GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNoPTNT HUYỆN CHÂU THÀNH

10 588 0
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNoPTNT HUYỆN CHÂU THÀNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNoPTNT HUYỆN CHÂU THÀNH I. Quá trình hình thành và phát triển: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành là chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp. Tên giao dịch: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành - Đồng Tháp. Trụ sở giao dịch: Số 191, quốc lộ 80, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Điện thoại: 067.840622 (067.840228) Giám đốc: Lê Thanh Hoà. Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng đã qua ba lần đổi tên. Theo sự biến đổi của nền kinh tế, trong đó lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng và những yêu cầu cần thiết trong lĩnh vực này thì tháng 8 năm 1988, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh huyện Châu Thành đổi tên thành Ngân hàng phát triển nông thôn và hoạt động kinh doanh đa năng hơn. Tháng 10 năm 1990 lại đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp huyện Châu Thành. Trong quá trình hoà nhập vào cơ chế mới, hoạt động của ngân hàng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên mà ngân hàng nông nghiệp huyện Châu Thành ngày càng khẳng định đựơc vị trí của mình trong quá trình đưa nền kinh tế huyện nhà ngày một phát triển đi lên. Ngày nay, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành đã thật sự trở thành người bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cá thể sản xuất kinh doanh và nông dân trên địa bàn huyện. Như vậy, xét về mặt pháp lý thì ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành là doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động tín dụng với các loại hình kinh doanh chủ yếu sau: - Nhận tiền gởi ngắn hạn và trung hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD). - Phát hành kỳ phiếu ngân hàng có mục đích với các kỳ hạn gửi vốn dưới 12 tháng và trên 12 tháng. - Nhận dịch vụ mở tài khoản của tư nhân, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền nhanh thông qua hệ thống máy vi tính một cách an toàn, chính xác. - Cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế bao gồm: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt, xây dựng, nhà ở, kinh tế phục vụ gia đình…, với thủ tục thật đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi. - Cầm cố các loại giấy tờ có giá như: sổ tiết kiệm, kỳ phiếu…do ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn phát hành, và cầm cố các loại trái phiếu kho bạc nhà nước. - Thực hiện các dịch vụ cho vay uỷ thác. - Thực hiện các dịch vụ cho thuê tài chính. - Thực hiện các dịch vụ về công tác ngân quỹ thu đổi ngoại tệ. Phòng tín dụng Tổ thẩm định Phòng kế toán – Ngân quỹ PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC II. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng: 1. Sơ đồ tổ chức: Phòng tín dụng Tổ thẩm định Phòng kế toán – Ngân quỹ PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC Xét về cơ sở vật chất kỹ thuật và bộ máy hoạt động tín dụng của ngân hàng thì ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyên Châu Thành có trụ sở chính nằm trên Quốc lộ 80, phía Đông giáp thị xã Vĩnh Long, phía Tây giáp thị xã Sa Đéc. Biên chế hoạt động gồm 27 cán bộ viên chức, trong đó có 16 người nam và 11 nữ. Tất cả cán bộ đều được bố trí vào các vị trí hợp lý và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2. Nhiệm vụ của các phòng ban: 2.1. Giám đốc: Trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoặc phân công, uỷ quyền cho phó giám đốc hoặc các trưởng phòng nghiệp vụ để thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn theo quy định. Đồng thời triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của ngân hàng. 2.2. Phó giám đốc: Thay mặt cho giám đốc điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, trực tiếp quản lý và theo dõi mọi hoạt động của phòng tín dụng thông qua các hồ sơ cho vay và các hợp đồng tín dụng. 2.3. Phòng tín dụng: Bao gồm hai phó phòng và các cán bộ tín dụng. - Phó phòng tín dụng: + Thực hiện kiểm tra tình hình công tác của các cán bộ tín dụng + Tiến hành thực hiện các công việc như: nghiên cứu xây dựng các đề án chiến lược, tổng hợp, phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh tại đơn vị, và thực hiện các công việc khác do cấp trên phân công. - Cán bộ tín dụng: + Tiến hành chủ động tìm kiếm và hướng dẫn khách hàng về thủ tục vay vốn thông qua hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định trước, trong và sau khi thực hiện các hợp đồng tín dụng. + Lập báo cáo thẩm định và thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay không cho vay sau khi có quyết định của giám đốc. + Đồng thời đôn đốc khách hàng trả nợ vay theo đúng thời hạn và xử lý những vi phạm tín dụng theo quyết định của giám đốc hoặc người được uỷ quyền. + Lưu trữ hồ sơ theo quy định. 2.4. Phòng kế toán – ngân quỹ: - Lập kế hoạch thu chi và quyết toán hàng năm. - Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày như: rút, gửi tiền tiết kiệm, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện công tác chuyển tiền theo quy định. - Kiểm tra hồ sơ vay theo danh mục và đối chiếu với số dư tiền gửi . theo quy định. - Thực hiện thu chi, thống kê báo cáo, lưu trữ hồ sơ và thực hiện các vấn đề khác về nghiệp vụ kho quỹ theo quy định. 2.5. Tổ thẩm định: Thực hiện kiểm tra, thẩm định các nghiệp vụ tín dụng theo phân công, đồng thời thực hiện các nghiệp vụ khác có liên quan theo chỉ đạo của ban giám đốc. III. Một số quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam: 1. Đối tượng được vay: - Khách hàng Việt Nam, bao gồm: doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, và các tổ chức khác có đủ điều kiện tại điều 94 của bộ luật dân sự. - Khách hàng nước ngoài bao gồm các pháp nhân nước ngoài. 2. Điều kiện cho vay: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. 3. Nguyên tắc vay vốn: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 4. Các phương thức cho vay: Các phương thức cho vay gồm nhiều phương thức, trong đó có bốn phương thức chủ yếu thường được áp dụng là: - Cho vay từng lần. - Cho vay theo hạn mức tín dụng. - Cho vay theo dự án đầu tư. - Cho vay trả góp. 5. Thời hạn cho vay: Ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và ngân hàng cho vay của ngân hàng cho vay. Đối với những pháp nhân Việt Nam và người nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam. 6. Lãi suất cho vay: Ngân hàng cho vay công bố biểu lãi suất cho vay của mình cho khách hàng biết, hoặc ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất cho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn. - Mức lãi suất cho vay trong hạn được thoả thuận phù hợp với quy định của ngân hàng Nhà nước và quy định của ngân hàng cho vay về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng. - Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc ngân hàng cho vay quyết định theo nguyên tắc cao hơn mức lãi suất trong hạn nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc được điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. 7. Quy trình cho vay: Khách hàng Phòng tín dụng Tổ thẩm định Ban giám đốc Phòng kế toán (2) (3a) (1) (7) (6) (4) (3) (5) (3b) Bước 1: Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. Sau đó thẩm định dự án vay vốn. Bước 2: Nếu không đủ điều kiện hoặc sai sót thì cán bộ tín dụng trả lại hồ sơ cho khách hàng để họ bổ sung hoặc điều chỉnh cho phù hợp. Sau khi sơ thẩm hồ sơ nếu thấy đủ điều kiện thì cán bộ tín dụng gởi phiếu hẹn đến khách hàng để xuống thẩm định. Sau khi thẩm định dự án xong kiểm soát các yếu tố hợp pháp của hồ sơ vay vốn, đề nghị cho vay với số tiền, mức lãi suất, thời hạn cho vay và sau đó trình cho trưởng phòng tín dụng. Bước 3: Trưởng phòng tín dụng nhận hồ sơ kiểm soát các yếu tố hồ sơ và căn cứ các yếu tố của cán bộ tín dụng phê duyệt làm căn cứ để đồng ý cho vay hay không đồng ý, sau đó trình lên giám đốc. a/ Đối với những món vay trên 50 triệu đồng thì trưởng phòng tín dụng sau khi kiểm tra xong phải thông qua tổ thẩm định để tổ thẩm định kết hợp với phòng tín dụng thẩm định lại tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh. b/ Sau khi thẩm định dự án thì tổ trưởng tổ thẩm định trình hồ sơ cho giám đốc xem xét đồng ý cho vay hay không. Bước 4: Giám đốc nhận hồ sơ và xem xét các yếu tố pháp lý của hồ sơ và căn cứ vào khả năng nguồn vốn của ngân hàng mà quyết định cho vay. Sau đó trả hồ sơ lại cho phòng tín dụng, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và yêu cầu bổ sung thêm. Bước 5: Nếu hồ sơ hợp lý thì Giám đốc chuyển toàn bộ hồ sơ cho phòng kế toán. Phòng kế toán sau khi nhận hồ sơ đã duyệt của giám đốc thì có trách nhiệm lưu hồ sơ vay vốn, mở hồ sơ cho vay nạp vào máy tính. Sau đó thì giải ngân và chuyển sang cho thủ quỹ. Bước 6: Thủ quỹ sau khi nhận được phiếu của kế toán chuyển sang thì có nhiệm vụ chi tiền mặt cho khách hàng. Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày giải ngân, cán bộ tín dụng xuống kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm giám sát khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết hay không. Bước 7: Kết thúc quy trình cho vay là khi khách hàng đến thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về việc vay vốn theo đúng hợp đồng đã ký kết, ngân hàng sẽ thu đủ cả gốc và lãi sau khi cho vay. Trường hợp khách hàng vi phạm những thoả thuận với ngân hàng, ngân hàng sẽ áp dụng những biện pháp tín dụng thích hợp tương ứng để xử lý, mức độ nặng có thể thu hồi vốn, lãi trước hạn, phong toả tài sản thế chấp hoặc khởi tố trước pháp luật. 8. Định mức cho vay: - Ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản làm bảo đảm tiền vay, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. - Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc từng lần cho một dự án, phương án sản xuất.cụ thể như sau: + Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu là 10% trong tổng nhu cầu vốn. + Đối với cho vay trung hạn: khách hàng phải có tự có tối thiểu là 20% trong tổng nhu cầu vốn. - Trường hợp khách hàng có tín nhiệm, khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải đảm bảo bằng tài sản; Nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên, giao cho Giám Đốc ngân hàng nơi cho vay quyết định. - Đối với khách hàng được ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay lựa chọn áp dụng cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, mức vốn tự có tham gia theo quy định hiện hành của chính phủ, Thống Đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Giới hạn cho vay: + Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, trừ trường hợp đối với những khoảng cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay thực hiện cho vay hợp vốn. + Trong trường hợp đặc biệt khách hàng có nhu cầu vay vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng Việt Nam, giám đốc sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 phải trình tổng giám đốc để báo cáo ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thủ tướng chính phủ cho phép mới được thực hiện. IV. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong ba năm qua: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch qua các năm (%) 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 1. Thu nhập 9.300 11.500 19.800 23,66 72,17 - Từ hoạt động tín dụng 9.260 11.440 18.700 23,54 63,46 - Từ các hoạt động khác 40 60 1.100 50,00 1.733,33 2. Chi phí 3.600 4.500 10.800 25,00 140,00 - Trả lãi tiền gửi 3.050 3.400 5.700 11,48 67,65 - Chi phí khác 550 1.100 5.100 100,00 363,64 3. Lợi nhuận 5.700 7.000 9.000 22,80 28,57 Nguồn: Phòng tín dụng 1. Doanh thu: Trong ba năm qua, doanh thu của ngân hàng liên tục tăng, năm 2004 thì doanh thu đạt được là 11.500 triệu đồng, tăng 23,66% so với năm 2003, và đến năm 2005 thì doanh thu của ngân hàng đạt 19.800 triệu đồng, tăng 72,17% so với thu nhập trong năm 2004. Sự tăng nhanh về doanh thu của ngân hàng chủ yếu là thu từ hoạt động tín dụng, chiếm từ 94,44% đến 99,57% trong tổng thu của ngân hàng, còn thu từ các hoạt động khác là không đáng kể. 2. Chi phí: Chi phí của ngân hàng trong ba năm qua cũng có sự tăng lên đáng kể, tuy nhiên, những khoản chi này trong năm 2003 và năm 2004 là những khoản chi chủ yếu dùng trong hoạt động tín dụng như chi trả lãi vay, trong năm 2004 thì chi phí của ngân hàng là 4.500 triệu đồng, tăng 25% so với chi phí của ngân hàng trong năm 2003, và trong năm 2005 thì chi phí tiếp tục tăng lên 9.000 triệu đồng, tăng 140% so với năm 2004. Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí là do trong những năm gần đây, ngân hàng tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, đồng thời mua sắm một số trang thiết bị và máy móc khá hiện đại. Đặc biệt là từ năm 2004 thì ngân hàng đã mở rộng nghiệp vụ huy động nguồn vốn bằng ngoại tệ nên chi phí trả lãi cho khách hàng cũng tăng. 3. Lợi nhuận: Lợi nhuận của ngân hàng trong ba năm qua liên tục tăng và đạt mức tăng trưởng khá ổn định. Năm 2004, lợi nhuận của ngân hàng đạt 7.000 triệu đồng, tăng 22,8% so với năm 2003, và đến năm 2005 thì lợi nhuận tiếp tục tăng, đạt 9.000 triệu đồng, tăng 28,57% so với lợi nhuận năm 2004. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng trong ba năm qua là do việc thu lãi vay của ngân hàng có hiệu quả, tuy rằng chi phí của ngân hàng tăng cao nhưng tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc đọ tăng doanh thu nên lợi nhuận vẫn tăng tương đối ổn định. Điều này cho thấy ngân hàng hoạt động khá hiệu quả trong ba năm qua. Có được sự thành công này là do sự lãnh chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của ban lãnh đạo ngân hàng và sự tận tâm, nhiệt tình trong công tác của tập thể cán bộ ngân hàng, vì mục tiêu cao nhất của hoạt động tín dụng. Đồng thời cũng được sự hỗ trợ của các ban ngành có liên quan mà hiệu quả của ngân hàng được thể hiện trên các lĩnh vực về tài chính cũng như về phúc lợi xã hội. . GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNoPTNT HUYỆN CHÂU THÀNH I. Quá trình hình thành và phát triển: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành. triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành - Đồng Tháp. Trụ sở giao dịch: Số 191, quốc lộ 80, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Điện

Ngày đăng: 19/10/2013, 16:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh - GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNoPTNT HUYỆN CHÂU THÀNH

Bảng 1.

Kết quả hoạt động kinh doanh Xem tại trang 8 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan