Đề và đáp án thi thử ĐH môn Sử khối C năm 2010_Đề 10

8 479 0
Đề và đáp án thi thử ĐH môn Sử khối C năm 2010_Đề 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ SỐ 10THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ NĂM 2010 Thời gian làm bài : 180 phút – Không kể thời gian giao đề PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I (30 điểm) Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Nội dung cơ bản ý nghĩa của Hiệp định. Câu II (2,0 điểm) Nêu chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam của Đảng ta. Trình bày những nét chính về diễn biến cuộc Tổng tiến công nổi dậy xuân năm 1975. Câu III (2,0 điểm) Nêu những thành tựu yếu kém về kinh tế - xã hội của nước ta trong kế hoạch Nhà nước 5 năm 1986 – 1990 thực hiện đường lối đổi mới. PHẦN RIÊNG – Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm) Quá trình phát triển thắng lợi của cách mạng Cuba từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm) Từ ba cuộc chiến tranh cục bộ của Chiến tranh lạnh: chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 – 1954), cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1954) cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975), hãy nhận xét về chính sách đối ngoại của Mĩ. Hết ………………………………. ĐÁP ÁN I. PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I (30 điểm) Hiệp định Pari năm 1973 … 1. Bối cảnh kí Hiệp định Pari :1,5đ - Đầu năm 1972, ta cùng một lúc đẩy mạnh tiến công địch cả trên chiến trường bàn đàm phán: + Ở chiến trường:, ngày 30/3/1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược vào quân Mĩ quân đội Sài Gòn trên khắp toàn miền Nam, đã chọc thủng được ba phòng tuyến mạnh nhất của chúng là Quảng Trị, Tây Nguyên Đông Nam Bộ. + Trên bàn đám phán, ta đưa Dự thảo Hiệp định Pari trong phiên họp đầu tháng 10/1972 với những điều khoản có lợi cho ta……… Mĩ trì hoãn việc kí Hiệp định. + Tháng 12/1972, Mỹ mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội Hải Phòng trong 12 ngày đêm. Việt Nam đập tan cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải trở lại ký Hiệp định Pari. - Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký kết giữa 4 Bộ trưởng đại diện các Chính phủ tham dự hội nghị. 2. Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari :1,0đ • Hoa Kì các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. • Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27/01/1973 Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam. • Hoa Kì rút hết quân đội của mình quân đồng minh trong vòng 60 ngày kể từ khi kí hiệp định, huỷ bỏ các căn cứ quân sự Mỹ, cam kết không tiếp tục can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam. • Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài. • Hai bên ngừng bắn, trao trả cho nhau tù binh dân thường bị bắt. • Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát 3 lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hoà bình trung lập lực lượng chính quyền Sài Gòn). • Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam Đông Dương, tiến tới thiết lập quan hệ mới, bình đẳng cùng có lợi giữa hai nước. 3. Ý nghĩa lịch sử 0,5đ - Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả 2 miền đất nước. - Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam. Câu II (2,0 điểm) Nêu chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam của Đảng ta. Trình bày những nét chính về diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy xuân năm 1975. 1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam :1đ - Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng, nhất là thắng lợi ở Phước Long (6 – 1 – 1975). Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976, nhưng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. - Cần thiết tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa . 2. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (26/4 đến 30/4/1975) :1đ - Sau hai chiến dịch, Bộ chính trị nhận định: "Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam . trước tháng 5/1975" với phương châm “ thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. - Trước khi mở chiến dịch Hồ Chí Minh, quân ta đánh Xuân Lôc, Phan Rang – những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ phía đông Sài Gòn, làm Mỹ – nguỵ hoảng loạn. - 18/4/1975 : Tổng thống Mỹ ra lệnh di tản người Mỹ . - 21/4, Nguyễn Văn Thiệu từ chức tổng thống. - 17 giờ ngày 26/4, quân ta mở đầu chiến dịch, 5 cánh quân tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch. - 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt sống taòn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. - 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên tòa nhà Phủ tổng thống, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. - Các tỉnh còn lại của Nam Bộ, nhân dân đã nhất tề nổi dậy tiến công theo phương thức xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh . - Ngày 2/5/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng. - Chiến dịch Hồ Chí Minh, đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân năm 1975, thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất trong 21 năm chống Mĩ . Câu III (2,0 điểm) Nêu những thành tựu yếu kém về kinh tế - xã hội của nước ta trong kế hoạch Nhà nước 5 năm 1986 – 1990 thực hiện đường lối đổi mới. 1. Thành tựu: - Công cuộc đổi mới của nước ta bắt đầu đạt thành tựu, trước tiên là việc thực hiện các mục tiêu của Ba chương trình kinh tế: - Về lương thực thực phẩm: năm 1989, đạt 21,4 triệu tấn, từ thiếu ăn, phải nhập lương thực, năm 1990 chúng ta đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân. - Hàng hóa trên thị trường: Dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó hàng trong nước tăng hơn trước có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chật với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể. - Kinh tế đối ngoại: mở rộng về qui mô hình thức.Từ 1986 - 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, nhiều mặt hàng có giá trị lớn như gạo (1,5 triệu tấn- 1989), dầu thô…tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất nhập khẩu. - Kiềm chế được một bước lạm phát, từ 20% (1986) còn 4,4% (1990) - Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Đây là chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng nhằm phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân, khơi dậy được tiềm năng sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất dịch vụ, tạo thêm việc làm cho người lao động tăng sản phẩm cho xã hội. 2. Hạn chế, yếu kém: - Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát vẫn ở mức cao, hiệu quả kinh tế thấp, nhiều cơ sở sản xuất đình đốn kéo dài . - Chế độ tiền lương bất hợp lí, đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn. - Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp, tham nhũng, ăn hối lộ, nhiều bất công khác còn nặng nề phổ biến. II. PHẦN RIÊNG – Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm) Quá trình phát triển thắng lợi của cách mạng Cuba từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. a/ Quá trình phát triển của cách mạng Cuba:2đ Hoàn cảnh: - Từ những năm cuối thế kỷ XIX , Cuba trở thành thộc địa kiểu mới của Mĩ . - Sau chiến tranh thế giới thứ II , nhằm ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba, Mĩ đã tổ chức cuộc đảo chính nhằm thiết lập chế độ độc tài quân sự do Batista cầm đầu(10/3/1952). - Chính quyền Batista đã giải tán QH, xoá bỏ Hiến pháp, cấm các Đảng phái chính trị hoạt động , khủng bố những nhà yêu nước … Nhưng nhiều cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài vẫn phát triển, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Diễn biến: - Ngày 26/7/1953 Phiđen Castro cùng 35 thanh niên yêu nước đã tấn công vào trại lính Moncada ở Sanchiago, cướp vũ khí ,trang bị cho nhân dân, nhằm thức tỉnh lòng yêu nước ,chuẩn bị phát động phong trào khởi nghĩa vũ trang trong cả nước. - Cuộc khởi nghĩa thất bại Phiđen Castro các đồng chí của ông bị bắt, sự kiện 26/7 đánh dấu sự mở đầu giai đoạn đấu tranh vũ trang, trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Cuba. -1955 Phiđen Castro được thả tự do, nhưng bị chính quyền Batista trục xuất sang Mixico, tại Mixico, ông tập hợp những thanh niên Cuba yêu nước, quyên góp vũ khí ,luyện tập quân sự chuẩn bị trở về tổ quốc. - 1956 Ông cùng 81 chiến sĩ yêu nước, từ Mexico trở về nước tiếp tục lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài. - Ngày 1/1/1959 phối hợp với cuộc tổng bãi công chính trị của công nhân ở thủ đô Lahabana, chế độ độc tài bị lật đổ, cách mạng thành công, nước CH Cuba ra đời do Phiđen Catxtrơrô đứng đầu. - 1959-1961: hoàn thành cải cách dân chủ (cải cách dân chủ, quốc hữu hoá các xí nghiệp…) - Tháng 4/1961 sau chiến tắng Heron, CuBa tiến hành các mạng XHCN. Kết quả ý nghĩa: - Cách mạng dân tộc dân chủ ở Cuba thắng lợi đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập cho đất nước. - Cuộc cách mạng Cuba đã đi vào lịch sử như ngọn cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh… b/ Công cuộc xây dựng đất nước:1đ Sau khi cách mạng thành công, nhân dân Cuba dưới sự lãnh đạo của Chính phủ cách mạng đứng đầu là Phiđen Castro đã hoàn thành những cải cách dân chủ: cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản nước ngoài, thực hiện các quyền tự do dân chủ… - Cuba đạt nhiều thành tựu trong xây dựng CNXH: nền công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lí, nông nghiệp đa dạng - Văn hoá giáo dục phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao. - Hiện nay cách mạng CuBa còn gặp nhiều khó khăn ,do chính sách thù địch của Mĩ, đặc biệt từ khi LX & ĐÂu sụp đổ, nhưng nhân dân Cuba vẫn kiên trì theo định hướng cách mạng XHCN. - Đảng, Nhà nước nhân dân Cuba luôn ủng hộ sự nghiệp cách mạng của Việt Nam…. Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm) Từ ba cuộc chiến tranh cục bộ của Chiến tranh lạnh: chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 – 1954), cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1954) cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975), hãy nhận xét về chính sách đối ngoại của Mĩ. 1. 1đ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ là triển khai chiến lược toàn cầu tham vọng bá chủ thế giới. chiến lược toàn cầu có 3 mục tiêu: - Ngăn chặn tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội - Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân cộng sản quốc tế… - Khống chế, chi phối các nước đồng minh. 2. Thủ đoạn của Mĩ:1đ - Phát động chiến tranh lạnh: cục diện đối đầu Xô – Mĩ, chi phối những diễn biến của quan hệ quốc tế…các cuộc chiến tranh cục bộ là biểu hiện xung đột không trực tiếp Xô - Mĩ - Gây ra hoặc ủng hộ các cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, lật đổ - Triển khai kế hoạch Mácsan để lôi kéo các nước phương Tây vào liên minh phản cách mạng… 3. Kết quả:1đ - Mĩ thất bại trong việc can thiệp vào chiến tranh Đông Dương của Pháp, Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đã kí kết… - Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mĩ từ năm 1955 – 1975 cũng thất bại, với Hiệp định Pari, Mĩ phải rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam… - Chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng Hiệp định đình chiến năm 1953, thể hiện xu hướng giải quyết hòa bình vấn đề quốc tế giữa Liên Xô Mĩ…. . - C ch mạng dân t c dân chủ ở Cuba thắng lợi đã chấm dứt ách thống trị c a chủ nghĩa th c dân, giành đ c lập cho đất nư c. - Cu c cách mạng Cuba đã đi vào. thành c i c ch dân chủ (c i c ch dân chủ, qu c hữu hoá c c xí nghiệp…) - Tháng 4/1961 sau chiến tắng Heron, CuBa tiến hành c c mạng XHCN. Kết quả và ý nghĩa:

Ngày đăng: 20/10/2013, 01:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan