Phân tích vai trò của thị trường chứng khoán, đánh giá sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 10 năm qua. Bình luận nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam như một sòng bạc.

29 5.9K 21
Phân tích vai trò của thị trường chứng khoán, đánh giá sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 10 năm qua. Bình luận nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam như một sòng bạc.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích vai trò của thị trường chứng khoán, đánh giá sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 10 năm qua. Bình luận nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam như một sòng bạc.

Bài tập nhóm thị trường chứng khoán: Phân tích vai trò của thị trường chứng khoán, đánh giá sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 10 năm qua Bình luận nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam như một sòng bạc Nhóm 2: Lớp TTCK 5 – Lớp Đầu tư 50C Trần Thùy Dung – Lớp Đầu tư 50C Phạm Hồng Dương – Lớp Đầu tư 50C Nguyễn Mạnh Cường – Lớp Đầu tư 50C Nguyễn Thị Ngọc Hà – Lớp Đầu tư 50C Lê Ngọc Hải - Lớp Đầu tư 50C Tạ Thu Hiền – Lớp Đầu tư 50C Trịnh Hoàng Hiếu - Lớp Đầu tư 50C Đặng Thị Mai – Lớp Đầu tư 50C Trần Đức Thành – Lớp Đầu tư 50C Hoàng Anh Toàn Giảng viên: Thạc sĩ Nguyễn Hương Giang VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính tất yếu của nền kinh tế thị trường phát triển TTCK là chiếc cầu vô hình nối liền giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế Một thị trường chứng khoán lành mạnh có hiệu quả sẽ tạo điều kiện khai thác tốt các tiềm năng kinh tế, tạo sự lành mạnh trong việc thu hút và phân phối vốn trong nền kinh tế có hiệu quả nhất I Những mặt tích cực của thị trường chứng khoán 1 TTCK là công cụ khuyến khích dân chúng tiết kiệm và sử dụng nguồn vốn tiết kiệm vào đầu tư Vai trò đầu tiên của TTCK là thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để hình thành các nguồn vốn đầu tư khổng lồ có khả năng tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển dài hạn nền kinh tế cũng như tài trợ tăng vốn để sản xuất kinh doanh.TTCK tạo nên 1 môi trường lành mạnh,các cơ hội thuận tiện để người dân sử dụng tiền tiết kiệm một các tích cực mang lại hiệu quả qua việc đầu tư vào các loại chứng khoán,mặt khác khiến cho dân cư có thể theo dõi hoạt động của các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch.TTCK có thể sinh lời nhanh chóng nên sẽ thu hút được 1 phần lớn khoản tiền trong nhân dân và gây ra ý muốn tiết kiệm để đưa tiền vào đầu tư.Ngoài ra trong xã hội cũng tồn tại các trung gian tài chính khác như:ngân hàng đầu tư,ngân hàng thương mại,các quỹ bảo hiểm…đều có mục đích khuyến khích tiết kiệm,nhưng các quỹ tiền tệ này cũng chỉ phát huy hết tác dụng của nó khi có 1 TTCK hoạt động song hành với nói.Vì thế có thể nói TTCK là công cụ khuyến khích dân chúng tiết kiệm và sử dụng nguồn vốn tiết kiệm ấy vào đầu tư.Đối với nước ta,khi mà các nguồn vốn lớn còn tiềm tàng trong nhân dân chưa được đưa vào sản xuất kinh doanh thì việc cần có 1 TTCK song hành với sự ra đời của các công ty cổ phần là một chiến lược kinh tế trước mắt cũng như lâu dài 2 TTCK đảm bảo tính thanh khoản Tính thanh khoản của các chứng khoán được đảm bảo trên thị trường sơ cấp.TTCk đảm bảo cho việc chuyển nhanh chóng thành tiền mặt của các chứng khoán có giá,chi phí về tiền và thời gian để chuyển là rất thấp.Chứng khoán càng hấp dẫn thì tính thanh khoản càng cao.Đây chính là 1 yếu tố quan trọng thu hút nhà đầu tư đến với thị trường chứng khoán 3 TTCK là phương tiện huy động vốn, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế Chức năng cơ bản của TTCK là công cụ huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế và tăng tiếc kiệm quốc gia thông qua việc phát hành và luân chuyển chứng khoán có giá Việc mua đi bán lại chứng khoán trên TTCK đã tạo điều kiện di chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn, tạo điều kiện chuyển hướng đầu tư từ ngành này sang ngành khác, từ đó góp phần điều hòa vốn giữa các ngành kinh tế, phá vỡ “tính ỳ” của đầu tư trong sản xuất tạo ra những động năng trong sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên sự phát triển nhanh và đồng đều của nền kinh tế TTCK là một định chế rất cơ bản trong hệ thống thị trường tài chính, là chất xúc tác quan trọng trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và thúc đẩy các hoạt động kinh tế 4 TTCK tạo điều kiện thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài Không chỉ thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư,TTCK còn là 1 công cụ hữu hiệu trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.Việc đầu tư vốn từ nước ngoài có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có đầu tư vốn thông qua TTCK Đây là hình thức đầu tư dễ dàng và hữu hiệu Với nguyên tắc công khai, TTCK là nơi mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể theo dõi và nhận định một cách dễ dàng hoạt động của các ngành, các doanh nghiệp trong nước Hơn nữa, TTCK thu hút vốn thong qua mua bán chứng khoán, từ đó tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài Họ chỉ cần bỏ vốn đầu tư bằng cách mua cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị trường Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang diễn ra trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên thế giới Dòng chảy nguồn vốn quốc tế sẽ đi tới thị trường an toàn, có tính luân chuyển cao và thuận lợi nhất Mặt khác, nếu không có chính sách khống chế và biện pháp quản lý tốt thì các nhà đầu cơ tiền tệ, đầu cơ chứng khoán quốc tế sẽ có khả năng chi phối thị trường của các nước nhận đầu tư, gây ra những hậu quả không tốt tới nền kinh tế 5 TTCK kích thích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lành mạnh và có hiệu quả hơn Với nguyên tắc công khai của thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể theo dõi, đánh giá, kiểm soát các công ty một cách dễ dàng Đồng thời, với sự tự do lựa chọn của nhà đầu tư trong việc mua hay bán chứng khoán, loại chứng khoán của công ty nào, các doanh nghiệp muốn huy động được vốn và duy trì vốn hoạt động thong qua TTCK phải tính toán, làm ăn đàng hoàng, lành mạnh và có hiệu quả ngày càng cao Nếu không thì doanh nghiệp và ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ được quyết định bởi thị trường 6 TTCK là phương tiện giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế, tài chính Một tronh những mục tiêu của chính sách kinh tế, tài chính của Nhà nước là ổn định và phát triển kinh tế Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính quan trọng để Nhà nước thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của mình Bên cạnh việc tăng thu ngân sách từ thuế, Nhà nước thường sử dụng biện pháp trái phiếu Nhà nước – một hình thức tín dụng nhà nước Nhà nước, trong đó Nhà nước vay tiền của công chúng Như vậy, TTCK chính là phương tiện giám sát tình hình hoạt động của Ngân sách Nhà nước Về kinh tế, việc Nhà nước vay tiền của dân có ý nghĩa lớn về kinh tế và chính trị vì Nhà nước có thể quản lý cung tiền tệ, thực hiện được mục tiêu ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, lành mạnh nền tài chính quốc gia.Trong những trường hợp cần thiết,NHTW với vai trò điều tiết hệ thống tiền tệ sẽ bán trái phiếu kho bạc với lãi suất cao để thu bớt số vốn đang lưu hành,làm giảm áp lực lạm phát.Tuy nhiên biện pháp phát hành trái phiếu chính phủ ở Việt Nam không mang lại nhiều hiệu quả,mua trái phiếu chính phủ không phải là dân cư mà chủ yếu là các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại 7 TTCK là công cụ đánh giá hoạt động kinh doanh và là phong vũ biểu của nền kinh tế TTCK phản ánh tình trang của các doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc gia Các thị giá chứng khóan được thể hiện thường xuyên tren thị trường đã phản ánh được giá tri phần tài sản có của doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá thực trạng của doanh nghiệp, mức độ đầu tư trạng thái kinh tế Chỉ có những doanh nghiệp làm ăn lành mạnh, có hiệu quả cao, hứa hẹn triển vọng tương lai tốt thì giá trị thị trường của chứng khoán công ty mới cao và ngược lại Ngoài sự đánh giá các doanh nghiệp, TTCK còn là phong vũ biểu của nền kinh tế, giúp những người đầu tư và những người quản lý có cơ sở đánh giá thực trạng và dự đoán tương lai của nền kinh tế Diễn biến của thị giá chứng khoán và khái quát hơn là chỉ số chứng khoán đã phản ánh thong tin da9 dạng và nhiều chiều cho người đầu tư trước diễn biến của các rủi ro tiền tệ (như mức độ lạm phát dự đoán) và rủi ro tài chính TTCK còn phản ứng rất nhạy cảm trước các chính sách kinh tế vĩ mô, các biến động của nền kinh tế Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách và quản lý thường thông qua TTCK để phân tích, dự đoán, đề ra các chính sách điều tiết kinh tế và phương pháp kinh tế thích hợp, qua đó mà tác động tới các hoạt động của nền kinh tế quốc dân Tóm lại, TTCK là cầu nối giữa Cung – Cầu về vốn, giữa đầu cơ nâng giá và đầu cơ hạ giá chứng khoán, giữa nhu cầu vay vốn dài hạn và các hoạt động ch vay ngắn hạn mà nhiều nhà đầu tư ưa thích Rõ ràng, với cách thức hoạt động mềm dẽo linh hoạt của TTCK, TTCK đã phát huy vai trò tích cực và có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường II Những mặt tiêu cực của thị trường chứng khoán Bên cạnh những tác động tích cực,thị trường chứng khoán cũng còn một số những mặt tiêu cực làm ảnh hưởng đến nền kinh tế  Cấu kết đầu cơ lũng đoạn thị trường: Đó là hiện tượng một hoặc nhiều người cấu kết với nhau để cùng mua hoặc bán liên tục một loại chứng khoán nào đó, dẫn tới sự khan hiếm hoặc thừa thải về loại chứng khoán đó trên thị trường một cách giả tạo; làm cho giá chứng khoán tăng lên hoặc giảm xuống một cách không bình thường.Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp,những người giữ 1 lượng cổ phần không nhỏ trên thị trường có thể tạo nên một xu hướng giả tạo về thị trường trong một khoảng thời gian ngắn nào đó để kiếm lợi nhuận Luật TTCK các nước không cấm hoàn toàn hoạt động đầu cơ, nhưng các hoạt động như nâng giá, ép giá một cách giả tạo, tích trữ quá mức, hoặc mọi sự cấu kết đầu cơ lũng đoạn thị trường sẽ bị trừng phạt theo luật định  Mua bán nội gián: Đó là hiện tượng một cá nhân lợi dụng thông tin nội bộ để thực hiện mục đích đầu cơ của mình gây ảnh hưởng đến giá trị chứng khoán và gây bất lợi cho người khác Điều này vi phạm nguyên tắc và đạo đức hoạt động của TTCK là mọi nhà đầu tư phải có cơ hội như nhau Vì vậy, mua bán nội gián được coi là hành vi phi đạo đức thương mại Việc cấm mua bán nội gián đã được đưa vào luật của các nước có TTCK như Mỹ 1934, Anh quốc 1986…và hiện nay, mua bán nội gián có thể bị xử theo luật hình sự  Phao tin đồn không chính xác hoặc thông tin lệch lạc về hoạt động của một doanh nghiệp: Điều này gây tác động đến tâm lý của những người đầu tư, dẫn tới thay đổi xu hướng đầu tư, gây ảnh hưởng đến thị giá chứng khoán của doanh nghiệp trên thị trường và gây thiệt hại cho đại đa số người đầu tư Việc nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tính hai mặt của TTCK có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu và vận dụng thực tiễn, đặc biệt ở Việt Nam, khi mà TTCK vẫn còn là vấn đề mới mẻ và đòi hỏi hệ thống luật pháp hoàn chỉnh và sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước Sự phát triển thị trường chứng khoán VIỆT NAM 10 năm qua I.Quy mô vốn hóa 1 Đầu tư trong nước vào TTCK VIỆT NAM Năm 2010 đánh dấu chặng đường 10 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường đã có những phát triển vượt bậc, đạt gấp 2 lần so với kế hoạch ban đầu về quy mô vốn hóa, Năm 2010 cũng là năm kỷ lục của doanh nghiệp huy động vốn qua thị trường chứng khoán với tổng giá trị huy động vốn lên tới 110.000 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2009 và tăng 4 lần so với năm 2008… Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP Quy mô thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 43% vào năm 2007 Trước biến động của thị trường tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá chứng khoán đã sụt giảm liên tục trong năm 2008 và làm mức vốn hóa thị trường giảm hơn 50%, xuống còn 18% Khi nền kinh tế trong nước và thế giới bắt đầu hồi phục nhẹ từ quý II/2009, chỉ số giá chứng khoán đã bắt đầu tăng trở lại cùng với số lượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng gia tăng nhanh chóng Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến cuối năm 2009 đã đạt 37,71% GDP TTCK Việt Nam thực sự đã tích tụ được nội lực, đang vươn lên khẳng định vai trò là một kênh đầu tư, kênh huy động vốn trong nền kinh tế Việt Nam Hoạt động phát hành huy động vốn trên TTCK thực tế chỉ mới phát sinh từ năm 2006 trở lại đây Trong năm 2006, có 44 công ty cổ phần thực hiện việc chào bán hơn 203 triệu cổ phiếu và đến năm 2007, hoạt động phát hành mới thực sự bùng nổ, khi có gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 ngân hàng thương mại được đăng ký với UBCKNN với tổng lượng vốn huy động lên đến gần 40.000 tỷ VND Trong năm 2008, do sự suy giảm của TTCK, tổng số vốn huy động chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng thông qua hơn 100 đợt chào bán chứng khoán ra công chúng Thị trường hồi phục vào năm 2009 đã tạo điều kiện cho hoạt động phát hành qua thị trường chứng khoán, đặc biệt là phát hành cổ phiếu Tổng số vốn huy động qua phát hành cổ phiếu năm 2009 đã tăng hơn 50% so với 2008, đạt 21.724 tỷ đồng Ngoài ra, công tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã được gắn kết với việc huy động vốn từ công chúng đầu tư, góp phần thúc đẩy nhanh việc sắp xếp khu vực DNNN theo tiến trình cải cách nền kinh tế của Chính phủ và huy động vốn cho ngân sách nhà nước Thực tế, việc gắn kết công tác cổ phần hóa DNNN với công tác tạo hàng cho TTCK là nhân tố chủ đạo quyết định thành công trong việc tạo ra một nguồn hàng phong phú, góp phần thúc đẩy tăng trưởng quy mô của thị trường.Hoạt động phát hành trái phiếu qua Sở giao dịch chứng khoán dần trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ Dư nợ trái phiếu Chính phủ (TPCP) tính đến cuối 2009 vào khoảng 16,9% GDP Các trái phiếu doanh nghiệp được phát hành chủ yếu theo hình thức phát hành riêng lẻ, do vậy, số trái phiếu doanh nghiệp được niêm yết trên TTGDCK/SGDCK không nhiều Tuy nhiên, hoạt động phát hành của các công ty đại chúng vẫn còn mang tính tự phát, không hoàn toàn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn Không ít tổ chức phát hành huy động vốn trên TTCK để đầu tư trở lại vào chứng khoán mà không phải để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên bong bóng thị trường và rủi ro mất vốn khi thị trường sụt giảm Hoạt động chào bán riêng lẻ không có sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật và quản lý của các cơ quan có thẩm quyền dẫn đến các hành vi lạm dụng, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của TTCK Bên cạnh đó, việc tuân thủ chào bán ra công chúng phải đăng ký với UBCKNN còn hạn chế (đặc biệt vào thời kỳ ngay sau khi Luật chứng khoán mới ban hành) đã tạo nên những rủi ro tiềm ẩn cho TTCK Hoạt động phát hành TPCP còn nhiều bất cập, công tác kế hoạch hoá phát hành trái phiếu chưa tốt, cơ chế phát hành trái phiếu còn nhiều bất cập, chưa có các tổ chức tạo lập thị trường TPCP đúng nghĩa để đảm bảo thành công cho các đợt phát hành cũng như tạo tính thanh khoản cho thị trường thứ cấp Thiếu đường cong lợi suất chuẩn và tổ chức định mức tín nhiệm Dù có nhiều thăng trầm nhưng TTCK Việt Nam vẫn tiếp tục thể hiện là một kênh huy động vốn hiệu quả của Chính phủ và DN Số vốn huy động từ các kênh phát hành CP, đấu giá cổ phàn hóa, đấu thầu trái phiếu năm 2008 trên 29.000 tỷ đồng, năm 2009 trên 33.000 tỷ đồng Đây là những con số rất có ý nghĩa khi trước đây các DN Việt Nam chỉ quen vay vốn từ kênh truyền thống là ngân hàng, khiến áp lực cung ứng vốn nền kinh tế đè nặng lên khối này Ngay cả trong giai đoạn thị trường sụt giảm, nhiều DN vẫn huy động được nguồn vốn lớn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh Thông qua TTCK, Chính phủ và DN đã huy động được nguồn vốn lớn trong dân, biến nguồn vốn nhàn rỗi thành các khoản đầu tư hiệu quả 2 Đầu tư nước ngoài vào TTCK VIỆT NAM TTCK mới nổi Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) Số lượng tài khoản nhà đầu tư tiếp tục tăng cao,năm 2010 có khoảng 1,1 triệu tài khoản, tăng 38% so với năm 2009; trong đó số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng mạnh, gần 1.300 tài khoản, tăng khoảng 50% so với năm 2009 Chỉ tính riêng giao dịch CP và chứng chỉ quỹ, từ thời điểm năm 2008 đến nay, NĐTNN luôn trong trạng thái mua ròng Cụ thể, năm 2008 mua ròng hơn 6.300 tỷ đồng, năm 2009 mua ròng 3.400 tỷ đồng Năm 2010, Nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trong cả 12 tháng, đặc biệt mua ròng mạnh trong 4 tháng cuối năm; giá trị mua ròng của cả năm khoảng 15.000 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với năm 2009 Tính tới thời điểm cuối năm 2010, tổng mức vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thuần khoảng 1 tỷ USD II.Niêm yết và giá trị giao dịch chứng khoán Phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên diễn ra vào ngày 28/07/2000, thị trường cổ phiếu đã là tiêu điểm thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng đầu quá bán cổ phần và “soán ngôi” kiểm soát hội động quản trị (có 3/5 thành viên) Công ty Descon, cho thấy hoạt động thâu tóm đang có xu hướng chuyển sang một hình thái mới III.Tính thanh khoản Thị trường chứng khoán đã có sự tăng trưởng không chỉ về quy mô niêm yết mà cả về tính thanh khoản của thị trường Nếu như năm 2005, bình quân có 667.600 cổ phiếu được giao dịch một phiên, thì năm 2006, con số này tăng lên 2,6 triệu đơn vị (tăng 3,93 lần), tiếp tục tăng lên 9,79 triệu và 18,07 triệu trong hai năm sau đó Tốc độ luân chuyển thị trường trong giai đoạn này liên tục tăng từ 0.43 lần (năm 2006) lên 0.64 lần (năm 2007), 0.68 lần (năm 2008) và ước đạt 1.13 lần (năm 2009) Giai đoạn 2006-2009 đã chứng kiến những kỷ lục của TTCKVN Tháng 3/2007, các chỉ số chứng khoán đạt được mức cao nhất VNIndex đạt mức 1,170.67 điểm và HASTC-Index đạt 459.36 điểm Trong khi đó, xét về khối lượng giao dịch, tháng 5/2009 là tháng có khối lượng giao dịch lớn nhất, bình quân có 77 triệu cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên, với giá trị đạt 2.270,57 tỷ đồng Đồng thời, với sự mở rộng của các thị trường chính thức, có sự quản lý với số lượng ngày càng lớn các tổ chức đăng ký niêm yết, đăng ký giao dịch là sự thu hẹp của thị trường tự do (thị trường OTC) Mặc dù còn nhiều loại cổ phiếu giao dịch trên thị trường OTC, chủ yếu từ các DNNN cổ phần hóa, tuy nhiên, tính thanh khoản của thị trường này trong năm 2009 đã sụt giảm rõ rệt Ngoài ra, nhằm từng bước hoàn chỉnh cấu trúc thị trường, mở rộng thị trường có tổ chức, có sự quản lý của Nhà nước, từng bước thu hẹp thị trường tự do, hệ thống giao dịch UpCom trên SGDCK Hà Nội – hệ thống giao dịch cho các chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết – cũng đã được đưa vào vận hành vào ngày 24/6/2009 Cuối 2009, đã có 34 cổ phiếu được giao dịch trên hệ thống Upcom với tổng giá trị giao dịch đạt gần 540 tỷ đồng Giá trị thị trường ngày 31/12/2009 đạt 4.075 tỷ đồng Trong giai đoạn 2000-2002, TPCP là hàng hóa niêm yết chủ đạo trên SGDCK Tp.HCM, tuy nhiên, số lượng không nhiều (40 mã) Trong giai đoạn này, TPCP tương đối kém thanh khoản, giá trị giao dịch bình quân cũng rất thấp, với khoảng 2% giá trị TPCP niêm yết Giai đoạn 2004-2007, giá trị trái phiếu niêm yết so với GDP tăng đáng kể, lên tới 11,3% GDP, đồng thời, nhiều quy định mới được áp dụng nhằm thúc đẩy giao dịch trái phiếu như: không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài; bỏ biên độ dao động giá; cơ chế giao dịch thỏa thuận; rút ngắn thời gian thanh toán T+1 Vì vậy, tính thanh khoản của thị trường cũng tăng dần Trong thời gian gần đây, do biến động của lãi suất, việc phát hành TPCP không được như mong muốn, dẫn đến tỷ lệ giá trị niêm yết so với GDP giảm xuống và chỉ còn khoảng 10,81% vào cuối năm 2009 Tuy nhiên, nếu so sánh với tổng dư nợ trái phiếu phát hành là 16,9% GDP thì vẫn còn một lượng khá lớn trái phiếu chưa được đưa vào niêm yết và giao dịch trên các SGDCK Số trái phiếu này phần lớn là trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong thời gian gần đây Mặc dù đã có những bước phát triển nhảy vọt nhưng thị trường giao dịch cổ phiếu còn nhiều biến động và hạn chế về tính thanh khoản đặc biệt khi thị trường có dấu hiệu suy giảm IV Hạn chế Bên cạnh những thành tích có được, trong 10 năm qua, nhiều vấn đề mới đã và đang phát sinh, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến tính minh bạch và sự ổn định của thị trường Thứ nhất, trong bối cảnh tăng nóng của thị trường và trong bối cảnh chất lượng kiểm soát báo cáo tài chính của nhiều công ty kiểm toán không được bảo đảm, việc nhiều công ty niêm yết tranh thủ phát hành đã làm cho chất lượng cổ phiếu niêm yết có chiều hướng giảm sút Thứ hai, điều hết sức nghịch lý là trong khi nguồn cung chứng khoán có tốc độ phát triển mạnh, đôi khi đẩy thị trường đến tình trạng bội thực, số lượng các CTCK được cấp phép hoạt động cũng gia tăng nhanh quá mức cần thiết thì số lượng nhà đầu tư, đối tượng cần phát triển thì lại tăng quá chậm, không tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và quy mô dân số của Việt Nam Cụ thể, trong số gần 900.000 tài khoản hiện có đến nay, nếu loại trừ số tài khoản được mở để tránh né các quy định, con số tài khoản thực sự giao dịch ước tính chỉ khoảng 300.000 - 500.000 So với mức dân số xấp xỉ 85 triệu của nước ta, cho dù có muốn thừa nhận hay không, tỷ lệ chưa tới 1% nhà đầu tư chứng khoán trong tổng dân số là mặt hạn chế nhất trong 10 năm hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam Thứ ba, tình trạng làm giá, thao túng giá với các công nghệ “bơm, hút, thả, xả đẩy”, với các kỹ thuật phao tin; các kỹ thuật xuất bản các báo cáo phân tích khẳng định một cách chắc chắn VN-Index sẽ lùi về mốc X hoặc tăng đến mốc Y được suy diễn hết sức chủ quan trong những thời điểm nhạy cảm, hoặc dưa ra các phân tích dự báo về chính sách tiền tệ thay cho cả một ngành, được thực hiện bởi các “đội lái tàu” chuyên nghiệp đang làm xói mòn nghiêm trọng lòng tin của nhà đầu tư Còn gì nghịch lý hơn trong bối cảnh toàn thị trường giảm điểm, các cổ phiếu có các chỉ số cơ bản tốt thì xuống giá hoặc đứng yên trong khi các cổ phiếu của các công ty có quy mô nhỏ, EPS không cao, thậm chí có những công ty làm ăn thua lỗ lại không những tăng mạnh mà tăng gấp nhiều lần? Thêm nữa, chắc chắn nhiều nhà đầu tư chịu khó bám sàn đã từng chứng kiến một hiện tượng phổ biến là, trong khi không có thông tin gì đặc biệt, nhiều cổ phiếu phiên hôm trước chất đầy lệnh bán (mua), không còn lệnh mua (bán) cuối phiên thì lạ thay, phiên hôm sau lệnh mua (bán) lại chất đống và không còn một lệnh bán (mua) cuối phiên Vì vậy, có một điều chắc chắn là, trong khi các chuyên viên phân tích chứng khoán, các giảng viên đại học đang căng mắt nhìn trên màn hình để tìm ra các mẫu hình biến động giá, hình dạng của các chỉ số thì ở trong một góc khuất nào đấy, các “đội lái tàu” đang mặc sức múa may, đùa cợt! Thứ tư, tình trạng tùy tiện trong công bố thông tin, công bố thông tin chậm, thiếu chính xác, không trung thực đang gây bức xúc cho cộng đồng đầu tư và ngày càng đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý Vụ việc một cổ đông lớn của CTCP Vật tư vận tải xi măng (VTV) đăng ký chào mua công khai một số lượng lớn cổ phiếu nhưng lại âm thầm bán sạch toàn bộ số cổ phiếu Đến nay, chưa có vụ đổ bể nào liên quan đến chiều ngược lại liên quan đến giao dịch của cổ đông nội bộ được phanh phui, nghĩa là công bố bán nhưng lại mua thông qua các tài khoản của người có liên quan Thế nhưng, từ những sự việc trên, nhà đầu tư có quyền suy nghĩ, phải chăng đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm công bố thông tin giao dịch của người bên trong các công ty niêm yết hiện nay? Thứ năm, cũng giống như các thông tin chi tiết của các khách hàng tại các ngân hàng, thông tin về tài khoản của nhà đầu tư (kể cả các CTCK có chức năng tự doanh), trong có có thông tin về danh mục đầu tư, là những thông tin mật, chỉ được phép tiết lộ khi có yêu cầu của các cơ quan thực thi pháp luật Thế nhưng, một bảng thống kê tập hợp danh mục đầu tư và các khoản tự doanh hàng ngày của 40 CTCK trong tháng 2, 3 và đầu tháng 4 lại được chễm chệ nằm trên diễn đàn của một câu lạc bộ đầu tư đều đặn hàng ngày vào lúc 3 giờ chiều, dưới dạng tập tin excel V Giải pháp Từ thực trạng và những hạn chế trên đây,chúng ta cần có những giải pháp cụ thể để phát triển thị trường chứng khoán 1 cách toàn diện, tập trung vào các vấn đề sau: Thứ nhất, tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 80% đến 110% GDP vào năm 2020 Phát triển thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế Chú trọng đặc biệt phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho Ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản Củng cố một cách căn bản cầu đầu tư chứng khoán; phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dài hạn, tiếp tục phát triển hệ thống nhà đầu tư cá nhân Ngoài ra, một thị trường dựa trên nền tảng vững chắc tạo ra bởi hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước chắc chắn sẽ trở nên linh hoạt hơn trước những cú sốc kinh tế và tài chính Do đó, việc phát triển hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước cũng là một vấn đề then chốt cần được lưu ý để có thể giúp hệ thống tài chính phòng vệ chống lại ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài Thứ hai, với các diễn biến ngày càng tinh vi trong công nghệ làm giá, thao túng thị trường, hơn lúc nào hết, TTCK Việt Nam cần một hệ thống công nghệ giao dịch hiện đại, đủ sức theo dõi, phát hiện và xử lý các hành vi thao túng, lũng đoạn thị trường theo kiểu “một tay che cả bầu trời”, gây phẫn nộ và bức xúc dư luận trong thời gian gần đây Đồng thời hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, từng bước hiện đại hóa các SGDCK với các hệ thống giao dịch, giám sát và công bố thông tin hiện đại và có khả năng kết nối với các SGDCK quốc tế; đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm thị trường đáp ứng nhu cầu của thị trường Việc tái cấu trúc TTCK phải có bước đi thích hợp nhằm phát huy tối đa vai trò của 2 SGDCK đối với sự phát triển của thị trường trong giai đoạn trước mắt, tiến tới thống nhất thị trường trong dài hạn.Kiện toàn và phát triển hệ thống lưu ký, đăng ký, thanh toán, bù trừ theo chuẩn mực quốc tế; hiện đại hóa hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, từng bước tham gia và kết nối vớiTTLKCK quốc tế và trong khu vực Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin tại các SGDCK, TTLKCK, cũng như các công ty chứng khoán và các tổ chức khác có liên quan, nhằm bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất, tương thích và an toàn Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ.Hệ thống các tổ chức trung gian chứng khoán phải được củng cố chuyên nghiệp hơn, có đủ năng lực tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực để cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh chứng khoán trong khu vực và phù hợp với ... vào TTCK VIỆT NAM Năm 2 010 đánh dấu chặng đường 10 năm thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường có phát triển vượt bậc, đạt gấp lần so với kế hoạch ban đầu quy mơ vốn hóa, Năm 2 010 năm kỷ lục... VAI TRỊ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Thị trường chứng khoán định chế tài tất yếu kinh tế thị trường phát triển TTCK cầu vơ hình nối... thực tiễn, đặc biệt Việt Nam, mà TTCK vấn đề mẻ địi hỏi hệ thống luật pháp hồn chỉnh giám sát chặt chẽ quan quản lý Nhà nước Sự phát triển thị trường chứng khốn VIỆT NAM 10 năm qua I.Quy mơ vốn

Ngày đăng: 30/10/2012, 14:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan