Tác động của cú sốc giá dầu và biến động tỷ giá hối đoái thực đa phương đến tăng trưởng kinh tế tại việt nam , luận văn thạc sĩ

62 23 0
Tác động của cú sốc giá dầu và biến động tỷ giá hối đoái thực đa phương đến tăng trưởng kinh tế tại việt nam , luận văn thạc sĩ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM    TRẦN THỊ THƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC GIÁ DẦU VÀ BIẾN ĐỘNG TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC ĐA PHƯƠNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TP Hồ Chí Minh – Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Tác động của cú sốc giá dầu và biến động tỉ giả hối đoái thực đa phương tới tăng trưởng kinh tế Tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội dung trích dẫn đều có ghi nguồn gốc và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác TP.HCM, tháng 10 năm 2013 Học viên Trần Thị Thương MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC ĐỒ THỊ TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC GIÁ DẦU VÀ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC ĐA PHƯƠNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 1 TÓM TẮT 1 1.GIỚI THIỆU 2 1.1 Lý do chọn đề tài 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 4 1.5 Các nội dung nghiên cứu chính 4 2.TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 5 2.1 Tác động của giá dầu đến hoạt động kinh tế 5 2.2 Tác động của tỉ giá hối đoái đến hoạt động kinh tế 9 2.3 Các bài nghiên cứu về về tác động của giá dầu và tỉ giá hối đoái thực đối với tăng trưởng kinh tế 12 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU 19 3.1 Phương pháp nghiên cứu 19 3.2 Mô tả dữ liệu 23 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 4.1 Kết quả kiểm định đơn vị 26 4.2 Kết quả kiểm định nhân quả Granger 30 4.3 Kết quả kiểm định đồng liên kết 32 4.4 Kết quả mô hình VECM trong dài hạn 34 4.5 Kết quả mô hình ECM trong ngắn hạn 36 4.6 Kết quả hàm phản ứng xung 39 4.7 Kết quả phân rã phương sai 43 5 KẾT LUẬN 46 TÀI LIỆU THAO KHẢO 48 PHỤ LỤC 1: KÝ HIẾU CÁC BIẾN SỐ 51 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Giá dầu thế giới OIL : Tỉ giá hối đoái thực đa phương RE ER: Tổng sản phẩm quốc nội RGthực DP: Mô hình vector tự hồi quy VA R: Mô hình vector hiệu chỉnh sai số VE CM : DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu tác động của cú sốc giá dầu tới hoạt động kinh tế 14 Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu tác động của biến động tỉ giá hối đoái thực tới hoạt động kinh tế 16 Bảng 3.1: Các biến kinh tế sử dụng trong mô hình 24 Bảng 4.1: Kết quả kiểm định đơn vị theo phương pháp ADF của D.LnRGDP 26 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định đơn vị theo phương pháp PP của D Ln RGDP 27 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định đơn vị theo phương pháp ADF của D.LnOIL 27 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định đơn vị theo phương pháp PP của D.LnOIL 28 Bảng 4.5 : Kết quả kiểm định đơn vị theo phương pháp ADF của D.LnREER 28 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định đơn vị theo phương pháp PP của D.LnOIL 29 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị 30 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định nhân quả Granger 31 Bảng 4.9: Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu 33 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định tự tương quan của mô hình VAR 33 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định đồng liên kết 34 Bảng 4.12: Kết quả mô hình VECM trong dài hạn 35 Bảng 4.13: Kết quả mô hình hiệu chỉnh sai số ECM 37 Bảng 4.14: Kết quả kiểm tra tự tương quan của mô hình VECM 39 Bảng 4.15:Kết quả phân rã phân sai mức giải thích của các biến đến sự thay đổi của RGDP 44 DANH MỤC ĐỒ THỊ Hình 4.1: Phản ứng của tổng sản phẩm quốc nội thực trước cú sốc giá dầu thế giới 40 Hình 4.2: Phản ứng của tổng sản phẩm quốc nội thực trước sự biến động của tỉ giá hối đoái thực đa phương 41 Hình 4.3: Phản ứng của tỉ giá hối đoái thực đa phương trước cú sốc giá dầu thế giới 42 Hình 4.4: Kết quả phân rã phân sai mức giải thích của các biến đến sự thay đổi của RGDP 45 1 TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC GIÁ DẦU VÀ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC ĐA PHƯƠNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT Mục đích của bài nghiên cứu là nhằm kiểm tra tác động của cú sốc giá dầu thế giới và biến động tỉ giá hối đoái thực đa phương tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng quý giai đoạn 1995-2012 đối với các biến tổng sản phẩm quốc nội thực (đại diện cho tăng trưởng kinh tế), giá dầu thế giới và tỉ giá hối đoái thực đa phương Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến Tác giả tiến hành hồi quy kiểm định bằng mô hình VECM kết quả thu được là cả cú sốc giá dầu thế giới và biến động tỉ giá hối đoái thực đa phương có tác động đáng kể tới tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn Tuy nhiên, hoạt động kinh tế Việt Nam chịu tác động mạnh hơn bởi sự biến động của tỷ giá hối đoái thực đa phương hơn là các cú sốc của giá dầu thế giới 2 1.GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Như chúng ta đều biết dầu là nguồn nguyên liệu đầu vào cần thiết cho hầu hết mọi quá trình sản xuất.Việc thay đổi giá dầu có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau, thứ nhất vì đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất nên việc tăng giá dầu sẽ dẫn đến một cú sốc về phía cung hàng hóa đó là sự sụt giảm sản lượng (Brown và Yucel 1999) Thứ hai, giá dầu tăng cũng là dấu hiệu gia tăng tình trạng khan hiếm nguồn nhiên liệu đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất nên các nhà đầu tư sẽ cắt giảm sản xuất do chi phí đầu vào cao làm cho lợi nhuận tạm thời giảm, ngoài ra giá dầu biến động đồng nghĩa với việc gia tăng sự không chắc chắn về nguồn nguyên liệu trong tương lai, đe dọa các nhà đầu tư trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh kết quả là sản lượng sản xuất sẽ giảm (Jimenez-Rodriguez và Sandchez, 2005) Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc xem xét các cú sốc của các nguồn năng lượng tự nhiên và ảnh hưởng của chúng tới nền kinh tế cũng có sự thay đổi theo thời gian, theo quan điểm hiện nay cú sốc giá dầu dẫn đến tăng trưởng kinh tế ở một số nước Tuy nhiên các quốc gia còn lại tiếp tục suy yếu trong cuộc suy thoái kinh tế Cú sốc giá dầu dẫn đến giá cả tăng một cách đáng kể điều này có thể là nguyên nhân gây ra các cuộc suy thoái kinh tế Tỷ giá hối đoái là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại 3 trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài Vì thế khi giá trị đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Bên cạnh đó, dựa vào mối tương quan giữa các đợt tăng giá dầu và các cuộc suy thoái kinh tế nhiều ý kiến cho rằng biến động của giá dầu có tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế Hầu hết các nghiên cứu trước đây nghiên cứu mối quan hệ giữa dầu và tỉ giá hối đoái thực tới tăng trưởng kinh tế đều được thực hiện ở các quốc gia phát triển như Mỹ và các quốc gia Châu âu khác, còn các nước đang phát triển có rất ít nghiên cứu về vấn đề này Điều này một phần là do thiếu các dữ liệu đáng tin cậy và một phần do sự ít phụ thuộc vào dầu mỏ trong lịch sử của các nước đang phát triển Tuy nhiên, từ khi nhu cầu về năng lượng của các quốc gia này ngày càng tăng lên, thì vấn đề nghiên cứu này tại các quốc gia đang phát triển ngày càng được quan tâm Chính vì vậy tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “ Tác động của cú sốc giá dầu và tỉ giá hối đoái thực đa phương tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm kiểm tra tác động của cú sốc giá dầu và biến động động tỉ giá hối đoái thực đa phương hảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh tế ở Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn? 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên bài nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau: Kết quả cũng cho thấy mức độ trễ trong tác động của chính tổng sản phẩm quốc nội lên nó là khá lớn, cụ thể tổng sản phẩm quốc nội thực chịu tác 38 động của chính nó từ quý thứ 3 trở về trước và tác động của mối quan hệ giữa chúng mang dấu dương nghĩa là chúng có quan hệ cùng chiều với nhau Mức độ trễ của biến động giá dầu thế giới tới tổng sản phẩm quốc nội thực là 2, điều đó có nghĩa là mức biến động của giá dầu từ quý 2 trở về trước thì ảnh hưởng tới tổng sản phẩm quốc nội thực, kết quả này là phù hợp vì thực tế các hợp đồng mua bán xăng dầu thường được ký kết trước do đó ảnh hưởng của nó thường xảy ra sau khoảng hai quý Về mối quan hệ giữa hai biến tỉ giá hối đoái thực hiệu lực và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, kết quả mô hình hiệu chỉnh sai số cho thấy có tồn tại mối quan hệ giữa chúng Mức độ trễ trong tác động của tỷ giá hiệu lực đa phương đến tổng sản phẩm quốc nội thực là khá lớn, thể hiện ở biến số L3D lnreer Có nghĩa là, biến động của tỷ giá ở quý thứ 3 về trước sẽ có tác động đến tổng sản phẩm quốc nội ở thời điểm hiện tại Điều này phù hợp với lý thuyết thương mại cũng như thực tế ngoại thương Việt Nam, cụ thể là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phần lớn là nông sản Vì thế, đây là phản ứng trễ trong sản xuất đối với thay đổi của tỷ giá hối đoái Sau khi chạy mô hình để kiểm tra tính phù hợp của mô hình tác giả tiến hành kiểm định tự tương quan phần dư của mô hình kết quả thu được cho thấy mô hình không bị tư tương quan, hay nói cách khác mô hình là phù hợp và có ý nghĩa 39 Bảng 4.14: Kết quả kiểm tra tự tương quan của mô hình VECM veclmar,mlag(4) Lagrange-multiplier test H0: no autocorrelation at lag order (Nguồn: Kết quả thu được từ phần mềm Stata) 4.6 Kết quả hàm phản ứng xung Hàm phản ứng xung trong mô hình được sử dụng nhằm đo lường mức độ tác động của một biến tới các biến còn lại trong một khoảng thời gian nhất định Từ 3 biến trong bài nghiên cứu sẽ có 9 phản ứng xung được tạo ra Tuy nhiên do mục đích của baì nghiên cứu là nhằm kiểm tra biến động của giá dầu thế giới và biến động tỉ giá hối đoái thực đa phương ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động kinh tế nên trong phần này tác giả sẽ xem xét 3phản ứng xung tương ứng với biến độc lập là giá dầu dầu thế giới và tỉ gía hối đoái thực đa phương còn biến phụ thuộc là tổng sản phẩm quộc nội thực, và thêm phản ứng xung của biến độc lập là giá dầu thế giới và biến phụ thuộc là tỉ giá hối đoái thực đa phương nhằm xem xét phản ứng của tỉ giá hối đoái thực đa phương khi có sự biến động trong giá dầu thế giới 40 Hình 4.1: Phản ứng của tổng sản phẩm quốc nội thực trước cú sốc giá dầu thế giới irf1, D.lnoil, D.lnrgdp 02 01 0 -.01 -.02 Graphs by irfname, impulse variable, and response variable Hình 4.1 Thể hiện phản ứng của tổng sản phẩm quốc nội thực khi có sự thay đổi một độ lệch chuẩn trong giá dầu thô thế giới.Đồ thị chỉ ra rằng trong quý thứ nhất tổng sản phẩm quốc nội thực phản ứng cùng chiều 0.01 khi có sự thay đổi một độ lệch chuẩn trong giá dầu thô thế giới, đến quý thứ 2 tổng sản phẩm quốc nội thực phản ứng ngược chiều đến quý thứ 3 phản ứng cùng chiều trở lại nhưng phản ứng ít hơn quý đầu tiên, đến quý thứ tư lại phản ứng ngược chiều và tiếp tục phản ứng cùng chiều trong quý thứ 5 41 Hình 4.2: Phản ứng của tổng sản phẩm quốc nội thực trước sự biến động của tỉ giá hối đoái thực đa phương irf1, D.lnreer, D.lnrgdp 1 0 -.1 0 Graphs by irfname, impulse variable, and response variable Hình 4.2 thể hiện phản ứng của biến tổng sản phẩm quốc nội thực khi có sự thay đổi một độ lệch chuẩn trong biến tỉ giá hối đoái thực đa phương Đồ thị cho thấy rằng trong hai quý đầu tiên tổng sản phẩm quốc nội thực biến động ngược chiều so với biến động trong tỉ giá hối đoái thực đa phương, tuy nhiên quý 2 biến động mạnh mẽ hơn so với quý 1, đến quý 3 tổng sản phẩm quốc nội thực biến động cùng chiều, tuy nhiên đến quý 4 tổng sản phẩm quốc nội thực hầu như không bị ảnh hưởng bởi biến động của tỉ giá hối đoái thực đa phương, đến quý thứ 5 và thứ 6 RGDP tiếp tục biến động ngược chiều với 42 OIL và quay trở lại tác động cùng chiều trong quý thứ 7, và lại tiếp tục hầu như không bị tác động trong quý thứ 8 Hình 4.3: Phản ứng của tỉ giá hối đoái thực đa phương trước cú sốc giá dầu thế giới irf1, D.lnoil, D.lnreer 1 05 0 -.05 Graphs by irfname, impulse variable, and response variable Hình 4.3 cho thấy trong quý đầu tiên REER biến động ngược chiều so với OIL tuy nhiên độ biến động không đáng kể, đến quý thứ hai REER biến động cùng chiều mạnh mẽ so với OIL, đến quý 3 và quý 4 biến động ngược chiều tuy nhiên quý 3 độ biến động không đáng kể so với quý 4, từ quý thứ 5 trở đi tỉ giá hối đoái thực đa phương hầu như không còn chịu tác động của biến động giá dầu thế giới 43 4.7 Kết quả phân rã phương sai Một trong những ứng dụng quan trọng của mô hình VAR và VECM là chức năng phân rã phương sai nhằm phân tích mức độ tác động của mỗi biến trong việc giải thích biến động của một biến còn lại trong mô hình Kết quả đo lường được cho ta thấy: Trong bai biến của bài nghiên cứu biến động trong tổng sản phẩm quốc nội thực RGDP chủ yếu được giải thích bởi chính nó, tiếp đến là tỉ giá hối đoái thực đa phương và cuối cùng là giá dầu thế giới Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội thực chịu tác động ngay lập tức bởi tác động của cú sốc chính nó- tổng sản phẩm quốc nội thực trong quá khứ, giải thích 100% biến động của tổng sản phẩm quốc nội thực ở kỳ đầu tiên,và sau đó giảm dần trong các kỳ tiếp theo Tác động của giá dầu thế giới giải thích cho biến động trong tổng sản phẩm quốc nội thực trung bình khoảng 3% qua các thời kỳ Biến động tỉ giá hối đoái thực đa phương giải thích trung bình khoảng 6.6% trong biến động của tổng sản phẩm quốc nội thực Kết quả phân rã phương sai được trình bày lại như bảng sau đây: 44 Bảng 4.15:Kết quả phân rã phân sai mức giải thích của các biến đến sự thay đổi của RGDP Variance Decomposition of D.Lnrgdp Period 1 2 3 4 5 6 7 8 Mức độ tác động của mỗi biến số đến biến động của tổng sản phẩm quốc nội thực được minh họa trực quan bằng đồ thị sau, với tỷ lệ phần trăm trong 8 giai đoạn tương ứng với 8 quý: 45 Hình 4.4: Kết quả phân rã phân sai mức giải thích của các biến đến sự thay đổi của RGDP 100% 95% 90% 85% 80% 75% 1 2 3 4 5 6 7 8 46 5 KẾT LUẬN Bài nghiên cứu sử dụng mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) để kiểm tra tác động dài hạn cũng như ngắn hạn của cú sốc giá dầu thế giới cũng như biến động tỉ giá hối đoái thực đa phương tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Kết quả phân tích dựa trên chuỗi dữ liệu hàng quý giai đoạn 1995-2012 Đầu tiên, kết quả kiểm định đơn vị cho thấy các biến trong mô hình cùng dừng ở sai phân bậc nhất, tiến hành kiểm định nhân quả Granger giữa các biến kết quả cho thấy có 3 mối quan hệ nhân quả giữa các cặp biến trong mô hình là: Giá dầu thế giới có tác động đến tổng sản phẩm quốc nội thực, Tỉ giá hối đoái thực đa phương cũng góp phần giải thích cho sự biến động trong tổng sản phẩm quốc nội thực, và tỉ giá hối đoái thực đa phương Việt Nam có góp phần giải thích cho sự biến động của giá dầu thế giới Tiếp theo,tiến hành kiểm định đồng liên kết cho thấy giữa các biến tổng sản phẩm quốc nội thực, giá dầu thế giới và tỉ giá hối đoái thực đa phương kết quả cho thấy có một đồng liên kết giữa các biến, hay nói cách khác có mối quan hệ dài hạn giữa các biến Cụ thể hơn kết quả hồi quy với mô hình VECM cho thấy trong dài hạn khi giá dầu thế giới tăng hay (giảm) 10% thì tổng sản phẩm quốc nội thực tăng ( giảm)4.6% với điều kiện các yếu tố khác không đổi, tương tự khi tỉ giá hối đoái thực đa phương giảm (tăng)10% các yếu tố khác không đổi thì tổng sản phẩm quốc nội thực tăng (giảm) 14.2% Như vậy có nghĩa là hoạt động kinh tế của Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi sự giảm giá thực của Đồng Việt Nam hơn là sự sự gia tăng của giá dầu thế giới 47 Kết quả phân tích phân rã phương sai cho thấy biến động trong tổng sản phẩm quốc nội thực được giải thích chủ yếu bởi sự biến động của chính nó, tiếp đến là biến động trong tỉ giả hối đoái thực đa phương và cuối cùng là sự thay đổi của giá dầu thế giới Bên cạnh một số kết quả nghiên cứu đã đạt được ở trên thì đề tài nghiên cứu vẫn còn gặp phải một số hạn chế Thứ nhất, do hạn chế về mặt dữ liệu nên đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu với 68 quan sát từ Q1 năm 1995 đến Q4 năm 2012, nên có thể ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu Đối với dữ liệu theo chuỗi thời gian thì các quan sát càng nhiều hay thời gian nghiên cứu càng dài càng cải thiện độ tin cậy của kết quả kiểm định Thứ hai, có rất nhiều biến kinh tế vĩ mô tác động tới tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy nhiên để đảm bảo được tính ổn định của mô hình bài nghiên cứu chỉ thực hiện trên hai biến đó là giá dầu thế giới và tỉ giá hối đoái thực đa phương Thứ ba,do kiến thức cũng như hiểu biết của tác giả còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi sai sót trong quá trình phân tích 48 TÀI LIỆU THAO KHẢO Tiếng nước ngoài: 1 Agenor, P.R., “Output, Devaluation and the Real Exchange Rate in Developing Countries, Weltwirtschaftliches Archiv, 1991, 18-4 2 Aliyu, S.U.R., 2009 Impact of oil price shock and exchange rate volatility on economic growth in Nigeria: an empirical investigation Research Journal of International Studies 11 (July), 4-15 3 Al-mulali, Usama, 2010 The Impact of Oil Prices on the Exchange Rate and Economic Growth in Norway MPRA Paper 24447, University Library of Munich, Germany 4 Cunado, J., Gracia F.P., 2005 Oil prices, economic activity and inflation: evidence for some Asian countries The Quarterly Review of Economics and Finance 45 (1), 65–83 5 Dhasmana, 2013 Real Effective Exchange Rate anh Manufacturing Sector Performance: Evidence from Indian firms Indian Institute of Management Bangalore 6 Du, L., He, Y., Wei, C., 2010 The relationship between oil price shocks and China’s macro-economy: An empirical analysis Energy Policy 38 (8), 4142–4151 7 Edwards, S (1989) Real Exchange Rates, Devaluation, and Adjustment, MIT Press, Cambridge, Massachusetts 8 Edwards, S., 1986 Are devaluations contractionary? The Review of Economics and Statistics 68 (3), 501–508 9 Gisser, M & Goodwin, T H 1986, Crude oil and the macro economy: Tests of some popular notions J Money Credit Banking 18(1): 95-103 10 H.Bazlul ,H Sayema and A.Mohammad, 2012 The Exchange Rate and Economic Growth: An Empirical Assessment on Bangladesh Internatinal Growth Centre 49 11 Hamilton, J., 1983 Oil and the macroeconomy since World War II Journal of Political Economy 91 (2), 593–617 12 Jimenez-Rodriguez and Sanchez (2005) Oil Price Shocks and Real GDP Growth: Empirical Evidence for some OECD Countries Applied Economics 37, pp 201-228 13 Jin, Guo, 2008 The impact of oil price shock and exchange rate volatility on economic growth: A comparative analysis for Russia Japan and China Research Journal of International Studies 8 (November), 98-111 14 Jouko Rautava,2002.The role of oil prices and the real exchange rate in Russia’s economy No 3, Bank of Finland Institute for Economies in Transition 15 Kamin, S.B., Klau, M., 1998 Some multi_country evidence on the effect of real exchange rate on output International Finance Discussion Papers No 611, Board of Governors of the Federal Reserve System (U.S.) 16 Kandil, M., 2004 Exchange rate fluctuations and economic activity in developing countries: theory and evidence Journal of Economic Development 29 (1), 85-108 17 Lee, K., Ni, S., 2002 On the dynamic effects of oil price shocks: a study using industry level data Journal of Monetary Economics 49 (4), 823-852 18 Marcel Gozali, 2010 Macroeconomic Impacts Of Oil Price Levels And Volatility On Indonesia Economics Department at Digital Commons 19 McKillop, A., 2004 Oil prices, economic growth and world oil demand Middle East Economic Survey VOL XLVII, No 35 Retrieved September 9, 2010 from http://www.gasandoil.com/goc/speeches/mckillop.htm 20 Milani, F., 2009 Expectations, learning, and the changing relationship between oil prices and the macroeconomy EnergyEconomics 31 (6), 827– 837 21 Narayan, P.K, Narayan.S, 2010 Modelling the impact of oil price on Viet Nam’stock price Applied Energy 87(1) 50 22 Rautava, J., 2004 The role of oil prices and the real exchange rate in Russia’s economy—a cointegration approach Journal of Comparative Economics 32 (2), 315–327 23 Rogers, J.H., Wang, P., 1995 Output, inflation and stabilization in a small open economy: evidence from Mexico Journal of Development Economics 46 (2), 271-293 24 Stephen P A Brown & Mine Yucel, 1999 Oil price shocks and the U.S economy: where does the asymmetry originate?, Working Papers 99-11, Federal Reserve Bank of Dallas 25 U Adiguzel, T.Bayat, S.Kayhan Oil Prices and Exchange Rates in Brazil, India and Turkey: Time and Frequency Domain Causality Analysis 26 Viet Trung, Thuy Vinh, 2011 impact of oil prices, real effective exchange rate and inflation on economic activity: Novel evidence for Vietnam Kobe University Các trang điện tử: 1 Oil Price [online] Available at: http://imfstatext.imf.org/WBOS-query/Index.aspx?QueryId=5730 2 1 Real GDP and REER [online] Available at: http://extranet.datastream.com/index.htm 51 PHỤ LỤC 1: KÝ HIẾU CÁC BIẾN SỐ Kí hiệu Biến LnRGDP Logarit cơ số tự nhiên của biến RGDP ở thời kỳ t LnOIL Logarit cơ số tự nhiên của biến giá dầu thế giới thời kỳ t LnREER Logarit cơ số tự nhiên của biến ti giá D.LnRGDP Sai phân bậc 1 của LnRGDP ở thời kỳ t D.LnOIL Sai phân bậc 1 của LnOIL ở thời kỳ t D.LnREER Sai phân bậc 1 của LnEER ở thời kỳ t ... động biến động tỉ giá hối đoái đến hoạt động kinh tế Các nghiên cứu tác động giá dầu biến động tỉ giá hối đoái thực đa phương tới hoạt động kinh tế 2.1 Tác động giá dầu đến hoạt động kinh tế Sự biến. .. về tác động giá dầu tỉ giá hối đoái thực tăng trưởng kinh tế Aliyu (2009) nghiên cứu tác động giá dầu biến động tỉ giá hối đoái thực đến tăng trưởng kinh tế Negeria, dựa vào liệu hàng qu? ?, từ... sốc giá dầu tỉ giá hối đoái thực đa phương tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ?? 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu thực nhằm kiểm tra tác động cú sốc giá dầu biến động động tỉ giá hối đoái thực

Ngày đăng: 16/09/2020, 20:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan