TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI QUỸ TIẾT KIỆM TRUNG TÂM

32 439 0
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ KẾ       TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI QUỸ TIẾT KIỆM TRUNG TÂM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI QUỸ TIẾT KIỆM TRUNG TÂM, NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN 2.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI QUỸ TIẾT KIỆM TRUNG TÂM, SỞ GIAO DỊCH, NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN. Kết quả huy động vốn trong 3 năm 2003, 2004, 2005 của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.1 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Biến động 03/04 Biến động 04/05 Mức (+),(-) Tỷ lệ Mức (+), (-) Tỷ lệ VỐN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI 1,027,020 1,396,730 1,616,523 369,710 40% 219,793 16% 1. VNĐ 977,293 a. Tiền gửi doanh nghiệp 680,570 -158,730 -33% - Không kỳ hạn 150,141 - Có kỳ hạn < 12 tháng b.Tiền gửi tiết kiệm 295,053 1,140,798 1,398,419 845,745 287% 257,621 23% - Tiền gửi KKH 8,342 248,602 157,383 240,260 2880% -91,219 -37% - Tiền gửi CKH < 12 tháng 207,824 466,385 560,689 258,561 124% 94,304 20% - Tiền gửi CKH >= 12 tháng 78,887 425,811 680,347 346,924 440% 254,536 60% c. Tiền gửi khác 1,670 12,730 3,237 11,060 662% -9,493 -75% 2. NGOẠI TỆ 49,727 a. Tiền gửi doanh nghiệp 22,923 - Không kỳ hạn 7,316 - Có kỳ hạn < 12 tháng 15,607 b. Tiền gửi tiết kiệm 26,804 228,529 180,143 201,725 753% -48,386 -21% - Tiền gửi KKH 695 2,621 4,180 1,926 277% 1,559 59% - Tiền gửi CKH 26,109 225,908 175,963 199,799 765% -49,945 -22% c. tiền gửi khác 3. VÀNG Tiền gửi tiết kiệm 27,403 34,724 7,321 27% Tiền gửi không kỳ hạn Nguồn: Trích bảng cân đối tài khoản kế toán các năm. Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Năm 2004 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn sau một năm cải tổ lại toàn bộ cơ cấu bộ máy tổ chức, hoạt động và tên gọi của ngân hàng. Vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư tăng gấp đôi so với năm 2003, từ 1,027,020 triệu đồng lên 2,058,941 triệu đồng, tốc độ tăng 101%, chiếm 60.92% trong tổng nguồn vốn, trong đó 39.65% là tiền gửi tiết kiệm của dân cư và 21.27% là tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Phân theo cơ cấu loại tiền, tiền VNĐ chiếm 81.68% và ngoại tệ chiếm 18.32% tổng nguồn vốn huy động. Để không ngừng và cải thiện cơ cấu nguồn vốn, SCB đã liên tục đưa ra những sản phẩm tiết kiệm mới với nhiều hình thức khuyến mãi phong phú và hấp dẫn mang phong cách huy động vốn riêng của SCB, qua đó, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng trưởng đều và ổn định, số dư tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thể hiện rõ nét nhất nỗ lực của SCB trong mục tiêu tăng trưởng, nguồn tiền thu được 248,602 triệu đồng so với năm 2003 là 8,342 triệu đồng là biểu hiện thành công trong công tác huy động vốn, tốc độ tăng 2880%, là một bước nhảy vọt. Các loại tiết kiệm có kỳ hạn cũng tăng đáng kể, tiết kiệm kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 258,561 triệu đồng, tốc độ tăng 124% và nhất là loại hình tiết kiệm từ 12 tháng trở lên, tốc độ tăng 440% (tương ứng tăng 346,924 triệu đồng) góp phần ổn định nguồn vốn trung dài hạn. Hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn cũng có sự tăng trưởng không kém so với đồng Việt Nam, số tiền gửi ngoại tệ qui đổi ra VNĐ tăng 199,799 triệu đồng, tốc độ tăng 765%, lượng ngoại tệ chiếm 18.32% trong tổng nguồn vốn huy động. Trên cơ sở đạt được này, SCB đề nghị Ngân Hàng Nhà Nước được thực hiện các nghiệp vụ về ngoại hối mà trước đây, thanh toán quốc tế chưa được NHNN cho phép hoạt động đã ảnh hưởng đến sự phát triển và thay đổi cơ cấu khách hàng trong thanh toán quốc tế, tín dụng và huy động vốn tổ chức kinh tế. Trong năm 2005, thế giới đối mặt với nhiều thảm họa thiên tai liên tục diễn ra ở nhiều nơi (động đất, bão lụt, sóng thần, ), giá vàng, giá dầu biến động bất thường cùng với việc dịch cúm gà bùng phát và khủng hoảng thiếu năng lượng trên phạm vi toàn cầu, làm cho lạm phát tăng cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Bên cạnh đó cục dự trữ liên bang Mỹ với động thái 8 lần điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản đồng USD từ 2.25% /năm lên 4.25 % /năm (mức cao nhất trong vòng 4 năm qua) làm cho lãi suất tiền gửi USD của các ngân hàng nước ngòai tăng mạnh, từ đó ảnh hưởng lớn đến lãi suất huy động USD trên thị trường tiền tệ Việt Nam. Khoảng cách lãi suất huy động ngoại tệ và nội tệ ngày càng thu hẹp, do đó gây ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn nội tệ. Kinh tế trong nước tuy đứng trước những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh (8.4 % so với năm 2004) và sự trầm lắng của thị trường giao dịch bất động sản nhưng vẫn tiếp tục ổn định và phát triển. Tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt mức 8.4 %, mức cao nhất trong vòng 9 năm qua. Với chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế nhằm thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch 5 năm (2001-2005) nên nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của toàn xã hội liên tục tăng cao. Bên cạnh hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung ứng vốn chủ lực, các tổ chức tài chính tín dụng phi ngân hàng đang đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn trung dài hạn và chia sẻ đáng kể thị trường huy động vốn trong nước Để giữ vững thị phần và đảm bảo đủ nguồn vốn phục vụ khách hàng, các ngân hàng thương mại kể cả những ngân hàng thương mại nhà nước bước vào cuộc đua tranh lãi suất khá quyết liệt bằng các hình thức trực tiếp và gián tiếp tăng lãi suất thông qua các hình thức khuyến mãi như: tiết kiệm dự thưởng, lãi suất bậc thang, gửi tiết kiệm có quà tặng bên cạnh việc đẩy mạnh công tác phát triển mạng lưới và tăng vốn điều lệ để tạo cơ sở phát triển vững chắc cho năm 2006 và những năm tiếp theo… Trước tình hình thị trường tiền tệ Việt Nam liên tục nóng, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã 2 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, 3 lần tăng lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn. So với cuối năm 2004, mặt bằng lãi suất trên thị trường đều tăng khá mạnh: lãi suất huy động VNĐ tăng 0.8- 1.1 % / năm, lãi suất cho vay tăng 0.5-1.1 % / năm. Tuy hiệp hội Ngân Hàng Nhà Nước đã phát huy vai trò trung gian cho các thỏa thuận chung về lãi suất của các ngân hàng thương mại nhưng vẫn có một số ngân hàng tăng vượt thỏa thuận này. Bên cạnh đó, với Vietcombank – ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại liên tục tăng lãi suất huy động USD kéo theo việc tăng lãi suất dây chuyền của các tổ chức tín dụng khác. Trước những sự kiện trên, hoạt động huy động vốn của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn cũng gặp không ít khó khăn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng ngoại tệ giảm 49,945 triệu đồng, tốc độ giảm 22% do lãi suất huy động USD ở các ngân hàng nước ngoài cũng như Ngân Hàng Ngoại Thương tăng cao, thu hút không ít lượng khách hàng trước đây gửi tiền ở SCB. Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế đến cuối năm 2005 giảm 33% so với đầu năm, tình trạng này ngoài những lý do khách quan (chi trả tiền gửi cho một số doanh nghiệp thuộc khối bưu điện), còn có nguyên nhân từ những vấn đề về cơ chế nội bộ của SCB như mặt bằng lãi suất cho vay còn cao, các loại hình dịch vụ phát triển chậm,… dẫn đến việc 1 số khách hàng doanh nghiệp có lượng tiền gửi lớn chuyển sang gửi ở Ngân Hàng khác. Đến nay, nhờ hoạt động của ngân hàng luôn duy trì ổn định và công tác tiếp thị bước đầu phát huy hiệu quả, bắt đầu từ tháng 10/2005, nguồn tiền gửi này có tăng nhẹ trở lại nhưng vẫn còn thấp so với đầu năm Nhìn chung công tác huy động vốn của hệ thống ngân hàng trên địa bàn Tp.HCM nói chung và của SCB nói riêng trong năm 2005 gặp rất nhiều khó khăn. Để thu hút đủ vốn phục vụ cho nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng bạn, kể cả các NHTM Nhà Nước đã liên tục cạnh tranh bằng việc tăng lãi suất, khuyến mãi … làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm tiết kiệm của SCB, mà thế mạnh chủ yếu vẫn là lãi suất. Do qui mô tài chính và khả năng cạnh tranh còn thấp, SCB khó có thể điều chỉnh lãi suất huy động linh hoạt theo biến động thị trường. Trong thời gian qua thị trường bất động sản, vàng có nhiều biến động, đồng thời còn nhiều kênh huy động vốn khác như kho bạc, bưu điện, bảo hiểm, công trái giáo dục, trái phiếu chính phủ….nên công chúng có nhiều cơ hội sử dụng đồng tiền của mình. Các sản phẩm huy động của NH cũng chưa thật sự đa dạng, tính tiện ích chưa cao nên nguồn tiền gửi từ tài khoản không kỳ hạn giảm 91,219 triệu đồng, tốc độ giảm 37% và nguồn tiền gửi khác cũng giảm 75%, tương ứng số tiền giảm là 9,493 triệu đồng so với năm 2004. Trong năm NH đã đưa ra 4 chương trình tiết kiệm dự thưởng với lãi suất và quà tặng phong phú, hấp dẫn thu hút được sự quan tâm của khách hàng, bao gồm: mừng xuân – đón lộc cùng SCB, nhân đôi niềm vui cùng SCB, vui hè may mắn cùng SCB và phát tài phát lộc cùng SCB; bên cạnh đó SCB thực hiện đa dạng hóa kỳ hạn nhằm tạo điều kiện tốt nhất có thể cho khách hàng, thu hút thêm nguồn vốn nhàn rỗi cho nền kinh tế, nhờ vậy thị phần tiền gửi từ dân cư được giữ vững và liên tục mở rộng. Tốc độ tăng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng gần 20% (tương ứng tăng 94,304 triệu đồng), tiết kiệm kỳ hạn trên 12 tháng là 60% (tương ứng tăng 254,536 triệu đồng) so với đầu năm cùng với 1 cúp vàng “Sản Phẩm Uy Tín Chất Lượng“ do khách hàng bình chọn qua mạng Thuonghieuviet .com đối với sản phẩm tiết kiệm dành cho khách hàng trên 50 tuổi và tiết kiệm tích lũy linh hoạt của SCB, góp phần quan trọng trong việc tạo vốn kinh doanh cho ngân hàng. Nguồn tiền gửi tiết kiệm bằng vàng cũng thể hiện bước đột phá so với năm 2004, số xau vàng SJC qui đổi ra VNĐ tăng 7321 triệu đồng, tốc độ tăng 27 % cũng là một thành quả đáng khích lệ phản ánh sự tín nhiệm của khách hàng ngày càng cao và thương hiệu Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – SCB đang ngày càng trở nên quen thuộc trên thị trường không chỉ mạnh ở việc huy động vốn bằng đồng Việt Nam mà còn mạnh ở huy động ngoại tệ và vàng. Tuy nhiên hiện nay quá nhiều NH áp dụng hình thức tiết kiệm dự thưởng nên thị trường huy động vốn có sự phân tán và chia sẻ đáng kể. Bên cạnh đó cuối năm 2005, một số ngân hàng (VCB, VP Bank, Techcombank…) đã tiến hành tăng lãi suất huy động VNĐ và USD, rất có thể sẽ hình thành một mặt bằng lãi suất mới trong đầu năm 2006, SCB cần theo dõi chặt chẽ và có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, đảm bảo ổn định nguồn vốn hoạt động. SCB cũng cần nhanh chóng nghiên cứu, cải tiến tăng thêm tiện ích trong sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh mới. Trước tình hình này đặt ra yêu cầu trong năm 2006, ngoài việc duy trì mức tăng trưởng của tiền gửi tiết kiệm, công tác huy động vốn cần đặc biệt chú trọng tiếp thị, thu hút tiền gửi của các doanh nghiệp, cải thiện cơ cấu nguồn vốn, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn liên ngân hàng, nâng cao vị thế của SCB trên thị trường. Công tác huy động vốn phải được xem là hoạt động nền móng, tạo điều kiện cho mỗi đơn vị nói riêng và toàn SCB vận hành thông suốt, mở rộng nghiệp vụ kinh doanh, thực hiện tốt những mục tiêu, định hướng hoạt động mà đại hội đồng cổ đông đã quyết định. 2.2. NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI QUỸ TIẾT KIỆM TRUNG TÂM. 2.2.1. TIỀN GỬI TIẾT KIỆM 2.2.1.1. Thể lệ huy động tiền gửi tiết kiệm - Tiền gửi vào Quỹ Tiết Kiệm Trung Tâm Ngân Hàng TMCP Sài Gòn được bảo toàn hoặc bảo hiểm. - Được rút ra theo yêu cầu và được bảo đảm đầy đủ đúng thời hạn cả vốn lẫn lãi. - Được ngân hàng bảo đảm bí mật. - Được ngân hàng giao cho chứng chỉ tiền gửi: sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trong đó ghi đúng số tiền đã gửi, nếu chứng chỉ tiền gửi bị tẩy xóa, sửa chữa, nhàu nát đều không có giá trị thanh toán. + Trách nhiệm của Quỹ Tiết Kiệm Trung Tâm về tiền gửi của khách hàng: - Tham gia tổ chức bảo hiểm tiền gửi, mức bảo hiểm theo qui định của chính phủ. - Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền theo yêu cầu, đảm bảo trả đầy đủ đúng hạn vốn và lãi cho mọi khỏan tiền gửi. - Đảm bảo bí mật số dư tiền gửi của khách hàng, từ chối việc điều tra của khách hàng, phong tỏa cầm giữ, trích chuyển tiền gửi phải có sự đồng ý của khách hàng trừ trường hợp pháp luật có qui định khác. - Ngân hàng công bố thời gian huy động và không tự ý ngừng thời gian giao dịch và thời gian đã công bố, trường hợp ngừng huy động sẽ được niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch. 2.2.1.2. Những qui định cụ thể đối với tiền gửi tiết kiệm Ngân Hàng TMCP Sài Gòn nhận tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của cá nhân là người Việt Nam và người nước ngoài sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; nhận tiền gửi bằng ngoại tệ của cá nhân là người Việt Nam cư trú tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài dưới 12 tháng và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên. Tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn bao gồm: - Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam - Tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ tự do chuyển đổi. - Các loại tiền gửi tiết kiệm có bảo đảm giá trị theo vàng hoặc ngoại tệ. Trường hợp khách hàng có loại ngoại tệ mà Ngân Hàng TMCP Sài Gòn công bố mua hoặc công bố nhận tiền gửi nhưng muốn gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam thì được chuyển đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua ngoại tệ do ngân hàng công bố tại thời điểm gửi tiền cụ thể: - Áp dụng tỷ giá mua ngoại tệ mặt: đối với ngoại tệ mặt, séc ngoại tệ (sau đây gọi chung là ngoại tệ mặt) khi chuyển đổi ra đồng Việt Nam. - Áp dụng tỷ giá mua ngoại tệ chuyển khoản: đối với ngoại tệ chuyển khoản từ nước ngoài về, từ các tổ chức tín dụng khác chuyển khoản đến, từ tài khỏan tiền gửi cá nhân hoặc tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn khi chuyển đổi ra đồng Việt Nam. Số tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn cho mỗi thẻ tiết kiệm được qui định như sau: - Tối thiểu 100.000 đồng đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. - Tối thiểu 1.000.000 đồng đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. - Tối thiểu 100 USD hoặc các ngoại tệ khác có giá trị qui đổi tương đương đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ (có kỳ hạn) - Tối thiểu 50 USD đối với tiết kiệm bằng ngoại tệ không kỳ hạn. - Không hạn chế mức tối đa. Ngân Hàng TMCP Sài Gòn nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, các loại kỳ hạn cụ thể do Tổng Giám Đốc qui định trong từng thời kỳ. Đối với loại hình tiết kiệm có kỳ hạn qui định được rút tiền trước hạn, khách hàng có nhu cầu rút tiền trước hạn sẽ được giải quyết sau khi Ngân Hàng nhận được thông báo của khách hàng theo qui định của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn. Đối với loại hình tiết kiệm có kỳ hạn qui định không được rút tiền trước hạn, nếu khách hàng có nhu cầu rút tiền gửi với trường hợp bất khả kháng hoặc có lý do chính đáng sẽ được Ngân Hàng Sài Gòn xem xét giải quyết tùy theo từng trường hợp cụ thể. Đối với khoản rút trước hạn có số tiền từ 5 tỷ đồng trở lên, khách hàng phải thông báo trước cho ngân hàng ít nhất một ngày làm việc. Đối với khoản rút trước hạn có số tiền nhỏ thua 5 tỷ đồng khách hàng phải thông báo trước cho ngân hàng ít nhất 4 tiếng đồng hồ bằng cách làm văn bản họăc điện thọai đến ngân hàng (nơi đang giao dịch) để thông báo nhu cầu rút tiền trước hạn + Phí rút tiền trước hạn: - Đối với loại tiền tiết kiệm qui định rút tiền trước hạn, không thu phí. - Đối với loại tiền tiết kiệm qui định không rút trước hạn, do nguyên nhân bất khả kháng như tai nạn bất ngờ, tang chế mức phí 0% - Các trường hợp khác: thu phí 0.005% trên tổng số tiền rút trước hạn. Lãi suất khỏan tiền gửi rút trước hạn, khách hàng đươc hưởng theo qui định hiện hành của ngân hàng. Ngoài ra đối với các loại hình tiền gửi tiết kiệm qui định không rút trước hạn, khách hàng muốn rút trước hạn phải tuân theo các qui định của từng chương trình cụ thể. + Lãi suất tiền gửi tiết kiệm: Mức lãi suất cụ thể của từng loại kỳ hạn do Tổng Giám Đốc qui định phù hợp với mặt bằng lãi suất trên thị trường và nhu cầu huy động vốn của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn, trường hợp có thay đổi thì việc áp dụng lãi suất như sau: - Tiết kiệm không kỳ hạn: áp dụng mức lãi suất mới kể từ ngày công bố thay đổi đối với số dư còn lại trên thẻ tiết kiệm đến ngày thay đổi lãi suất - Tiết kiệm có kỳ hạn: áp dụng lãi suất ghi trên thẻ tiết kiệm cho đến hết kỳ hạn trường hợp Ngân Hàng TMCP Sài Gòn có huy động hình thức tiết kiệm theo lãi suất thả nổi thì việc thay đổi lãi suất dựa trên qui định cụ thể của hình thức huy động đó. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm qui định trên cơ sở tháng (30 ngày) hoặc năm (360ngày). Đối với loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: tiền lãi được nhập vào vốn (ngày 25) hàng tháng hoặc hàng quý hoặc vào ngày rút hết số dư. Đối với loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: gồm loại trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ. Người gửi được tự do lựa chọn phương thức trả lãi, phù hợp với phương thức huy động vốn của ngân hàng trong từng thời gian, ngân hàng cam kết tôn trọng sự lựa chọn của người gửi. Khi đến hạn khách hàng không đến lãnh và không có yêu cầu gì khác thì ngân hàng sẽ tự động nhập lãi vào gốc và kéo dài thêm một kỳ hạn như kỳ hạn ban đầu, trường hợp tại thời điểm đến hạn mà ngân hàng không huy động loại kỳ hạn đó thì ngân hàng sẽ chuyển qua loại kỳ hạn ngắn hơn kế tiếp với lãi suất do Ngân Hàng TMCP Sài Gòn công bố tại thời điểm kéo dài. Sau khi ngân hàng đã thực hiện xong thủ tục tái ký gửi nhưng số tiền gửi của kỳ hạn mới chưa đến hạn, nếu khách hàng có yêu cầu rút lãi của kỳ hạn trước, ngân hàng thanh toán cho khách hàng số lãi phát sinh (đã nhập vào vốn) và tính theo mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn áp dụng theo thời điểm đáo hạn của kỳ hạn trước cho số lãi này. Trường hợp ngày đến hạn trùng vào ngày nghỉ thì ngân hàng chi trả tiền gửi cho khách hàng vào ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ, số tiền lãi trả cho khách hàng tính đến ngày thực tế rút tiền theo lãi suất ghi trên thẻ tiết kiệm (không thực hiện thủ tục tái ký gửi) Trường hợp thanh toán tiền gửi tiết kiệm cho khách hàng vào ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ, lễ; ngân hàng sẽ tính thêm một ngày lãi. Trường hợp thanh tóan tiền gửi tiết kiệm cho khách hàng vào ngày làm việc liền kề trước ngày nghỉ, lễ; ngân hàng sẽ tính trừ một số tiền lãi của ngày làm việc liền kề trước ngày nghỉ, lễ. Người gửi có thể chuyển tiền tiết kiệm của mình sang tài khoản tiền gửi cá nhân hoặc sang các hình thức huy động vốn khác mà đang được áp dụng ở cùng Qũy Tiết Kiệm, riêng đối với các loại tiền gửi có kỳ hạn, người gửi chỉ được chuyển sang tài khoản cá nhân hoặc các hình thức huy động vốn khác khi đến hạn. 2.2.1.3. Quy trình kế toán nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm 2.2.1.3.1. Những qui định chung về kế toán tiền gửi tiết kiệm Hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu là một mặt nghiệp vụ của Quỹ Tiết Kiệm Trung Tâm, các phát sinh liên quan đến huy động vốn phải được phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời vào sổ sách kế toán và tổng hợp vào bảng cân đối điều hành vốn kinh doanh hàng ngày. Việc theo dõi quản lý, xuất nhập thẻ phiếu trắng giữa chi nhánh với Quỹ Tiết Kiệm phải có phiếu xuất, nhập kho, hạch toán theo chế độ, việc theo dõi, quản lý sử dụng tại quỹ phải chặt chẽ, rõ ràng trên cơ sở giao nhận giữa các bộ phận liên quan. Hàng tháng phải lập bảng kê, số thẻ, phiếu đã sử dụng, bảo đảm số liệu theo dõi tại chi nhánh phù hợp với số liệu tương ứng tại Quỹ Tiết Kiệm. Quỹ Tiết Kiệm thực hiện hạch tóan kế toán nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu theo qui định.thực hiện các nguyên tắc bảo mật số liệu của khách hàng theo qui định hiện hành. Quá trình hạch toán kế toán theo dõi trên thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu và sổ sách chi tiết nếu thực hiện huy động tiền gửi dân cư bằng VNĐ, nếu huy động tiền gửi dân cư bằng ngoại tệ thì việc hạch tóan ghi chép bằng ngoại tệ. Các đơn vị thành viên phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, công tác hạch toán nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi dân cư, thực hiện đối chiếu công khai một năm ít nhất một lần với khách hàng. Qua kiểm tra kiểm soát đối chiếu, nếu phát hiện thấy những vi phạm, sai sót phải uốn nắn kịp thời và biện pháp xử lý đích đáng. 2.2.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán Quỹ Tiết Kiệm Lập các chứng từ, thẻ, phiếu, mẫu biểu về tiết kiệm, kỳ phiếu; kiểm soát các yếu tố, ký tên trên các chứng từ và chịu trách nhiệm về các nội dung đã kiểm soát. Ghi chép đầy đủ, rõ ràng, chính xác và kịp thời đối với các giao dịch hàng ngày tại Quỹ Tiết Kiệm, đảm bảo đúng thể lệ, chế độ qui định. Bảo quản hồ sơ về khách hàng thuộc Quỹ Tiết Kiệm Chứng kiến việc kiểm quỹ và ký xác nhận vào sổ quỹ của thủ quỹ, kiểm thẻ phiếu trắng, mở niêm phong tiền, đảm bảo việc ghi chép khớp đúng số liệu và số tồn quỹ của thủ quỹ. Chấp hành nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán thống của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn và các qui định có liên quan của pháp luật. 2.2.1.3.3. Qui trình kế toán tiền gửi tiết kiệm Gửi tiền lần đầu Khách hàng đến Quỹ Tiết Kiệm và được nhân viên hướng dẫn các thông tin về gửi, rút tiền được thông báo công khai tại Quỹ Tiết Kiệm, khách hàng viết số tiền gửi, kỳ hạn vào giấy đề nghị gửi tiền, ký 2 mẫu chữ ký trên thẻ lưu. Trường hợp có ủy quyền thì phải ghi thêm thông tin vào mặt sau của thẻ lưu họ tên, chữ ký của người được ủy quyền (2 mẫu), các nội dung được quyền rút gốc, lãnh lãi …giao dịch viên sau khi kiểm tra, đối chiếu chữ ký mẫu với chữ ký trên giấy đề nghị gửi tiền, nếu đúng thì nhập thông tin vào máy vi tính và in sổ tiết kiệm ghi các yếu tố: họ tên, địa chỉ, chứng minh nhân dân , số tài khoản … sau khi các chứng từ lập ra đã được kiểm soát viên (trưởng quỹ, phó trưởng quỹ) duyệt và khách hàng đã ghi đầy đủ thông tin vào giấy nộp tiền, bảng các loại tiền khách hàng nộp vào ngân hàng, thũ quỹ sẽ đưa sổ tiết kiệm cho khách hàng. Trường hợp khách hàng không thể đến rút tiền tiết kiệm thì có thể ủy quyền cho người khác lãnh thay. Các đồng chủ sở hữu có thể ủy quyền cho nhau hoặc ủy quyền cho người khác rút tiền tiết kiệm trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình. Người được ủy quyền lãnh thay phải xuất trình các giấy tờ: chứng minh nhân dân, sổ tiết kiệm do SCB phát hành có ghi tên người sở hữu là [...]... hàng trong cùng Quỹ Tiết Kiệm Khách hàng lập ủy nhiệm chi (UNC) để trích tài khoản tiền gửi tại phòng kế toán ngân hàng, sau đó lập phiếu gửi tiền tại Quỹ Tiết Kiệm và đăng ký chữ ký mẫu (nếu chưa có tài khoản tại Quỹ Tiết Kiệm) Kế toán Quỹ Tiết Kiệm nhận UNC từ kế toán ngân hàng chuyển sang (theo đường luân chuyển chứng từ nội bộ), nhận giấy đề nghị gửi tiền, CMND và thẻ lưu để đăng ký 2 chữ ký mẫu,... tiền gửi tiết kiệm  Trường hợp khách hàng muốn chuyển tiền từ loại tiết kiệm này sang loại tiết kiệm khác thủ tục giống với hình thức nộp thêm tiền vào tài khoản tiết kiệm, khách hàng sẽ viết kỳ hạn mới vào giấy đề nghị gửi tiền để kế toán căn cứ hạch toán Nợ tài khoản tiền gửi tiết kiệm cũ Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm mới Ví dụ: Khách hàng Nguyễn Thị Thanh chuyển tài khoản tiền gửi tiết kiệm 6 tháng... 20.000.000 VNĐ  Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Khách hàng gửi tiền sẽ được cấp 1 sổ tiết kiệm theo loại hình mà khách hàng đăng ký Kế toán hạch toán: Nợ tài khoản tiền mặt, ngoại tệ tại quỹ (1011, 1031) Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (4332) Ví dụ: Khách hàng Đỗ Văn Nam mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 36 tháng với số tiền 20.000.000 VNĐ Kế toán hạch toán: Nợ 101100.100 : 20.000.000... sinh thu phí dịch vụ theo qui định như thu chi hộ; dịch vụ theo dõi mất sổ tiết kiệm kế toán lập phiếu thu dịch vụ và thu tiền của khách hàng theo qui định hiện hành của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Căn cứ phiếu thu dịch vụ thực hiện hạch toán bằng ngoại tệ hoặc bằng VNĐ tùy theo nghiệp vụ phát sinh Trường hợp phát sinh thu phí dịch vụ bằng ngoại tệ nhưng khách hàng chi trả bằng VNĐ, kế toán tính thu VNĐ... gửi tiết kiệm là ngoại tệ: Nợ 1031.xx.xxx Có 4242.xxx Gửi tiết kiệm bằng chuyển khoản khác:  Chuyển tiền từ tài khoản GL sang tài khoản FD Khách hàng chuyển tiền từ Ngân Hàng khác vào SCB: kế toán hạch toán vào tài khoản tạm treo, sau đó chuyển từ tài khoản tạm treo sang tài khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng Nợ tài khoản GL (010.4640.00.002) Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm (4332, 4331) Nếu chuyển... chuyển từ bù trừ, kế toán hạch toán: Nợ tài khoản bù trừ (010.5012.00.001) Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm (4331)  Chuyển từ tài khoản DD (tài khoản tiền gửi thanh toán) sang tài khoản FD (tài khoản tiền gửi tiết kiệm) Kế toán giao dịch lập 2 liên UNC, 2 liên phiếu chuyển khoản, đồng thời hạch toán vào tài khoản tạm treo, sau đó chuyển từ tài khoản tạm treo sang tài khoản tiền gửi tiết kiệm của khách... hạch toán  Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (VNĐ, USD) Căn cứ giấy nộp tiền mặt, vàng hoặc bảng thu đã có chữ ký của thủ quỹ và dấu “đã thu tiền”, kế toán lập phiếu thu đồng thời hạch toán: Nợ tài khoản tiền mặt, ngoại tệ tại quỹ (1011, 1031) Có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (4331) Sau đó kế toán in thông tin vào sổ tiết kiệm và phơi lưu, khách hàng sẽ được ngân hàng cấp cho sổ tiết kiệm. .. (trả từng phần), kế toán sẽ ghi số tiền rút ra, lập phiếu chi đồng thời hạch toán: Nợ tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (4331) Có tài khoản tiền mặt tại quỹ (1011) Khi khách hàng có nhu cầu tất toán sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, nếu ngày rút tiền trùng với ngày nhập lãi thì sẽ cộng số tiền gốc vào lãi và trả cho khách hàng, kế toán hạch toán lãi: Nợ tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ... Rút tiền gửi tiết kiệm: Kế toán thu hồi sổ tiết kiệm, đóng dấu tất toán lên sổ, lập phiếu chi và hạch toán: Nợ tài khoản tiền gửi tiết kiệm (4331, 4332) Có 1011, 1031, 1051… Ví dụ: Vào ngày 16/04/2006, khóa sổ tiết kiệm kỳ hạn 36 tháng của khách hàng Nguyễn Quang Anh với số tiền 2000 EUR Nợ 42422.14.300.010141004134003: 2000 EUR Có 1031.14.100 : 2000 EUR 2.2.1.5 Hạch toán thu phí dịch vụ: Khi phát... tiền mặt tại quỹ (1011) Nếu đến hạn khách hàng không rút lãi thì kế toán hạch toán lãi nhập vốn: Nợ tài khoản chi phí lãi (801) Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (4332) Ví dụ: kế toán nhập lãi 200.000 VNĐ vào vốn của khách hàng Nguyễn Quang Anh: Nợ 801.00.330 : 200.000 VNĐ Có 4332.00.200.01000100413: 200.000 VNĐ 2.2.1.4.2 Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ Khi khách hàng đến rút vốn và . TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI QUỸ TIẾT KIỆM TRUNG TÂM, NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN 2.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI QUỸ TIẾT KIỆM TRUNG. dõi tại chi nhánh phù hợp với số liệu tương ứng tại Quỹ Tiết Kiệm. Quỹ Tiết Kiệm thực hiện hạch tóan kế toán nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi tiết kiệm,

Ngày đăng: 19/10/2013, 06:20

Hình ảnh liên quan

Nguồn: Trích bảng cân đối tài khoản kế toán các năm. Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Năm 2004 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn sau một năm  cải tổ lại toàn bộ cơ cấu bộ máy tổ chức, hoạt động và tên gọi của ngân hàng - TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ KẾ       TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI QUỸ TIẾT KIỆM TRUNG TÂM

gu.

ồn: Trích bảng cân đối tài khoản kế toán các năm. Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Năm 2004 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn sau một năm cải tổ lại toàn bộ cơ cấu bộ máy tổ chức, hoạt động và tên gọi của ngân hàng Xem tại trang 2 của tài liệu.
- Ký tự thứ 12 là loại hình tiền gửi tiết kiệm. - 3 ký tự cuối là số thứ tự tăng của khách hàng. - TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ KẾ       TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI QUỸ TIẾT KIỆM TRUNG TÂM

t.

ự thứ 12 là loại hình tiền gửi tiết kiệm. - 3 ký tự cuối là số thứ tự tăng của khách hàng Xem tại trang 15 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan