GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI HND TẠI CHI NHÁNH

11 164 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI HND TẠI CHI NHÁNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI HND TẠI CHI NHÁNH 3.1. Định hướng của NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum trong hoạt động cho vay. Hiện nay, mở rộng tín dụng thị trường nông thôn đang là một hướng ưu tiên và là một nhiệm vụ rất quan trọng của ngành ngân hàng trong việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Trong đó, phải nói đến vị trí, vai trò chủ lực của hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, với hàng chục triệu hộ dân đã và đang là nười bạn đồng hành tin cậy và lâu dài. Bên cạnh đó, việc mở rộng cho vay hộ nông dân hiện đang gặp những khó khăn phức tạp do món vay nhỏ, địa bàn cư trú của người vay phân tán, trình độ dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn, số người vay ngày càng tăng, chi phí nghiệp vụ cao và khả năng rủi ro ngày càng lớn. Không nằm ngoài những đặc điểm mang tính dặc thù đó, cho vay hộ nông dân tại NHNo & PTNT Chi nhánh Lê lợi tỉnh Kon Tum có những thuận lợi và khó khăn nhất đinh: * Những thuận lợi. - Hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng, tín dụng và những văn bản liên quan đang dần dần được hoàn thiện, đầy đủ hơn. Công tác điều hành vĩ mô của Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đây là hàng lan pháp lý là môi trường an toàn hơn cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. - Tranh thủ được sự giúp đỡ của cấp ủy chính quyền địa phương, sự phối kết hợp với các ngành chức năng. - Đội ngũ cán bộ trẻ, khỏe đã được sàn lọc, thử thách và đào tạo cơ bản, cùng những thành quả đạt được trong những năm qua là những nhân tố quyết định để có sự chủ động, sang tạo, tiếp tục phát triển trong những năm tới. - Mạng lưới hoạt động rộng, chiếm lĩnh được thị phần. Đây là một trong những nhân tố nâng cao khả năng cạnh trạnh đối với các ngân hàng Thương mại khác. * Những khó khăn. - Năng xuất lao động, trình độ cán bộ tín dụng chưa theo kịp với xu thế phát triển chung. Đây là thách thức lớn trong quá trình cạnh tranh và phát triển. - Môi trường kinh doanh còn hạn chế, trình độ dân trí thấp kém, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, hàng năm còn phải gánh chịu thiệt hại nặng nề về thiên tai, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. - Việc cho vay hộ nông dân ở vùng sâu, vùng xa gặp khó khăn, bị ngưng trệ vì diễn biến hòa bình cái goi là “Nhà nước Đêga tự trị” trong thời gian qua. - Công ty mía đường sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, liên tục bị thua lỗ, giá cả biến động bất lợi nên dân trồng mía, cà phê gặp nhiều khó khăn, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ, vốn tín dụng bị ứ đọng, tiềm ẩn nợ quá cao. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, NHNo & PTNT Chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum đã có những đinh hướng chủ yếu là: <-> Mục tiêu phấn đấu: - Huy động vốn tăng 20 – 25% so với năm 2010 - Dư nợ tăng 10-15% so với năm 2010 - Tỷ lệ nợ xấu < 3%/tổng dư nợ - Tỷ lệ thu dịch vụ tăng 10% so với năm trước - Tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn : 47%/tổng dư nợ - Chênh lệch lãi suất: 0,30% - Tăng quỹ thu nhập 10% so với năm 2010 - Thu nợ đã xử lý rủi ro trên 25%/tổng dư nợ rủi ro - Hệ số lương đạt được theo quy định của ngành và có lương năng suất <->Định hướng hoạt động tín dụng: - Huy động vốn 31/12/2010: 151,226 tỷ đồng. - Dự nợ đến 31/12/2010: 151,226 tỷ đồng. Trong đó: + NH: chiếm 60% tổng dư nợ. + TD: chiếm 40% tổng dư nợ. - Nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm: dưới 5%. Trong điều kiện huy động vốn tại địa phương còn hạn chế nên phải tranh thủ và tận dụng tối đa nguồn vốn ngoài địa phương để tiếp tục đầu tư mở rộng tín dụng giảm lãi xuất đầu vào. Đồng thời với tăng trưởng tín dụng phải tập trung làm lành mạnh tín dụng, đầu tư đúng hướng, có hiệu quả, nâng cao công tác thẩm định, hạn chế tối đa rủi ro tín dụng, chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng. 3.2. Giải pháp… Trong hoạt động đầu tư tín dụng tại Việt Nam, tập trung cho vay hộ nông dân là lựa chon mang tính chất đột phá và là nội dung chính của hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và của NHNo & PTNT Chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum nói riêng trong thời gian qua. Tuy vây, để tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ về vốn cho khách hàng, bên cạnh việc phát huy những ưu điểm đã làm được , NHNo & PTNT Chi nhánh Lê Lợi cần phải khắc phục những tồn tại bằng phương pháp sau: * Tăng cường kết hợp với chính quyền địa phương. Thống nhất nhận thức coi hỗ trợ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn trong thời gian tới là nhiệm vụ quan trọng, có ảnh hưởng đến sự phát triển và hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng. Do vậy, cần chủ động tìm hiểu thông tin và tích cực tham gia với các cấp chính quyền về qui hoạch phát triển chung của địa phương. Chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội cơ sở đóng vai trò đặc biệt quan trọng góp phần thúc đẩy thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ. Thực tế đúc rút ra bài học kinh nghiệm là ở đâu chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội hoạt động mạnh thì kinh tế phát triển, an ninh chính trị ở đó ổ định, hiệu quả vốn tín dụng cao. Để góp phần thực hiện giải pháp mở rộng tín dụng, thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển, ngân hàng phải tạo được “chân rết” vững chắc ở cơ sở thôn, xã, xây dựng mối quan hệ tốt hơn với cấp ủy, xã chính quyền, đoàn thể (hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên hoặc già làng). Để thắc chặt mối quan hệ lâu bền giữa NHNo & PTNT với các tổ chức trên phải quan tâm đến quyền lợi một cách rõ rệt như việc thăm hỏi, chi trả hoa hồng… * Mở rộng tín dụng gắn với hiệu quả và an toàn vốn. Tổ chức ngiên cứu, xây dựng cơ cấu tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp trên cơ sở lấy hiệu quả và an toàn vốn làm thước đo đánh giá việc lựa chọn phương án tối ưu. Vốn tín dụng ngân hàng cần được phối hợp, lồng ghép một cách hữu cơ với các nguồn vốn khác để tạo sự đồng bộ trong đầu tư, tạo điều kiện tốt hơn cho việc khai thác các lợi thế so sánh và nâng cao hiệu quả của từng loại cây trồng, vật nuôi và tăng thu nhập, cải thiện mọi mặt về đời sống của người nông dân. Phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững là hoạt động mang tính chiến lược, cần phải có thời gian lâu dài, từng bước đút rút kkinh nghiệm. Vùng được chọn làm vùng nông nghiệp bền vững bảo đảm ba yếu tố: “Kinh tế, kyc thuật, sinh thái” và yếu tố quyết định xu thế và kế hoạch đầu tư. Vốn để phát triển nông nghiệp, nông thôn có rất nhiều nguồn, nhiều kênh, trong đó vốn qua kênh ngân hàng là trực tiếp, quan trọng. Hiệu quả vốn tín dụng là yêu cầu cần thiết của ngân hàng Thương mại nhưng không đơn giản khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn vốn, cần quan tâm đến kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Công tác điều tra trước khi cho vay là việc làm rất quan trọng, cho ai vay? Vay để làm gì? không phải lúc nào cũng đúng, không phải cán bộ tín dụng nào cũng nắm được cụ thể. Vì vậy, hồ sơ kinh tế hàng năm phải được làm tới từng xã trở lên. Muốn thực hiện được như vậy phải có sự giúp đỡ kết hợp đồng bộ của các đoàn thể, chính quyền, địa phương, giúp ngân hàng phân loại kinh tế hộ nông dân một cách chính xác. Tăng cường kiểm tra khi cho vay cũng là biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, tránh rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn vốn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, tránh rủi ro tín dụng. Để công tác kiểm tra có hiệu quả, nên thực hiện liểm tra chéo, đổi địa bàn quản lý của hộ tín dụng. * Hoàn thiện chính sách khách hàng: Nên tổ chức nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện chính sách khách hàng phù hợp với từng loại đối tượng vay vốn; trích một phần kinh phí hoạt động để phối hợp với các tổ chức khuyến nông, các cơ quan nghiên cứu tổ chức các hội nghị chuyên đề, tập huấn và phổ biến rộng rãi các kiến thức và kinh nghiêm làm ăn, chuyển giao công nghệ, giúp các hộ gia đình nông dân áp dụng giống mới, công nghệ, kỹ thuật canh tác trong trồng trọt, chăn nuôi để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất vì dân trí của người nông dân ở nhiều nơi thấp, đa số chưa được đào tạo toàn diện về kinh tế, kỹ thuật và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường nên khó thích ứng với công nghệ, kỹ thuật mới và yêu cầu sản xuất hàng hóa trong điều kiện kinh tế thị trường. Vì thế, nên nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn,sử dụng vốn, phát huy nội lực của tiền vốn và các tiềm năng khác. * Công tác cập nhập thông tin: Xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin, tăng cường trao đổi thông tin về thị trường sản phẩm của các cây trồng, vật nuôi mới, khả năng phát triển và hiệu quả phát triển. Tổ chức đào tạo, huấn luyện cung cấp cho cán bộ tín dụng về các kiến thức mới và kỹ năng thẩm định, quản lý rủi ro để tăng khả năng giải quyết nhanh, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho vay đối với các dự án đầu tư trong các lĩnh vực, ngành nghề mới. * Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, nhất là khâu thẩm định cho vay. Yêu cầu của việc thẩm định đánh giá tình hình khách hàng là phải chẩn đoán được khả năng trả nợ của người vay theo những tiêu chuẩn cụ thể. Nôi dung thẩm định phải được lượng hóa một số chỉ tiêu cơ bản sau: - Thẩm định tư cách của chủ hộ: uy tín của chủ hộ đóng vai trò rất quan trọng đối với chất lượng của khoản vay. Uy tín của chủ hộ được thể hiện qua việc tạo lập, nắm giữ quản lý tài chính, tài sản của hộ, năng lực và cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức sinh hoạt trong gia đình, nuôi dạy giáo dục con cái, các mối quan hệ với xóm làng, dòng tộc. - Thẩm định kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ: tùy từng khách hàng cụ thể mà có thể tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của họ theo khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên những nội dung chính cần phải biết là: thời gian đã sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực hộ xin vay, kiến thức kinh tế của hộ về lĩnh vực này, những kết quả cụ thể đã đạt được. - Tính toán xác định được mức thu nhập của hộ vay: việc tính toán mức thu nhập căn cứ vào thời gian dự kiến có nguồn thu để chia ra tháng hoặc quý, trên cơ sở đó tính toán nguồn thu nợ và định kỳ thu nợ cho phù hợp. - Thẩm định vón tự có của hộ tham gia vào dự án: Vốn tự có của hộ có thể bằng tiền, hiện vật, sức lao động. Tỷ lệ vốn tự có của hộ tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh càng lớn thì mức an toàn vốn cho vay của ngân hàng càng cao. Nội dung này là một trong các chỉ tiêu quan trọng giúp cho các cán bọ tín dụng xác định mức cho vay hợp lý. Thực tế, hầu hết các phương án, dự án mà ngân hàng cho vay không đủ hoặc vượt quá nhu cầu của hộ vay thì hiệu quả sử dụng vốn đều không cao, khả năng trả nợ đúng hạn sẽ gặp khó khăn, có khi còn dẫn đến những rủi ro khó thu hồi nợ. - Xác định tài sản hiện có của hộ: thông qua việc xác định tài sản hiện có để đánh giá việc thực lực kinh tế của hộ, thông qua đó cán bộ tín dụng có thể phân loại và xếp hộ theo tiêu thức hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình hoặc hộ nghèo, từ đó xác định mức cho vay hợp lý. Ngoài ra các tài sản này sẽ là nguồn trả nợ bổ sung của hộ vay trong trường hợp dự án sản xuất kinh doanh của hộ gặp rủi ro. * Đa dạng hóa phương thức cho vay đối với kinh tế hộ. Có 2 phương thức cho vay có thể áp dụng trong cho vay hộ nông dân là: cho vya từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng. Phần lớn hộ nông dân có nhu cầu vay vốn thường xuyên, nhưng phương thức cho vay tại địa phương hiện nay còn đơn điệu, chủ yếu là cho vay từng lần, nhiều khi chưa phù hợp với đặc điểm sản xuất của hộ vay. Theo quy định tín dụng hiện hành, việc áp dụng phương thức cho vay từng lần trở nên ít tác dụng, phát sinh nhiều thủ tục nghiệp vụ, mất nhiều thời gian chờ đợi và đi lại, tạo ra tâm lý ngần ngại cho người nông dân về thủ tục vay vốn và phần nào gây nên tình trạng quá tải cho cán bộ tín dụng. Phương thức cho vay từng lần: là phương thức cho người ứng tiền vay thích hợp với những khách hàng có vốn tự có dồi dào, nhu cầu vay vốn chỉ mang tính chất tạm thời chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng mức luân chuyển vốn của người vay. Trong kinh tế thì tính thời vụ không phải là tiêu chí quyết định việc áp dụng cho vay từng lần mà khả năng tài chính và ý muốn của khách hàng mới là yếu tố quyết định. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: là hình thức ưu đãi về vốn và thủ tục vay vốn đối với khách hàng sản xuất kinh doanh ổn định, tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn luân chuyển thấp nên họ có nhu cầu vay ngân hàng thường xuyên liên tục. Tuy nhiên phương thức này chỉ áp dụng đối với khách hàng có tín nhiệm đối với ngân hàng. Do sản xuất của hộ nông dân mang tính tổng hợp, có chu kỳ sản xuất đan xen nhau, nên nhu cầu vay vốn tối đa để sản xuất một loại sản phẩm nông nghiệp tại một thời điểm không cao. Từ đó có thể áp dụng cho vay hộ nông dân theo hướng: - Đối với hộ nông dân sản xuất với quy mô lớn, nhu cầu vay trên mức tối đa không phải thế chấp tài sản thì xem xét việc áp dụng phương thức cho vay từng lần phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Đối với hộ sản xuất nhỏ, nhu cầu vay ít thì xem xét việc áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, thời hạn cho vay khoảng 12 tháng. Tổng mức cho vay vốn tối đa bằng mức cho vay không phải thế chấp tài sản theo quy định của Chính phủ. Trong phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn co quan hệ bình đẳng. Người vay được thỏa mãn đầy đủ, kịp thời vay vốn và được linh hoạt khi sử dụng tiền vay để chuyển hướng sản xuất kinh doanh, bắt kịp những cơ hội thi trường có lợi nhất. Được nhận tiền vay hoặc trả nợ khi cần, nhờ đó giảm được lãi phải trả. Đối với ngân hàng, phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng cho phép loại bỏ những thao tác không cần thiết của cán bộ tín dụng nên có thể giảm thiểu được thủ tục giao dịch đối với hộ nông dân, tạo điều kiện hơn nữa cho hộ sản xuất nông nghiệp, đáp ứng được đầy đủ hơn nhu cầu về vốn cho sản xuất của hộ nông dân và nâng cao được chất lượng tín dụng đối với hộ vay nông dân, giảm được sự quá tải đối với cán bộ tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương thức cho vay thích hợp nhất đối với hộ nông dân vay vốn không phải thực hiện thế chấp tài sản. * Thành lập ngân hàng lưu động. Việc giải ngân, thu nợ với hộ nông dân, cần thiết thực hiện theo quy mô hình hành ngân hàng lưu động giúp cho người vay giảm được chi phí đi lại, ngày công,… làm cho khách hàng có lợi hơn, từ đó họ sẽ suy nghĩ về trách nhiệm của mình trong mối quan hệ với ngân hàng ngày càng tốt hơn, uy tín hơn. Ngân hàng thể hiện là người đồng hành với nông dân, giúp họ phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho nông dân. Thực hiện mô hình ngân hàng lưu động buộc ngân hàng phải tăng cường đội ngũ cán bộ tín dụng, tăng cường công tác quản lý, tạo mối quan hệ ngày càng gần gũi với người bạn đồng hành trong tương lai, phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững. * Củng cố việc cho vay qua tổ vay vốn. Đối với việc cho vay qua tổ vay vốn, đây là một mô hình kinh tế gắn với đời sống và những quyền lợi thiết thân nhất của đông đảo các hộ nông dân ở khắp các thôn bản từ vùng thấp đến vùng cao. Chính vì vậy, nó phải được mọi hộ nông dân gthaays thực sự cần thiết và tự nguyện xin gia nhập, chấp nhận mọi điều kiện về nghĩa vụ, trách nhiệm, tạo ra một nề nếp tự kiểm soát lẫn nhau ngay trong từng tổ vay vốn hoặc giữa các tổ vay vốn với nhau. Tuy nhiên, các mô hình tổ vay vốn chỉ có thể phát triển lành mạnh, đúng hướng khi có sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền, nhất là cấp ủy, chính quyền cơ sở. Yếu tố quyết định sự thành bại của các mô hình tổ vay vốn là phải lựa chọn được một đội ngũ cán bộ có năng lực, có tín nhiệm cao với dân, nhiệt tình quan tâm đến đời sống của nhân dân. Đây là yếu tố kết dính các thành viên của tổ với nhau. Các tổ vay vốn dù hoạt động tốt đến đâu cũng không thể khoán trắng cho các tổ vay vốn. Tùy theo năng lực, tín nhiệm của các tổ trưởng, tổ phó tổ vay vốn, ngân hàng có thể giao một số nhiệm vụ cụ thể, có hướng dẫn chu đáo và kiểm tra chặt chẽ của cán bộ tín dụng. Các tổ vay vốn bắt buộc phải thực hiện đầy đủ các qui chế, các thao tác nghiệp cụ do ngân hàng hướng dẫn. Coi trọng việc bồi dưỡng cả về nghiệp vụ, vật chất cho các tổ trưởng, tổ phó. Phải thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ theo cách cầm tay chỉ việc. Ngoài chế độ hoa hồng theo qui định, hàng năm ngân hàng và ủy ban nhân dân các cấp nên có chế độ khen thưởng thích hợp cho các xã, thôn, bản, đoàn thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. * Đầu tư mở rộng tín dụng: Đầu tư cho vay sản xuất nông nghiệp (trồng mía, trồng cây nguyên liệu giấy, trồng mỳ, nguyên liệu, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, cho vay xây dựng nhà ở, mua sắm máy móc thiết bị) phục vụ sản xuất phục vụ đời sống, chú trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mở rộng các dịch vụ tiện ích ngân hàng. Đầu tư cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, giao thông nông thôn, khác…), khu chung cư và nhà ở khu vực thị xã, vùng ven đô thị… góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. 3.3. Một số kiến nghị. * Đối với Chính phủ, các Bộ, cơ quan ban ngành liên quan: - Hiện nay ở nông thôn, ngoài các nguồn vốn cho của các chương trình, các đự án, các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế đầu tư vào nông thôn. Các nguồn vốn cho vay trong nông thôn với nhiều tỷ lệ cao nhất là của NHNo. Nên Nhà nước cần có biện pháp hướng dẫn chỉ đạo thống nhất cả về lãi xuất, phương thức cho vay, đầu tư để tiền vốn được thực sự đến tay người nông dân và được đầu tư vào thực tế sản xuất. - Đề nghị Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như các cấp lãnh đạo địa phương cần nhanh chóng đầu tư vào phát triển các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm các cấp, cùng với ngân hàng để hướng dẫn nông dân sử dụng tốt tiền vốn vào việc phát triển sản xuất, đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó công nghệ ở nông thôn còn lạc hậu và thay đổi chậm; việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là giải pháp hữu hiệu để từng bước đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ thích hợp. Cần đưa công nghệ sinh học vào nông nghiệp nhất là nhân tạo giống có năng suất cao, nâng cao trình độ cơ khí hóa, điện khí hóa nông nghiệp, chuyển giao công nghệ tiến bộ phù hợp với nông nghiệp. * Đối với chính quyền địa phương: Tiếp tục đẩy nhanh tiến bộ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở, tạo điều kiện pháp lý để giúp hộ nông dân vay vốn. Có chế độ cụ thể khuyến khích người sử dụng đất đầu tư cải tạo đồng ruộng và tự chuyển đổi tích tụ ruộng. Tổ chức mạng lưới dịch vụ tiêu thụ nông sản đến từng thôn, xã theo sản phẩm hàng hóa, thực hiện các biện pháp liên kết để mua sản phẩm của nông dân một cách thuận tiện, có lợi cho nông dân, không bắt chẹt nông dân. - Chú trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ chế biến sau thu hoạch, nhằm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, khuyến khích đầu tư sản xuất hàng hóa của hộ nông dân kể cả về số lượng lẫn chất lượng. * Đối với NHNo & PTNT Việt Nam: - Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể phương thức cho vay theo hạng mức tín dụng đối với hộ nông dân. - Việc cho vay vùng sâu, vùng xa thực hiện giãm lãi, đề nghị NHNo & PTNT tỉnh Kon Tum có hướng dẫn cụ thể từ đầu năm để các Chi nhánh chủ động thực hiện, đồng thời không ảnh hưởng đến tài chính. Ngoài ra khi cho vay những đôi tượng ở những vùng này ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn: chi phí cho vay cao, rủi ro tín dụng lớn; đặc biệt việc thực hiện chính sách miễn thu lãi đối với hộ nghèo và đồng bào dân tộc, đề nghị NHNo & PTNT tỉnh Kon Tum có chính sách tài chính đối với chi nhánh như: tăng mức khoán đơn giá tiền lương, xem xét không thu phí sử dụng vốn đối với số dư nợ chi nhánh cho vay đối tượng khách hàng trên. * Đối với NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum. - Mở rộng đa dạng hóa các hình thức vay huy động vốn phù hợp, đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Tổ chức huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư từ nông thôn đến thành thị, từ ít đến nhiều theo phương châm “kiến tha lâu đầy tổ”. Tư vấn và tuyên truyền cho khách hàng quen dần với việc có tài khoản ở ngân hàng. - Xác định khách hàng là hộ sản xuất, cá thể là khách hàng chính và thường xuyên. Phấn đấu thực hiện đầu tư tín dụng đến 100% hộ sản xuất có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn ngân hàng. Xác định hộ nông dân là khách hàng truyền thống, là người bạn đồng hành trong quá trình cùng đi lên và phát triển. - Bám sát Nghị quyết, chương trình mục tiêu của địa phương, của ngành để đầu tư tín dụng đúng hướng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Xác định đầu tư trọng điểm, đối tượng đầu tư chủ lực để tập trung năng lực mở rộng tín dụng. - Kết hợp tốt chức năng kinh doanh và chức năng dịch vụ , phục vụ phát triển kinh tế xã hội nhưng phải có hiệu quả tài chính, bù đắp đủ chi phí và đủ lương cho người lao động. Nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, phối hợp với các đoàn thể trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, giáo dục cán bộ công nhân viên trong chi nhánh. - Thường xuyên tổ chức làm tốt phân tích nợ, phân loại khách hàng, đối với khách hàng truyền thống. Nắm vững hồ sơ kinh tế, xã hội địa phương để đề ra kế hoạch, mục tiêu phấn đấu thực hiện. - Giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức phẩm chất người cán bộ ngân hàng, đặc biệt cán bộ tín dụng. Xử lý nghiêm túc các cán bộ vi phạm kỷ luật, vi phạm quy chế và lợi dụng cho vay thu nợ, vi phạm tác phong lề lối làm việc, thái độ phục vụ khách hàng. Nghiêm cấm cán bộ ngân hàng nhận bồi dưỡng dưới mọi hình thức, vay ké khách hàng, giải quyết cho vay chậm. Phối hợp tốt với địa phương và khách hàng vay vốn để quản lý cán bộ, thường xuyên lấy ý kiến đóng góp (trực tiếp và qua thư góp ý) của nhân dân, đoàn thể và chính quyền địa phương, khách hàng vay vốn để quản lý, nâng cao trách nhiệm cán bộ. Tổ chức giao khoán công việc cụ thể, gắn liền với cơ chế tiền lương để nâng cao chất lượng công việc từng cán bộ. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, bắt buộc thực hiện luân chuyển cán bộ tín dụng hàng năm để tăng cường công tác quản lý. Bắt buộc từng cán bộ ghi phải có chương trình làm việc hàng quý, 6 tháng, năm với đơn vị để đánh giá công tác, rút kinh nghiệm, khuyến khích thi đua khen thưởng và xếp loại lao động hàng tháng – quý – năm. Tập trung giải quyết nợ tồn đọng, kiên quyết phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành chức năng, đoàn thể để giải quyết các trường hợp nợ dây dưa, trốn tránh trách nhiệm trả nợ, làm lành mạnh môi trường tín dụng, từng bước mở rộng cho vay đến các hộ khác. Đối với nợ tồn đọng khó đòi (do những năm trước đây – từ 1993 đến nay, cho vay tín chấp thông qua tổ liên danh) tại địa bàn các xã Iachim, ChưHreng, ĐăkRơVa, ĐăkNăng để thu được nợ thật sự rất khó khăn, vì số nợ trên đây chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số, chi nhánh đã phối hợp với chính quyền địa phương, đã khởi kiện ra tòa, nhưng để thu hồi không thể xử lý ngay được. Chi nhánh đề nghị NHNo tỉnh Kon Tum xem xét cho phép chi nhánh (chi nhánh sẽ có tờ trình) thu nợ gốc trước, lãi sau đối với các khoản nợ tồn đọng khó đòi của đồng bào dân tộc thiểu số với hình thức trình theo danh sách, từng trường hợp cụ thể kèm theo danh sách đã được duyệt trước về việc thu nợ gốc trước, lãi sau theo đúng quy định. [...]...KẾT LUẬN Với tên gọi, chức năng mạng lưới rộng khắp thành thị tới nông thôn, từ ngày thành lập đến nay, NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum đã và đang là chi nhánh NHTM Nhà Nước gắn bó nhất đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn hiện nay là con đường hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn đặt ra đối với kinh tế nông... NHNo & PTNT Chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum nói riêng trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn mới mang lại những thành quả thiết thực Để khẳng định vị thế của NHNo & PTNT tại địa phương, NHNo & PTNT Chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum ngay từ buổi đầu thành lập đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, từng bước ổn định và ngày càng phát triển Với hơn mười năm trưởng thành, Chi nhánh đã... Muốn giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân thì việc đầu tư của ngành ngân hàng cần phải có sự phối hợp giải quyết đồng bộ của các ngành và sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước về các vấn đề như : giá bảo hộ đối với nông sản phẩm chủ yếu, thành lập quỹ điều tiết rủi ro, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, phát triển giao thông vận tải, xóa bỏ sự phân cách giữa thành thị và nông thôn, phát triển. .. vượt qua nhiều khó khăn thử thách, từng bước ổn định và ngày càng phát triển Với hơn mười năm trưởng thành, Chi nhánh đã ghi dấu một chặng đường gắn bó cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà, thực sự là người bạn đồng hành với nông dân . GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI HND TẠI CHI NHÁNH 3.1. Định hướng của NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum trong hoạt động cho vay. . hóa phương thức cho vay đối với kinh tế hộ. Có 2 phương thức cho vay có thể áp dụng trong cho vay hộ nông dân là: cho vya từng lần, cho vay theo hạn mức

Ngày đăng: 19/10/2013, 13:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan