CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BÌNH HOÀ

8 490 0
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BÌNH HOÀ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập GVHD: Huỳnh Văn Tâm CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BÌNH HOÀ I. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới: Với những kết quả đạt được nhất định trong những năm vừa qua cũng như những thay đổi lớn của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn gần đây. Để thể sớm vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay và tồn tại, phát triển bền vững trong tương lai Công ty đã đưa ra những mục tiêu riêng cho năm 2009 và mục tiêu cho những năm tới như sau: 1. Mục tiêu của Công ty năm 2009: Mục tiêu 1: Duy trì và cải tiến chất lượng đối với các sản phẩm hiện hữu: − Mạch điện tử chức năng các loại − Biến thế, cuộn cản − Sản phẩm lõi sắt từ − Sản phẩm dây phone của Foster Mục tiêu 2: Tỷ lệ số lần giao hàng đúng hạn đạt 99%. Và khiếu nại của khách hàng về dịch vụ không quá: 01 lần/quý. Mục tiêu 3: − Tìm kiếm thêm sản phẩm của 2 khách hàng mới đưa vào sản xuất đại trà. − 1 sản phẩm mới mang thương hiệu VBH bán ra thị trường nội địa. SVTH: Nguyễn Thị Hải Hòa Trang 1 Chuyên đề thực tập GVHD: Huỳnh Văn Tâm 2. Mục tiêu chung của Công ty trong dài han: a. Giữ vững uy tín với khách hàng về chất lượng và thời gian giao hàng đúng hạn, cạnh tranh tìm thêm khách hàng mới, tạo hội phát triển. b. Thường xuyên đào tạo và nâng cao hơn nữa về kiến thức tay nghề, trình độ chuyên môn cho người lao động để đạt hiệu quả sản xuất cao nhất. c. Bên cạnh gia công bán thành phẩm truyền thống theo đơn đặt hàng, Công ty từng bước xây dựng sản phẩm nội địa mang nhãn hiệu VBH để tạo nên vị thế của mình trên thương trường. d. Áp dụng triệt để hệ thống quản lý chất lượng ISO-9001:2000 và hệ thống quản lý môi trường ISO- 14001:1996. e. Xây dựng Công ty thành một khối đại đoàn kết, mỗi đơn vị, phòng ban, phân xưởng là một tập thể đoàn kết. Mọi người đều ý thức đặt quyền lợi của Công ty lên trên hết. II. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất-nhập khẩu tại Công ty Cổ Phần Điện Tử Bình Hòa: 1. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn nhân sự: Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong quá trình hoạt động và phát triển của Công ty, Công ty đã thường xuyên đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình sao cho mọi thành viên trong tổ chức đều thực hiện tốt nhất công việc được giao cũng như phản ứng linh hoạt được với những thay đổi diễn ra trên thực tế về khoa học kỹ thuật, về chế chính sách của nhà nước hay những thay đổi trong cấu tổ chức của Công ty… Do sự giới hạn trong nội dung đề tài, chúng ta chỉ tìm hiểu “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT- NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BÌNH HOÀ”. Vì vậy, giải pháp đào tạo bồi dưỡng, kiện toàn nhân sự chúng ta chỉ tập trung chính vào việc tìm hiểu, phân tích và đưa ra những biện pháp về mặt nhân sự tại phòng xuất-nhập khẩu của Công ty cổ phần điện tử Bình Hoà mà thôi. SVTH: Nguyễn Thị Hải Hòa Trang 2 TRƯỞNG PHÒNG XNK PHÓ PHÒNG XNK NV LẬP VÀ ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG PHỤ KIỆN(NV ĐMVT KIÊM)NV ĐỊNH MỨC VẬT TƯ(01 NV + 01 NV KINH DOANH KIÊM)NV THANH KHOẢN HỢP ĐỒNG(NV ĐMVT KIÊM)NV GIAO NHẬN(02 NV)NV PHỤ TRÁCH HÀNG KINH DOANH(01 NV)NHÂN VIÊN THEO DÕI KHIẾU NẠI KHÁCH HÀNG(NV HỒ SƠ KIÊM)NV HỒ SƠ(04 NV) Chuyên đề thực tập GVHD: Huỳnh Văn Tâm Hiện nay, phòng xuất-nhập khẩu gồm 10 người, sơ đồ tổ chức như sau: Tình hình nhân sự như sau: − Nữ giới : 5 người − Nam giới : 5 người − Tốt nghiệp đại học : 7 người − Tốt nghiệp cao đẳng : 3 người Qua sơ đồ cấu tổ chức và tình hình nhân sự của phòng xuất-nhập khẩu thể đưa ra một số nhận xét và kiến nghị như sau: Sơ đồ tổ chức phòng xuất-nhập khẩu tổ chức phân cấp quản lý, phân công lao động phù hợp với đặc trưng của hoạt động xuất xuất-nhập khẩu. Tuy nhiên số lượng nhân viên của phòng xuất-nhập khẩu cần phải xem xét lại, thể cắt giảm từ 1 đến 2 SVTH: Nguyễn Thị Hải Hòa Trang 3 Chuyên đề thực tập GVHD: Huỳnh Văn Tâm nhân viên và bố trí thêm 1 đến 2 nhân viên làm kiêm nhiệm thêm công việc để bộ máy phòng xuất-nhập khẩu gọn nhẹ hơn. Đồng thời phải chế độ đãi ngộ để những nhân viên kiêm nhiệm làm việc tích cực hơn với hiệu quả công việc cao hơn. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần phải chú trọng đến việc đào tạo lại cho nhân viên mới những kỹ năng và nghiệp vụ về hoạt động xuất-nhập khẩu và thủ tục Hải quan. Tích cực cho nhân viên tham gia các lớp tập huấn về những thay đổi trong chế, chính sách xuất-nhập khẩu, về thuế, về thủ tục hải quan và các vấn đề liên quan khác… Ngoài ra, Công ty cần tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên phòng xuất-nhập khẩu nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học nhằm đáp ứng tốt hơn cho công việc. Công ty nên đưa ra chế độ đãi ngộ đối với những nhân viên trình độ ngoại ngữ và tin học cao để tạo động lực cho nhân viên phấn đấu học tập, nâng cao trình độ của mình. 2. Giải pháp đẩy mạnh việc áp dụng phần mền thông quan điện tử: Hiện tại, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng thí điểm phần mềm thông quan điện tử cho loại hình Kinh doanh (Nhập kinh doanh & Xuất kinh doanh). Công ty Cổ phần Điện tử Bình Hòa đã tham gia và đã đem lại nhiều lợi ích trong việc thông quan hàng kinh doanh như: Thủ tục Hải quan được minh bạch hơn, thông tin khai báo hải quan được nhanh chóng và chính xác hơn, giảm bớt hồ sơ giấy tờ cho việc khai báo, thời gian thông quan nhanh hơn… Nhận thấy được nhiều thuận lợi của việc Thông quan điện tử, trong thời gian tới khi Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thông quan điện tử cho loại hình Gia công & loại hình Sản xuất xuất khẩu, Công ty Cổ phần Điện tử Bình Hòa sẽ đăng ký tham gia ngay để nâng cao hiệu quả cho hoạt động xuất-nhập khẩu của Công ty. Muốn vậy, Công ty cần sớm bồi dưỡng nhân lực đủ trình độ, kỹ năng tin học tốt để đáp ứng được công việc khi tiến hành thông quan điện tử cho các loại hình còn lại. 3. Gải pháp về dành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hoá: Như đã đề cập trong chương III, tồn tại hiện nay trong hoạt động xuất-nhập khẩu ở Việt Nam nói chung và Công ty Cổ Phần Điện Tử Bình Hòa nói riêng là nhập hàng theo điều kiện CIF và giao theo điều kiện FOB. Nếu chúng ta đàm phán tốt và đem về những SVTH: Nguyễn Thị Hải Hòa Trang 4 Chuyên đề thực tập GVHD: Huỳnh Văn Tâm hợp đồng với cách thức giao hàng theo điều kiện CIF và nhập hàng theo điều kiện FOB thì điều này sẽ đem lại cho quốc gia và doanh nghiệp những lợi ích sau đây:  Hình thức xuất khẩu theo điều kiện CIF: − Lợi ích đối với quốc gia: Quốc gia sẽ thu được tiền bảo hiểm và cước tàu. − Lợi ích đối với doanh nghiệp: + Đối với doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp:  Nếu xuất khẩu theo điều kiện CIF, doanh nghiệp sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn, so với việc xuất khẩu theo điều kiện FOB.  Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thiếu vốn, thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn.  Doanh nghiệp rất chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tàu (hoặc container) do người nhập khẩu chỉ định. Đôi khi vì lệ thuộc vào khách nước ngoài, tàu đến chậm làm hư hỏng hàng hoá đã tập kết tại cảng hoặc trong kho, nhất là hàng nông sản.  Và do chủ động được trong việc mua bảo hiểm và thuê tàu nên doanh nghiệp quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải và bảo hiểm tốt nhất với chi phí hợp lý. Đồng thời, cán bộ trực tiếp thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa sẽ được các Công ty bảo hiểm và vận tải cho hưởng một khoảng “tiền hoa hồng - commission” mà họ xứng đáng được nhận. + Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm và vận tải: Các Công ty này của Việt Nam rất thiếu việc làm, nếu các nhà xuất khẩu liên hệ mua bảo hiểm hàng hoá và thuê tàu (container) trong nước, chắc chắn sẽ làm tăng doanh số cho các doanh nghiệp này, giải quyết thêm việc làm cho cộng đồng của chúng ta, hơn là để các Công ty nước ngoài thu được phí bảo hiểm và cước tàu.  Hình thức Nhập khẩu theo điều kiện FOB: − Lợi ích cho quốc gia: Nếu tất cả các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu theo điều kiện FOB, chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền bảo hiểm và cước tàu phải trả cho nước ngoài. − Lợi ích đối với doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu: Các doanh nghiệp trả tiền ký quỹ để mở L/C ít hơn so với nhập khẩu theo điều kiện CIF. Nếu nhập khẩu theo điều kiện FOB, khi hàng cập cảng, doanh nghiệp nhập khẩu mới phải trả tiền cước SVTH: Nguyễn Thị Hải Hòa Trang 5 Chuyên đề thực tập GVHD: Huỳnh Văn Tâm tàu, doanh nghiệp không bị tồn vốn, hoặc không phải trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền cước tàu, giảm được giá thành hàng nhập khẩu. Và do chủ động được trong việc mua bảo hiểm và thuê tàu nên doanh nghiệp quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải và bảo hiểm tốt nhất với chi phí hợp lý. − Lợi ích đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm và vận tải: Tương tự như trên. Như vậy việc xuất khẩu theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB, đã tạo ra lợi ích cho quốc gia, cho doanh nghiệp hoạt động xuất-nhập khẩu và cả cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải và bảo hiểm. Đối với quốc gia thể làm thay đổi cán cân giữa xuất khẩunhập khẩu. Nhận thấy được những lợi ích của việc xuất khẩu theo điều kiện CIF và nhập khẩu theo điều kiện FOB, trong thời gian tới khi đàm phán những hợp đồng ngoại thương mới Công ty phải khôn khéo thương lượng để dành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm về mình. 4. Giải pháp tìm kiếm thêm khách hàng và từng bước xây dựng sản phẩm mới: Như đã được phân tích ở chương 3, hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công tyhoạt động gia công xuất khẩu nên Công ty sẽ nằm trong thế bị động. Kim ngạch xuất- nhập khẩu tăng hay giảm phần lớn phụ thuộc vào khối lượng đơn hàng đặt gia công, và kế hoạch sản xuất luôn trong tình trạng bị động, chạy theo kế hoạch của đối tác đặt gia công. Do đó, bên cạnh một số đối tác đặt gia công hiện có, Công ty cần chủ động tìm kiếm thêm đối tác đặt hàng gia công mới để giúp Công ty thêm nhiều đối tác, giảm bớt áp lực cho Công ty khi đối tác cắt giảm đơn hàng hoặc chấm dứt hợp đồng gia công. Bên cạnh đó, để chủ độngtự chủ được trong hoạt động kinh doanh của mình thì trong tương lai Công ty phải giảm tỷ trọng hàng gia công và tăng dần tỷ trọng hàng sản xuất xuất khẩu, chủ động tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình. Công ty cũng phải đầu vốn, máy móc thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực đủ mạnh để từng bước xây dựng sản phẩm mang thương hiệu VBH bán ra ở thị trường nội địa (Đây cũng chính là mục tiêu của Công ty). Sau khi sản phẩm ổn định và trụ vững trên SVTH: Nguyễn Thị Hải Hòa Trang 6 Chuyên đề thực tập GVHD: Huỳnh Văn Tâm thị trường nội địa thì Công ty sẽ từng bước hoàn thiện hơn nữa để thể tung sản phẩm ra thị trường thế giới. SVTH: Nguyễn Thị Hải Hòa Trang 7 Chuyên đề thực tập GVHD: Huỳnh Văn Tâm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Đức Bình - Nguyễn Thượng Lạng - Chủ biên 2004 Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động xã hội 2. Nguyễn Thị Hường - Chủ biên, năm 2003 Giáo trình kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản Lao động – xã hội 3. Vũ Hữu Tửu - Chủ biên, năm 2002 Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản giáo dục 4. Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2007, 2008, 2009 5. Tạp chí Kinh tế và phát triển 6. Tạp chí Thương mại 7. Mục tiêu phát triển và các chỉ tiêu bản của Công ty Cổ phần Điện Tử Bình Hòa năm 2009. 8. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Phòng kế toán tài chính 9. Các trang web www.vietnamnet www.thuongmai.com.vn www.thoibaokinhte.com.vn www.vsc.com.vn www.vnsa.com.vn SVTH: Nguyễn Thị Hải Hòa Trang 8 . lợi của Công ty lên trên hết. II. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất- nhập khẩu tại Công ty Cổ Phần Điện Tử Bình Hòa: 1. Giải pháp đào. Tâm CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BÌNH HOÀ I. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công

Ngày đăng: 19/10/2013, 22:20

Hình ảnh liên quan

Tình hình nhân sự như sau: - CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BÌNH HOÀ

nh.

hình nhân sự như sau: Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan