Hỏi về động cơ không đồng bộ roto lồng sóc

4 10.8K 100
Hỏi về động cơ không đồng bộ roto lồng sóc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hỏi về động không đồng bộ roto lồng sóc Đối với động không đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc thì dây quấn stato nối sao hoặc tam giác còn dây quấn roto nối sao, mình hỏi là thực tế bên roto là 1 cục sắt thành 1 khối như vậy thì mình thấy cách mắc dây quấn roto là hình sao đâu. Câu hỏi thứ 2 : khi từ thông trong cuộn stato mắc vòng sang dây quấn roto thì sinh ra dòng điện cảm ứng, dòng điện này bên roto đi đâu vì mình thấy roto đâu mắc ra tải nào đâu, dòng này tiêu tán đi bằng cách nào. Với lại nó liên quan gì tới vòng ngắn mạch không, bạn nào hiểu rõ vòng ngắn mạch nói cho mình hay. thank nhiều câu hỏi 3 : Các rãnh trên roto lồng sóc thường thiết kế là rãnh nghiêng vậy nó tác dụng j , theo mình đc biết nó tác dụng loại chấn động, tiếng ồn, giảm tổn thất năng lượng do sóng hài gây ra. vậy còn nhiệm vụ nào khác nữa không. Câu 4: Dòng đi vào dây quấn ở stato là dòng 1 chiều phải không? Câu 5: Khe hở ở giữa stato và roto những nhiệm vụ j . Mình đọc trong 1 cuốn sách nó ghi thế này : " Momen quay khởi động của roto cảm ứng gần như tỉ lệ nghịch với điện kháng rò của roto- stato. Tiện nhỏ vừa phải đường kính ngoài của roto vừa phải sẽ làm tăng khe hở kk--> giảm điện kháng rò, momen khởi động tăng". Mình vẫn chưa hiểu điện kháng rò giữa roto và stato là cái nào, với lại mối quan hệ giữa momen và điện kháng rò theo công thức nào ? Động không đồng bộ có thể chia thành 2 loại theo cấu trúc rotor: rotor lồng sóc và rotor dây quấn. Câu 1: Với động rotor dây quấn thì rotor là một khối sắt (thực ra là một khối gồm các lá thép kĩ thuật điện ghép với nhau) trên đó quấn dây như stator vậy, khi đó thì các dây quấn này 1 đầu được nối với nhau trong động cơ, một đầu được đưa ra ngoài bằng bộ vành góp, tùy theo yêu cầu mà người ta nối với điện trở phụ bên ngoài hoặc nối ngắn mạch luôn với nhau. Cái mà bạn hỏi là động rotor lồng sóc. Loại này thì rotor là một khối sắt (như trên) nhưng không dây quấn mà các thanh nhôm được đặt trong rãnh rotor, các thanh được nối ngắn mạch với nhau ở 2 đầu (hay gọi là vòng ngắn mạch phải không nhỉ? mình không quen từ này). Hình ảnh về rotor lồng sóc: Lá thép của rotor và stator: Các thanh nhôm được gắn trên rotor (thành dạng "cái lồng nhốt con sóc" nên gọi là "lồng sóc"): Câu 2: Bạn hỏi dòng này "đi đâu?" :D Dòng điện "đi" được khi mạch kín. Đối với động rotor dây quấn, để động hoạt động được, tức là để dòng điện "đi" được ấy ạ, thì cần nối các đầu dây ở ngoài với các điện trở phụ hoặc nối ngắn mạch luôn với nhau để tạo thành mạch kín. Đối với động rotor lồng sóc, cả 2 đầu thanh dẫn đều đã được nối với nhau (bằng cái vòng ngắn mạch) nên đã mạch kín, dòng điện chạy trong đó. Bạn hỏi dòng này tiêu tán ở đâu? Dòng điện rotor nhiệm vụ từ hóa rotor, tức là sinh ra từ trường cho rotor, phần lớn dòng điện dùng cho việc này. Một phần dòng điện tiêu tán trên điện trở của dây quấn (thanh dẫn), đây là tổn hao đồng. Với rotor dây quấn, nếu ta nối dây quấn rotor với điện trở ngoài thì dòng điện sẽ tiêu tán trên cả điện trở ngoài này nữa, đây là cách điều khiển tổn hao, tức là vứt bớt năng lượng đi, cách này rất không kinh tế, lãng phí nên hiện nay không dùng. Câu 3: Các rãnh trên rotor được thiết kế nghiêng để giảm các sóng hài bậc cao (hình như chỉ giảm được các bậc lẻ). Chi tiết vấn đề này nếu mình nhớ không nhầm đã được thảo luận ở một topic khác, nhóc đã giải thích thì phải. Câu 4: Không hiểu sao bạn lại câu hỏi này. Dòng điện trong động không đồng bộ luôn là dòng xoay chiều, thậm chí cả ở động một chiều cũng thế (không kể dòng kích từ nhé). Câu 5: Thế theo bạn nếu không khe hở tức là dính sát vào nhau thì cái rotor nó quay được không? Khi từ trường đi từ stator sang rotor nó phải đi qua khe hở không khí và sẽ một phần bị "rò" (ngoài Bắc mình gọi là tản) đi mất, người ta sử dụng khái niệm "điện kháng rò (tản)" để đặc trưng cho sự mất mát này. Mình không nghĩ rằng tăng khe hở không khí sẽ làm giảm điện kháng rò, tăng mômen khởi động, theo mình điều ngược lại mới đúng. Bạn đọc lại xem nhầm không? . Hỏi về động cơ không đồng bộ roto lồng sóc Đối với động cơ không đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc thì dây quấn stato nối sao hoặc tam giác còn dây quấn roto. thể chia thành 2 loại theo cấu trúc rotor: rotor lồng sóc và rotor dây quấn. Câu 1: Với động cơ rotor dây quấn thì rotor là một khối sắt (thực ra là một

Ngày đăng: 20/10/2013, 01:15

Hình ảnh liên quan

Hình ảnh về rotor lồng sóc: - Hỏi về động cơ không đồng bộ roto lồng sóc

nh.

ảnh về rotor lồng sóc: Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan