HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

66 195 0
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007 2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG Công ty Cao su Việt Trung được hợp nhất từ 03 cơ sở sản xuất là Nông trường quân đội Sen Bàng, Nông trường Phú Quý và Trại chăn nuôi Thuận Đức theo quyết định số 16/CP của Chính phủ ban hành ngày 01 tháng 01 năm 1960. Với tên gọi ban đầu là Nông trường Việt Trung thuộc Bộ Nông trường quản lý. Cho đến năm 1979 Nông trường được chuyển giao cho tỉnh Quảng Bình quản lý, sau khi đất nước chuyển đổi cơ chế kinh tế, đến ngày 10 tháng 04 năm 1998 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã có Quyết định số 06/1998/QĐ-UB thành lập Công ty Cao su Việt Trung trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý. * Tên công ty: Công ty cao su Việt Trung Quảng Bình. * Trụ sở: Tiểu khu 3 - Thị trấn Việt Trung - Bố Trạch - Quảng Bình. * Điện thoại: 052.3796 105 - 052.3796 085 * Fax: 052.3796 060 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Trải qua hơn 45 năm xây dụng và phát triển, Công ty Cao su Việt Trung không ngừng lớn mạnh và giành được nhiều thành tựu cơ bản sau: - Từ năm 1995 đến năm 2000 tổng doanh thu đạt 75,68 tỷ đồng với lợi nhuận đạt từ 1,7 tỷ đồng đến 4,6 tỷ đồng mỗi năm. - Từ năm 2000 đến nay tổng doanh thu đã đạt từ 28 tỷ đồng năm 2001, đến 92 tỷ đồng trong năm 2007. Lợi nhuận trước thuế đạt từ 5 đến trên 13 tỷ đồng, hàng năm nộp Ngân sách từ 2,2 đến 7 tỷ đồng. 1 1 Từ ngày thành lập đến nay Đảng bộ công ty luôn là Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Công ty đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 2000), anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (năm 2005), Huân chương Độc lập hạng 3 (năm 2005), và 19 huân chương các loại từ hạng ba đến hạng nhất (Huân chương lao động hạng nhất, cờ thi đua của Nhà nước hàng năm, Bằng khen của Bộ, ngành, UBND tỉnh Quảng Bình hàng năm, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam, Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn lao động Việt nam). Ngoài ra công ty còn nhận nhận được các giải thưởng cao quý như: Cúp vàng thương hiệu nhãn hiệu (năm 2004 và 2007); Cúp vàng vì sự phát triển cộng đồng (năm 2004 và 2006); Cúp vàng vì sự phát triển bền vững (năm 2005); Cúp vàng thương hiệu mạnh (năm 2006); Cúp ISO (năm 2006) và nhiều phần thưởng cao quý khác của Đảng và Nhà nước trao tặng. Hiện nay, Công ty có các đơn vị trực thuộc sau: - 15 đơn vị trực tiếp sản xuất (gọi là các Đội); - Nhà máy chế biến mủ cao su; - Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Phú Quý - Khách sạn Phú Quý. Cùng với công cuộc đổi mới đất nước Công ty cao su Việt Trung cũng từng bước đẩy mạnh sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng diện tích các giống cây cao su, mạnh dạn đầu tư chiều sâu, đổi mới quy trình công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành. Tận dụng mọi cơ hội mở rộng thị trường nước ngoài đặc biệt thâm nhập các thi trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, các nước ASEAN… Về mặt xã hội: Công ty đã giải quyết được việc làm cho 1.505 lao động thường xuyên, trong đó cán bộ và nhân viên quản lý là 141 người. 2 2 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty - Chức năng: sản xuất kinh doanh dịch vụ, góp phần ổn định nền kinh tế đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương. - Nhiệm vụ: trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến, tiêu thụ mủ Cao su và Hồ tiêu đồng thời thực hiện chuyển giao công nghệ và dịch vụ kỹ thuật, các dự án về Cao su, Hồ tiêu, rừng trồng và chế biến tiêu thụ các loại sản phẩm. - Ngành nghề kinh doanh: + Trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến mủ cao su; + Sản xuất giống cây cao su; + Chế biến gỗ nguyên liệu, gỗ xuất khẩu; + Dịch vụ kinh doanh khách sạn [3]. 2.1.3. Tổ chức bộ máy của Công ty 2.1.3.1. Bộ máy quản lý của Công ty Quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty cao su Việt Trung diễn ra rất phức tạp, để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng, có hiệu quả Công ty đã lựa chọn phương thức tổ chức trực tuyến - chức năng. Với hình thức tổ chức này, cơ cấu bộ máy được tổ chức một cách hợp lý, phân định rõ ràng chức năng nhiệm vụ các phòng ban, phân xưởng, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, phát huy được tính tự chủ, sáng tạo của đơn vị, không qua cấp trung gian phù hợp với yêu cầu và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty được thể hiện qua sơ đồ 2.1 dưới đây. 3 3 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Phòng Kỹ thuật Phòng TC-HC Giám đốc Phòng kinh doanh Phòng TC-KT P. Giám đốc nội chính P. Giám đốc sx kinh doanh P.Giám đốc XDCB Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Nhà máy chế biến mủ cao su Khách sạn 15 đơn vị sản xuất : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban - Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu Công ty được Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ra quyết định bổ nhiệm trên cơ sở xem xét năng lực, trình độ tổ chức, quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị 4 4 do mình quản lý. Giám đốc là người thay mặt Nhà nước quản lý vốn, tài sản của Công ty, đồng thời là người đại diện cho công nhân viên chức khi làm nghĩa vụ với Nhà nước, mang lại quyền lợi cho mọi cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Phó Giám đốc phụ trách nội chính: Là người giúp việc cho Giám đốc, thừa ủy quyền của Giám đốc trong một số công việc khi được Giám đốc uỷ quyền. Phó giám đốc này phụ trách công tác nội chính, nhân sự của công ty. - Phó Giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh: Là người giúp việc cho Giám đốc, thừa ủy quyền của Giám đốc trong một số công việc khi được Giám đốc uỷ quyền; phụ trách khâu sản xuất- kinh doanh của công ty. - Phó Giám đốc phụ trách xây dựng cơ bản: Là người giúp việc cho Giám đốc, thừa ủy quyền của Giám đốc trong một số công việc khi được Giám đốc uỷ quyền; phụ trách các dự án xây dựng cơ bản, trồng và bảo vệ rừng trồng cao su nguyên liệu của công ty. - Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Ban giám đốc và thực hiện các nhiệm vụ về quản lý lao động, lập kế hoạch lao động; quản lý và quy hoạch cán bộ; tham mưu tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại, sắp xếp, bố trí cán bộ và công nhân lao động. Tham mưu thực hiện chế độ chính sách cho người lao động, thực hiện nhiệm vụ tiếp dân, tiếp nhận giải quyết các đơn thư. - Phòng Tài chính - Kế toán: Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực hoạt động tài chính kế toán, huy động vốn cho sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ bản; Quản lý tài chính, thực hiện quyết toán với Nhà nước về nghĩa vụ Ngân sách, thanh quyết toán với khách hàng, cán bộ công nhân viên; Tổ chức hạch toán độc lập theo quy định của chế độ kế toán, thực hiện báo cáo thống kê, phân tích hoạt động kinh doanh, trực tiếp xây dựng phương án tiền lương, kế hoạch tiền lương và làm lương cho công ty; Quản lý kho quỹ, quản lý nhập xuất vật tư. 5 5 - Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc lập các dự án, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch đã được phê duyệt; Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc; thực hiện cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm. - Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho Giám đốc về quản lý đất đai, quy hoạch đất đai, các hoạt động kỹ thuật công tác công ty; Lập và quản lý các thiết kế dự án xây dựng nội bộ; Quản lý chất lượng sản phẩm, trực tiếp phụ trách kiểm tra, nghiệm thu, tham mưu với tư cách là thành viên hội đồng khoa học kỹ thuật, ISO, hội đồng nghiệm thu thanh lý quyết toán hàng năm. - Các đơn vị trực thuộc: Đứng đầu là Giám đốc, Đội trưởng các đội sản xuất của mỗi đơn vị hoạt động tuân thủ theo quy chế nội bộ và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty. 2.1.4. Đặc điểm về sản phẩm và tổ chức kinh doanh của Công ty 2.1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến mủ cao su; sản xuất giống cây cao su; chế biến gỗ nguyên liệu, gỗ xuất khẩu; dịch vụ kinh doanh khách sạn. Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh nên sản phẩm, hàng hoá của Công ty rất đa dạng. Với đặc điểm này việc tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty được chia thành các đơn vị hoạt động tương đối độc lập. Sản phẩm được sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa điểm. Do đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động của Công ty phải có sự điều chuyển giữa các đơn vị [3]. Với đặc điểm sản phẩm của Công ty mang tính chất đa dạng hoá, Công ty phải sử dụng nhiều loại dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, vật tư và lao động đòi hỏi phải được đào tạo theo yêu cầu tương ứng. Đây là một vấn đề cần được quan tâm và quản lý chặt chẽ, góp phần hạ thấp chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty. 6 6 Các đặc điểm này chi phối rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty thể hiện ở một số điểm sau: - Các đơn vị nằm trên địa bàn rộng phi tập trung hoá, trải đều trên vùng đất trung du Bố Trạch và còn mở rộng về cả Thành phố Đồng Hới, điều kiện giao thông đi lại khó khăn do vậy nếu quản lý tài sản, nhân lực không chặt chẽ năng suất lao động sẽ thấp, dễ thất thoát tài sản, vật tư và tiền vốn dẫn đến thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả. - Một số mặt hàng kinh doanh chịu sự phụ thuộc vào tính chất mùa vụ và thời tiết nên việc lập kế hoạch huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Bởi vì, có thời điểm Công ty cần phải huy động một lượng vốn lớn để tranh thủ thời tiết, có thời điểm nhu cầu thị trường giảm, vốn lại bị ứ đọng, có khi hàng hoá không lưu thông được do thời tiết xấu gây ra. Vì vậy, công tác huy động vốn đòi hỏi sẽ phải đi sát thực tế và đáp ứng nhu cầu vốn phát sinh hàng năm. - Sản phẩm của Công ty đa dạng hoá, do đó Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, nhất là các chiến lược kinh doanh dài hạn. Để khắc phục khó khăn này Công ty phải không ngừng hoàn thiện mình, tạo ra uy tín trên thương trường, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. 2.1.4.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh nên đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty rất đa dạng,cụ thể: - 15 đơn vị sản xuất (được gọi là các Đội): có nhiệm vụ chủ yếu là trồng, chăm sóc, khai thác mủ cao su, ngoài ra còn có hồ tiêu và cà phê. Do địa bàn sản xuất kinh doanh trải rộng lại ở trong khu vực dân cư nên phải thành lập đội cơ động có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của công ty tránh mất mát, hư hỏng cũng như đảm bảo an toàn sản xuất. 7 7 - Nhà máy chế biến mủ cao su: sau khi các đội khai thác mủ cao su xong thì chuyển sản phẩm đó cho nhà máy chế biến mủ để nhà máy tiếp tục chế biến tạo ra sản phẩm chính của Công ty là mủ khô. - Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Phú Quí: (Khu công nghiệp Tây Đồng Hới) hiện nay một phần cây cao su có tuổi thọ cao không còn khả năng khai thác mủ cao su được nữa tuy nhiên nó vẫn có giá trị xuất khẩu trong lĩnh vực đồ gỗ gia dụng, do vậy Công ty đã thành lập Nhà máy gỗ xuất khẩu một mặt tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có mặt khác tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng thu nhập đáng kể cho Công ty. - Khách sạn Phú Quí: được sự cho phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Công ty đã thành lập thêm khách sạn Phú Quý trước hết là để phục vụ phúc lợi cho cán bộ công nhân viên chức của công ty, bên cạnh đó đây cũng là lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận cho công ty. 2.1.4.3. Đặc điểm quy trình công nghệ Sản phẩm chính của công ty là Mủ cao su khô hay còn gọi là mủ khô. Để tạo ra sản phẩm này cần qua các giai đoạn như sau: - Giai đoạn xây dựng cơ bản: Đây là giai đoạn tiến hành trồng và chăm sóc cây cao su. Giai đoạn này kéo dài khoảng 7 năm từ khi ươm hạt đến chiết cây, đưa cây ra trồng trên các lô và chăm sóc cho đến khi đường vanh thân cây khoảng 40cm (tính từ mắt ghép lên phía trên 100cm) được nghiệm thu là có khả năng đưa vào khai thác mủ cao su. - Giai đoạn Khai thác mủ cao su: Lúc này cây có khả năng cho sản phẩm do vậy công nhân tiến hành khai thác theo từng giai đoạn thời gian. + Thời gian khai thác thu bói: khai thác hạn chế ( 2,3 ngày khai thác 1 lần) tránh làm mất sức của cây non. Thời gian khai thác thu bói kéo dài trong khoảng 1 đến 2 năm. 8 8 + Thời gian khai thác kinh doanh: giai đoạn này cây Cao su sung sức nhất và cho hàm lượng cũng như chất lượng mủ tốt nhất. Đây là giai đoan tạo ra sản phẩm mủ cao su nước cao nhất. Thời gian khai thác kinh doanh kéo dài trong khoảng 20 năm. + Thời gian khai thác tận thu: lúc này hàm lượng cũng như chất lượng mủ của cây không cao và đã cạn kiệt nên công nhân tiến hành khai thác tận dụng. Thời gian khai thác tận thu kéo dài trong khoảng 8 năm. - Giai đoạn Chế biến: Giai đoạn này được tiến hành song song với giai đoạn khai thác. Mủ nước sau khi được thu gom sẽ chuyển trực tiếp đến Nhà máy chế biến mủ khô. Tại nhà máy công nhân sẽ áp dụng quy trình kỹ thuật để đánh đông mủ nước sau đó cho qua cán, máy cắt, máy sấy để tạo ra sản phẩm mủ khô, cuối cùng là đóng gói thành kiện để đưa đi tiêu thụ. 2.1.4.4. Đặc điểm tiêu thụ Sản phẩm mủ khô (hay còn gọi là Cao su nguyên liệu) của công ty hiện nay là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho các nhà máy cao su trong nước như: Công ty chế biến Cao su Đà Nẵng, Công ty cao su Sao vàng Hà Nội, Xí nghiệp cao su Hải Phòng, Xí nghiệp giày Thượng Đình… Ngoài ra sản phẩm của công ty còn được xuất khẩu đến một số nước trên thế giới như Mỹ, EU, Trung Quốc, các nước ASEAN… 2.1.5. Đặc điểm về lao động Hoạt động sản suất kinh doanh trong những năm qua của Công ty tương đối ổn định và có chiều hướng phát triển rất tốt. Tổng số lao động hiện có 1.505 người. Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh, nên lực lượng lao động của doanh nghiệp đã có những biến động nhất định. So với quy mô của doanh nghiệp thì sự biến động là khá lớn. Tình hình sử dụng lao động của Công ty qua ba năm 2005 - 2007 được thể hiện ở Bảng 2.1. 9 9 Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2005-2007 Nội dung chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2006/2005 +/- (người ) (%) Tổng số lao động 1.235 100,00 1.228 100,00 1.505 100,00 -7 -0,57 1 Theo tính chất giới tính - LĐ nam 515 41,7 493 40,146 581 38,605 -22 -1,78 - LĐ nữ 720 58,3 735 59,854 924 61,395 15 2 Theo tính chất lao động - Lao động trực tiếp 1.122 90,85 1.115 90,798 1.364 90,631 -7 -0,57 - Lao động gián tiếp 113 9,15 113 9,202 141 9,369 0 3 Theo trình độ lao động - Đại học và trên đại học 46 3,725 51 4,153 50 3,322 5 - Cao đẳng 7 0,567 6 0,488 6 0,398 -1 -0.08 - Trung cấp (gồm TC KT) 89 7,206 87 7,085 86 5,715 -2 -0,16 - Công nhân phổ thông 1.093 88,502 1084 88,274 1.363 90,565 -9 -0,73 Nguồn số liệu: Phòng Tổ chức - Hành chính Công ty 10 10 47 [...]... bao gồm hai loại là vốn cố định và vốn lưu động Cơ cấu vốn có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty nói chung và hiệu quả sử dụng từng thành phần vốn nói riêng Hiệu quả sử dụng đồng vốn càng cao chứng tỏ cơ cấu vốn hay cấu trúc vốn càng hợp lý và hiệu quả sử dụng các loại vốn bộ phận nói trên càng tốt 2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Vốn cố định là lượng... Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý vốn của doanh nghiệp Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong thời gian qua có thể dựa trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ở bảng 2.9 Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006 /2005 28 28 + /- % 1 Tổng doanh... đặc thù, vốn cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn và được thu hồi trong một thời gian dài tương ứng với thời gian sử dụng tài sản cố định Bởi vậy, hiệu quả sử dụng vốn cố định là yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả sử dụng đồng vốn tại các doanh nghiệp nói chung và Công ty cao su Việt Trung nói riêng 33 33 Bảng 2.12: Hiệu quả vốn cố định và vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2005 - 2007 Chỉ... cấu vốn của Công ty giai đoạn 2005 - 2007 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh Tỷ trọng (%) 2006 /2005 + /- % + /- % 100,00 -5 41 -0 ,47 -8 .803 -7 ,79 7.693 7,37 -2 9.888 -7 5,03 -2 .255 -2 2,67 2,33 148 1,92 -1 91 -4 5,08 -8 5 -3 6,48 8.989 90,37 6.778 88,11 -2 9.970 -7 6,93 -2 .211 -2 4,60 1,10 449 4,51 409 5,32 11 2,51 -4 0 -8 ,91 15 0,03 277 2,79 358 4,65 262 1.746,67 81 29,24 73.755 65 103.102 91,17 96.554 92,63 -6 .548... 55,72 2006 /2005 2007/ 2006 2007 /2005 % + /- % + /- % -5 41 -0 ,47 -8 .803 -7 ,79 -9 .344 -8 ,23 67.514 10.515 20,04 4.525 7,18 15.040 28,66 64,76 5,42 + /- 9,04 18,56 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty 2.2.1.2.2 Tình hình nguồn vốn Ngân sách nhà nước cấp cho Công ty Công ty cao su Việt Trung thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước nên việc huy động, tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty chủ yếu dựa vào nguồn vốn do... Cao su tiểu điền 78.673 18,8% 126.860 26,4% 158.870 28,6% 203.560 33,8% Cao su quốc doanh 1.530 Cao su tiểu điền 981 1.568 1.173 1.641 1.385 1.716 1.440 2.2 ĐÁNH GIÁ HIỆ U QUẢ SỬ DỤNG VỐ N TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG Nguồn từ website: http/WWW.vra.com.vn QUẢNG BÌNH THỜ I KỲ 2005 - 2007 2.2.1 Tình hình vốn và nguồn vốn của công ty 2.2.1.1 Qui mô và cơ cấu vốn của Công ty Để xét quy mô, cơ cấu vốn. .. 0,9380 0,1187 - 0,1665 - 0, su t sinh lợi vốn cố định lần 0,0746 0,1096 0,1424 0,0350 - 0,0328 - 0, ất hao phí vốn cố định lần 1,5318 1,2961 1,0661 -0 ,2357 - -0 ,2300 - -0 , ệu su t sử dụng vốn lưu động (vòng) lần 2,1236 7,4860 8,9690 5,3624 - 1,4830 - 6, 170 48 40 -1 12 - -8 - dài vòng quay vốn lưu động ngày ỷ su t sinh lợi vốn lưu động lần 0,2425 1,0640 1,3616 0,8251 - 0,2976 - 1 ệ số đảm nhiệm vốn lưu động... -0 ,3374 - -0 ,0221 - -0 , ệ số khả năng thanh toán nhanh lần 0,6900 0,3823 0,4560 -0 ,3077 -4 4,59 0,0737 19,28 -0 , ệ số khả năng thanh toán hiện thời lần 0,7100 0,3824 0,4730 -0 ,3276 -4 6,14 0,0906 23,69 -0 , Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty 70 34 34 Căn cứ bảng số liệu 2.12, cho thấy hiệu su t và hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty đạt chưa cao nhưng đang dần đi vào ổn định Hiệu su t và hiệu quả. .. chính - Kế toán Công ty 62 25 25 - - Nguồn vốn tín dụng thương mại Ngoài vốn vay ngân hàng, công ty còn sử dụng tín dụng thương mại, cụ thể là mua chịu vật tư, hàng hoá từ các nhà cung cấp và một phần là khách hàng ứng trước tiền hàng cho công ty Ưu điểm của nguồn vốn tín dụng thương mại là Công ty không phải chịu chi phí sử dụng vốn - Nợ ngắn hạn khác (nợ chiếm dụng) Nợ ngắn hạn khác của công ty bao... đồng; hiệu su t sử dụng vốn là 0,56 lần; tỷ su t sinh lợi vốn kinh doanh đạt 3,5%; các chỉ tiêu hiệu quả của Công ty đạt ở mức thấp, sử dụng vốn chưa có hiệu quả Có thể thấy được mức độ cạnh tranh của Công ty cao su Việt Trung với thị trường trong nước khá gay gắt thông qua bảng 2.3: thống kê diện tích và sản lượng cao su của cả nước những năm gần đây: Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng mủ Cao su cả . HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007 2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG Công ty Cao su Việt Trung. tỉnh Quảng Bình đã có Quyết định số 06/1998/QĐ-UB thành lập Công ty Cao su Việt Trung trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý. * Tên công ty: Công ty cao su

Ngày đăng: 19/10/2013, 15:20

Hình ảnh liên quan

2 Theo tính chất lao động - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

2.

Theo tính chất lao động Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2005-2007 - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

Bảng 2.1.

Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2005-2007 Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 2.2: Mức độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của Công ty năm 2007 - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

Bảng 2.2.

Mức độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của Công ty năm 2007 Xem tại trang 14 của tài liệu.
2.1.7. Đặc điểm về trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

2.1.7..

Đặc điểm về trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng mủ Cao su cả nước qua các năm - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

Bảng 2.3.

Diện tích và sản lượng mủ Cao su cả nước qua các năm Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 2.4: Biến động quy mô, cơ cấu vốn của Công ty giai đoạn 2005-2007 - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

Bảng 2.4.

Biến động quy mô, cơ cấu vốn của Công ty giai đoạn 2005-2007 Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 2.5: Biến động quy mô, cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2005-2007 - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

Bảng 2.5.

Biến động quy mô, cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2005-2007 Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 2.6: Tỷ suất tự tài trợ của Công ty giai đoạn 2005 – 2007 - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

Bảng 2.6.

Tỷ suất tự tài trợ của Công ty giai đoạn 2005 – 2007 Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 2.7: Vốn Ngân sách nhà nước của Công ty giai đoạn 2005 – 2007 - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

Bảng 2.7.

Vốn Ngân sách nhà nước của Công ty giai đoạn 2005 – 2007 Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 2.8: Tình hình huy động nguồn vốn tín dụng của Công ty giai đoạn 2005-2007 - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

Bảng 2.8.

Tình hình huy động nguồn vốn tín dụng của Công ty giai đoạn 2005-2007 Xem tại trang 25 của tài liệu.
Từ số liệu ở Bảng 2.9 cùng với việc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn có thể lượng hoá sự ảnh hưởng của vốn kinh doanh và hiệu suất sử dụng vốn kinh  doanh  đến doanh thu của Công ty; kết quả phân tích được trình bày ở Bảng 2.10. - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

s.

ố liệu ở Bảng 2.9 cùng với việc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn có thể lượng hoá sự ảnh hưởng của vốn kinh doanh và hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh đến doanh thu của Công ty; kết quả phân tích được trình bày ở Bảng 2.10 Xem tại trang 31 của tài liệu.
Cũng từ số liệu trong Bảng 2.9 và sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn sẽ lượng hoá được sự ảnh hưởng của yếu tố vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận  vốn kinh doanh đến biến động lợi nhuận Công ty; kết quả trình bày ở bảng 2.11. - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

ng.

từ số liệu trong Bảng 2.9 và sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn sẽ lượng hoá được sự ảnh hưởng của yếu tố vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh đến biến động lợi nhuận Công ty; kết quả trình bày ở bảng 2.11 Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 2.12: Hiệu quả vốn cố định và vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2005-2007 - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

Bảng 2.12.

Hiệu quả vốn cố định và vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2005-2007 Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 2.14: Ảnh hưởng của vốn cố định và tỷ suất sinh lợi vốn cố định đến lợi nhuận - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

Bảng 2.14.

Ảnh hưởng của vốn cố định và tỷ suất sinh lợi vốn cố định đến lợi nhuận Xem tại trang 37 của tài liệu.
Số liệu trong Bảng 2.16 cho ta thấy mức độ ảnh hưởng của vốn lưu động và hiệu suất sử dụng vốn lưu động đến doanh thu của Công ty. - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

li.

ệu trong Bảng 2.16 cho ta thấy mức độ ảnh hưởng của vốn lưu động và hiệu suất sử dụng vốn lưu động đến doanh thu của Công ty Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.17: Ảnh hưởng của vốn lưu động và tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động đến lợi nhuận - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

Bảng 2.17.

Ảnh hưởng của vốn lưu động và tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động đến lợi nhuận Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.18: Các khoản phải thu và hàng tồn kho của Công ty năm 2007 - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

Bảng 2.18.

Các khoản phải thu và hàng tồn kho của Công ty năm 2007 Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.20: Ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh của Công ty - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

Bảng 2.20.

Ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh của Công ty Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.2 5: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty giai đoạn 2005-2007 - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

Bảng 2.2.

5: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty giai đoạn 2005-2007 Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng: 2.27: So sánh các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG THỜI KỲ 2005 - 2007

ng.

2.27: So sánh các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Xem tại trang 62 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan