Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam

13 415 0
Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam 2.1. Tổng quan về Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của SGD NHNT VN Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức được thành lập từ ngày 1/4/1963 theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30/10/1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.Trong giai đoạn này Ngân hàng ngoại thương được coi là ngân hàng chuyên doanh và duy nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Trải qua cả một giai đoạn dài với những biến động sâu sắc và mạnh mẽ của nền kinh tế, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam vẫn luôn khẳng định được vai trò chủ lực của mình và ngày càng lớn mạnh. NHNT đã được các tổ chức quốc tế đánh giá là NHTM VN có uy tín nhất đồng thời được công nhận và xếp hạng là một trong 23 Doanh nghiệp đặc biệt với thế mạnh nổi trội trong các lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, thanh toán thẻ và các dịch vụ Tài chính, quốc tế. Luôn đặt uy tín lên hàng đầu đồng thời không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý cũng như coi trọng vấn đề công nghệ trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, NHNT ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình và Ngân hàng đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong hoạt động Ngân hàng bán lẻ. Sở giao dịch NHNT Việt Nam được thành lập và quá trình hoạt động gắn liền với Hội Sở chính NHNT Việt Nam.Với chức năng là đầu mối thực thi chiến lược phát triển các sản phẩm dịch vụ đồng thời là cầu nối cho NHNT VN với khách hàng của NHNT VN, Sở giao dịch đã có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của hệ thống NHNT VN. Sở giao dịch NHNT VN được thành lập từ ngày 1/4/1991 theo quyết định số 34/TCCB ngày 25/3/1991 của Tổng Giám đốc NHNT VN với chức năng là đơn vị kinh doanh tại Hội sở chính NHNTVN. Trong hơn 14 năm hoạt động, SGD đã không ngừng phát triển cả về quy mô và doanh số hoạt động và là đơn vị có nguồn vốn lớn nhất trong hệ thống NHNT. Luôn dẫn đầu trong việc thực hiện chương trình hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng trong hoạt động thanh toán, kế toán và dịch vụ ngân hàng, SGD khẳng định vị trí quan trọng của mình trong hệ thống ngân hàng Ngoại Thương nói riêng và trong nền kinh tế Việt Nam nói chung. Cho tới ngày 28/12/2005, theo Quyết định số 1215/QĐ- NHNN, Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức được tách ra khỏi hội sở chính và hoạt động như một chi nhánh độc lập. Kể từ ngày 01/01/2006, sau khi được tách ra khỏi Hội sở chính, hoạt động như một chi nhánh, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng, SGD được thực hiện tất cả các nghiệp vụ ngân hàng của NHNTVN. Khi tách ra hoạt động một cách độc lập, ban đầu SGD cũng gặp khá nhiều khó khăn như xáo trộn về tổ chức, nghiệp vụ… nhưng với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ và Ban lãnh đạo, SGD không những nhanh chóng đi vào ổn định mà còn từng bước mở rộng hoạt động, áp dụng công nghệ tiên tiến, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ và tích cực phấn đấu để trở thành một ngân hàng hiện đại phục vụ mọi thành phần kinh tế. 2.1.2. Bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban tại SGD NHNT VN 2.1.2.1. Bộ máy tổ chức SGD NHNT VN trước đây là đơn vị trực thuộc, hạch toán chung với NHNT VN, đến ngày 01/01/2006 mới tách ra hạch toán riêng. Cơ cấu bộ máy tổ chức của SGD bao gồm 1 Giám Đốc và 4 Phó Giám Đốc chịu trách nhiệm quản lý các phòng ban của SGD. Hiện nay, SGD NHNT VN có 24 phòng ban và 19 phòng giao dịch đặt tại các vị trí khác nhau trên địa bàn TP Hà Nội. Tổ Nghiên cứu Phát triển Nghiệp vụ Ngân hàng Bán lẻ P. Kiểm tra nội bộ P. Quản lý nhân sự P. Kế toán tài chính P. Vốn & KD Ngoại tệ P. Đầu tư dự án P. Tín dụng DN Nhỏ & Vừa Phó Giám ĐốcNguyễn Thị Bảo Giám ĐốcNguyễn Danh Lương Phó Giám ĐốcNguyễn Hùng Sơn Phó Giám ĐốcNgô Quang Trung Tổ Đảng Đoàn Phó Giám ĐốcPhạm Thị Mai P. Thanh toán Xuất khẩu P. Thanh toán Nhập khẩu P. Quản lý rủi ro tín dụng P. Vay nợ viện trợ P. Hối đoái P. Khách hàng đặc biệt P. Ngân Quỹ P. Quản lý Quỹ ATM Phòng Giao dịch số 16 P. Tiết kiệm P. Bảo lãnh P. Quản lý nợ P. Kế toán giao dịch Các PGD (trừ PGD số 16) Tín dụng trả góp&tiêu dùng P. Hành chính quản trị P. Quan hệ khách hàng P. Thanh toán thẻ P. Tin học đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Sở Giao Dịch NHNT Việt Nam Phó Giám ĐốcNguyễn Thị Bảo Phó Giám ĐốcNguyễn Thị Bảo Phó Giám ĐốcNguyễn Thị Bảo 2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Mỗi phòng ban của SGD đảm nhiệm một chức năng, nhiệm vụ nhất định. Cụ thể như sau: ♦ Phòng Bảo Lãnh: Phòng bảo lãnh là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch NHNT có chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh của Sở giao dịch NHNT đối với khách hàng theo các văn bản quy định hiện hành về công tác bảo lãnh của Nhà nước, NHNN và NHNT VN, đồng thời tuân thủ các thỏa ước quốc tế, các thông lệ quốc tế và các điều lệ quốc tế về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàngViệt Nam là nước thành viên hoặc đã cam kết tham gia. ♦ Phòng Đầu Tư Dự Án: Phòng Đầu tư dự án là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch có chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc Sở giao dịch trong việc thực hiện cấp tín dụng trung và dài hạn cho các khách hàng tại Sở giao dịch NHNT theo đúng các quy định, quy chế, thể lệ về cho vay hiện hành của NHNN VN và NHNT VN. ♦ Phòng Kế Toán Tài Chính Phòng Kế toán tài chính là phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch có chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc Sở giao dịch trong việc triển khai thực hiện chế độ kế toán – tài chính, chế độ báo cáo kế toán và hạch toán kế toán tại Sở giao dịch theo đúng Luật Kế toán, thống kê của Nhà nước, quy định của Bộ tài chính, của NHNN và của NHNT VN. ♦ Phòng Kế Toán Giao Dịch Phòng Kế Toán Giao Dịch là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam có chức năng phục vụ đối tượng khách hàng là tổ chức (cư trú và không cư trú) có quan hệ với Sở giao dịch NHNT theo đúng quy định, quy chế về hạch toán, kế toán thanh toán và quy trình nghiệp vụ của Nhà nước, NHNN và NHNT VN. ♦ Phòng Khách Hàng Đặc Biệt Phòng Khách Hàng Đặc Biệt là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch NHNT VN có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xây dựng chính sách khách hàng đối với khách hàng thể nhân và cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng cho khách hàng đặc biệt của Sở giao dịch ( là những khách hàngsố dư tiền gửi lớn, doanh số giao dịch cao hoặc là cán bộ cao cấp của Nhà nước, cán bộ lãnh đạo các ngành, …) theo đúng quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ hiện hành của Nhà nước, NHNN VN và NHNT VN đồng thời tuân thủ các quy ước quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng mà NHNT tham gia. ♦ Phòng kiểm tra nội bộ Phòng kiểm tra nội bộ là phòng chuyên môn thuộc Sở giao dịch NHNT VN có chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản của Pháp luật, quy chế của NHNN VN, quy định của NHNT VN nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng của Sở giao dịch NHNT VN nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của ngân hàng và khách hàng tại Sở giao dịch. ♦ Phòng hành chính quản trị Phòng Hành chính quản trị là phòng chuyên môn thuộc Sở giao dịch NHNT VN có chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc Sở giao dịch trong công tác hành chính, quản trị tại Sở giao dịch. Nghiên cứu xây dựng mở rộng và phát triển hệ thống mạng lưới hoạt động của Sở giao dịch NHNT VN trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận theo phương hướng, kế hoạch phát triển Ngân hàng Ngoại Thương của Ban lãnh đạo theo từng giai đoạn nhằm tăng cường sức cạnh tranh, thu hút và mở rộng khách hàng, khẳng định uy tín của Ngân hàng Ngoại Thương với khách hàng trên thị trường. ♦ Phòng hối đoái Phòng hối đoái là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương có chức năng phục vụ đối tượng khách hàng là cá nhân (cư trú và không cư trú), cụ thể như sau: - Quản lý hồ thông tin tài khoản, thông tin khách hàng - Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tiền vay của các khách hàng là cá nhân - Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền tệ - Thực hiện việc chuyển tiền trong nước của khách hàng là cá nhân - Quản lý các chứng từ có giá, phục vụ nghiệp vụ của phòng ♦ Phòng ngân quỹ: Phòng ngân quỹ là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch NHNT có chức năng triển khai thực hiện công tác quản lý giấy tờ có giá tại SGD NHNT, thu chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ đảm bảo đúng quy trình, chế độ quản lý kho quỹ của Nhà nước, của Ngành Ngân hàng và NHNT. ♦Phòng quản lý nhân sự Phòng quản lý nhân sự là phòng chuyên môn thuộc Sở giao dịch NHNT VN có chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc Sở giao dịch trong công tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ tại Sở giao dịch theo đúng Bộ luật lao động, quy định hiện hành của NHNN VN và NHNT VN. ♦ Phòng thanh toán nhập khẩu Phòng thanh toán Nhập khẩu là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương có chức năng thực hiện công tác thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu mậu dịchdịch vụ đối ngoại liên quan tới hàng hóa nhập khẩu tại Sở giao dịch NHNT theo đúng quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ hiện hành của Nhà nước, NHNN VN và NHNT VN đồng thời tuân thủ các quy ước quốc tế về nghiệp vụ thanh toán quốc tế qua ngân hàng mà NHNT tham gia. ♦ Phòng Thanh toán Xuất khẩu Phòng Thanh toán Xuất khẩu là phòng nghiệp vụ của SGD NHNT có chức năng thực hiện toàn bộ công tác thanh toán hàng hóa xuất khẩu và dịch vụ đối ngoại của các đơn vị trong nước với nước ngoài qua SGD NHNT, theo đúng quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ hiện hành của Nhà nước, NHNN VN và NHNT VN đồng thời tuân thủ các quy ước quốc tế về nghiệp vụ thanh toán quốc tế qua ngân hàng mà NHNT tham gia. ♦ Phòng thanh toán thẻ Phòng thanh toán thẻ là phòng nghiệp vụ của Sở giao dịch NHNT có chức năng thực hiện phát hành và thanh toán các loại thẻ quốc tế, thẻ Vietcombank tại SGD NHNT theo đúng quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ hiện hành của Nhà nước, NHNN VN và NHNT VN đồng thời tuân thủ các quy ước quốc tế về nghiệp vụ thẻ mà NHNT tham gia. ♦ Phòng quan hệ khách hàng Phòng quan hệ khách hàng có chức năng là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của NHNT. Phòng cũng thực hiện chức năng triển khai nghiệp vụ tín dụng đối với những phương án kinh doanh của đối tượng khách hàng là các tổ chức theo đúng các quy định, quy chế, thể lệ về cho vay hiện hành của NHNN VN và NHNT VN. ♦ Phòng Tín dụng trả góp tiêu dùng Phòng Tín dụng trả góp và tiêu dùng là phòng nghiệp vụ thuộc SGD NHNT có chức năng triển khai nghiệp vụ trả góp, tiêu dùng đối với đối tượng khách hàng là thể nhân( trừ nghiệp vụ tín dụng thông qua nghiệp vụ thanh toán thẻ) theo đúng các quy định, quy chế về cho vay hiện hành của NHNN VN và NHNT VN. ♦ Phòng Tin học Phòng tin học là phòng chuyên môn thuộc Sở giao dịch NHNT có chức năng giúp Ban Giám đốc SGD trong việc quản lý, duy trì hệ thống công nghệ thông tin liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh tại SGD NHNT. ♦ Phòng Tiết kiệm Phòng tiết kiệm là phòng nghiệp vụ thuộc SGD có chức năng thực hiện công tác huy động vốn tiết kiệm bằng đồng Việt Namngoại tệ tại SGD theo đúng chế độ và thể lệ quy định của NHNN VN và NHNT VN. ♦ Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ Phòng Vốn và kinh doanh ngoại tệ là phòng nghiệp vụ tại Sở giao dịch NHNT có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc SGD về quản trị, điều hành lãi suất, tỷ giá, phí, huy động và kinh doanh vốn VNĐ và ngoại tệ tại SGD theo đúng các quy định về quản lý vốn và quản lý ngoại hối của NHNN VN và NHNT VN. ♦ Tổ quản lý quỹ máy ATM Tổ quản lý quỹ máy ATM là tổ nghiệp vụ trực thuộc SGD NHNT VN có chức năng cung ứng các dịch vụ, làm đầu mối xử lý các sự cố hoặc đề suất xử lý các sự cố phát sinh để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống máy ATM của SGD NHNT VN. ♦ Phòng Vay nợ viện trợ Phòng Vay nợ viện trợ là phòng nghiệp vụ thuộc SGD NHNT có chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc SGD trong việc quản lý, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đối ngoại sử dụng nguồn vốn vay nợ viện trợ ODA. ♦ Phòng quản lý rủi ro tín dụng Phòng quản lý rủi ro tín dụng có chức năng nghiên cứư, phân tích, quản lý rủi ro gồm rủi ro chung (rủi ro hệ thống, rủi ro thị trường…) và rủi ro riêng( rủi ro đối với khách hàng, đối với dự án ) nhằm đảm bảo phát triển tín dụng, mở rộng hoạt động một cách an toàn và hiệu quả. ♦ Phòng quản lý nợ Phòng quản lý nợ có chức năng quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu nợ. Đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp với số liệu trên hồ sơ. Đảm bảo lưu trữ hồ vay đầy đủ và an toàn. Đảm bảo các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các bước quy định trong Quy trình tín dụng. ♦ Phòng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa Thực hiện triển khai cho vay đối với những phương án kinh doanh của đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. ♦ Các phòng giao dịch SGD hiện nay có 21phòng giao dịch được đặt tại nhiều nơi ở Hà Nội. Các phòng giao dịch của SGD NHNT VN là đơn vị hạch toán báo sổ trực thuộc SGD, hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội, chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp của Giám đốc SGD NHNT. Các phòng giao dịch có chức năng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn tiết kiệm, cho vay khách hàng là cá nhân, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán dịch vụ vãng lai trên địa bàn và các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi của các pháp nhân Tóm lại, SGD NHNT VN được chia ra thành nhiều phòng ban với chức năng và nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau đã tạo nên sự phối kết nhịp nhàng thực hiện tốt các phương hướng nhiệm vụ của NHNT VN đề ra trong suốt thời gian qua. Đây cũng được coi là một trong những mắt xích quan trọng góp phần vào sự thành công của SGD NHNT VN. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 2.1.3.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội 2008 ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM VN Năm 2008 tình hình kinh tế xã hội đã có rất nhiều biến động khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các NHTM của Việt Nam nói chung và ảnh hưởng tới SGD NHNT VN nói riêng. Sau đây là các sự kiện tiêu biểu về biến động tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các NH trong năm qua: <Trích dẫn tài liệu thu thập trên Internet-webside: Google.com.vn>  Lạm phát Đầu năm nền kinh tế phải đối mặt với lạm phát tăng cao ( theo tính toán bộ lạm phát năm nay của Việt Nam là 24%) do đó việc thắt chặt tiền tệ đã gây khó khăn không nhỏ cho ngân hàng. Thứ nhất: họ phải tăng lãi suất vay vì thế cho nên phải tăng lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay quá cao khiến càng ít doanh nghiệp vay vốn, làm cản trở đến việc kinh doanh của ngân hàng. Thứ hai, do lãi suất cao nên khả năng hoàn trả của các con nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng, làm tăng khả năng rủi ro của các ngân hàng. Thứ ba: Do lý do thứ hai nên các ngân hàng trở nên dè dặt trong việc cho vay vốn, tiền không được mang ra sử dụng lưu thông trở thành những khoản tiền vô ích, làm tăng chi phí cho ngân hàng.  Cơn bão tài chính Mỹ Gần cuối năm, ngành tài chính ngân hàng phải đón nhận tin cơn bão tài chính Mỹ. Nhưng có lẽ nó có ít tác động đến ngành ngân hàng Việt Nam mà nhiều khi còn là tin tốt. Tin tốt bởi vì khi nhìn thấy sự khủng hoảng của ngành ngân hàng tại Mỹ, các ngân hàng Việt Nam sẽ suy xét và nhìn nhận lại cách làm ăn của mình. Họ sẽ thận trọng hơn với các khoản cho vay của mình, họ sẽ tìm cách giảm rủi ro trong quá trình cho vay, họ sẽ đề phòng và miễn dịch với các dự án đầu tư hay cho vay mà ở đó các khoản nợ xấu, nợ khó đòi là cao, họ sẽ tập trung vào các khoản mục sinh lợi tốt, khả năng hoàn vốn cao và có sự phát triển trong tương lai. Tuy vậy, tình hình tài chính ảm đạm trên thế giới vẫn có ảnh hưởng phần nào tới tâm lý lo ngại của người dân vào nền kinh tế và tài chính trong nước.  Cạnh tranh giữa các ngân hàng Đầu tiên là sự cạnh tranh các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài. Càng ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam. Lợi thế của họ là có nhiều vốn, có tiềm lực tài chính và quản lý. HSBC là ngân hàng nước ngoài tích cực nhất hiện nay. HSBC vừa được Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Việc thành lập ngân hàng con sẽ cho phép HSBC mở rộng mạng lưới phân phối rộng hơn, tới các khách hàng hiện tại cũng như khách hàng mới. HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước sau khi nâng cổ phần sở hữu tại Techcombank từ 14.4% lên 20%. Điều này cho phép HSBC mở rộng sức ảnh hưởng và gia tăng tầm hoạt động của mình. Sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với các ngân hàng nội. Cạnh tranh với ngân hàng trong nước: điều này là hiển nhiên nhưng có xu thế mới đó là việc hợp tác của các ngân hàng nội. Việc rõ ràng nhất là “liên minh ATM”. Cầm thẻ ATM của ngân hàng Techcombank nhưng khi đến trạm rút tiền của Vietcombank bạn vẫn có thể rút tiền được. Điều này làm gia tăng tầm hoạt động, khả năng cạnh tranh, sức hút khách hàng hơn là những ngân hàng không nằm trong liên minh. Nhưng sự cạnh tranh dù là giữa nội- ngoại hay nội-nội vẫn là cần thiết. Vì như thế các ngân hàng sẽ không ngừng cải thiện, không ngừng gia tăng chất lượng dịch vụ, luôn luôn sáng tạo để làm thoả mãn những đòi hỏi của đất nước, của người dân và các doanh nghiệp.  Cạnh tranh với thị trường chứng khoán Càng ngày chứng khoán càng trở nên lộ diện là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng về mặt huy động vốn trong dân. Trước kia chưa có chứng khoán thì người dân sẽ gửi tiền nhàn rỗi của mình vào các ngân hàng nhằm kiếm các khoản lợi tức. Nhưng nay, chứng khoán đã làm giảm lượng vốn huy động nhàn rỗi của các ngân hàng. Những người dân có tiền nhàn rỗi sẵn sàng lao vào đầu tư chứng khoán với hy vọng kiếm lời cao hơn là gửi tiền vào ngân hàng (tuy có rủi ro cao hơn). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngoài kênh huy động vốn là vay mượn các ngân hàng còn có cách là phát hành cổ phiếu ra thị trường. Đấy cũng là một cách tốt để huy động vốn. [...]... tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM trong nước và năm 2009 được dự báo là một năm còn nhiều khó khăn với ngành ngân hàng nước ta Muốn ngành ngân hàng vực dậy thì quan tâm tới chất lượng tín dụng vẫn luôn là một chiến lược mà các ngân hàng phải đặt lên hàng đầu 2.1.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD NHNT VN Năm 2008 cũng là một năm đặc biệt khó khăn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN... lỏng nhưng rất khó giải ngân được vốn vay do lãi suất cho vay còn cao hơn mức thông thường, các doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh và chưa thể mở rộng đối tượng khách hàng trong thời gian ngắn sau một thời gian dài hạn chế tín dụng Tuy nhiên, SGD đã đạt được những thành tựu trong hoạt động Ngày 15/11/2008, Chi nhánh VCB Hoàn Kiếm thành lập trên cơ sở tách 4 PGD của SGD... dụng nóng, tăng quy mô và mạng lưới hoạt động quá nhanh của những năm trước đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động các ngân hàng thương mại cổ phần(NHTMCP) Đến cuối năm 2008 mặc dù một số chỉ tiêu cơ bản của các NHTM CP vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng song tốc độ đã chậm lại Hoạt động của các NH chủ yếu là tập trung huy động vốn để cân đối nguồn và đảm bảo an toàn của từng ngân hàng và toàn hệ thống Những khó... Ngoại thương VN nói chung và Sở Giao dịch (SGD) nói riêng Tỷ giá, lãi suất liên tục biến động phức tạp và khó dự báo Các ngân hàng TMCP có lãi suất huy động cao hơn rất nhiều so với lãi suất huy động của NHNT nên đã thu hút một lượng vốn lớn từ khách hàng là dân cư của SGD dẫn đến tiền gửi khách hàng cá nhân giảm mạnh Chính sách thắt chặt tín dụng đã hạn chế việc tăng dư nợ tại SGD, tuy cuối năm có được... PGD của SGD với tổng số tiền huy động quy VNĐ là 3.700 tỷ đồng bao gồm 952,64 tỷ đồngngoại tệ quy USD là 166,39 tr.USD Kết quả hoạt động các hoạt động nghiệp vụ của SGD trong năm 2008 như sau: - Tổng nguồn vốn huy động quy VND của SGD đến 31/12/08 đạt 39.916,64 tỷ đồng, tăng 1.923,81 tỷ VND (5,06%) so với cùng kỳ năm 2007 và đạt 101,12% chỉ tiêu huy động vốn TƯ giao - Tổng dư nợ quy VNĐ của SGD... hoạch TƯ giao do kế hoạch tín dụng luôn thay đổi nên SGD không chủ động trong việc hạn chế hay mở rộng dư nợ tín dụng với khách hàng  Huy động vốn Với tình hình kinh tế xã hội không thuận lợi, năm 2008 là năm khó khăn đối với công tác huy động vốn tại SGD, cụ thể: - Trong năm 2008, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên đã chuyển đi khỏi hệ thống VCB một lượng vốn lớn, riêng tại SGD... - Lãi suất huy động liên tục tăng cao trong khi lãi suất cho vay chịu mức trần 150% LSCB đã ảnh hưởng đáng kể đến chi phí huy động vốn của SGD - Tỷ trọng cho vay trực tiếp nền kinh tế chỉ chiếm 11,8% tổng nguồn vốn huy động của SGD Phần vốn dư thừa SGD gửi HSC nên lợi nhuận của SGD phụ thuộc rất nhiều vào lãi suất nhận gửi nội bộ của HSC nên cũng gián tiếp ảnh hưởng đến lãi suất huy động đầu vào của... 100 tr.USD cũng đã góp phần làm cho số dư tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của TCKT tại SGD giảm đáng kể - Lãi suất tiền gửi các TCKT tăng cao, có thời điểm ngang bằng với lãi suất huy động từ dân cư, đồng thời việc phát sinh thêm các kỳ hạn huy động ngắn như 1 tuần, 2 tuần đã góp phần làm tăng tiền gửi có kỳ hạn VNĐ của các TCKT - Mức chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng cổ phần và SGD là khá lớn... và SGD là khá lớn đồng thời các NH TMCP và các ngân hàng nước ngoài có các gói sản phẩm tiền gửi rất đa dạng kết hợp với các chương trình khuyến mại hấp dẫn đã hút bớt một phần tiền gửi của dân cư cả ở VNĐ và USD - Thêm vào đó, lãi suất huy động VNĐ tăng cao nên người dân có xu hướng chuyển từ ngoại tệ sang VNĐ để gửi tiết kiệm dẫn đến vốn huy động bằng ngoại tệ từ dân cư giảm mạnh - Tỷ lệ lạm phát... tr.USD, giảm 443,98 tr USD (34,42%) so với cuối năm 2007 So với năm 2006 thì tổng huy động vốn từ khách hàng quy VND tăng 5.154,83 tỷ đồng(14,83%), trong đó, vốn huy động bằng VND tăng 10.606,12 tỷ VND(70,96%), nhưng vốn huy động bằng ngoại tệ quy USD thì giảm 385,36 tr USD(31,29%) Như vậy có thể thấy rằng mức huy động vốn của SGD thời gian qua vẫn đang có chiều hướng gia tăng trong những năm qua song . Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam 2.1. Tổng quan về Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. và Ngân hàng đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong hoạt động Ngân hàng bán lẻ. Sở giao dịch NHNT Việt Nam được thành lập và quá trình hoạt

Ngày đăng: 18/10/2013, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan