GIẢI PHÁP XÂM NHẬP CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CHO HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI

35 669 2
GIẢI PHÁP XÂM NHẬP CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CHO HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45 GIẢI PHÁP XÂM NHẬP CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CHO HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI I. XU HƯỚNG CỦA THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN THẾ GIỚI SAU KHỦNG HOẢNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, sau năm 2010 kinh tế thế giới sẽ thoát hẳn khỏi khủng hoảng, phục hồi và duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình trong cả giai đoạn 2011-2015 ở mức 3 - 3,5%. Thương mại hàng hoá nói chung, hàng nông, sản nói riêng sẽ tăng; nhu cầu nhập khẩu nông sản từ các nước phát triển (Mỹ, EU, Nhật) sẽ lấy lại nhịp độ và ổn định trở lại và từ các thị trường khác (Nam Phi, Trung Đông, …) tăng. Toàn cầu hóa vẫn là xu thế tất yếu với mức độ ngày càng sâu rộng hơn. Tuy nhiên, vòng đàm phán Doha về thương mại hàng nông sản chưa đạt được thoả thuận cuối cùng và do khủng hoảng kinh tế nên nhiều nước, nhất là những nước phát triển đang có xu hướng tăng bảo hộ sản xuất nông nghiệp đã đặt ra những rào cản kỹ thuật ngày càng cao và tinh vi hơn. Trợ cấp và bảo hộ sản xuất nông nghiệp của các nước phát triển là trở ngại lớn đối với các nước đang phát triển dựa vào nông nghiệp và xuất khẩu nông sản, trong đó có Việt Nam. Dưới đây là những xu hướng phát triển của thị trường nông sản toàn cầu trong thời gian tới. Những xu hướng đó tất yếu tác động tới ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông sản nói riêng, có những xu hướng có thể tạo ra thuận lợi cho Việt Nam nhưng cũng có xu hướng gây ra bất lợi. Vì vậy việc nắm bắt được những xu hướng đó là hết sức cần thiết để đưa hàng nông sản nước ta đi đúng hướng, đặc biệt là khi Việt Nam đang gia nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu với định hướng lấy nông sản là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn. Thứ nhất, gia tăng nhu cầu về các mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống do gia tăng dân số. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,5 tỷ người vào năm 2020, trong đó riêng châu Á - khu vực tập trung chủ yếu các quốc gia 1 1 Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45 có cơ cấu dân số trẻ của thế giới - là 1,5 tỷ. Trong khi sản lượng gạo chỉ tăng trung bình 1,2% nên thiếu hụt thậm chí khan hiếm có thể xảy ra mỗi khi mất mùa. Vì vậy, thị trường thế giới đang tạo ra cơ hội lớn cho các nông sản Việt Nam, nhất là các sản phẩm lương thực - đang là thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, Việt Nam cũng cần chuyển hướng sang sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng chất lượng tốt, đảm bảo giá trị dinh dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng khi thu nhập cũng như nhận thức của họ tăng lên. Thứ hai, thị trường hàng nông sản thế giới đang có xu hướng chuyển dần về khu vực các nước đang phát triển, nhất là các nước ở khu vực Châu Á. Nhóm các nước này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong giá trị thương mại quốc tế về các sản phẩm nông nghiệp. Đây là một cơ hội lớn cho Việt Nam vì thực tế hiện nay, Việt Nam đang cùng với Thái Lan, Ấn Độ chiếm lĩnh thị trường châu Á. Thứ ba, thị trường nông sản thế giới sẽ chịu tác động lớn của các cuộc thương lượng mậu dịch mang tầm quốc tế. Do đó, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sản phẩm nông nghiệp của các nước thành viên trong tổ chức WTO cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. Những khó khăn về cạnh tranh thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sẽ lớn hơn khi mà sản xuất nông nghiệp vẫn trong tình trạng lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, chi phí cao và nhất là sự yếu kém của ngành công nghiệp chế biến. Thứ tư, giá cả các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới luôn dao động thường xuyên ở biên độ lớn, nguyên nhân chủ yếu là sự bất ổn định của sản xuất nông nghiệp (phụ thuộc vào thiên nhiên, dịch bệnh). Các sản phẩm trồng trọt và sản phẩm thô có biên độ dao động cao hơn sản phẩm chế biến. Trong hoàn cảnh nông sản xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm thô, ít qua chế biến thì tác động của tính chất giá cả các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới tới Việt Nam có phần không thuận lợi. Thứ năm, nông nghiệp hữu cơ sẽ là xu hướng tất yếu trong thời gian tới do nhận thức ngày càng được nâng cao của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm và những vấn đề liên quan đến môi trường. Châu Âu và Bắc Mỹ hiện là hai thị trường 2 2 Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45 tiêu thụ nông sản hữu cơ nhiều nhất, và nhu cầu không ngừng tăng, tạo cơ hội cho các nước đang phát triển xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp sạch sang các thị trường này. Thị phần thực phẩm hữu cơ có tăng từ khoảng 1% (1995) lên 5-10% (2005 – 2008). Năm 2006, thị trường nông sản canh tác bằng công nghệ hữu cơ toàn cầu ước tính đạt 40 tỉ USD, tăng khoảng 10 tỉ so với năm 2005. Đối với cà phê cũng vậy, nhu cầu cà phê hữu cơ tăng vững chắc 15 năm trở lại đây ở các nước giữ vai trò chi phối đặc biệt ở EU, Mỹ, Nhật. Như vậy, Việt Nam cần phải xây dựng và phát triển hệ thống sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như đảm bảo phát triển một nền nông nghiêp bền vững. Thứ sáu, xu hướng phát triển nhiên liệu sinh học (ethanol) dẫn tới tăng nhu cầu về các loại nông sản đầu vào như mía, ngô và hạt dầu. Sau khi giá dầu hoả tăng vọt năm 2007, ethanol sinh học được dùng như nhiên liệu vừa thay thế xăng dầu, dầu hoả vừa chế ngự được hiệu ứng nhà kính do khí carbon thải ra. Các nước sản xuất ethanol như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ đã thấy trước triển vọng chiếm lĩnh một thị trường mới đầy hứa hẹn. Mỹ đẩy mạnh trồng bắp và tăng lên 30% tỷ lệ chế biến bắp thành ethanol ngay từ năm 2008. Các nước giàu nghèo cũng bắt đầu sản xuất ethanol với các mục đích giải quyết vấn đề năng lượng với một nguồn cung cấp dồi dào và tái tạo, bảo vệ môi trường, tạo thêm công ăn việc làm. Hiện nay, Việt Nam cũng đã xác định hướng đi trong việc sản xuất ethanol thông qua "Đề án phát triển nhiên liệu sinh học của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025", ước tính đạt sản lượng 250 ngàn tấn nhiên liệu sinh học, kể cả ethanol, mỗi năm từ năm 2015, và tới 1,8 triệu tấn mỗi năm từ năm 2025. Thứ bảy, xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế hướng tới nền kinh tế tri thức dựa vào việc ứng dụng khoa học công nghệ cao, công nghệ thông tin; đồng thời với việc giá nhiên liệu và nguyên liệu thế giới biến động mạnh sẽ tiếp tục gây tác động cho sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp vốn rủi ro cao, lợi nhuận thấp, khi giá đầu vào tăng cao làm cho hiệu quả sản xuất nông nghiệp giảm xuống rất thấp. Để tăng năng suất và hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp đặt ra yêu cầu phải áp dụng công nghệ mới tiên tiến. Việt Namthế cũng cần phải cải tiến nền sản xuất nông 3 3 Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45 nghiệp bằng công nghệ cao, công nghệ sinh học,… để có năng suất cao hơn, giá thành rẻ hơn, chất lượng tốt hơn, thị trường ổn định hơn. II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO NÔNG SẢN VIỆT Sản xuất nông sản đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng kẻ về năng suất, sản lượng, chủng loại cũng như quy mô… Tuy nhiên nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn là vấn đề ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, dịch bệnh, diện tích đất canh tác bị thu hẹp do đô thị hóa, bị nhiễm mặn, sâu bệnh,… phá hủy hệ sinh thái vì sử dụng quá nhiều hóa chất. Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng không được nông dân, các doanh nghiệp chú trọng dẫn đến nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới có sức cạnh tranh kém hơn rất nhiều so với các nước khác. Trong khi khách hàng ở các nước phát triển (gồm cả người tiêu dùng và các tập đoàn lớn có thương hiệu, bí quyết công nghệ và mạng lưới phân phối toàn cầu) đang đặt ra những tiêu chuẩn ngày càng ngặt nghèo về các vấn đề này. Để khắc phục những nhược điểm trên và đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của thị trường nhập khẩu, cần có các giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam nhằm xâm nhập sâu hơn vào GVC. Việc nâng cấp chuỗi giá trị cần phải thực hiện đồng thời và kết hợp giữa nâng cấp quy trình, nâng cấp sản phẩm và nâng cấp chức năng. Chỉ sau khi đã đạt được những bước tiến nhất định mang tính đột phá trong việc đưa Việt Nam thâm nhập sâu và có vị thế cao trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu thì mới có thể tính tiếp tới việc nâng cấp toàn chuỗi. Hiện nay, trên thế giới xuất hiện xu hướng sản xuất các mặt hàng nông sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo ra các sản phẩm có lợi cho sức khỏe con người đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái, đảm bảo một nền nông nghiệp bền vững. Trong đó, GAP (Thực hành nông nghiệp tốt) là một tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất đang đang được áp dụng cho từng khu vực, lãnh thổ lãnh thổ ví dụ tiêu chuẩn EUGAP được thành lập cho khu 4 4 Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45 vực Liên minh châu Âu, ASEANGAP áp dụng cho các nước khối ASEAN, tiêu chuẩn VIETGAP áp dụng ở Việt Nam. Một xu hướng sản xuất phổ biến khác là canh tác hữu cơ. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ (Organic agriculture) là sản xuất theo nguyên tắc được quy định trong tiêu chuẩn Quốc tế IFOAM với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất. Đây chính là hai cách thức Việt Nam nên nghiên cứu và phát triển để có thể theo kịp xu hướng thế giới cũng như đảm bảo một nền nông nghiệp bền vững cho tương lai. 1. Nông nghiệp hữu cơ Theo IOFAM: “Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là hệ thống sản xuất duy trì độ màu mỡ của đất, hệ thống sinh thái và cuộc sống của con người. Nó phụ thuộc vào các quy trình sinh thái, tính đa dạng sinh học và các chu trình phù hợp với điều kiện của địa phương thay cho việc sử dụng đầu vào gây ra những tác động có hại. Nông nghiệp hữu cơ kết hợp giữa việc sản xuất truyền thống với hiện đại và khoa học có lợi cho môi trường chung cũng như thúc đẩy các mối quan hệ bình đẳng và tạo ra chất lượng cuộc sống tốt hơn cho những người liên quan”. Sự khác biệt rõ nhất giữa các loại sản phẩm hữu cơ với sản phẩm sạch, an toàn khác là quy trình sản xuất: sản xuất các sản phẩm hữu cơ không sử dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học. Trong khi quy trình sản xuất nông sản sạch và an toàn vẫn sử dụng một số lượng nhất định thuốc trừ sâu và phân bón hoá học, thức ăn tăng trọng và các chất kích thích trong chăn nuôi. Ưu thế Nông dân sản xuất ở Sóc Sơn báo cáo tổng kết giá trị kinh tế trên ruộng cải bắp, cà chua theo phương pháp canh tác hữu cơ (Bảng 12): tổng thu nhập là 40 triệu/sào cà chua so với thông thường 20 triệu/sào cà chua. Chi phí sản xuất: 0,922 tr.đ/ruộng cà chua so với thông thường là 0,945 tr.đ/ruộng cà chua. Lợi nhuận thu về 38,78 tr.đ so với thông thường là 19,055 tr.đ. Rõ ràng khi sử dụng phương pháp hữu cơ, người 5 5 Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45 sản xuất phải bỏ ra chi phí thấp hơn và thu về lợi nhuận gấp đôi so với phương pháp thông thường. Riêng ruộng cải bắp do đợt ngập úng tháng 11-2008, sản lượng hữu cơ chỉ có 400kg/ruộng cải bắp nhưng bán ra 10.000 đồng/kg so với sản lượng vô cơ 1,4 tấn/ruộng cải bắp với giá bán ra 2.500 đồng/kg. Do vậy, doanh thu từ bắp cải trồng theo phương pháp hữu cơ cao hơn so với phương pháp thông thường 0,5 tr.đ. BẢNG 12: GIÁ TRỊ KINH TẾ CANH TÁC HỮU CƠ CÀ CHUA VÀ CẢI BẮP Ở SÓC SƠN, HÀ NỘI 2008 Cà chua Cải bắp Hữu cơ Thông thường Hữu cơ Thông thường Doanh Thu 40 tr.đ/sào 20 tr.đ/sào 4 tr.đ 3,5 tr.đ Chi phí 0,922 tr.đ/ruộng 0,945 tr.đ/ruộng Lợi nhuận 38 780 000 đ 19,055 tr.đ Sản lượng 400 kg 1,4 tấn Nguồn: www.ambhanoi.um.dk,2008 Theo tính toán, chi phí mua nguyên vật liệu để sản xuất ra phân hữu cơ giảm 30% so với chi phí mua phân bón hóa học. Vì hệ thống canh tác này hướng tới tăng cường sinh thái tự nhiên hơn là phá hoại tự nhiên. Nó chủ yếu dựa vào các nguồn sẵn có tại chỗ được tận dụng tối đa để bồi hoàn cho đất, góp phần giữ gìn sinh thái. Như vậy, nguồn lợi mang lại từ NNHC là rõ rệt. Đồng thời NNHC rất an toàn với con người từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và bảo vệ tuyệt đối môi trường do chỉ sử dụng các sản phẩm hữu cơ: bón phân ủ (từ tàn dư cây trồng, chất thải động vật), sử dụng thuốc diệt trừ sâu bệnh có nguồn gốc tự nhiên, thảo mộc (dấm gỗ, lá cây xoan nghiền), các cây dẫn dụ (hoa, cỏ…). Nông dân cũng có thể trồng luân canh và sử dụng phân xanh để tăng độ màu cho đất. Tuy vậy, việc sản xuất NNHC tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn: Chưa có chiến lược phát triển đồng bộ 6 6 Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45 Hiện nay là các mô hình sản xuất của Việt Nam còn manh mún, nhiều người sản xuất có diện tích lớn lại gặp khó về các điều kiện để phát triển NNHC. Những vùng miền thích ứng nhanh hơn với công nghệ lại không có quỹ đất để phát triển. Vì thế, NNHC cần được đặt trong một kế hoạch dài hạn, xứng tầm và thực hiện từng bước một. Cần sự góp sức của cả cộng đồng. Nhà nước đóng vai trò quan trọng, nhưng ngược lại, nông dân cũng phải tự nhận thức được quyền lợi, trách nhiệm của mình mới mong thay đổi được cách nhìn khác của thế giới về nông nghiệp Việt Nam, từ đó, sản phẩm nông sản mới được đánh giá đúng và chiếm lĩnh bền vững thị trường. Thiếu vốn đầu tư chuyển đổi sản xuất Người nông dân làm NNHC cần cải tạo đất trồng, nguồn nước theo chuẩn nông nghiệp an toàn, chuẩn bị phân chuồng, phân xanh và giống cây đảm bảo trước khi tiến hành trồng trọt. Do đó, đây là một giai đoạn tốn nhiều thời gian và công sức, trong khi đó người nông dân lại không có thu nhập nào ngoài sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, khả năng sản xuất lớn của NNHC lại bị hạn chế do diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp trong khi đất và nguồn nước cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng vì chất thải công nghiệp cùng với việc sử dụng phân bón hóa học quá lâu trước đó và tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh. Chưa có chuẩn sản phẩm hữu cơ Mặc dù NNHC đã được tiến hành tương đối phổ biến song đến nay vẫn chưa có một chuẩn mực nào để kiểm định hay được cấp chứng nhận sản phẩm an toàn. Do đó khâu tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn khi giá cả là do người nông dân tự đặt ra. Mặc dù những vấn đề trên vẫn còn đang trong quá trình giải quyết dần song một điều chắc chắn là nông sản Việt Nam trong tương lai gần phải được sản xuất theo quy trình NNHC, theo xu hướng của nông nghiệp thế giới thì mới tìm được chỗ đứng trong thị trường các nước phát triển. 2. Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam theo tiêu chuẩn GAP Trong GVC của các ngành hàng thường có ba phân khúc chính là: nghiên cứu & phát triển – sở hữu trí tuệ, sản xuất, xây dựng thương hiệu và thương mại. Trong đó hai phân khúc đầu tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn phân khúc giữa, đó là các phân 7 7 Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45 khúc mà các nước phát triển nắm giữ và bỏ lại phân khúc phải làm nhiều nhưng không tạo ra nhiều giá trị cho các nước đang phát triển. Các quốc gia hàng đầu thế giới cũng sở hữu những thương hiệu, những tập đoàn bán lẻ hàng đầu và nắm giữ hầu hết các bằng phát minh sáng chế của thế giới. Đối với nông sản, việc xây dựng thương hiệu cũng quan trọng không kém mặt hàng công nghiệp và các ngành hàng khác. Vì vậy, nhà quản lý, doanh nghiệp và nông dân cần kết hợp chặt chẽ hơn trong việc xây dựng thương hiệu hàng hóa xuất khẩu. Việc khẳng định thương hiệu phải bắt nguồn từ cơ sở, từ chính những người nông dân làm ra sản phẩm đến các doanh nghiệp xuất khẩu… Để xây dựng được thương hiệu nông sản, các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư cho công nghệ chế biến. Các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu bằng chất xám, trước hết phải xây dựng lực lượng lao động kỹ thuật cao. Có như vậy, Việt Nam mới khẳng định được giá trị hàng hóa mỗi khi xuất khẩu. Trước hết là phải giải quyết năng lực và ý thức về xây dựng thương hiệu của chính ngay các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản Việt Nam – những tác nhân đóng vai trò quản trị chuỗi tại Việt Nam. Đây là cách làm ít tốn kém nhất mà lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị gia tăng. Các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược toàn diện cho riêng mình để tạo dựng chỗ đứng trong chuỗi giá trị. Về sản phẩm: cần xây dựng các quy chuẩn cho sản phẩm. Hầu hết các doanh nghiệp nông sản Việt Nam đều không quan tâm đến yếu tố này nhưng đây lại là “giấy thông hành” cần thiết để vào các thị trường khó tính. Ngoài ra, sản phẩm cần chú trọng khai thác yếu tố tự nhiên như: điều kiện, khí hậu, nước… Hạn chế đến mức thấp nhất sự tác động của các yếu tố hóa học không có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. Những nông sản mang đậm tính địa phương cần chứng minh rõ nguồn gốc và lợi thế. Nếu làm được điều này, tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam sẽ ngày càng cao. Tên thương hiệu: tên thương hiệu cần mang tính quốc tế hóa. Muốn làm được điều này, trước tiên phải đăng ký bảo hộ tên, giống đặc sản độc đáo; cần một chiến lược phối hợp đồng bộ với những chương trình hành động cụ thể để liên kết nhà khoa 8 8 Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45 học, nông dân, nhà doanh nghiệp, tiếp thị, các ngân hàng và các cơ quan hữu trách của Nhà nước. Xây dựng chiến lược giá: việc định giá cho một loại nông sản cần căn cứ vào mức độ đầu tư, chi phí sản xuất, quảng bá… để cuối cùng có được giá thành và tạo lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp tạo dựng được thương hiệu, định giá sản phẩm sẽ dựa vào giá trị chứ không chỉ dựa vào chi phí sản xuất. Do vậy, việc định giá một loại nông sản cần căn cứ vào những giá trị lý tính và cảm tính mà thương hiệu mang lại cho người tiêu dùng. Chiến lược phân phối: hoạt động phân phối sản phẩm rất cần sự trợ giúp của chính phủ. Các thương hiệu nông sản Việt cần có những cầu nối tích cực để xuất khẩu. Đồng thời, trước khi xuất khẩu cần khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường nội địa. Trung Nguyên là một ví dụ thành công cho phương thức này. Năm 1999 – 2000, khi hầu hết các công ty nông sản khác chưa có khái niệm xây dựng thương hiệu, Trung Nguyên đã tạo dựng cho mình một thương hiệu mạnh, có sức lan tỏa lớn tại thị trường trong nước. Đến năm 2000, Trung Nguyên bắt đầu quảng bá hình ảnh của mình tại thị trường nước ngoài thông qua việc nhượng quyền tại Singapore và tiếp tục vươn ra các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Nhật Bản, Lào, Trung Quốc,… Chiến lược truyền thông: đây là yếu tố cần thiết sau cùng để người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. Chương trình truyền thông không chỉ kích hoạt tiêu dùng mà còn đưa thương hiệu phủ sóng đến nhiều thị trường khác nhau. Vì thế, doanh nghiệp không những phải chú trọng đến những kênh thông tin truyền thống mà cần cả những chương trình mang tầm quốc gia, quốc tế. Như vậy, việc xây dựng thương hiệu nông sản phải hiểu được một cách rộng rãi: bao gồm phần cứng và phần mềm. Phần cứng, nghĩa là tạo ra một sản phẩm nông sản có chất lượng ổn định, quy mô - tức là quy mô sản phẩm hàng hóa, chứ không phải quy mô được lắp ghép bởi các cơ sở sản xuất, các hộ sản xuất manh mún, không đồng đều. Khi có một sản phẩm với một đẳng cấp chất lượng, giá thành tương đối tốt, có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới thì lúc đó phần mềm xây dựng thương 9 9 Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45 hiệu mới bắt đầu phát huy. Phần mềm ở đây chính là gia tăng các nỗ lực để tạo ra sự bóng bẩy cho hàng hóa. Đó chính là bao bì sản phẩm, là thông điệp các doanh nghiệp Việt Nam chuyển tải đến khách hàng một cách chuyên nghiệp nhất, đẹp nhất, phù hợp với nhu cầu thị trường.  TIÊU CHUẨN GAP Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng. GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm, . nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo: - An toàn cho thực phẩm; - An toàn cho người sản xuất; - Bảo vệ môi trường; - Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm. Bên cạnh lợi ích mà một quy trình nông nghiệp sạch GAP mang lại là tạo ra sản phẩm chất lượng cao đồng đều và an toàn cho người tiêu dùng; GAP còn bảo đảm an toàn cho nông dân và cộng đồng. Toàn bộ sản phẩm đều có thể truy rõ nguồn gốc; đồng thời cũng bảo đảm giảm thiếu tối đa tác hại môi trường xung quanh . Do đó, hiện nay, GAP là một bộ tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trên thế giới để đánh giá các sản phẩm nông sản trước khi được phép xâm nhập vào một thị trường nào đó. Như vậy nếu nông sản Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu theo tiêu chuẩn VIETGAP (do Việt Nam xây dựng) và ASEANGAP (do ASEAN xây dựng) sẽ giúp tạo dựng một thương hiệu sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng và dễ dàng được người tiêu dùng các nước phát triển chấp nhận. 10 10 [...]... các giải pháp vĩ mô và các giải pháp vi mô 1 Nhóm các giải pháp vĩ mô Nhà nước với vai trò quản trị bên ngoài chuỗi cần đưa ra giải pháp giúp phát triển chuỗi giá trị nông sản phù hợp với xu hướng toàn cầu cũng như các điều kiện thực tế tại Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế so sánh giúp nông sản nước ta xâm nhập sâu hơn vào GVC và thu về giá trị gia tăng nhiều hơn Các giải pháp giúp nâng cấp chuỗi giá trị. .. TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA M.PORTER : MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ ĐƠN GIẢN : CÁC DẠNG CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ : SƠ ĐỒ NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ MẬT ONG MEXICO : SƠ ĐỒ DÒNG THÔNG TIN TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ ĐẦU NÀNH BẮC LÀO : SƠ ĐỒ KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM : CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ NÔNG SẢN THẾ GIỚI : GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHÍNH GIAI ĐOẠN 2000-2009 : CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU MẶT HÀNG GẠO : CÁC... nghệ, …) Hội nông dân và các hiệp hội sản xuất cần được Nhà nước hỗ trợ kinh phí khuyến nông để dạy nghề, tiếp thu khoa học công nghệ, tiếp cận thông tin Đồng thời, nâng cao nhận thức của nông dân và doanh nghiệp về chuỗi giá trị nông sản cũng như tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lên ngành hàng và giúp họ nhận thức những biện pháp nhằm xâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng này Qua... các nước nhập khẩu Do vậy, vị thế của nông sản Việt Nam trong GVC là thấp, chỉ ở những hoạt động và quy trình cơ bản đầu tiên là sản xuất và sơ chế mà không vươn lên những khâu tạo ra nhiều giá trị hơn là chế biến và marketing Đầu năm 2008 khi cuộc khủng hoảng giá lương thực thế giới xảy ra, đã giúp Việt Nam thu về giá trị lớn từ xuất khẩu từ gạo và một số mặt hàng nông sản khác, nông sản Việt Nam trong... với nông dân trong chuỗi giá trị còn lỏng lẻo, thiếu tính chặt chẽ Vì vậy chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam hiện nay là chuỗi truyền thống Trong chuỗi giá trị nông sản truyền thống diễn ra sự cạnh tranh mạnh giữa các tác nhân, các chủ thể thường hướng đến mục tiêu mua rẻ nhất và bán đắt nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận của riêng mình mà không quan tâm tới việc nâng cấp chuỗi giá trị nông sản Việt Nam; ... và nhóm các giải pháp vi mô (đối với doanh nghiệp và người nông dân) được đưa ra nhằm mục đích giúp nông sản Việt Nam xâm nhập GVC tại vị thế cao hơn vị thế hiện tại Các giải pháp dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội thực tế hiện nay là Việt Nam đang hội nhập sâu hơn vào kinh tế quốc tế dựa trên một xuất phát điểm là nền nông nghiệp thủ công, lạc hậu Vì vậy cần phải có một sự đổi mới toàn diện trong... nền kinh tế thoát khỏi suy giảm nghiêm trọng Tuy nhiên khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007 – 2009 bắt đầu lan tỏa sang thị trường nông sản vào tháng 9 – 2008 đã thì những tác động tiêu cực của nó làm bộc lộ những yếu kém rõ ràng của Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đó là việc thụ động trong xuất khẩu, phụ thuộc vào giá thị trường thế giới của tất cả các tác nhân trong chuỗi giá trị. .. GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU MẶT HÀNG GẠO : CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU MẶT HÀNG CÀ PHÊ 30 30 7 8 16 19 20 21 35 44 50 52 58 Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1 QTKDA K45 HÌNH 12 HÌNH 13 HÌNH 14 HÌNH 15 : SƠ ĐỒ KHỐI LƯỢNG DÒNG SẢN PHẨM TRONG CHUỖI CÀ PHÊ ĐẮC LẮK : SƠ ĐỒ CHI PHÍ, LỢI NHUẬN TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ ĐẮK LẮK : XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN VÀ VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP 2001-2008 : MÔ HÌNH LIÊN KẾT NHẰM NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ... hiệu quả hơn cho người nghèo, M4P 6 Dự án thông tin thị trường nông nghiệp Việt Nam (2009), Cách tiếp cận chuỗi giá trị 7 trong phân tích thị trường Hồ Thị Minh Hợp (2008), Xâm nhập thị trường – giải pháp phát triển và nâng cao thu nhập nông hộ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam 8 PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (2008), Quá trình sáng tạo và thực hiện giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu và những... xuất nông nghiệp lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên Tăng tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến nông sản trong cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp nhằm tạo việc làm và thu nhập cho cư dân nông thôn, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản e) Tăng cường hợp tác quốc tế Thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế: có biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu nông . K45 GIẢI PHÁP XÂM NHẬP CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CHO HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI I. XU HƯỚNG CỦA THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN THẾ GIỚI SAU. đưa Việt Nam thâm nhập sâu và có vị thế cao trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu thì mới có thể tính tiếp tới việc nâng cấp toàn chuỗi. Hiện nay, trên thế

Ngày đăng: 19/10/2013, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan