ĐẾ TÀI: TÌM HIỂU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ DƯỢC TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG

18 3K 29
ĐẾ TÀI: TÌM HIỂU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ DƯỢC TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trinh nữ Hoàng cung là một loại thảo dược quý.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC HÓA KỸ THUẬT ĐẾ TÀI: TÌM HIỂU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC DƯỢC TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG Sinh Viên: HUỲNH THỊ BÍCH VÂN MSSV: 09082441 Lớp: 210405101 Nhóm 12 Người hướng dẫn: TS. Đặng Kim Triết TP.HCM, tháng 10, năm 2010 Trang 1 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1. Mục lục .1 2. Lời nói đầu .2 3. Nội dung .4 4. Chương 1. Nguồn gốc, đặc trưng những công trình nghiên cứu khoa học về cây trinh nữ hoàng cung . 5. 1.1. Nguồn gốc đặc điểm của cây trinh nữ hoàng cung 4 6. 1.2. Những công trình nghiên cứu về cây trinh nữ hoàng cung 7. Chương 2. Khái quát về những thành phần hóa học cơ bản dược tính sinh học trong cây trinh nữ hoàng cung . 8. 2.1 Thành phần hóa học cơ bản trong cây trinh nữ hoàng cung . 9. 2.2 Dược tính sinh học của các hợp chất trong cây trinh nữ hoàng cung 10. Chương 3. Tổng quan về kỹ thuật tổng hợp nhận biết các thành phần hóa học trong cây trinh nữ hoàng cung 11. Chương 4. Giới thiệu các loại thuốc trị bệnh có thành phần chính được chiết xuất từ cây trinh nữ hoàng cung 12. 4.1 Crila điều trị u xơ tử cung u xơ tiền liệt . 13. 4.2. Tadimax - Nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân phì đại lành tính tuyến tiền liệt 14. Kết luận 15. Tài liệu tham khảo 16. Câu hỏi trắc nghiệm . Trang 2 LỜI NÓI ĐẦU Hóa học là bộ môn khoa học không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học. Hóa học các ngành khoa học khác là tổng thể hữu cơ với nhau. Bộ môn Hóa Kỹ thuật trang bị cho các sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cũng là những kỹ sư tương lai những kiến thức cơ bản về quy trình, kỹ thuật tổng hợp một số hợp chất vô cơ, hữu cơ, hóa dược…. Đó là môn học rất cần thiết với sinh viên. Trong quá trình học tập môn học này, sinh viên không chỉ đến lớp nghe giảng viên giảng bài mà còn phải tự học, tự nghiên cứu để có những kiến thức bổ ích. Làm tiểu luận là cơ hội để sinh viên trình bày khả năng tự nghiên cứu của mình thông qua việc tìm kiếm tài liệu trình bày hệ thống đề tài của mình. Với đề tài chung là “Kỷ thuật tổng hợp một số hợp chất hóa dược”, em xin trình bày tiểu luận của mình. 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, những căn bệnh quái ái như ung thư, u xơ… đang đe dọa tính mạng của nhiều người trên thế giới. Theo thống kê hàng năm, có khoảng hàng nghìn bệnh nhân phải nhập viện vì ung thư. Vì thế các bác sĩ, dược những nhà khoa học không ngừng tìm những phương thuốc, dược liệu để điều trị căn bệnh đó. Trong những lần làm thí nghiệm nhà khoa học người Ấn Độ Shibnath Glosal đã tìm ra nguồn dược liệu quý từ cây trinh nữ hoàng cung có khả năng điều trị ung thư vào năm 1983. Từ đó các nhà khoa học trên thế giới không ngừng xúc tiến tìm kiếm nghiên cứu về trinh nữ hoàng cung. Riêng Việt Nam, các nhà khoa học, bác sĩ, dượccũng không ngừng tìm tòi nghiên cứu, những công trình khoa học cấp Bộ với những nghiên cứu về thành phần hóa học dược tính sinh học của trinh nữ hoàng cung không ngừng được công khai trên các báo khoa học thu hút sự quan tâm của mọi người. Không dừng lại ở đó, trong dân gian những bài thuốc về trinh nữ hoàng cung không ngừng được truyền miệng trinh nữ hoàng cung đã trở thành một nguồn dược liệu thần kỳ. Mọi nhà đều trồng trinh nữ hoàng cung, mọi người đều biết trinh nữ hoàng cung như là vị thuốc tiên. Nhưng người dân lại không biết phân biệt được trinh nữ Trang 3 hoàng cung những cây khác trong họ thủy tiên, cũng như không biết cách dùng thuốc cho khoa học vì thế có những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Trinh nữ hoàng cung đã từng làm đau đầu các nhà khoa học ngày nay đang tạo sự hoang mang cho người dân nhất là những người nông thôn với những hiểu biết hạn chế về trinh nữ hoàng cung. Đó là lý do em xin chọn đề tài:Tìm hiểu về thành phần hóa học dược tính sinh học của cây trinh nữ hoàng cung” 2. Mục đích nghiên cứu Qua bài tiểu luận này, em muốn trình bày những nét đặc trưng để phân biệt trinh nữ hoàng cung những cây khác trong họ thủy tiên. Cũng như thành phần hóa học dược tính sinh học của trinh nữ hoàng cung để mọi người có những kiến thức khoa học tổng quát về trinh nữ hoàng cung – thần dược quý của mọi người. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về thành phần hóa học dược tính sinh học của cây trinh nữ hoàng cung. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở tìm kiếm, thu thập tra cứu các nguồn tài liệu từ sách báo khoa học, từ điển thực vật, các đề tài nghiên cứu khoa học về trinh nữ hoàng cung thông tin từ các trang web khoa học uy tính. Sau đó phân tích, tổng hợp trình bày một cách hệ thống, sáng tạo về thành phần hóa học dược tính của cây trinh nữ hoàng cung. Nội dung của bài tiểu luận gồm bốn chương: Chương 1. Nguồn gốc, đặc trưng những công trình nghiên cứu khoa học về cây trinh nữ hoàng cung. Chương 2. Khái quát về những thành phần hóa học cơ bản dược tính sinh học trong cây trinh nữ hoàng cung. Chương 3. Tổng quan về kỹ thuật tổng hợp nhận biết các thành phần hóa học trong cây trinh nữ hoàng cung Chương 4. Giới thiệu các loại thuốc trị bệnh có thành phần chính được chiết xuất từ cây trinh nữ hoàng cung. Trang 4 Sau đây là nội dung của bài tiểu luận NỘI DUNG Chương 1. NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIÊM NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG 1.1 Nguồn gốc đặc điểm của cây trinh nữ hoàng cung Cây trinh nữ hoàng cung tên khoa học là Crinum latifolium L, họ thủy tiên (Amaryllidaceae), thuộc loài cây thân thảo, thân hành, đường kính 10 - 16 cm, bẹ lá úp vào nhau thành thân giả dài khoảng 8 - 15 cm, có màu đỏ tía của sắc tố antocyan. Lá mỏng hình dải, mép lá nguyên, hơi uốn lượn, dài 70 - 120 cm, rộng 3 - 9 cm, gân lá song song. Mặt dưới, giữa sống lá có một gờ sắc nhỏ chạy dọc theo lá. Cán hoa dài 20 - 50 cm, trên đầu mang 10 - 20 hoa hợp thành tán, có bẹ hình tam giác màu xanh ve, dài 5 - 7 cm, cuống hoa ngắn. Hoa dài 10 - 20 cm, đài cánh hoa như nhau, màu trắng, ở giữa có vệt phớt hồng tạo thành ống dài 7 - 10 cm cong, nhị ngã, dài 5 - 7 cm. Bao phấn hình sợi dài 20 – 25 cm, dính lưng. Bầu hình ống chỉ, vòi nhị mảnh, vượt lên trên nhị. Cây Trinh nữ hoàng cung có nhiều ở Thái Lan, Campuchia, Việt Nam; cây phát triển tốt với khí hậu miền Nam nước ta. Bộ phận dùng là lá, dùng tươi hoặc phơi khô, có người xắt nhỏ, sao khô, hạ thổ để dùng dần. Ở một số nước người dân lại dùng cánh hoa thân hành cắt nhỏ, phơi khô. Trong những bài thuốc dân gian truyền miệng, trinh nữ hoàng cung như là mộ vị thuốc tiên. Vậy mà có những người uống thuốc được khỏe mạnh nhưng không ít người lại gánh những hậu quả nặng nề. Vì họ đã nhầm lẫn cây trinh nữ hoàng cung các cây khác trong họ thủy tiên nhất là cây náng lá trắng hay là lan huệ có chứa những độc tố không mong muốn. Trang 5 Hình 1. Cây Trinh nữ hoàng cung Bảng 1. Đặc điểm so sánh cây trinh nữ hoàng cung cây náng hoa trắng Bảng 2. Đặc điểm so sánh giữa cây trinh nữ hoàng cung cây lan huệ 1.2 Những công trình nghiên cứu về cây trinh nữ hoàng cung Năm 1983, nhà khoa học người Ấn Độ lần đầu tiên khám phá ra dược tính của trinh nữ hoàng cung. Trinh nữ hoàng cung đã tạo tiếng vang lớn trong giới khoa học từ hóa học, sinh học y học, thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Những công trình nghiên cứu không ngừng công khai trên tạp chí khoa học ngày càng hoàn thiện. Trên thế giới, những công trình khoa học của nhà khoa học Ấn Độ Ghosal đã dày công nghiên cứu cuối cùng tách được từ Trinh nữ hoàng cung Trang 6 một số dẫn chất ancaloit có tác dụng chống ung thư từ năm 1984 đến năm 1989. Ngoài ra, một số nhà khoa học ở Nhật cũng tìm thấy một số ít ancaloit khác từ Trinh nữ hoàng cung. các nhà khoa học trên khắp các nước đã đang nghiên cứu về trinh nữ hoàng cung. Riêng tại Việt Nam, những công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước được đánh giá rất cao. Đó là những tâm huyết của các nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ trong các lĩnh vực như hóa học, sinh học nhất là y học. • Trong y học Các công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm trong hơn 15 năm tại Bungary Việt Nam. Góp phần đáng kể về sự phát triển của Y học Việt Nam qua thuốc Crila trong điều trị bệnh u xơ cũng như phương pahsp tách các hợp chất trong trinh nữ hoàng cung. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Đánh giá tác dụng điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng viên nang trinh nữ hoàng cung”, do Giáo sư, Tiến sĩ.Trần Đức Thọ, Viện lão khoa, Bệnh viện Bạch Mai làm chủ nhiệm đề tài, cho thấy: sau 2 tháng dùng thuốc Crila, nhóm bệnh nhân được nghiên cứu đạt hiệu quả khá tốt là 89,18%, tác dụng không mong muốn nhẹ chỉ gặp trên 24/157 trường hợp. Hội đồng khoa học đã đánh giá kết quả nghiên cứu này là xuất sắc. Cục quản lý dược đã cho phép viên nang Crila được lưu hành trên toàn quốc để điều trị u xơ tuyến tiền liệt. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Đánh giá hiệu quả khả năng chấp nhận thuốc Crila trong điều trị bệnh u xơ nhẵn tử cung (u xơ tử cung)”, do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vương Tiến Hòa, Bệnh viện phụ sản trung ương làm chủ nhiệm đề tài, kết quả cho thấy: thuốc có hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân u xơ tử cung (đặc biệt là đối với u xơ tử cung có kích thước từ 6 cm trở xuống) với hiệu quả điều trị đạt 79,5%. Thuốc có độ an toàn cao, không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến chức năng gan, thận các chức năng sống khác của cơ thể. Với kết quả nghiệm thu xuất sắc, hội đồng khoa học đã nhất trí đề nghị Bộ y tế cho phép bổ sung thêm tác dụng thứ hai của viên nang Crila là điều trị u xơ tử cung. • Trong hóa học Trang 7 Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Thị Việt Hoa, bộ môn tổng hợp hữu cơ, khoa công nghệ hóa dầu, Đại học bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã đi sâu vào nghiên cứu thành phần hóa học các phương pháp tách chiết đã phát hiện trong lá cây trinh nữ hoàng cung có các alcaloid, carotenoid, saponin, acid uronic coumarin. Còn nhóm nghiên cứu của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Quỳnh Cứ Tiến sĩ Võ Thị Bạnh Huệ với phương pháp chiết xuất bằng cồn đã chiết tách được các alcaloid: augustamin, ambelin, crinamidin, 6-hydroxy crinamidin… • Trong Sinh học Nhóm nghiên cứu của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Công Hào đã đi sâu nghiên cứu các khâu trồng, thu hái chế biến, nghiên cứu các chế phẩm chống sâu bệnh cho cây trinh nữ hoàng cung, sử dụng kỹ thuật DNA để phân biệt các loài Crinum khác nhau. Như vậy là đã có nhiều cơ quan khoa học các nhà nghiên cứu Việt Nam tập trung nghiên cứu về nhiều khía cạnh của cây trinh nữ hoàng cung. Những công trình đã đang nghiên cứu về trinh nữ hoàng cung góp phần đưa khoa học Việt Nam bước sang trang mới nhất là y học. Chương 2. KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG THÀNH PHẦN HÓA HỌC CƠ BẢN DƯỢC TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp các nhà khoa học nhận biết tách các chất hóa học, cũng như những nghiên cứu về sinh lý, dược tính của trinh nữ hoàng cung ngày càng hoàn thiện. 2.1 Thành phần hóa học cơ bản trong cây trinh nữ hoàng cung • Alcaloid Ancaloid là một hợp chất hữu cơ có cấu tạo phức tạp mà mỗi phân tử của nó đều chứa ít nhất một nguyên tử nitơ dưới dạng dị vòng . Do đó, nó là nhóm các hợp chất không thuần khiết về mặt hoá học. Ngày nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 32 loại alcaloid từ cây trinh nữ hoàng cung. Một số loại alcaloid điển hình như: crinafolin, crinafolidin, licorin, epoxyambellin, Trang 8 dihydro-oxodemethoxyhaemanthamin, ol, buphanidrin, powellin, undulatin,〈augustamin, oxoassoanin, crinan-3 ambellin, 6-hydroxy-buphanidrin 6- hydroxypowellin, crinamidin, 6- hydroxyundulatin, 1ß, ßepoxyambellin, epoxy-3,7- dimethoxycrinan-11-on (tentative), 6-hydroxycrinamidin. • Flavonoid Flavonoid là dẫn xuất của phenol có hầu hết ở người, động thực vật vi sinhvật do đưa trực tiếp vào từ nguồn thức ăn. Bản thân con người không có khả năng tự tổng hợp được phenol . Flavonoid tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất, sinh tổng hợp quá trình enzyme . Về mặt cấu tạo, flavonoid là các polyphenol có tính acid, đính nhóm hydroxy tự do ở các vòng . Trong thực vật, flavonoid tồn tại chủ yếu ở hai dạng: dạng tự do (aglycol) dạng liên kết với glucid (glycosid). Trong đó, dạng aglycol thưòng tan trong các dung môi hữu cơ như ete, aceton, cồn nhưng hầu như không tan trong nước, còn dạng glycosid thì tan trong nước nhưng không tan trong các dung môi không phân cực như aceton, benzen, cloroform. Flavonid được chiaats xuất từ lá cây trinh nữ hoàng cung. • Terpenoid Terpenoid là nhóm chất hữu cơ thiên nhiên không no có công thức chung là (izo-C 5 H 8 )n (n>=2). Ngoài các hydrocacbon không no, các dẫn xuất của chúng như ancol, andehyd, ceton, cacboxylic acid cũng được gọi là tecpen. Tuỳ theo số nguyên tử cacbon trong mạch hydrocacbon, người ta phân chúng thành các nhóm: monoterpen, secpuiterpen, diterpen, triterpen, tetraterpen, polyterpen. Trong đó monoterpen là quan trọng nhất trong terpenoid. Nó có cấu trúc mạch hở, mạch vòng. Các terpenoid có chứa nhiều trong thực vật như secpuiterpen, diterpen triterpen có chứa trong tinh dầu, nhựa của thực vật bậc cao, polyterpen là thành phần chính của các cao su tự nhiên. • Ngoài ra, còn có những hợp chất bay hơi khác như: andehyd, acid hữu cơ, glucan A, glucan B…. Trang 9 Anđehyt là hợp chất hữu cơ có nhóm chức cacbonyl: R-CHO. Andehyd có nhiều trong cây trinh nữ hoàng cung. Acid hữu cơ là hợp chất hữu cơ có nhóm chức cacboxyl: R-COOH. Trong cây trinh nữ hoàng cung có nhiều loại acid hữu cơ khác nhau. Glucan là một loại hợp chất của cacbohydrat, trong cây trinh nữ hoàng cung gồm hai loại là glucan A glucan B. Tóm lại, với những thành phần hóa học đã đang được nghiên cứu từ năm 1983 cho đến nay, có thể nói đó là công trình khoa học tuyệt vời của các nhà khoa học trong nước thế giới. Với sự tiến bộ của khoa học ngày nay, đã góp phần hoàn thiện danh sách những thành phần hóa học chính được chiết xuất tù cây trinh nữ hoàng cung. 2.2 Dược tính sinh học của hợp chất trong cây trinh nữ hoàng cung Thành công của các nhà khoa học Việt Nam đã đưa cây Trinh nữ hoàng cung trở thành thần dược với dược tính sinh học từ trong phòng thí nghiệm đến thử nghiệm lâm sàng được công nhận của Bộ Y tế. • Ancaloid Một số Ancaloid có tác dụng chống phát triển khối u như: crinafolin, crinafolidin, licorin epoxyambellin tác dụng trên tế bào T - lymphocyte còn có tác dụng kháng khuẩn như hamayne (bulbispenmin, flavonoid, demethylcrinamin. Là thành phần chính trong cây trinh nữ hoàng cung có hoạt tính sinh học cao nhất là trong điều trị ung thư, u xơ tử cung, u nang buồng trứng ung thư tiền liệt. Nghiên cứu về các hợp chất của Ancaloid dược tính sinh học là những đề tài hấp dẫn của các nhà khoa học. • Flavonoid Hoạt tính sinh học của flavonoid: Có tác dụng với khối u một số dạng ung thư như enpatin (3,5,3'-trihydroxy-6,7,4'-trimetoxyflavon), enpatoretin (3,3'- dihydroxy -5,6,7,4'-tetrametoxyflavon); Nâng cao tính bền của thành mạch máu như rutin; Có tác dụng estrogen như glycosid quecxetin kaempferol- 3-3- ramnogalacto-7-ramnorid. Ngoài các tác dụng trên, flavonoid còn có các tác Trang 10 . theo lá. Cán hoa dài 20 - 50 cm, trên đầu mang 10 - 20 hoa hợp thành tán, có bẹ hình tam giác màu xanh ve, dài 5 - 7 cm, cuống hoa ngắn. Hoa dài 10 - 20. thuốc cho khoa học vì thế có những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Trinh nữ hoàng cung đã từng làm đau đầu các nhà khoa học và ngày nay đang tạo sự hoang mang

Ngày đăng: 19/10/2013, 15:05

Hình ảnh liên quan

Bảng 2. Đặc điểm so sánh giữa cây trinh nữ hoàng cung và cây lan huệ - ĐẾ TÀI: TÌM HIỂU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ DƯỢC TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG

Bảng 2..

Đặc điểm so sánh giữa cây trinh nữ hoàng cung và cây lan huệ Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 1. Đặc điểm so sánh cây trinh nữ hoàng cung và cây náng hoa trắng - ĐẾ TÀI: TÌM HIỂU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ DƯỢC TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG

Bảng 1..

Đặc điểm so sánh cây trinh nữ hoàng cung và cây náng hoa trắng Xem tại trang 6 của tài liệu.
Hình 3. Thuốc Tadimax - ĐẾ TÀI: TÌM HIỂU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ DƯỢC TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG

Hình 3..

Thuốc Tadimax Xem tại trang 14 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan