủ nghĩa dân tộc ở mỗi khu vực và mỗi quốc gia không đồng nhất do các điều kiện riêng biệt về lịch sử và văn hoá. Đi từ những khái niệm cơ bản về dân tộc, quốc gia, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, các tham luận đã đi sâu phân tích bối cảnh hình thành và những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Qua đó, các ý kiến thảo luận tại toạ đàm đã xới lên nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn về quá trình hình thành quốc gia dân tộc ở Việt Nam và khu vực dưới góc nhìn so sánh đối với khu vực châu Á, mà cụ thể là các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan . . Chính sách Đại đoàn kết dân tộc, Tôn giáo và Dân tộc0 4/21/2001 - Thông báoHà Nội(Ttxvn 21/4/2001) Ngày 21/4/2001, tại Hà Nội, Trung tâm báo chí Đại. Nam. Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, Đại hội 9 Đảng Cộng sản Việt Nam có chủ trương thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp,

Ngày đăng: 25/08/2012, 19:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan