Tư vấn và quản lý danh mục đầu tư

11 657 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tư vấn và quản lý danh mục đầu tư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tư vấn và quản lý danh mục đầu tư

Trang 1

CHƯƠNG 5: TƯ VẤN VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ

5.1 TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

5.1.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của tư vấn đầu tư chứng khoán.

Trong nền kinh tế tiền tệ, kiếm tiền và tiêu tiền là hai mặt của một vấn đề màmỗi cá nhân cho đến các hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ đều phải luôn đốimặt Khi nguồn thu nhập hiện tại chưa được tích luỹ đủ lớn để tài trợ cho các nhucầu chi tiêu dự kiến trong tương lai thì vay mượn hoặc tiết kiệm và tìm cách đầu tưđể làm sinh sôi nảy nở số tiền đó là hai phương cách được sử dụng phổ biến để giảiquyết tình trạng mất cân bằng giữa dòng thu nhập hiện tại và chi tiêu trong tương laicủa các chủ thể trong nền kinh tế.

Ở góc độ cá nhân, từ khi thị trường chứng khoán xuất hiện, đầu tư là cách đượcưa chuộng hơn vì trong thực tế ngày càng có nhiều người sinh sống chủ yếu dựa vàocác khoản lợi tức thu được từ hoạt động đầu tư chứng khoán Vấn đề là ở chỗ, dokhuynh hướng lây lan tâm lý, khi đầu tư chứng khoán trở nên là một lĩnh vực kinhdoanh hấp dẫn, ngày càng có nhiều người gia nhập thị trường thì nhà đầu tư phải cóhểu biết sâu sắc về đầu tư Khi đội ngũ các nhà đầu tư này liên tục bị thiếu vốn hoặcbị thua thiệt trong các phiên giao dịch, thì tư vấn đầu tư có lý do để được chấp nhậnnhư một nghề chính thức.

Trước hết, đầu tư cần dịch vụ tư vấn bởi kiếm tiền từ đầu tư là một công việc

không dễ dàng Người ta có thể thắng trong phiên giao dịch này nhưng lại có thểthua trong các phiên giao dịch sau đó Do vậy, điều kiện cần để trở thành nhà đầu tưthành công là phải có kinh nghiệm hoặc ít ra là học tập kinh nghiệm từ chỉ dẫn củacác nhà tư vấn.

Đầu tư cần dịch vụ tư vấn bởi vì mặc dù có rất nhiều nguồn thông tin tài chínhcó sẵn nhưng không phải ai cũng có thời gian và kinh nghiệm để phân tích và tựmình đưa ra các quyết định đầu tư.

Đầu tư cũng cần tư vấn bởi vì có nhiều sản phẩm đầu tư khác nhau cho cácmục đích là quá trình quyết định phân bổ tiền tiết kiệm vào các lớp tài sản khácnhau Do mỗi lớp tài sản lại bao gồm các chứng khoán có những đặc tính rủi ro, thu

Trang 2

nhập và kỳ hạn khác nhau nên một lý do khác làm nhà đầu tư cần đến nghiệp vụ tưvấn đầu tư là kiến thức vì không ai có thể am hiểu sâu sắc về mọi mặt.

Đầu tư cũng rất cần tư vấn vì tồn tại nhiều phong cách (kiểu) đầu tư khác nhauvà mỗi một phong cách lại thích hợp với các lứa tuổi, cá tính, nghề nghiệp, giới tínhkhác nhau trong những thời điểm khác nhau Có người thích đầu tư theo kiểu đầu cơgiá lên nên kỹ thuật đầu tư của họ là mua, nắm giữ và chờ (cầu nguyện) cho giá lênđể bán Ngược lại, cũng có nhiều người thích áp dụng kỹ thuật đầu cơ giá xuống.Đặc trưng của kiểu đầu tư này là bán trước chứng khoán chưa thuộc sở hữu củamình sau đó mua lại chứng khoán này với hy vọng rằng tại thời điểm mua lại, giáchứng khoán này sẽ giảm và do đó sẽ kiếm lời theo kiểu “tay không bắt giặc”.

Tất cả những lý do nói trên khiến dịch vụ tư vấn đầu tư trở nên có chỗ đứngtrên thị trường tài chính Ngày nay, sản phẩm của nghiệp vụ tư vấn trải dài từ tư vấnchung, tư vấn đại cương, tư vấn bằng lời cho đến tư vấn bằng các phân tích vàkhuyến nghị chi tiết, cụ thể bình luận về nền kinh tế, các sự kiện hiện hành, biếnđộng của thị trường và từng loại chứng khoán.

5.1.2 Điều kiện của đầu tư và tư vấn đầu tư.

Tư vấn đầu tư là một khoa học và cũng là một nghệ thuật Để có thể tư vấn chokhách hàng, điều quan trọng là nhà tư vấn phải am hiểu trò chơi đầu tư, phải thấyđược cơ hội kiếm tiền khi người khác chưa thấy, phải tìm ra được nhiều giải pháp tàichính khác nhau để giải quyết các vấn đề tài chính Vì vậy, nếu không chuẩn bị mộtnền tảng kiến thức tài chính vững vàng thì không có uy tín với các nhà đầu tư Nóichung, theo kinh nghiệm của nhiều nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp, kiến thức tàichính được xây dựng và hình thành trên bốn nề tảng hay bốn điều kiện cần chủ yếulà kế toán, đầu tư, thị trường và pháp luật.

- Đầu tiên: Nhà tư vấn phải am hiểu kế toán Để đọc và hiểu được các báo

cáo tài chính, nhà tư vấn phải được trang bị các kiến thức về kế toán để có thể nhậnbiết điểm mạnh, mặt yếu của bất kỳ doanh nghiệp nào để chọn lựa hoặc tư vấn chokhách hàng chọn lựa.

- Thứ hai: đầu tư và con đường đi đến sự thành công trong lĩnh vực đầu tư

chính là học hỏi, nghiên cứu, đồng thời tìm kiếm một hay nhiều chiến thuật, chiếnlược đầu tư hiệu quả Nhà tư vấn phải biết những chiến lược đầu tư khôn ngoan để

Trang 3

có thể tìm kiếm tiền một cách dễ dàng Nếu không, dễ sẽ chạy theo đám đông hoặcmua bán theo cảm tính hoặc tin đồn.

- Thứ ba: hiểu biết về thị trường cũng là một điều kiện quan trọng Nhà tư

vấn phải nhạy bén với thị trường để giúp khách hàng khắc phục hiện tượng mua lúckhông nên mua (nhập cuộc trễ) hoặc hiện tượng bán lúc không nên bán (quá sớm)tức là phải biết khi nào cần phải nhảy vào cuộc chơi và biết khi nào cần phải thoátra.

- Thứ tư: am hiểu pháp luật

Nhà tư vấn chuyên nghịêp, ngoài các kiến thức chuyên môn cần phải am hiểu

pháp luật, không chỉ đơn thuần là pháp luật về chứng khoán mà còn phải am hiểu

các bộ luật có liên quan khác như luật thuế, luật doanh nghiệp, luật khuyến khíchđầu tư… để tư vấn cho khách hàng.

5.2 QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ

5.2.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của quản lý danh mục đầu tư

Để kiếm tiền, phải đầu tư Muốn trở thành nhà đầu tư thành công, nhà đầu tưphải chuẩn bị một nền tảng kiến thức tài chính vững vàng Nếu nhà đầu tư chưa cóđủ kiến thức hay chưa có thời gian để bổ sung kiến thức, để tránh rủi ro thường gặptrong đầu tư, tốt nhất nhà đầu tư nên uỷ thác tiền tiết kiệm của mình cho các quỹ đầutư hoặc công ty chứng khoán (được cấp phép thực hiện dịch vụ quản lý danh mụcđầu tư) quản lý.

Thông thường, để giảm thiểu rủi ro, chứng khoán không được nắm giữ mộtcách riêng lẻ mà được nắm giữ cùng các chứng khoán khác trong một danh mục đầutư, vì như một quy luật rủi ro của một danh mục đầu tư sẽ giảm khi số chứng khoántrong danh mục tăng lên Một danh mục đầu tư là một nhóm các chứng khoán đầu tư

và Quản lý danh mục đầu tư hay quản lý đầu tư là quá trình quản lý tiền do

khách hàng uỷ thác đầu tư hoặc tiền thu được từ các nhà đầu tư vào các quỹ đầu tưphù hợp với mục đích đầu tư đã xác định hoặc đã được công bố trong bản cáo bạchcủa quỹ Về thực chất, quản lý danh mục đầu tư là nghiên cứu, lựa chọn cách thức

kết hợp các loại chứng khoán riêng lẻ với các mức rủi ro khác nhau vào một tổ hợpđầu tư (danh mục đầu tư) để giảm rủi ro đầu tư với mức (lợi nhuận kỳ vọng xác

Trang 4

định trước) hoặc để tăng lợi nhuận kỳ vọng cho danh mục đầu tư mà không làm tăngrủi ro tương ứng.

5.2.2 Những yêu cầu đặt ra trong quản lý doanh mục đầu tư5.2.3 Quy trình quản lý danh mục đầu tư

Dù quản lý đầu tư cho các nhà đầu tư cá nhân hay cho tập thể (tổ chức), dù lànhà quản lý đầu tư nghiệp dư hay chuyên nghiệp, để tạo nên một danh mục đầu tưthích hợp với tong đối tượng khách hàng, đều phải theo một quy trình bao gồm nămbước (Hình 4.2).

- Bước 1: Là bước quan trọng trong quy trình quản lý danh mục đầu tư là tìmhiểu khách hàng để thiết lập mục tiêu đầu tư Nhà quản lý phải tiếp xúc và làm

việc với nhà đầu tư để tìm hiểu khách hàng là ai, nhu cầu của họ là gì, mục tiêu vàgiới hạn đầu tư, thời gian đầu tư cũng như mức độ rủi ro mà họ có thể chấp nhận.

- Bước 2: Thiết lập chính sách đầu tư Trong bước này, nhà quản lý phải xây

dựng các chính sách đầu tư để phân bổ vốn uỷ thác đầu tư vào các lớp tài sản khácnhau (cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản…) để đáp ứng các mục tiêu đầu tư đã đượcxác định Chẳng hạn, với những khách hàng muốn duy trì một mức đa dạng hoá vàan toàn nhất định: Chính sách đầu tư thích hợp là giới hạn tỷ lệ vốn đầu tư trongnhững lớp tài sản nhất định hoặc với bất cứ nhà phát hành nào.

Hình 5.2 Quy trình quản lý danh mục đầu tư

- Bước 3: Chọn lựa một chiến lược đầu tư Có hai chiến lược xây dựng danh

mục đầu tư là chiến lược xây dựng danh mục đầu tư thụ động và chiến lược xây

dựng danh mục đầu tư chủ động Nếu như trong chiến lược đầu tư chủ động, nhà

quản lý danh mục đầu tư sử dụng những thông tin sẵn có và các kỹ thuật dự báo đểcố gắng tìm kiếm và nhận dạng các chứng khoán đã bị đánh giá sai nhằm thay đổi sựkết hợp của các lớp tài sản khác nhau cho phù hợp với điều kiện của thị trường, sauđó tiến hành cơ cấu lại một danh mục đầu tư tốt hơn thì trong chiến lược đầu tư thụ

Thiết lập mục tiêu

đầu tư

Thiết lập chính sách

đầu tư

Thiết lập chiến lược

đầu tư

Chọn lựa tài sản

Đo lường và đánh giá kết quả

Trang 5

động, hiệu quả đầu tư chỉ dựa hoàn toàn vào đa dạng hoá các chứng khoán riêng lẻđã được định giá trước đây.

- Bước 4: Lựa chọn các chứng khoán để hình thành nên một tổ hợp đầu tư có

hiệu quả Bằng một danh mục đầu tư tối ưu, với một mức rủi ro cho trước, lợi nhuậnđem lại từ tổ hợp đầu tư này sẽ lớn nhất hoặc, với một mức lợi tức kỳ vọng đã xácđịnh, rủi ro đem lại từ tổ hợp đầu tư là nhỏ nhất.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy lựa chọn chứng khoán để phân bổ vào danh mụcđầu tư là bước quan trọng nhất khi xây dựng danh mục đầu tư, vì người ta ước tínhphân bổ tài sản chiếm khoảng 90% biến động về lợi nhuận của danh mục đầu tư.Vấn đề quan trọng đặt ra là các lựa chọn bao nhiêu chứng khoán để cơ cấu vào danhmục đầu tư nhằm phân tán rủi ro phi hệ thống Các nghiên cứu gần đây đã chứngminh rằng một danh mục đầu tư được đa dạng hoá tốt là một danh mục có trên 40chứng khoán trong một số ngành khác nhau.

- Bước 5: Đo lường và định giá kết quả, là bước khó khăn nhất trong quá

trình quản lý danh mục đầu tư của các nhà quản lý danh mục đầu tư của các nhàquản lý danh mục đầu tư chuyên nghiệp Trên cơ sở của kết quả đo lường và địnhgiá hiệu quả đầu tư và trên cơ sở kiểm soát liên tục điều kiện thị trường, nhà quản lýdanh mục đầu tư lại cập nhật và bổ sung lại chính sách và chiến lược đầu tư Vậy,quản trị đầu tư là một quá trình liên tục.

5.2.4 Các phương pháp quản lí danh mục đầu tư

5.2.4.1 Quản lí danh mục đầu tư trái phiếu

Có 3 phương pháp quản lí: thụ động, bán chủ động và chủ động. Quản lí thụ động

* Khái niệm

Quản lí thu động là chiến lược mua và nắm giữ trái phiếu cho đến khi đáohạn mà không cần quan tâm đến biến động lãi suất Đối với chiến lược này, về cơbản không phải bắt buộc phân tích dự báo tình hình biến động lãi suất, song nhàquản lí vẫn cần phân tích để đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro vàxác định số lượng trái phiếu cần đưa vào danh mục phù hợp với độ lớn của danhmục đầu tư Theo phương pháp này tốt nhất là đầu tư vào các danh mục có thànhphần trái phiếu tương tự như các chỉ số trên thị trường nhằm thu được kết quả tươngtự như của chỉ số đó.

Trang 6

* Các bước tiến hành khi thực hiện chiến lược đầu tư thụ độngB1 Lựa chọn chỉ số trái phiếu:

Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn:

- Xác định mức độ rủi ro thanh toán mà người đầu tư có thể chấp nhận (rủi rothanh toán của TPDN cao hơn TPCP)

- Phải tuân thủ mục tiêu của nhà đầu tư: ví dụ: nếu mục tiêu của nhà đầu tư làlựa chọn những danh mục có độ biến thiên lợi suất thấp thì cần đầu tư dựa theo cácchỉ số có thời gian đáo hạn bình quân rất ngắn.

Ví dụ một số loại chỉ số trái phiếu trên TTCK Mĩ:

Chỉ số TP thị trường tổng thế: Lehman Brothers Aggregate Index (6500TP),Merrill Lynch Domestic Market Index (5000), Salomon Brothers Broad Invesment –grade Bond Index (5000).

Chỉ số thị trường chuyên ngành: Gov.Bond Index, Gov.Corporate BondIndex, Corporate Bond Index, Mortgate Backed Securities Index, Yankee BondIndex, World Gov Bond Index, Eurodollar Bond Index…

B2 Phương pháp đầu tư: khi người quản lí danh mục đã quyết định nên đầu

tư theo chỉ số nào thì phải xây dựng danh mục đầu tư theo phiên bản của chỉ số đó.Để thực hiện công việc này, người quản lí có thể thực hiện một số phương pháp sau:

- Mua tất cả trái phiếu có chỉ số chuẩn dự kiến đã chọn với tỉ trọng đầu tư vàomỗi loại trái phiếu bằng tỉ trọng trái phiếu đó chiếm trong chỉ số chuẩn (đòi hỏi sốlượng vốn rất lớn).

- Chỉ mua chọn lọc một số lượng nhất định các trái phiếu trong chỉ số Theophương pháp này chỉ cần số vốn ít vẫn có thể thực hiện đựợc nhưng mức độ đa dạnghóa không cao.

Phương pháp mua chọn lọc: chia nhỏ là phương pháp thường được sử dụng

phổ biến hơn cả Đây là phương pháp phân chỉ số theo các nhóm nhỏ đại diện chonhững đặc tính khác nhau của chỉ số Cách chia thường theo các đặc tính sau:

- Thời gian đáo hạn bình quân- Lãi suất coupon

- Thời gian đáo hạn

- Lĩnh vực ngành nghề (TPCP, TPDN, ngành kd…)- Mức độ tín nhiệm

- Đặc điểm trái phiếu (lãi suất cố định, thả nổi, có bảo đảm hay không…)

Trang 7

Quản lí bán chủ động

Phương pháp quản lí thụ động đơn thuần chỉ có tác dụng đa dạng hóa danhmục, giúp giảm thiểu phần rủi ro không hệ thống của danh mục và đạt được kết quảtương tự mức bình quân của thị trường mà không có tác dụng phòng tránh ruỉ ro hệthống.

Để danh mục đạt được mục tiêu đề ra và phòng tránh cả các rủi ro hệ thống,các nhà quản lí danh mục một mặt thiết lập danh mục theo phương pháp thụ động,một mặt quản lí danh mục mang tính chủ động Phương pháp này gọi là quản lí bánchủ động.

Một số phương pháp quản lí bán chủ động

+ Trung hòa rủi ro: đây là phương pháp phổ biến trong chiến lược loại bỏ rủiro cho danh mục đầu tư Đó là biện pháp xây dựng 1 danh mục trái phiếu sao chokhi lãi suất biến động thì rủi ro về giá và rủi ro về tái đầu tư gây những tác độngbằng nhau và ngược chiều nhau dó đó chúng triệt tiêu nhau và vì vậy danh mục đầutư không bị ảnh hưởng.

+ Loại bỏ rủi ro:

- Loại bỏ rủi ro từng danh mục đầu tư: Để loại bỏ rủi ro cho 1 danh mục đầutư phải xây dựng 1 danh mục đầu tư cho thời gian đáo hạn bình quân (TGĐHBQQ)của cả danh mục đầu tư bằng kì đầu tư dự kiến Do trong suốt giai đoạn đầu tư,TGĐHBQ của danh mục sẽ biến đổi khác với kì đầu tư nên gười quản lí danh mụcđầu tư phải thường xuyên cơ cấu lại danh mcụ sao cho TGĐHBQ của danh mục đóluôn khớp với kì đầu tư Thông thường các nhà quản lí chuyên nghiệp có thể điềuchỉnh lại danh mục theo định kì (chẳng hạn hàng tháng hay hàng quý) và tiến hànhcơ cấu lại mỗi khi có biến động lãi suất.

- Loại bỏ rủi ro cho tổng tài sản quản lí: Quản lí chủ động

Chiến lược chủ động là phương pháp mà người quản lí danh mục dùng tàitiên đoán và thủ thuật đầu tư của mình để xây dựng ác danh mục đầu tư đạt mứcsinh lời cao hơn mức sinh lời chung của thị trường.

Các yếu tố chủ yếu mà nhà quản lí danh mục theo dõi và dự đoán:

- Thay đổi mặt bằng lãi suất

- Thay đổi cơ cấu kì hạn lãi suất (hay đường cong lãi suất)

Trang 8

- Thay đổi mức chênh lệch lãi suất giữa các loại trái phiếu khác nhau

Một số phương pháp áp dụng chủ yếu

(1) Chiến lược hoán đổi (còn gọi là lựa chọn chứng khoán riêng lẻ

-Individual securities selection strategy)

- Đánh giá 2 loại TP tương đương chất lượng và thời gian đáo hạn, chuyểnloại có coupon thấp sang loại có coupon cao nhưng giá lại không cao hơn nhiều đểhi vọng thu được lợi suất cao hơn Phương pháp này gọi là hoán đổi lợi suất đơnthuần.

Ví dụ: chuyển từ trái phiếu có coupon 10%, đáo hạn 30 năm, giá 87,47, cholợi suất11,5% sang trái phiếu cùng chất lượng và thời gian đáo hạn có coupon 12%,giá 100 cho lợi suất 12%.

- Khai thác các định giá sai tạm thời của thị trường về giá trị chứng khoán.Chẳng hạn có 2 loại TP tương đương về chất lượng (độ rủi ro), lĩnh vực hoạt động,coupon và thời gian đáo hạn, nhưng lãi suất đáo hạn lại khác nhau (tức giá trị khácnhau) thì người ta sẽ thay thế trái phiếu có lợi suất thấp (giá cao) để đổi lấy TP cólợi suất cao (giá thấp) Đây là phương pháp hoán đổi thay thế.

Ví dụ: hoán đổi TP đáo hạn 30 năm, coupon 12%, giá ngang mệnh giá cho lợisuất 12% sang 1 TP chất lượng, thời gian đáo hạn và coupon tương tự, giá 98,4 chora lợi suất 12,2%.

- Dự đoán mức độ tín nhiệm của 1 công ty có xu hướng tăng lên, tức là lợisuất đầu tư vào trái phiếu do công ty này phát hành sẽ giảm (giá TP sẽ tăng), do vậyphải mua loại TP này và bán loại tương đương không có triển vọng.

Tuy nhiên các chiến lược hoán đổi trên đây có một số rủi ro mà nhà quản lídanh mục cần nhận biết Đó là việc TP được hoán đổi chưa chắc đã hoàn toàn tươngđồng về mặt chất lượng với TP ban đầu Hơn nữa các loại TP thường có thời gianđáo hạn và coupon tương tự chứ chưa hẳn giống nhau hoàn toàn Do vậy, sự chênhlệnh về lợi suất trên đây có thể là sự trả giá cho độ lồi khác nhau chứ chưa hẳn là dothị trường định giá sai.

(2) Chiến lược dự đoán lãi suất (interest rate anticipation)

Đây là phương pháp đơn giản nhất của chiến lược đầu tư chủ động Chìakhóa của phương pháp này là phải dự báo tiên đoán được xu hướng biến động củalãi suất trong tương lai để từ đó xây dựng 1 danh mục nhạy cảm với sự biến độngđó Vì thời gian đáo hạn bình quân là đơn vị đo mức nhạy cảm của danh mục tới sự

Trang 9

biến động lãi suất nên khi người quản lí tiên đoán lãi suất sẽ giảm thì cần xây dựngdanh mục đầu tư có TGĐHBQ dài và ngược lại.

Trong quá trình đầu tư cũng bằng cách đoán lãi suất này nhà quản lí có thểthay đổi TGĐHBQ của danh mcụ bằng cách hoán đổi 1 trái phiếu trong danh mục cóTGĐHBQ thấp để lấy 1 TP khác có TGĐHBQ dài hơn để điều chỉnh TGĐHBQ củadanh mục.

(3) Các chiến lược khác: chiến lược dự đoán chênh lệch đường cong lãi suất,

chiến lược dự đoán mức biến động lãi suất…

5.2.4.2 Quản lí danh mục đầu tư có rủi ro (cổ phiếu)

Quản lí thụ độngKhái niệm

Là chiến lược mua CP dựa theo 1 số chỉ số chuẩn nào đó và nắm giữ lâu dàikhoản đầu tư Tuy nhiên điều này không có nghĩa chỉ đơn thuần mua và nắm giữ CPlâu dài mà đôi khi danh mục cũng cần được cơ cấu lại khi phải tái đầu tư các khoảncổ tức nhận về và do có một số CP bị hợp nhất hoặc phải ra khỏi danh mục chứngkhoán đầu tư theo chỉ số chuẩn.

Mục đích của chiến lược này không phải để tạo ra một danh mục vượt trội chỉsố chuẩn (chỉ số mục tiêu), mà tạo ra danh mục cổ phiếu có số lượng và chủng loạiCP gần giống với chỉ số chuẩn nhằm thu hút được mức lợi suất đầu tư tương đươngvới lợi suất của chỉ số đó.

Hiệu quả của danh mục này được đánh giá dựa trên khả năng của nhà quản lídanh mục trong việc tuân theo chỉ số chuẩn, tức là khả năng giảm thiểu những sailệch so với chỉ số chuẩn.

Các phương pháp xây dựng danh mục quản lí đầu tư CP thụ động

- Lập lại hoàn toàn một chỉ số nào đó: theo phương pháp này tất cả các loạiCP nằm trong chỉ số được mua vào theo 1 tỉ lệ bằng tỉ trọng vốn mà cổ phiếu đóchiếm giữ trong chỉ số này Ví dụ: một số loại chỉ số phổ biến nhất ở Mĩ: S&P 500,400 và 200; Wilshine 5000, Russell 2000 Phương pháp này chắc chắn giúp nhàquản lí thu được kết quả đầu tư gần giống với kết quả của chỉ số, nhưng có 1 sốnhược điểm:

+ Vì mua nhiều CP nên chi phí giao dịch lớn (nếu phí giao dịch tính theomón)→ lợi suất đầu tư giảm.

+ Trong quán trình nắm giữ danh mục đầu tư đó, nhà quản lí sẽ được nhận cổ

Trang 10

tức từ việc sở hữu cổ phiếu Tuy nhiên mỗi công ty có 1 chiến lược chi trả khác nhaunên luồng cổ tức nhận được rải rác, dẫn đến việc tái đầu tư bị phân tán, và có thể bỏlỡ các cơ hội đầu tư…

- Phương pháp chọn nhóm mẫu: với phương pháp này, nhà quản lí chỉ cầnchọn một nhóm các chứng khoán đại diện cho chỉ số chuẩn theo tỉ lệ tương ứng vớitỉ trọng vốn của từng CP có trong chỉ số chuẩn Phương pháp này có ưu điểm giảmchi phí giao dịch vì số lượng chứng khoán mua vào ít nhưng không bảo đảm chắcchắn lợi suất đầu tư đạt được sẽ tương đương với lợi suất thu nhập của chỉ số chuẩn.

- Các phương pháp khác: Phương pháp lập trình bậc 2… Quản lí chủ động

Mục tiêu của chiến lược này là nhằm thu được lợi suất đầu tư cao hơn lợi suấtcủa danh mục thụ động chuẩn, hoặc thu được mức lợi nhuận trên trung bình ứng với1 mức rủi ro nhất định.

Quy trình quản lí danh mục đầu tư chủ động

Lí do phải tái cấu trúc danh mục đầu tư:

→Các nhà quản lí dựa vào dự đoán diễn biến kinh tế vĩ mô và các thay đổitình hình hoạt động doanh nghiệp để đánh giá sự biến động giá tương quan giữa cácloại CP thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, hoặc cùng một lĩnh vực để rút bớtvốn từ loại CP có nguy cơ sụt giá chuyển sanhg CP khác có tiềm năng hơn.

→Các nhà quản lí thấy cần phải chuyển đầu tư CP từ lĩnh vực này sang lĩnhvực khác nhằm đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro vì loại CP đang nắm giữ có nguycơ tăng mức rủi ro.

Ngày đăng: 30/10/2012, 14:30

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan