CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

77 550 0
CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC (NHTM TQ) I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NHTM TQ Trước khi thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, hệ thống ngân hàng Trung Quốc bao gồm ngân hàng Trung ương (NHTƯ), ba ngân hàng thương mại lớn là Ngân hàng Bưu điện, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Trung Hoa, một số các ngân hàng và các tổ chức tài chính nhỏ độc lập khác. Năm 1949, ba NHTM lớn này đã được sáp nhập hoặc liên kết với ngân hàng Trung ương là ngân hàng chủ đạo cung cấp phần lớn dịch vụ ngân hàngTrung Quốc cho tới năm 1978. Sau năm 1978, theo chương trình cải cách kinh tế chuyển đổi cơ chế quản lý tập trung cao độ sang cơ chế quản lý có mức tự do hoá và phân cấp quản lý cao hơn, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Xây Dựng và Ngân hàng Trung Hoa được tách riêng khỏi hoạt động của ngân hàng Trung ương. Việc tách riêng các hoạt động ngân hàng xuất phát từ ý tưởng cho rằng một hệ thống phân cấp quản lý cao hơn sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Mỗi ngân hàng theo sự chỉ định sẽ cung cấp dịch vụ cho một ngành nhất định của nền kinh tế. Quan điểm này ngăn cản sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và buộc các khách hàng- nông dân, các doanh nghiệp công nghiệp và các công ty thương mại hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài- trong từng ngành phải giao dịch với một ngân hàng chuyên doanh. Hiện nay, hệ thống ngân hàng Trung quốc bao gồm nhiều ngân hàng khác nhau. Dưới Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (ngân hàng trung ương) là các ngân hàng chuyên doanh lớn sau: 1. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc 2. Ngân hàng Trung Quốc 3. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc 4. Ngân hàng Công Thương Trung Quốc 5. Ngân hàng Bưu điện 6. Ngân hàng Phát triển Quốc doanh 7. Ngân hàng Xuất Nhập khẩu 8. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa là ngân hàng trung ương của Trung Quốc có ba hệ thống chi nhánh theo khu vực hành chính. Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa là tổ chức cấp bộ tương đương Bộ Tài Chính, chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chính sách tiền tệ và lãi suất; giám sát các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các công ty bảo hiểm; kiểm tra phê chuẩn việc thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức tài chính. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc được thành lập vàp năm 1955, đóng cửa năm 1957, mở cửa lại từ năm 1963 đến năm 1965 và được tái lập vào năm 1979. Trách nhiệm chính của ngân hàng này là nhận tiền gửi, cho vay các dự án nông nghiệp và công nghiệp nông thôn, cung cấp dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp công thương nông thôn. Gần đây, ngân hàng này đã được phép huy động và cho vay bằng ngoại tệ và thực hiện thanh toán quốc tế. Ngân hàng này có chi nhánh ở tất cả các tỉnh, thành phố và các huyện. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc hoạt động từ năm 1954 đến năm 1966. Ngân hàng này sáp nhập vào Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa trong 13 năm, sau đó được tái lập vàp năm 1979. Từ năm 1994, nghiệp vụ mang tính chính sách trong ngân sách trước đây do Ngân hàng Xây dựng đảm nhiệm, ví dụ: những khoản vay trung và dài hạn trong xây dựng mang tính cơ bản, cải tạo kĩ thuật, khoản vay ngoại hối lớn để xuất nhập khẩu thiết bị đồng bộ loại lớn và tín dụng xuất khẩu, đã dần dần giao cho Ngân hàng Phát triển nhà nước và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc chủ yếu kinh doanh nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn mang tính thương nghiệp, đồng thời làm các dịch vụ uỷ thác mang tính chính sách của ngân hàng phát triển Nhà nước, nhiệm vụ chủ yếu là dựa trên kế hoạch của nhà nước và các phương châm chính sách có liên quan, huy động, phân phối và tổ chức cung ứng tiền vốn xây dựng trung và dài hạn, giám sát, quản lý việc sử dụng vốn. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc ngoài thiết lập các cơ quan chi nhánh ở các địa phương trên toàn quốc theo khu vực hành chính, còn thiết lập các chi nhánh ở các địa phơng có nhiệm vụ xây dựng khá tập trung và địa phương sở tại có hạng mục trọng điểm. Ngân hàng Công thương Trung Quốc được tách khỏi ngân hàng Trung ương năm 1984. Ngân hàng Công thương Trung Quốc chủ yếu kinh doanh tài chính ở thành phố, phục vụ cho doanh nghiệp công thương, các cơ quan đoàn thể và cư dân thành thị, nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ sản xuất công nghiệp, mở rộng luư thông hàng hoá, hỗ trợ ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy tiến bộ và cải tạo khoa học kĩ thuật, phục vụ cho việc xây dựng kinh tế. Cùng với sự cạnh tranh đan xen về dịch vụ giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt, phạm vi nghiệp vụ của ngân hàng Công thương Trung Quốc mở rộng hơn nữa, theo hư- ớng tổng hợp hoá, như đã đảm nhiệm dịch vụ cho các doanh nghiệp ở hương trấn, nghiệp vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ ngoại hối ., đồng thời thành lập các ngân hàng chi nhánh ở nước ngoài. Ngân hàng Trung Quốc được thành lập vào năm 1908 và đã hoạt động với tư cáchngân hàng trung ương của Trung Quốc trong thời gian 40 năm dưới hình thức góp vốn nhà nước và tư nhân, trong đó sở hữu nhà nước chiếm đa số. Từ năm 1949, Ngân hàng Trung Hoa chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ nhận tiền gửi, cho vay bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Ngân hàng này có chi nhánh ở tất cả các tỉnh, thành phố, huyện và hoạt động với một hệ thống chi nhánh và đại lý trên toàn cầu. Ngân hàng Bưu điện được tái lập vào năm 1986 sau 38 năm ngừng hoạt động ở đại lục. Là một ngân hàng cổ phần trong đó cổ đông chính là chính quyền trung ương và địa phương. Quy mô kinh doanh của Ngân hàng Bưu điện không hạn chế chỉ trong ngành thương mại, do đó ngân hàng này đã cung cấp dich vụ tài chính trên toàn thế giới. Là một Ngân hàng đa năng, Ngân hàng Bưu điện có lợi thế cạnh tranh hơn so với bốn ngân hàng chuyên doanh chỉ được kinh doanh theo các chức năng được quy định cho tới giữa thập niên 90. Từ cuối thập niên 80, nhiều ngân hàng thương mại địa phương đã được thành lập và đặt tại các tỉnh hoặc các đặc khu kinh tế như: Ngân hàng Phát triển Quảng Đông, Ngân hàng Thương mại Trung Quốc, Ngân hàng phát triển Thâm Quyến và Ngân hàng phát triển Phố Đông. Gần đây, các ngân hàng nước ngoài đã không ngừng mở cửa chi nhánh hoạt động và văn phòng ở Trung Quốc. Các chi nhánh này được phép tham gia các hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở Trung Quốc và gần đây, một số ngân hàng nước ngoài được phép tham gia các hoạt động ngân hàng liên quan tới đồng NDT. Một số các ngân hàng tư nhân cũng được phép hoạt động tại Trung Quốc. Ngân hàng Dân Sinh Trung Quốcngân hàng tư nhân đầu tiên được Quốc vụ viện và Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa cho phép hoạt động vào năm 1995. Các ngân hàng tư nhân nhận tiền gửi với lãi suất cao hơn so với các tổ chức tài chính lớn và họ cũng cho vay với lãi suất cao hơn so với các ngân hàng lớn. Các NHTM TQ không ngừng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng chứng tỏ vai trò của hệ thống NHTM trong nền kinh tế đang tăng lên rất nhanh. Bước vào thế kỉ 21, Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống tổ chức tài chính hoàn chỉnh với Ngân hàng Trung ương làm lãnh đạo, NHTM QD và các NHTM khác làm nòng cốt, các hệ thống ngân hàng khác như ngân hàng chính sách, cơ quan tài chính ngân hàng và cơ quan tài chính ngoại tệ cùng tồn tại. II. NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CẢI CÁCH CỦA HỆ THỐNG NHTM TQ 1. Đối với các NHTM quốc doanh (QD) và các NHTM cổ phần (CP) 1.1. Hiện trạng của các NHTM QD và các NHTM CP Ngày 11/12/2001, Trung Quốc đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Điều này đã thúc đẩy hơn nữa sự phát triển kinh tế Trung Quốc, mà đặc biệt là đẩy nhanh quá trình cải cách của hệ thống NHTM TQ. Do thực hiện công cuộc điều chỉnh cơ cấu ngân hàng trên diện rộng nên hiện nay, hệ thống NHTM TQ đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ: Bốn NHTM QD lớn đã chuyển đổi thành những ngân hàng toàn năng và trở thành hạt nhân của hệ thống tài chính, chiếm 90% tổng tài sản của cả hệ thống ngân hàng, 67% tài sản tiền gửi ngân hàng và 56% tài sản tài chính. Mỗi một ngân hàng trong số 4 NHTM QD lớn có quy mô tài sản trung bình trên 400 tỷ USD, số lao động trung bình trên 415 000 người và số chi nhánh vào khoảng 15 000 đến 58 000. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM QD vẫn tiếp tục tăng mạnh- gần 26% trong giai đoạn 1999- 2002. 1 Bên cạnh đó, các NHTM CP cũng không ngừng phát triển về số lượng. Một loạt những ngân hàng kiểu mới có cơ chế kinh doanh tự chủ, tự chịu lỗ lãi, tự gánh vác rủi ro, tự cân bằng nguồn vốn từng bước được hình thành như Ngân hàng phát triển Quảng Đông, 1 Các số liệu lấy từ nguồn: Tạp chí Thông tin Kinh tế- Xã hội (Số 6/2003) Ngân hàng hưng nghệp Phúc Kiến, Ngân hàng thực nghiệm Trung Tín, Ngân hàng Quang Đại Trung Quốc, Ngân hàng Hoa Hạ, Ngân hàng Dân Sinh Trung Quốc, Ngân hàng phát triển Hải Nam… Mặc dù những NHTM này vẫn khó có thể so sánh với NHTM QD về các mặt quy mô tiền vốn, số lượng cơ cấu và tổng số nhân viên ., nhưng tốc độ tăng trưởng tiền vốn và lãi suất của nó đã cao hơn NHTM QD, tốc độ tăng tiền gửi là 77% trong giai đoạn 1999-2001, tốc độ tăng vốn cho vay là 42% trong cùng kỳ (so với 21% của NHTM QD) 2 . Cho thấy sức kinh doanh tương đối mạnh, tình hình phát triển nhanh và hiệu quả kinh doanh tốt, đã trở thành một đội quân sinh lực của hệ thống NHTM Trung Quốc và trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh những thành tựu đạt được, hệ thống NHTM Trung Quốc không tránh khỏi phải đối mặt với những mặt còn tồn tại và những thách thức mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Các NHTM ngoài việc phải cạnh tranh khốc liệt trên phương diện tiền vốn, thì sự cạnh tranh trên phương diện phi tiền tệ cũng rất khốc liệt. NHTM Trung Quốc trước đây triển khai tương đối ít các dịch vụ về phương diện phi tiền tệ, cùng với việc tăng cường thể chế quản lý và từng bước pháp luật hóa ngành ngân hàng, thu lợi nhuận thông qua chênh lệch lãi suất cũng ngày càng khó khăn. Vì vậy, cạnh tranh trong lĩnh vực phi tiền tệ sẽ là trọng điểm cạnh tranh của NHTM Trung Quốc trong thế kỷ 21. Ví dụ, về phương diện cố vấn tài chính cho khách hàng, ngân hàng, công ty uỷ thác, công ty chứng khoán và công ty quỹ tiền tệ đều có thể thực hiện được. Xét từ tình hình bản thân NHTM QD, NHTM CP và môi trường kinh tế của Trung Quốc, những khó khăn chính mà NHTM QD, NHTM CP phải đối mặt trong thế kỷ 21 chủ yếu trên phương diện sau: 2 Các số liệu lấy từ nguồn: Tạp chí Thông tin Kinh tế- Xã hội (Số 6/2003) 1.1.1. Những nguồn vốn không tốt khó có thể được xoá sổ trong một thời gian ngắn Tiền vốn không tốt do những khoản vay mang tính chính sách và quản lý không tốt để lại đã tích luỹ trong nhiều năm khó mà xoá sổ được, trở thành chướng ngại quan trọng trong phát triển NHTM, bên cạnh đó tiền vốn không tốt mới do việc quản lý thiếu quy củ tạo ra cũng là một vấn đề không thể xem nhẹ. Hiện nay, tỉ lệ trích phần trăm tiền chuẩn bị cho những khoản nợ không đòi được mà Bộ tài chính quy định có sự chênh lệch rất lớn so với NHTM nước ngoài, muốn dựa vào số tiền chuẩn bị cho những khoản nợ không đòi được để xoá sổ khoản tiền không trong sạch do NHTM tích tụ trong nhiều năm là khá khó khăn. Hơn thế nữa, mặc dù rất nhiều ngân hàng Trung Quốc đang phát triển các kỹ thuật xếp hạng tín dụng nhất quán với các nguyên tắc của NHTM, lãi suất vẫn bị NHTƯ- ngân hàng Nhân dân Trung Quốc quản lý chặt. Do đó các tổ chức tài chính nội địa không thể định giá món vay theo mức độ rủi ro tín dụng. Theo NHTƯ Trung Quốc thì tổng số nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc vào khoảng 700 tỷ USD, chiếm khoảng 50% số dư nợ. Chính phủ sẽ phải tốn 518 tỷ USD (khoảng 43% GDP năm 2002) và mất 8 đến 10 năm mới làm trong sạch được hệ thống ngân hàng. Hầu hết các khoản nợ xấu là ở các doanh nghiệp quốc hữu không có khả năng hoặc sẽ không thanh toán nợ. Hàng năm, 4 NHTM QD được yêu cầu cho các DNNN vay 50 tỷ NDT trong giai đoạn 1998-2001. Gần đây, Bắc Kinh đã nỗ lực cứu các bản cân đối của 4 NHTM quốc doanh và đóng cửa các doanh nghiệp quốc hữu làm ăn thua lỗ. Năm 1998, Chính phủ đã bơm 33 tỷ USD để cải thiện tình hình tài chính. Năm 1999, tổng số nợ khó đòi 169 tỷ USD của 4 ngân hàng quốc doanh (ngân hàng Công thương, ngân hàng Xây dựng, ngân hàng Trung Quốc, ngân hàng Nông nghiệp) đã được chuyển cho 4 công ty quản lý tài sản của Chính phủ Trung Quốc (AMSc). Sau đó, bốn AMSc đã phát hành 141 tỷ USD tiền trái phiếu và bù 28 tỷ USD tiền mặt. Đồng thời NHTƯ đã yêu cầu các ngân hàng lớn nhất giảm tín dụng xấu từ mức 25%- 30% tổng dư nợ hiện nay xuống còn 15% vào năm 2005 3 . Ngoài ra Thông tư ngày 24 tháng 4 năm 2002 của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã yêu cầu tất cả các ngân hàng phải đưa ra những quy định hạn chế nợ xấu đến năm 2005 để tránh mối đe doạ xảy ra “khủng hoảng tài chính” và khuyến khích các ngân hàng áp dụng tiêu chuẩn cân đối vốn quốc tế. Hơn nữa, NHTƯ cũng yêu cầu các ngân hàng phải giảm tỷ lệ nợ không hoạt động (NPL) khoảng 3% mỗi năm. Hiện tại, số nợ không hoạt động của 4 NHTM QD lớn là 25,37% vào thời điểm đầu năm 2002, sau khi giảm được 3,81% trong một năm 4 . Bảng 1: Nợ khó đòi ở mức đỉnh tính theo tỷ lệ phần trăm tổng số nợ trong các cuộc khủng hoảng ngân hàng 1.1.2. Khó khăn trong việc cắt giảm nhân viên Công nhân viên chức trong NHTM rất nhiều, đặc biệt là NHTM QD. Số lao động trung bình trên 415 000 người 5 . Người đông dẫn đến hiệu quả thấp, tăng tối đa giá thành của ngân hàng. So sánh đối chiếu giữa NHTM và ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài mới thành lập có rất ít công nhân viên chức, hiệu quả cao, có thể trả công nhân viên chức mức lương khá cao, từ đó thu hút lượng lớn nhân viên có trình độ cao, điều này lại tăng cường hơn nữa sức cạnh tranh của những ngân hàng này và làm suy yếu sức cạnh tranh của NHTM QD. 3 Các số liệu tham khảo từ: Far Eastern Economic Review 14/11/2002 The Economist 25/11/2002 Business Week 25/11/2002 4 Theo Tạp chí Thị trường t i chính tià ền tệ 15/10/2003 5 Tạp chí Thông tin Kinh tế- Xã hội (Số 6/2003) So sánh quốc tế lại càng rõ nét hơn. Ngân hàng quốc tế có quy mô tiền vốn giống như ngân hàng Công thương Trung Quốc, số công nhân viên chức thường không được vượt quá 30 nghìn người, như vậy, quy mô quản lý tài sản và tổng kim ngạch lợi nhuận bình quân đầu người của công nhân viên chức ở những ngân hàng đó lớn hơn nhiều so với ngân hàng Công thương Trung Quốc. 1.1.3. Chất lượng tài sản kém, tỷ lệ an toàn vốn thấp Thực hiện quản lý tỉ lệ tiền vay và chất lượng tiền vốn tín dụng ngày càng xấu đi, tỉ lệ đủ vốn thấp là bài toán khó, tồn tại phổ biến của NHTM Trung Quốc. Quản lý tỉ lệ tiền vay là quản lý kinh doanh toàn diện lấy nguyên tắc đối xứng giữa tiền vốn và tiền vay làm cơ sở, từ góc độ kết hợp tiền vốn và tiền vay. Thông qua việc đặt ra hàng loạt chỉ tiêu tỉ lệ, từ khống chế duy trì sự cân đối trong kết cấu tổng lượng giữa nguồn vốn với tiền nợ nhằm quy phạm hành vi kinh doanh của cơ quan tài chính, từ đó bảo đảm sự điều tiết linh hoạt và năng lực chi trả đầy đủ của tiền vốn, bảo đảm sự cân đối giữa tính an toàn, tính lưu động và tính lợi nhuận của tiền vốn thống nhất với việc thực hiện mục tiêu và nguyên tắc cơ bản này. Nó là phương thức và biện pháp quan trọng quản lý hiện đại hoá NHTM. Nhưng xét từ tình hình thực tế ở Trung Quốc trong thời gian gần đây cho thấy, việc thực hiện quản lý tỉ lệ tiền vốn và tiền vay một cách quy củ còn gặp rất nhiều khó khăn. Ở các nước khác, tỷ lệ của vốn cho vay/ tiền gửi tại các NHTM nhà nước thường không vượt quá 50%. Nhưng tại Trung Quốc, tỷ lệ này đã đạt quá 70% 6 . Mặc dù tỷ lệ này đã giảm đôi chút, xong nó chưa được xuống mức như mục tiêu và như dự kiến. Ngoài ra, theo tài liệu có liên quan cho thấy, tiền vốn trong NHTM QD ở Trung Quốc thiếu một cách nghiêm trọng. Theo quy định của “Luật ngân hàng thương mại”, tiền vốn của NHTM nên đạt 8% tiền rủi ro. Hiện nay đa số NHTM QD khó mà đạt được 6 Theo Tạp chí Ngoại thương 1-10/5/2003 mức này, ngân sách nhà nước không có tiền đầu tư vào nhiều hơn nữa, làm cho tín dụng và khả năng chống lại rủi ro của ngân hàng liên tục bị suy yếu. Mặc dù năm 1998, Bộ tài chính đã phát hành 270 tỉ NDT 7 trái phiếu đặc biệt, làm thay đổi đôi chút tình hình thiếu tiền vốn trong 4 NHTM QD, nhưng vấn đề vẫn khá nghiêm trọng. Hơn nữa, chất lượng tiền vốn tín dụng ngày càng kém, thêm vào đó, tỷ lệ đủ vốn không ngừng giảm sút, làm cho chỉ tiêu lượng hoá phản ánh thành quả quản lý tiền vốn, tiền vay khó mà thực hiện được, khó thực hiện toàn diện và quy củ việc quản lý tỉ lệ tiền vốn và tiền nợ, càng khó hoà nhập vào quỹ đạo của quy tắc quốc tế. Trong lĩnh vực tài chính hiện đại, cho dù một NHTM quản lý khá tốt cũng có thể nảy sinh vấn đề, chứ đừng nói đến trong thời buổi tiền tệ dao động, khủng hoảng tiền tệ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây ra cho ngân hàng những tổn thất ngoài sức tưởng tượng, thậm chí dẫn đến ngân hàng phá sản. Như cuộc khủng hoảng của ngân hàng Nhật trong những năm gần đây, sự phồn vinh ảo của ngành ngân hàng do nền kinh tế bong bóng tạo ra, để lại mầm hoạ cho ngành kinh doanh ngân hàng, một khi bong bóng vỡ sẽ xuất hiện phản ứng dây chuyền, dẫn đến nảy sinh hàng loạt vấn đề. Sự sụp đổ của mấy quỹ tín dụng lớn năm 1996, sự sụp đổ của ngân hàng Thác Trực-Đảo Hô Cai Đô -Nhật Bản vào tháng 11 năm 1997 và sự sụp đổ của công ty chứng khoán Nhật Bản lớn-Công ty chứng khoán Sơn Nhất đều là những ví dụ mới nhất về rủi ro tài chính. Vấn đề tài chính nghiêm trọng xuất hiện ở NHTM 100% vốn nhà nước trong thời gian gần đây đã chứng tỏ điều này. Cùng với việc xây dựng cơ cấu kinh doanh mới, NHTM CP sử dụng các biện pháp có lợi, tìm mọi cách thu hồi các khoản nợ cũ, luân chuyển lượng vốn tồn đọng, tích cực điều chỉnh kết cấu, ưu hoá chất lượng tiền vốn khiến cho kết cấu lâu dài và ngắn hạn của tiền vốn cho vay tín dụng cũng như phương hướng kết cấu ngành ngân hàng có được sự điều chỉnh phân bố hợp lý. Nhìn từ tổng thể, thực lực kinh doanh của 7 Theo Sách: Trung Quốc- nhìn lại một chặng đường phát triển [...]... phủ Trung Quốc đã cho phép hai ngân hàng lớn là Ngân hàng Trung QuốcNgân hàng Xây dựng Trung Quốc được cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và dịch vụ chứng khoán 17 Đặc biệt là, Ngân hàng Công thương Trung Quốc- ngân hàng lớn nhất ở Trung Quốc cũng đã công bố ý định niêm yết trên thị trường chứng khoán trong vòng 5 năm tới, trong khi ngân hàng lớn thứ 6 ở Trung Quốc- China Merchants Bank, đã phát... vào ngân hàng, cải cách cơ chế hình thành giám đốc ngân hàng, thay đổi tình trạng của ngân hàng nhà nước, các ban ngành tổ chức, ban ngành nhân sự cùng quản lý nhân sự ngân hàng, xoá bỏ sự phân cấp hành chính trong ngân hàng, chặt đứt quan hệ huyết thống giữa ngân hàng với cơ quan chính quyền Tiếp đó, tạo thuận lợi cho mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp Tín dụng là nền tảng của quan hệ giữa ngân. .. ngoại hối, lưu thông tiền tệ và thanh toán thương mại quốc tế, tín dụng quốc tế, đầu tư quốc tế, thuê mướn quốc tế v.v… Trong thực tế, hầu hết kinh nghiệm chuyên môn được tập trung ở Ngân hàng Trung Quốc (chiếm 80% khu vực tài chính hải ngoại của Trung Quốc, 40% thanh toán thương mại quốc tế và 85% thanh toán bù trừ ngoại hối)16 Quốc tế hoá ngân hàng Trung Quốc đang ở vào giai đoạn sơ cấp, lĩnh vực... phương diện này, rõ ràng ngân hàng thương mại Trung Quốc ở thế yếu, chủ yếu thể hiện ở: (1) Ngoài ngân hàng Trung Quốc (chiếm 80% khu vực tài chính hải ngoại của Trung Quốc, 40% thanh toán thương mại quốc tế và 85% thanh toán bù trừ ngoại hối9), thời gian trong ngành ngoại hối của các ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước khác tương đối ngắn, thiếu kinh nghiệm làm quen với các ngân hàng nước ngoài, vì... Trung Quốc đã học tập kinh nghiệm của quốc tế Ví dụ, năm 1998, ngân hàng Thuỵ Sĩ và ngân hàng liên hợp Thuỵ Sĩ kết hợp với nhau thành ngân hàng lớn nhất thế giới - ngân hàng Thuỵ Sĩ Năm 1999, ngân hàng Thuỵ Sĩ tiến hành điều chỉnh nghiệp vụ, kinh doanh nghiệp vụ tiền tệ thương mại, trừ bất động sản, chuyên môn làm nghiệp vụ ngân hàng đầu tư Trên thực tế, hiện nay chính phủ Trung Quốc đã cho phép hai ngân. .. nhiều so với nghiệp vụ của NHTM truyền thống Bởi vậy, ngân hàng Trung Quốc cần phải khai thác tốt nghiệp vụ ngân hàng đầu tư NHTM không chỉ có thể làm nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư quốc tế ở nước ngoài mà còn có thể dựa vào thị trường trong nước khai thác nghiệp vụ ngân hàng đầu tư có tính quốc tế ở trong nước Điều 43 Luật ngân hàng thương mại Trung Quốc quy định, NHTM không thể làm đầu tư uỷ thác và... của Trung Quốc cho các nhà đầu tư nước ngoài13 Bảng 2: Tình hình hoạt động của các công ty quản lý tài sản của các NHTM QD Trung Quốc Tên công ty Ngân hàng mẹ China Orient Ngân hàng Trung Quốc China Huarong Ngân hàng Công Thương 11 Theo Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ 15/10/2003 12 Theo Tạp chí Ngoại thương 1-10/4/2003 13 Theo Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ 15/10/2003 China Cinda Ngân hàng. .. đảm an ninh tín dụng ngân hàng, tiếp đó nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, đã trở thành một vấn đề mang tính then chốt để thực hiện cải cách thương mại hoá ngành ngân hàng một cách thuận lợi 1.1.6 Điểm mạng của các NHTM QD khó tinh giản, các NHTM CP chịu nhiều trói buộc Kể từ khi NHTM phi quốc hữu từng bước phát triển trở đi, được sự cố gắng giúp đỡ của Ngân hàng nhân dân, mạng lưới... nghiệp vụ trung gian từ một khởi điểm cao Tiến hành nghiên cứu chiến lược đối với nghiệp vụ trung gian, lợi dụng đầy đủ hệ thống thông tin của ban ngành kinh doanh thị trường để tiến hành dự đoán, phát huy ưu thế, đặc điểm của ngân hàng mình, ngắm đúng điểm nóng của thị trường, như việc cải cách thể chế vốn đầu tư của nhà nước, cải cách chế độ tài chính, cải cách chế độ y tế, nhà ở, cải cách chế độ... với quyền kinh doanh 1.2.3 Dung hoà mối quan hệ giữa chính quyền và ngân hàng, ngân hàng và các doanh nghiệp Lâu nay, quan hệ giữa chính quyền với ngân hàng, giữa ngân hàng với doanh nghiệp luôn là vấn đề nhức nhối trong vận hành NHTM ở Trung Quốc Do chuyển đổi chức năng chính phủ trì trệ, đặc biệt là các NHTM QD khó mà xây dựng được hệ thống quản lý, giám sát và vận hành tiền vốn nhà nước minh bạch giữa . dân Trung Hoa vào năm 1949, hệ thống ngân hàng Trung Quốc bao gồm ngân hàng Trung ương (NHTƯ), ba ngân hàng thương mại lớn là Ngân hàng Bưu điện, Ngân hàng. các ngân hàng chuyên doanh lớn sau: 1. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc 2. Ngân hàng Trung Quốc 3. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc 4. Ngân hàng Công Thương

Ngày đăng: 19/10/2013, 18:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Tình hình hoạt động của các công ty quản lý tài sản của các NHTM QD Trung Quốc - CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

Bảng 2.

Tình hình hoạt động của các công ty quản lý tài sản của các NHTM QD Trung Quốc Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 5: Tình hình tài chính của 4 NHTM QD tính đến tháng 6/2003 - CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

Bảng 5.

Tình hình tài chính của 4 NHTM QD tính đến tháng 6/2003 Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 6: Diễn biến tỷ giá, tương quan lãi suất và cơ cấu tiền tệ của một số NHTM VN - CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

Bảng 6.

Diễn biến tỷ giá, tương quan lãi suất và cơ cấu tiền tệ của một số NHTM VN Xem tại trang 67 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan