THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002 2009

31 659 0
THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002  2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Bùi Thị Lan THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002 2009 I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH NGHỆ AN 1. Điều kiện tự nhiên Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung Bộ nước Việ Nam, có diện tích đất tự nhiên là 16.487,2 km2, bao gồm một thành phố, 02 thị xã 17 huyện trực thuộc, trong đó có 10 huyện miền núi 7 huyện đồng bằng. Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, Tây giáp nước Bạn Lào, Đông giáp với biển Đông. Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông – Nam. Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. Hệ thống sông ngòi dày đặc; tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828km.Trong đó sông lớn nhất là sông Lam có chiều dài 361km với diện tích lưu vực là 17.730km2. Bờ biển dài 82km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát trển cảng biển: cảng biển Cửa Lò. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô nóng gió mùa Đông Bắc lạng, ẩm ướt. Tài nguyên khoáng sản đa dạng phong phú, có đủ loại từ khoáng sản quý hiếm như vàng, đá quý đến các laọi như thiếc, bôxít…và các loại khoáng sản vật liệu xây dựng như đá vôi, đá xây dựng…trong đó có một số loại khoáng sản như thiếc, đá vôi…đã đang được khai thác sử dụng ở quy mô công nghiệp với sản lượng khá cao. 2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh 2.1. Về kinh tế Kết quả phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2005 – 2009 đã đạt được như sau: Tốc độ tăng trưởng bình quân 2006 – 2009 đạt 9,56%, GTSX tăng 10,44% trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 14,77 %, dịch vụ tăng 11,18 %, nông nghiệp tăng 5,6%. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 34,4% năm 2005 xuống 33,05 năm 2006 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Bùi Thị Lan 30,47% năm 2009. Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 29,3% năm 2005 lên 30,35% năm 2006 va 32,07% năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2005 đạt khoảng 120 triệu USD. Tổng giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp năm 2005 đạt mức 55,11 triệu USD, chiếm 78,72% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Đến năm 2009, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 236,5 triệu USD. Tốc độ tăng bình quân 16,24%. Nhìn chung, trong giai đoạn 2005 – 2009 nền kinh tế của tỉnh đã từng bước phát triển ổn định với tốc độ tăng khá cao so với mức bình quân của cả nước. Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển hoá theo hướng công nghiệp hoá. Phần lớn các chỉ tiêu đều đạt vượt mức so với chỉ tiêu đề ra, tạo tiền đề quan trọng cho bước phát triển trong giai đoạn tới 2.2. Về xã hội Dân số của Nghệ An năm 2009 đạt trên 3,15 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 47,9 % dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2001 – 2009 là 0,93 %/năm. II. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNGTỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 20022009 1.Tiềm năng đá vôi trắng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2003 1.1. Số lượng, chất lượng, trữ lượng thăm dò đá vôi trắng của Nghệ An từ 2000 - 2003 Đá vôi trắng tỉnh Nghệ An được phân bố ở huyện Quỳ Hợp là chính. Phân bố chủ yếu trong địa phận 8 xã bao gồm: Xã Châu Hồng, Liên Hợp, Châu Cường, Châu Quang, Châu Lộc, Đồng Hợp, Thọ Hợp Châu Đình, đã thăm dò được 3 mỏ là: 1.1.1. Mỏ đá vôi trắng Châu Hồng Mỏ đá vôi trắng Châu Hồng được Viện Khoa học công nghệ thăm dò năm 2002, có diện tích thăm dò là 0.52 km2 . Mỏ có trữ lượng cấp B:4.597 ngàn tấn, C1 : 15.710 ngàn tấn, C2: 15.196 ngàn tấn .Tổng B + C1 + C2:55.503 ngàn tấn. Trong đó cấp B - trữ lượng khoáng sản được thăm dò nghiên cứu chi tiết đảm bảo việc giải thích những đặc điểm cơ bản về yếu tố thế nằm, hình dạng, cấu trúc thân quặng, phát hiện các kiểu quặng tự nhiên công nghiệp, quan hệ giữa các lớp 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Bùi Thị Lan đá kẹp, đá nghèo quặng trong thân quặng, phân chia sơ bộ, giải thích chất lượng, đặc tính công nghệ cơ bản của khoáng sản. Cấp C1 - trữ lượng khoáng sản được thăm dò nghiên cứu với mức độ chi tiết đảm bảo để giải thích những nét chung về điều kiện thế nằm, hình dạng, cấu trúc thân quặng, các kiểu quặng tự nhiên công nghiệp, chất lượng tính khả tuyển của khoáng sản, các yếu tố tự nhiên xác định điều kiện tiến hành công tác khai thác. Cấp C2 - trữ lượng khoáng sản được đánh giá sơ bộ về điều kiện thế nằm, hình dạng. Sự phân bố thân khoáng được xác định trên cơ sở các tài liệu địa chất địa vật lí hoặc bằng sự phát hiện khoáng sản ở các điểm riêng lẻ tương tự với các khu nghiên cứu. Chất lượng khoáng sản được nghiên cứu theo mẫu đơn lẻ hoặc theo số liệu các khu mỏ thăm dò kế cận. Đá vôi nằm trong tập 1, hệ tầng Bắc Sơn bị calcit hoá, có màu trắng sữa. Dung trọng (TB): 2.63 g/cm3 cường độ chịu kéo (TB): 42.25 kg/cm2 ; cường độ chịu nén (TB): 549.7 kg/cm3. Thành phần hoá (% TB của 1525 mẫu) : CaO: 55.38; SiO2: 0.07; Al2O3 : 0.13 ; MgO : 0.30 ; Fe2O3 : 0.027 ; Độ trắng: 80-90 trên 90 %, đạt chỉ tiêu chất lượng đá vôi trắng Đá vôi hiện đang được khai thác, chế biến thành đá bloc đá nghiền mịn. 1.1.2. Mỏ đá vôi Châu cường Mỏ đá vôi Châu Cường được Công ty Khảo sát thăm dò năm 2000, có diện tích thăm dò là 2 km2. Mỏ có trữ lượng cấp C1: 10.460 ngàn tấn, C2: 8.243 ngàn tấn, C1 +C2: 18.703 ngàn tấn Đá vôi nằm trong tập 1, hệ tầng La Khê đã bị hoa hoá toàn bộ, có màu trắng, trắng sữa, hạt mịn - thô. Dung trọng (TB): 2.63g/cm3; cường độ chịu kéo (TB): 41.5 kg/cm2 ; cường độ chịu nén (TB): 537.5 kg/cm3. Thành phần hoá (% TB của 78 mẫu): CaO: 55.67; SiO2: 0.03; Al2O3: 0.04; S: 0.003; P: 0.003; MgO: 0.26; tổng Fe:0.024; độ trắng : 92.53 % đạt chỉ tiêu chất lượng đá vôi trắng xuất khẩu Đá vôi trắng hiện đang được khai thác, chế biến làm đá bloc đá nghiền mịn. 1.1.3. Mỏ đá vôi Châu Quang Mỏ đá vôi Châu Quang được công ty hợp tác kinh tế quân khu 4 thăm dò năm 2003, có diên tích thăm dò là 30 ha. Mỏ có trữ lượng cấp B: 1.593 ngàn tấn; C1: 12.235 ngàn tấn; C2: 5.111 ngàn tấn. B+ C1 + C2: 18.939 ngàn tấn Đá vôi nằm trong tập 1, hệ tầng Bắc Sơn bị calcit hoá, có màu trắng, trắng đục, phớt xanh. Tỷ trọng (TB) : 46,05kg/cm; cường độ chịu nén (TB): 517kg/cm3. Thành phần hoá 100%: Cao: 54,78 – 55,76; SiO2: 0,01 – 0,38; Al2O3: 0,01 – 0,1; MgO: 0,02 – 0,71; Fe2O3: 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Bùi Thị Lan 0,001 – 0,057; độ trắng: 92,42% - 96,25%, đạt chỉ tiêu chất lượng đá vôi trắng. Đá vôi trắng hiện đang được khai thác, chế biến làm đá bloc đá siêu mịn. Nguồn đá trắng phong phú ở Quỳ Hợp là nguồn nguyên liệu tốt phục vụ cho công nghiệp hoá chất ( sơn, cao su .) cũng như là nguồn nguyên liệu mỹ nghệ (tạc tượng) tốt. 1.2. Đặc điểm khoáng sản đá vôi trắng 1.2.1. Một số thuật ngữ liên quan đến đá vôi trắng của liên đoàn địa chất Bắc trung Bộ - Thân khoáng sản đá vôi trắng là một thể địa chất có màu trắng, độ trắng tự nhiên > 85%, chiều dày thân khoáng > 5m, chiều dài từ hàng chục đến hàng trăm mét, có thành phần hoá học đạt tiêu chuẩn chất lượng làm bột siêu mịn chất độn công nghiệp; để làm đá mỹ nghệ, đá ốp lát còn đòi hỏi độ nguyên khối, độ trang trí, không lẫn các khoáng vật dễ gây ố, dễ bị ôxy hoá như pyrit, các sunfu khác. - Thân khoáng đá vôi trắngđá vôi màu trắng, hàm lượng CaO > 54%, MgO < 0,5%. - Thân khoáng đá vôi dolomit trắngđá vôi dolomit màu trắng, hàm lượng CaO > 32,03 < 54 %, MgO > 0,5. - Thân khoáng đá dolomit trắngđá dolomit màu trắng, có hàm lượng CaO > 32,03 < 54%. Các thân khoáng đá vôi trắng, đá vôi dolomit đá dolomit trắng thường có cấu tạo là những lớp đơn nghiêng hoặc nếp lõm, dạng vỉa, thấu kính, ổ, có khi nằm xen kẹp với cáclớp mỏng đá vôi màu xám. Chiều dày các thân khoáng thay đổi từ 5 – 25m, có nơi từ 50 đến hơn 100m; góc cắm thoải từ 15 – 25 độ; vùng phía bắc Quỳ Hợp cắm về phía Tây Nam hoặc Đông Nam, vùng phía Nam Quỳ Hợp cắm về Đông Bắc hoặc Tây Bắc. 1.2.2. Đặc điểm chung của các thân khoáng 1.2.2.1. Thân khoáng đá vôi trắng Thân khoáng đá vôi trắng có thành phần khoáng vật gồm calcit 100%, dolomit ít đến rất ít, thạch anh rất ít gặp.Thành phần hoá học: CaO 54,0/55,7%, MgO 0,05/0,5 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Bùi Thị Lan %, SiO2 0,00/0,4 %, Al2O3 0,00/0,05 %, Fe2O3 0,00/ 0,05 %, độ trắng tự nhiên 85 – 96 %. Tính chất cơ lý: thể trọng 2,69/ 2,71T/m3, cường độ nén 396/ 530KG/cm2, cường độ kéo 41,5/ 54 KG/cm2, độ hút nước 0,23 %. 1.2.2.2. Thân khoáng đá vôi dolomit trắng Thân khoán đá vôi dolomit trắng phân bố thành từng vỉa, thấu kính có chiều dày từ 5 – 25m. Đặc điểm khoáng vật: dolomit 1 /20%, calcit 99/80 %; thành phần hoá học: MgO 0,57/17%, CaO 32,03/54%, SiO2 0,05/0,62%, Fe2O3 0,00/0,05%, độ trắng tự nhiên 85/96%. Tính chất cơ lý: thể trọng 2,89T/m3, cường độ nén 627KG/cm2, độ rỗng 0,25%, độ hút nước 0,20 %. 1.2.2.3. Thân khoáng dolomit trắng Thân khoáng dolomit trắng. Đặc điểm khoáng vật: dolomit 20/70%, calcit 30/40%; thành phần hoá học: MgO 17/20,5%, CaO 32,03/50%, SiO2 0,05/0,62%, Fe2O3 0,00/0,05%, Al2O3 0,00/0,05%. Tính chất cơ lý: thể trọng 2,89 T/m3, cường độ nén 627 KG/cm2, độ rỗng 0,25%, độ hút nước 0,20%. 1.3. Phân loại đá vôi trắng 1.3.1. Phân loại đá vôi trắng của liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ Để phân tích đá hoa calcít màu trắng làm khoáng chất công nghiệp liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ đã phân chia thành 3 cấp như sau: Cấp AI: Diện tích có quy mô lớn phân bố tập trung, đã có phân tích hoá độ trắng rõ, có mỏ đã đang thăm dò, có điều kiện giao thông thuận lợi. Cấp AII: Diện tích có quy mô phân bố lớn, có nhiều mỏ khai thác thủ công tận thu, có kết quả phân tích hoá độ trắng đủ để đánh giá khái quát chất lượng đá hoa; điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Cấp B: Diện tích có quy mô phân bố vừa, có kết quả phân tích hoá độ trắng hạn chế có một vài mỏ khai thác thủ công tận thu; điều kiện giao thông khó khăn. 1.3.2. Dự báo tài nguyên đá vôi trắng phân theo cấp đá năm 2006 Với cách phân loại như trên có thể tổng hợp dự báo tài nguyên đá vôi trắng phân theo cấp đá năm 2006: Cấp AI: Có tổng diện tích 7km2, trong đó ở vùng I xã Châu Hồng là 4km2 có khối AI1 ở vùng III xã Châu Cường là 3km2 có khối AI2. Tổng tài nguyên dự báo P1 + P2 là 182,26 triệu tấn, trữ lượng thăm dò cấp C1 + C2 là 58,7 triệu tấn, tại đây đã thăm dò khai thác. 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Bùi Thị Lan Trong đó tài nguyên dự báo cấp P1 là tài nguyên khoáng sản rắn được suy đoán chủ yếu trên cơ sở tài liệu điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 – 1/25.000 có tiền đề dấu hiệu địa chất thuận lợi cho tạo quặng. Hoặc có thể suy đoán từ kết quả so sánh với các mỏ đã đang khảo sát, thăm dò có bối cảnh địa chất tương tự. Tài nguyên dự báo cấp P2 là tài nguyên khoáng sản rắn được phỏng đoán chủ yếu trong quá trình điều tra địa chất khu vực tỷ lệ 1/200.000 – 1/50.000. Hoặc phỏng đoán từ so sánh với những nơi đã được điều tra địa chất có mỏ, đới quặng, trường quặng thành tạo trong bối cảnh địa chất tương tự. Cấp AII: Phân bố rộng khắp cả 4 vùng dự báo có tổng diện tích 12,5km2. Tổng tài nguyên dự báo P1 + P2 là 374 triệu tấn (290 triệu tấn đá cancít 84 triệu tấn đá dolomít) trong đó cấp C1 + C2 = 77,6 triệu tấn, các diện tích AII quan trọng nhất phân bố ở xã Châu Hồng xã Liên Hợp ( vùng I ) bao gồm các khối AII1, AII2, AII3, AII4. Xã Châu Cường xã Châu Quang ( vùng III ) gồm các khối AII5, AII6 Xã Châu Quang, Thọ hợp, Châu Đình gồm có khối AII7, AII8 đá hoa cancít khối AII9, AII10 đá hoa dolomit. Cấp B: Gồm các khối B1 phía bắc xã Châu Cường, B2 B3 phía Nam xã liên Hợp. Tổng diện tích 3 khối này là 8km2 với tổng tài nguyên dự báo P1+ P2 là 222,3 triệu tấn cancít khối B4 có 30 triệu tấn dolomít. Từ đó chúng ta có thể tổng hợp dự báo tài nguyên đá vôi trắng phân theo cấp đá năm 2006 như sau: Bảng 2: Tổng hợp dự báo tài nguyên đá vôi trắng phân theo cấp đá năm 2006 a. Đá hoa calcít màu trắng Số Vùng Khối Diện tích Chiều cao m Hệ Thể trọng Tài nguyên dự báo cấp P1 + P2 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Bùi Thị Lan TT Km2 số T/m3 Tr.m3 Tr.tấn 1 I AI1 4,0 135 0,07 2,63 37,80 99,41 2 AII1 3,0 115 0,07 2,63 24,15 63,51 3 AII2 2,5 120 0,07 2,63 21,00 55,23 4 II AII3 1,5 120 0,07 2,63 12,60 33,14 5 AII4 0,5 100 0,07 2,63 3,50 9,21 6 III AI2 3,0 150 0,07 2,63 31,50 82,85 7 AII5 2,0 100 0,07 2,63 14,00 36,82 8 AII6 1,0 120 0,07 2,63 8,40 22,09 9 B1 3,5 150 0,07 2,63 36,75 96,65 10 IV AII7 1,0 130 0,07 2,63 9,10 23,93 11 AII8 2,0 125 0,07 2,63 17,50 46,03 12 B2 2,0 160 0,07 2,63 22,40 58,91 13 B3 2,5 145 0,07 2,63 25,38 66,74 Cộng 264,08 694,52 b. Đá hoa dolomi 1 IV AII9 1,3 120 0,07 2,63 10,920 31,558 2 AII10 2,0 130 0,07 2,63 18,200 52,482 3 B4 1,2 125 0,07 2,63 10,400 30 Cộng 39,52 114,04 Cộng (a + b) 303,6 808,56 Nguồn: Liên đoàn điạ chất Bắc Trung Bộ Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tiềm năng đá vôi trắngtỉnh Nghệ An rất phong phú về chủng loại, tuy nhiên chất lượng đá vôi trắng không cao do hàm lượng MgO cao. điều kiện khai thác còn hết sức khó khăn do đặc điểm địa hình cơ sở vật chất của tỉnh Nghệ An còn kém. 2. Thực trạng về công nghiệp khai thác chế biến đá vôi trắng tỉnh Nghệ An. 2.1. Về công tác thăm dò các mỏ đá vôi trắng 2.1.1. Điều tra điạ chất khoáng sản Về công tác điều tra địa chất khoáng sản, tỉnh Nghệ An cùng với toàn miền Bắc đã được hoàn thành điều tra địa chất tỷ lệ 1: 500.000 vào năm 1965. Sau năm 1965, công tác lập bản đồ tỷ lệ 1: 20.000 được tiến hành đến năm 1995 đã hoàn thành. Công tác lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 cũng đã được tiến hành trên một số diện tích, như bản đồ 1: 50.000 vùng Bắc Quỳ Hợp ( do Đinh Minh Mộng chủ biên, 1971 ); bản đồ 1: 50.000 tờ Bản Chiềng, diện tích 350 km2 ( do Nguyễn Văn Đễ chủ biên , 1975 ); cụm tờ 1:50.000 Quì Hợp, diện tích 950 km2 ( do Trần Hữu Chung chủ biên, 1979 ); cụm tờ bản đồ 1:50.000 vùng Bắc Nghĩa Đàn, diện tích 1.425 km2 ( do Nguyễn Minh Tiêu chủ biên, 1983 ); cụm tờ Bắc Vinh, diện tích 1.700 km2; tờ Phu Loi, diện tích 360 km2; cụm tờ Tương Dương, gần 200 km2 . 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Bùi Thị Lan Công tác điều tra lập bản đồ địa chất tìm kiếm thăm dò cùng với các nghiên cứu đã phát hiện nhiều khoáng sản có giá trị ở Nghệ An, trong đó có đá vôi trắng. 2.1.2. Quá trình điều tra nghiên cứu đá vôi trắngNghệ An từ năm 1994 đến nay - Năm 1994, thực hiện chương trình viện trợ phát triển của Liên Hợp Quốc, công ty khoáng sản do Lê Thạc Chiến làm chủ nhiệm đề án VIE / 89 /207 “ thăm dò điạ chất đá hoa tỉnh Nghệ Anvới mục tiêu đánh giá trữ lượng đá hoa có chất lượng với chỉ tiêu chủ yếu là màu sắc đẹp có độ nguyên khối tốt để cưa cắt đá ốp lát, tác giả đã nghiên cứu ở Châu Cường, Thung Khẳng ( Thọ Hợp ) tổng cộng 8 km2, sơ bộ nghiên cứu ở lèn chu ( Châu Đình ) đưa ra con số trữ lượng hơn 2,1 triệu m3, chưa nghiên cứu đá vôi trắng như là một khoáng chất công nghiệp. - Năm 1998, công ty khoáng sản Nghệ An đã tiến hành thăm dò đá vôi trắng ở Châu Cường với mục tiêu: đánh giá chất lượng, trữ lượng đá vôi trắng làm nguyên liệu ngành giấy., nhựa, sơn xuất khẩu. Diện tích thăm dò 2 km2, khoan 8 lỗ, phân tích mẫu hoá độ trắng tự nhiên. Tính trữ lượng cấp C1+ C2 là 58,7 triệu tấn trong đó cấp C1 là 10 triệu tấn. - Năm 2001 – 2002 công ty TNHH Kinh doanh khai thác chế biến đá vôi trắng Nghệ An – DMC thăm dò ở Châu Hồngdiện tích hơn 1 km2 đánh giá tổng trữ lượng 55.5 triệu tấn, trong đó loại I: 54 639 ngàn tấn + cấp B: 4 579 ngàn tấn + cấp C1: 15710 ngàn tấn + C2: 34 332 ngàn tấn, loại II: 864 ngàn tấn. - Năm 2003 công ty hợp tác kinh tế Quân Khu 4 đã tiến hành thăm dò đá trắng tại khu vực xã Châu Quang với diện tích 30 ha đã được hội đồng trữ lượng quốc gia phê duyệt tại quyết định số 513 / QD - HD ĐGTLKS ngày 27/03/2003: tổng trữ lượng 18 939 ngàn tấn, trong đó: Cấp B: 1597 ngàn tấn, cấp C1: 12 235 ngàn tấn, cấp C2: 5 112 ngàn tấn. - Năm 2005, liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ đã tiến hành khảo sát đánh giá toàn bộ đá trắng vùng Quỳ Hợp nhằm đánh giá chất lượng, trữ lượng đá vôi trắng. Để đánh giá chất lượng đá vôi trắng thực tế hơn trong điều kiện phân tích mẫu hạn chế liên đoàn Điạ chất Bắc Trung Bộ đã chia diện tích nghiên cứu thành 5 vùng: Vùng I: Thuộc xã Châu Hồng xã Liên Hợp Vùng II: Thuộc xã Châu Lộc xã Đồng Hợp. Vùng III: Thuộc xã Châu Cường Châu Quang Vùng IV: Thuộc một phần xã Châu Quang, Châu Lộc, Châu Đình. Vùng V: Thuộc khu vực Tân Kỳ 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Bùi Thị Lan - Năm 2006, liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ đã tiến hành điều tra, đánh giá chất lượng đá vôi trắng vùng Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tân Kỳ Con Cuông đã khoanh định được 11 diện tích triển vọng tập trung các thân khoáng đá vôi trắng công nghiệp với diện tích 26 km2 gồm xã Châu Hồng 1 km2, xã Châu Tiến 1,5 km2, khu Đông Bắc Châu Cường 2,5 km2, khu Tây Bắc Châu Lộc 2,5 km2, khu Tây Bắc Thọ Hợp 7 km2, khu Đông Nam Châu Lộc 1,5 km2, khu Trung Độ 3 km2 khu Nghĩa Thành 1 km2 đã lựa chọn 3 diện tích có điều kiện thuận lợi nhất để đánh giá chi tiết 1: 10.000 là khu vực Châu Hồng, khu Châu Tiến khu đông bắc Châu Cường. Thứ nhất, Khu Châu Hồng: thuộc xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp. Diện tích đánh giá là 1 km2. Tại đây đã phát hiện được 4 thân khoáng thể núi như sau: Thân khoáng số 2: Thân khoáng chủ yếu nằm lộ thiên, dưới là lớp đá vôi dày. Thành phần chủ yếu là đá vôi trắng, trắng trong, trắng tinh khiết, hạt trung bình đến lớn, có 2 lớp kẹp đá vôi xám dày từ 5 – 25 cm. Độ nguyên khối tốt. Thành phần khoáng vật: calcit gần 100 %, dolomit rất ít, thạch anh rất hiếm gặp. Thể trọng 2,96 – 2,71 T/m3, cường độ nén 396 – 530 KG/cm2, cường độ kéo 41,5 – 54 KG/cm2, độ hút nước (Wh ) 0,17 – 0,23 %, độ ẩm tự nhiên (W ) 0,106 %. Thành phần CaO 55,42 %, MgO 0,21 %, SiO2 0,13 %, Al2O3 0,03 %, Fe2O3 0,02 %, độ trắng (Wb ) 94,7 %. Chất lượng vôi trắng khá đồng đều. Trữ lượng TNDB ( tài nguyên dự báo ) của thân khoáng C1 = 16.660,7 ngàn tấn, C2 = 15.741,5 ngàn tấn, P1 = 33.111,6 ngàn tấn. Thân khoáng số 2a: Thân khoáng năm uốn theo thân khoáng số 2. Thân khoáng lộ thiên hoàn toàn. Nắm dưới thân khoáng là lớp đá vôi xám. Hàm lượng trung bình CaO 55,53 %, MgO 0,20 %, SiO2 0,14 %, Al2O3 0,04 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 94,49 %. TNDB của thân khoáng P1 = 6.864,5 ngàn tấn. Thân khoáng số 2b: Thân khoáng dài 200m, rộng trung bình 80m, dày trung bình 17m. Thân khoáng lộ thiên hoàn toàn. Năm dưới thân khoáng là lớp đá vôi xám . Hàm lượng trung bình CaO 55,54 %, MgO 0,20 %, SiO2 0,15 %, Al2O3 0,02 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 94,28 %. TNDB của thân khoáng P1 = 874,8 ngàn tấn. Thân khoáng số 3: Thân khoáng dày 750m, rộng 400 – 600m, dày từ 130 – 160m, phần lớn thân khoáng lộ thiên. Trong thân khoáng gặp 2 lớp kẹp đá vôi xám dày từ 15 – 22m, nằm dưới thân là tập đá vôi xám dày. Thành phần chủ yếu là đá vôi trắngm hạt trung bình đến lớn, đôi nơi có ít sọc dài nhỏ màu xám. Độ nguyên khối tốt. Thành phần khoáng vật: calcit 100 %, thạch anh dolomit rất ít gặp hoặc chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ. Thành phần hoá học: CaO 54,41 %, MgO 0,25%, SiO2 0,15 %, Al2O3 0,04 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 94, 10 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Bùi Thị Lan 25 %. Chất lượng đá vôi trắng khá đồng đều. Trữ lượng TNDB C2 = 9.811,2 ngàn tấn, p1 = 14.538,3 ngàn tấn. Khu Châu Hồng có trữ lượng TNDB lớn, chất lượng tốt, nằm trong khu vực thăm dò, khai thác của tỉnh, nằm ngoài khu rừng phòng hộ, xa khu dân cư, có điều kiện cơ sơ hạ tầng thuận lợi. Thứ hai, Khu Châu Tiến: thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp. Diện tích thăm dò 1,5 km2. Tại đây đã phát hiện được 4 thân khoáng: Thân khoáng số 5: Thân khoáng dài 800m, rông 84 – 130m, dày 50 – 105m, nằm nổi trên bề mặt địa hình, ở độ cao tuyệt đối 400 – 490m, có lớp phủ rải rác là đá vôi calcit màu xám dày từ 5 – 10m. Đôi chỗ có lớp kẹp mỏng đá vôi kém chất lượng. Phần trụ cũng là đá vôi trắng song chất lượng kém, có hàm lượng MgO cao. Thân phần thân khoáng chủ yếu là đá vôi trắng, trắng trong, hạt trung bình đến lớn, đôi nơi có ít sọc dài nhỏ màu xám. Độ nguyên khối tốt. Thành phần khoáng: calcit gần 99 – 100 %, tổng dolomit thạch anh chiếm < 1 %. Thành phần hoá: CaO 53,35 %, MgO 0,34 %, SiO2 0,14 %, Al2O3 0,02 %, Fe2O3 0,04 %, Wb 93,30 %. Chất lượng đá vôi trắng khá đồng đều. Trữ lượng TNDB của thân khoáng C2 = 5.277,9 ngàn tấn; P1 = 20.475,2 ngàn tấn. Thân khoáng số 5a: Thân khoáng dài 200m, rộng 138m, dày 29m, nằm lộ thiên trên bề mặt địa hình ở độ cao tuyệt đối 340 – 345m. Nằm dưới cũng là đá vôi trắng nhưng chất lượng kém do MgO cao. Thành phần chủ yếu là đá vôi trắng, trắng trong, hạt trung bình đến lớn, đôi nơi có ít sọc dài nhỏ màu xám. Thành phần khoáng: calcit gần 99 – 100%, tổng dolomit thạch anh chiếm < 1 %. Thành phần hoá CaO 55,26 %, MgO 0,40 %, SiO2 0,24 %, Al2O3 0,02 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 92,80 %. Chất lượng đá vôi trắng khá đồng đều. Trữ lượng TNDB của thân khoáng C2 = 960,6 ngàn tấn, P1 = 2.536,7 ngàn tấn. Thân khoáng số 5b: : Thân khoáng dài 200m, rộng 140m, dày 17m, nằm lộ thiên trên bề mặt địa hình ở độ cao tuyệt đối 480 - 484m. Trụ vách của thân khoáng là đá vôi trắng nhưng chất lượng kém do MgO cao. Thành phần khoáng chủ yếu là đá vôi trắng. Thành phần hoá CaO 54,34%, MgO 0,24 %, SiO2 0,09 %, Al2O3 0,02 %, Fe2O3 0,01 %, Wb 95,10 %.TNDB của thân khoáng P1 = 1.458,0 ngàn tấn. Thân khoáng 5c: Thân khoáng dài 200m, rộng 146m, dày 15m ,lộ ở độ cao tuyệt đối 545 – 555m. Nằm trên dưới là đá vôi trắng chất lượng kém hơn do hàm lượng MgO cao. Thành phần quặng chủ yếu là đá vôi trắng, hàm lượng CaO 54,34 %, MgO 0,45 %, SiO2 0,12 %, Al2O3 0,02 %, Fe2O3 0,02 %, Wb 94,07 %. TNDB của thân khoáng P1 = 1.069,2 . [...]... 14/8/2007 Nơi cấp Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An BộCôngThương Tỉnh Nghệ An Bộ TN & MT Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An 14 Chuyên đề tốt nghiệp 28 29 30 31... chưa có thị trường ổn định vững chắc, mà phải bán qua các khâu trung gian III ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN 1 Những kết quả đạt được Ngành công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản có một vai trò khá quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An Trong giai đoạn 2006 – 2009, tỷ trọng ngành công nghiệp này chiếm khoảng... vôi trắng Nghệ An trong thời gian qua vẫn còn hết sức khiêm tốn so với tiềm năng to lớn của tài nguyên trên địa bàn 2.4 Về trình độ công nghệ khai thác chế biến đá vôi trắng tỉnh Nghệ An thời gian qua 2.4.1 Trình độ công nghệ khai thác Về trình độ công nghệ khai thác thì hiện chỉ có công ty đá vôi YABASH có dây chuyền khai thác khá hiện đại, đầu tư khai thác mang tính chất công nghiệp lớn, chất... Như vậy sản lượng khai thác đá vôi trắng trong thời gian qua ở Nghệ An mới chỉ đạt được khoảng 3,5 % so với trữ lượng thăm dò Không chỉ khai thác mà trong thời gian qua thì các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu tiến hành sơ chế đá vôi trắng Tính đến năm 2008 toàn tỉnh có 30 đơn vị hoạt động khai thác tiến hành sơ chế đá vôi trắng Tình hình khai thác chế đá vôi trắng của các doanh nghiệp năm 2008... nguyên Môi trường Nghệ An Như vậy, chỉ riêng trong năm 2008 vừa qua các doanh nghiệp hoạt động khai thác chế đá vôi trắng đã đạt được kết quả đáng kể: sản phẩm đá hộc đạt 59.216 m3, bột đá trắng đạt 101.643 tấn, đá granito đạt 81.653 tấn đá ốp lát đạt 123.675 m2 Tuy nhiên kết quả này vẫn còn khá khiêm tốn so với trữ lượng thăm dò đá vôi trắng Nghệ An 2.3 Về chế biến đá vôi trắng tỉnh Nghệ. .. nguyên Môi trường tỉnh Nghệ An 2.4.2 Trình độ công nghệ chế biến Về trình độ công nghệ chế biến: Qua khảo sát 12 đơn vị chế biến thô trên địa bàn thì chỉ có Liên doanh khoáng sản Việt - Nhật có trình độ khai thác chế biến tương đối tốt, tính đồng bộ cao, ba cơ sở chế biến đá ốp lát có trình độ công nghệ khá là Công ty đá hoa xuất khẩu, Công ty TNHH Tân Đại Thành HTX Thành Công, còn các doanh nghiệp. .. trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh với tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 29,7%/năm thu hút khoảng 18 – 20 ngàn lao động trên địa bàn Một trong những thế mạnh của ngành công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản là ngành công nghiệp khai thác chế biến đá vôi trắng Trong những năm qua ngành công nghiệp này đã đạt được một số kết quả đáng kể như sau: Năm 2003 chế biến 60 ngàn tấn bột đá trắng siêu... phép cho các doanh nghiệp thăm dò khai thác đá vôi trắng 13 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Bùi Thị Lan Theo thống kê của Sở Tài nguyên Môi trường Nghệ An, đến tháng 9/2007 trên địa bàn đã cấp 53 giấy phép thăm dò khai thác đá xây dựng, trong đó có 29 giấy phép thăm dò khai thác đá trắng Trong các đơn vị khai thác chỉ có công ty liên doanh Việt Nhật (hiện nay là công ty đá vôi YABASHI) được... có 30 đơn vị đi vào hoạt động, còn 5 đơn vị vẫn đang đầu tư đó là: Cty TNHH Chính Nghĩa, Cty CP Sơn Nam, Cty TNHH Phú Thương, Cty CP Hoàng Gia, Cty TNHH Hoài Danh 2.2.2 Thực trạng về khai thác chế đá vôi trắng tỉnh Nghệ An thời gian qua Gần đây việc khai thác đá vôi trắng diễn ra khá rộng rãi trên địa bàn tỉnh Nghệ An Trên địa bàn hiện đã phát hiện được 90 thân khoáng đá vôi trắng, phân bố chủ... được kết quả như sau: Biểu đồ 1 : Sản lượng khai thác đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2002 2009 15 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Bùi Thị Lan Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường Nghệ An Qua biểu đồ trên ta thấy sản lượng khai thác đá vôi trắng của các doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể qua các năm Nếu như năm 2002 sản lượng đá vôi trắng khai thác được mới chỉ là 68.380 tấn thì đến năm . đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Bùi Thị Lan THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002 2009 I đoạn 2001 – 2009 là 0,93 %/năm. II. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG Ở TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002 – 2009 1.Tiềm

Ngày đăng: 18/10/2013, 20:20

Hình ảnh liên quan

Chúng ta có thể tổng hợp tình hình cấp phép thăm dò và khai thác đá vôi trắng cho các doanh nghiệp qua bảng sau: - THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002  2009

h.

úng ta có thể tổng hợp tình hình cấp phép thăm dò và khai thác đá vôi trắng cho các doanh nghiệp qua bảng sau: Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 4: Tổng hợp tình hình khai thác và sơ chế đá vôi trắng của các đơn vị năm 2008 - THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002  2009

Bảng 4.

Tổng hợp tình hình khai thác và sơ chế đá vôi trắng của các đơn vị năm 2008 Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 5: Sản lượng chế biến đá vôi trắng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2002 – 2009 - THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002  2009

Bảng 5.

Sản lượng chế biến đá vôi trắng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2002 – 2009 Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 6: Trình độ công nghệ các doanh nghiệp khai thác đá năm 2008 - THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002  2009

Bảng 6.

Trình độ công nghệ các doanh nghiệp khai thác đá năm 2008 Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 7: Trình độ công nghệ thiết bị DN chế biến đá trắng siêu mịn năm 2008 - THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002  2009

Bảng 7.

Trình độ công nghệ thiết bị DN chế biến đá trắng siêu mịn năm 2008 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 8: Biểu đánh giá ATLĐ các đơn vị khai thác - chế biến năm 2008 - THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002  2009

Bảng 8.

Biểu đánh giá ATLĐ các đơn vị khai thác - chế biến năm 2008 Xem tại trang 25 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan