CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU AGRIBANK

12 716 1
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU AGRIBANK

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU AGRIBANK 3.1. Định hướng phát triển thương hiệu Agribank Định hướng phát triển thương hiệu Agribank được thể hiện trong một phần định hướng phát triển chung của Agribank theo Đề án cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 với các nội dung chính sau: Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của Agribank là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế. Agribank kiên trì với định hướng chiến lược phát triển là: Tiếp tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều kiện để cổ phần hoá. Đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước, các tổ chức tài chính-ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định và phát triển bền vững. Tập trung sức toàn hệ thống, thực hiện bằng được những nội dung cơ bản theo tiến độ Đề án tái cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được Chính phủ phê duyệt và tập trung xây dựng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam thành tập đoàn tài chính; Chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện cổ phần hoá vào năm 2009; Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời; Đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; Tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hoá, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp. Phấn đấu tăng tổng nguồn vốn từ 25-28%/năm, tổng dư nợ từ 20-25 %/năm, trong đó tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tối đa chiếm 45 % tổng dư nợ trên cơ sở cân đối nguồn vốn cho phép; nợ quá hạn dưới 1 % tổng dư nợ; lợi nhuận tối thiểu tăng 10%. Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích thu hút khách hàng. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2001- 2010, xây dựng thành tập đoàn tài chính và thực hiện tốt cổ phần hoá theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng và hoàn thiện các Đề án: Đề án tái cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Đề án cổ phần hoá NHNo&PTNT Việt Nam vào năm 2009. Xây dựng ngân hàng theo mô hình ngân hàng 2 cấp quản lý tập trung thành các mô hình tổ chức quản lý theo nhóm khách hàng và loại sản phẩm dịch vụ. Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn, hiệu quả, bền vững. Thực hiện tốt việc xây dựng chiến lược con người, công nghệ, tài chính và maketting (goi tắt là chiến lược 4M); Cụ thể hoá chiến lược đến 2010 và từng năm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Xây dựng chiến lược đào tạo của toàn ngành từ nay đến năm 2010; Xây dựng quy chuẩn cán bộ đối với từng lĩnh vực phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Xây dựng chiến lược quảng bá và phát triển thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam đến năm 2010, xây dựng giá trị thương hiệu bằng nhiều hình thức, trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, làm cho thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam ngày càng được nâng cao trong nước và quốc tế. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN đặt mục tiêu nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hóa doanh nghiệp; đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn; dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; tập trung đầu tư, đòa tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập. Định hướng phát triển thương hiệu Agribank: Xây dựng chiến lược quảng bá và phát triển thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam đến năm 2010, xây dựng giá trị thương hiệu bằng nhiều hình thức, trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, làm cho thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam ngày càng được nâng cao trong nước và quốc tế. Mục tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2009 : Mục tiêu chung: Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị thông tin tuyên truyền nhằm quảng bá , khẳng định vị thế, thương hiệu và vai trò của NHNo trọng tâm vào 3 định hướng chiến lược kinh doanh chính trong năm 2009 đó là: - Nỗ lực đóng góp cho “Kích cầu” - Chủ động triển khai Nghị quyết “Tam nông” - “Phát triển sản phẩm, dịch vụ và tiện ích tiên tiến” Kế hoạch cụ thể: i. Công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu: o Quảng bá thương hiệu Agribank thông qua tài trợ: - Tiếp tục theo dõi và khai thác các quyền lợi tài trợ của các chương trình hiện đang tài trợ gồm: Bản tin tài chính trên VTV1, chương trình “Tam nông và phát triển” trên VOV. - Lựa chọn chương trình có ý nghĩa kinh tế, xã hội, chính trị lớn, thu hút được đông đảo các cấp lãnh đạo và người dân theo dõi để quyết định tham gia tài trợ. Không tài trợ tràn lan và thiếu trọng điểm. Các chương trình dự kiến tài trợ phải gắn với khai thác tối đa các quyền lợi nhằm quảng bá vai trò, vị trí và đóng góp của NHNo cho “Kích cầu”, “Tam nông” và gắn với giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ mới. o Quảng bá thương hiệu thông qua Quảng cáo: Tập trung quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích tiên tiến sẽ được giới thiệu trong năm, trước mắt gồm: - Chương trình phối hợp với Viettel phổ cập 2 triệu máy điện thoại không dây (Homephone) tới các hộ gia đình nông thôn, đặc biệte là người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn. - Chương trình phối hợp với Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải và Cửu Long cho vay mua 7.500 xe tải nhỏ thay thế xe công cộng tại các vùng nông thôn. - Chương trình triển khai POS, điểm chấp nhận thẻ trên toàn quốc. - Phát hành thẻ quốc tế Mastercard Trước khi giới thiệu một sản phẩm dịch vụ mới thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường, phân loại khách hàng, lựa chọn khách hàng mục tiêu, nghiên cứu tính năng các sản phẩm tương tự của ngân hàng khác đã có trên thị trường để tạo ra sự khác biệt hay những tính năng nổi trội so với các sản phẩm dịch vụ đó. Đối với mỗi chương trình, sản phẩm dựa trên những đặc tính sản phẩm, dịch vụ cụ thể để lựa chọn một hay một số công cụ quảng cáo, tiếp thị sau: - Quảng cáo trên đài phát thanh và truyền hình trung ương, địa phương; các báo viết hàng ngày và tạp chí, chuyên san chuyên về lĩnh vực tài chính, ngân hàng. - Xây dựng phim quảng cáo để quảng cáo trên TV và các điểm giao dịch của các chi nhánh. - Tổ chức các sự kiện - Quảng cáo thông qua tài trợ - Quảng cáo thông qua các đợt khuyến mại, tặng quà - Quảng cáo ngoài trời trên tấm lớn, băng rôn - Tờ rơi: ban Tiếp thị thông tin tuyên truyền thiết kế market. Đối với các sản phẩm dịch vụ mang tính thời hạn, giao cho các hị nhánh căn cứ vào tình hình thực tế địa phương để in ấn và tiếp thị đến khách hàng. Đối với các sản phẩm có đời sống dài, trụ sở chính sẽ in tập trung và phân bổ cho các chi nhánh. o Quảng cáo tấm lớn - Lên quy hoạch tổng thể về hệ thống biển quảng cáo tấm lớn trên toàn quốc. - Tiếp tục triển khai thuê hộp đèn và quảng bá thương hiệu Agribank trên xe đẩy tại các nhà ga, sân bay lớn như Sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất, Sân bay Đà Nẵng, Sân bay Cần Thơ, Sân bay Huế. - Trước mắt, tiếp tục khảo sát, thuê biển quảng cáo tấm lớn tại các điểm thu hút đông người dân ở các thành phố, trọng điểm kinh tế lớn, các cửa ngõ vào Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn, các sân bay quốc tế. ii. Công tác thông tin, tuyên truyền: o Nâng cấp tờ Thông tin: - Tiếp tục nâng cấp tờ thông tin cả về hình thức lẫn nội dung, cụ thể: chủ động viết bài, khai thác các chủ đề trao đổi kinh nghiệm, duy trì, phát triển và có chính sách khuyến khích đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài ngành. - Cử các phóng viên đi thực tế tại các chi nhánh, địa phương trong cả nước để viết tin bài, chụp ảnh cung cấp kịp thời cho tờ tin hàng tháng. - Yêu cầu các chi nhánh và cộng tác viên thường xuyên cập nhật thông tin, viết bài gửi về Ban biên tập website và tờ Thông tin của Trụ sở chính. o Nâng cấp Website: - Nâng cấp và đổi mới giao diện website hiện tại theo hướng chuyên nghiệp, có giao diện đẹp, màn hình rộng hơn, thân thiện với người sử dụng và dễ dàng truy cập. - Khai thác các nguồn thông tin, dữ liệu trong và ngoài nước để làm phong phú và cập nhật trang web. - Tăng cường hệ thống an ninh, bảo mật cho web để có thể tích hợp được: email Online, tra cứu, vấn tin tài khoản trên web, tích hợp E-banking. o Thông tin về các sự kiện: - Kịp thời đưa tin thông qua các kênh truyền thông thích hợp với liều lượng thích hợp về những đóng góp, sự kiện nổi bật trong các hoạt động kinh doanh của NHNo, đặc biệt là những đóng góp cho “Kích cầu”, “Tam nông” và các dịp giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích ngân hàng mới. - Nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên đủ năng lực, khả năng viết bài, đưa tin kịp thời về các sự kiện. iii. Về công tác phát triển thương hiệu: Hoàn chỉnh và trình Hội đồng quản trị sớm cho triển khai: “Dự án thuê tư vấn xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank giai đoạn 2009-2010 và 5 năm tiếp theo” với các nội chính sau: - Nghiên cứu thị trường, đánh giá thương hiệu, hiệu quả các hoạt động truyền thông hiện tại. - Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank giai đoạn 2009-2010 và 5 năm tiếp theo, bao gồm: o Định vị thương hiệu o Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu o Bảo hộ thương hiệu o Các hoạt động truyền thông cho thương hiệu Agribank và một số sản phẩm, dịch vụ chính của Agribank o Tổ chức quản trị thương hiệu o Tư vấn thực hiện văn hóa doanh nghiệp o Tư vấn triển khai chương trình đến toàn hệ thống o Đánh giá, điều chỉnh o Tư vấn xây dựng chiến lược dự phòng 3.2. Giải pháp phát triển thương hiệu của Agribank 3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan tới quan điểm ban điều hành 3.2.1.1 Hoàn thiện cấu trúc nền móng thương hiệu Lý do (WHY): để xây dựng một thương hiệu thành công yếu tố quan trọng đầu tiên cần có đó là xây dựng một nền móng thương hiệu vững chắc. Cách thức tiến hành (HOW): Tiến hành dịch vụ thuê ngoài để hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu (bộ CIP), thiết kế âm thanh nhạc hiệu, xây dựng bản sắc thương hiệu (tính cách thương hiệu). Thời điểm tiến hành (WHEN): ngân hàng có thể tiến hành ngay lập thức sau khi xem xét và cân đối ngân quỹ marketing cũng như lựa chọn xong đối tác để ký hợp đồng. Đối tác (WHO): Ngân hàng có thể tham khảo một số công ty nổi tiếng trên thị trường về lĩnh vực này như Richard Moore Associates (là một công ty của Mỹ đã thiết kế thành công nhiều bộ nhận dạng thương hiệu cho một số ngân hàng uy tín ở Việt Nam như Đông Á Bank hay VietinBank) hay LantaBrand (Việt Nam) 3.2.1.2. Xây dựng chiến lược thương hiệu Nội dung cụ thể (WHAT): Thiết lập quy trình thương hiệu cho từng năm để xây dựng tài sản thương hiệu (cấu trúc nền móng thương hiệu, bản tuyên ngôn định vị thương hiệu, hệ thống nhận diện thương hiệu, các logo chuẩn hóa, các thông số về màu sắc kích thước của hệ thống nhận diện thương hiệu, các file thiết kế logo, các file hướng dẫn sử dụng, lịch sử của thương hiệu, sổ tay thương hiệu và tất cả các yếu tố khác liên quan đến tài sản thương hiệu). Lý do (WHY): chiến lược thương hiệu sẽ hướng dẫn cụ thể cho các công tác khác của ngân hàng nhằm xây dựng được thương hiệu một cách bài bản và hiệu quả. Phương thức tiến hành (HOW): Ngân hàng cũng có thể thuê ngoài gói dịch vụ xây dựng chiến lược thương hiệu. Thời điểm tiến hành (WHEN): Ngân hàng cũng có thể xúc tiến ngay kết hợp với việc xây dựng cấu trúc nền móng thương hiệu ở trên. Đối tác (WHO): các công ty tư vấn về phát triển thương hiệu trên thị trường. 3.2.1.3 Xây dựng văn hóa kinh doanh hiện đại Nội dung của văn hóa kinh doanh hiện đại (WHAT): Văn hoá kinh doanh (business culture) hay văn hoá thương mại (commercial culture) là những giá trị văn hoá gắn liền với hoạt động kinh doanh (mua bán, khâu gạch nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng) một món hàng hoá (một thương phẩm / một dịch vụ) cụ thể trong toàn cảnh mọi mối quan hệ văn hoá - xã hội khác nhau của nó. Đó là hai mặt mâu thuẫn (văn hoá: giá trị > < kinh doanh: lợi nhuận) nhưng thống nhất: giá trị văn hoá thể hiện trong hình thức mẫu mã và chất lượng sản phẩm, trong thông tin quảng cáo về sản phẩm, trong cửa hàng bày bán sản phẩm, trong phong cách giao tiếp ứng xử của người bán đối với người mua, trong tâm lý và thị hiếu tiêu dùng, rộng ra là trong cả quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh với toàn bộ các khâu, các điều kiện liên quan của nó . nhằm tạo ra những chất lượng - hiệu quả kinh doanh nhất định. xây dựng nền văn hoá kinh doanh là một việc làm có tính thực tế mà mục tiêu cụ thể là nhằm làm cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, tức yếu tố đóng vai trò rất quyết định đối với nền sản xuất của đất nước trở nên ngày càng mang tính văn hoá cao thể hiện trên cả ba mặt: (1) Văn hoá doanh nhân: Văn hoá thể hiện hết ở đội ngũ những con người (gồm cả các cá nhân và các tập thể) tham gia tạo ra dịch vụ của ngân hàng chủ yếu thể hiện ở trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ và vốn tri thức tổng hợp, ở kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng, phương pháp tác nghiệp, ở năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh và sự nhạy bén với thị trường, ở đạo đức nghề nghiệp và phẩm hạnh làm người, ở ý thức công dân và sự giác ngộ về chính trị - xã hội v.v… (2) Văn hoá thương trường: Văn hoá thể hiện trong cơ cấu tổ chức, hệ thống pháp chế, các chính sách chế độ, trong mọi hình thức hoạt động liên quan quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, gồm cả sự cạnh tranh v.v… tất cả nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi tốt đẹp… (3) Văn hoá doanh nghiệp: Văn hoá tập trung và tỏa sáng trong ngân hàng thể hiện qua những biểu trưng (symbol) chung thuộc về hình thức (logo, đồng phục…) cùng các yếu tố tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp, qua năng lực, phẩm chất, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra chất lượng sản phẩm và những thành tích, truyền thống, qua phong cách giao tiếp, ứng xử thống nhất của toàn đơn vị (đối với nội bộ, đối với khách hàng) trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh v.v . Ba mặt trên là ba mặt, ba bộ phận hợp thành một nền văn hoá kinh doanh của ngân hàng theo nghĩa toàn vẹn nhất, trong đó văn hoá doanh nghiệp có thể xem là bộ phận có vai trò, vị trí quan trọng mang tính quyết định, là đầu mối trung tâm của quá trình xây dựng nền văn hoá kinh doanh hiện nay. Lý do đưa ra giải pháp (WHY): Toàn bộ nội dung nói trên không những nhằm mục đích tạo ra nguồn nội lực vững chắc cho việc liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường cho ngân hàng mà hơn nữa, đó là điều kiện quyết định để có thể huy động cao nhất các nhân tố chủ quan, khách quan khác nhau đối với việc tập trung xây dựng thương hiệu của bản thân từng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Mục tiêu cuối cùng chính là vì một hiệu quả kinh doanh bền vững dựa trên cơ sở chất lượng sản phẩm và trình độ phục vụ vừa thoả mãn được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để "vui lòng khách đến vừa lòng khách đi", “phục vụ khách hàng bất cứ khi nào”. Cách thức tiến hành (HOW): Ngân hàng tiến hành xây dựng từng bộ phận tạo thành văn hóa kinh doanh nhưng tập trung vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình trước bởi đây là bộ phận có vai trò, vị trí quan trọng mang tính quyết định. Trước tiên, ngân hàng cần tiến hành xây dựng một hệ thống định chế bao gồm: chính danh, tự kiểm soát, phân tích các công việc, các yêu cầu. Sau đó xây dựng các kênh thông tin, các thể chế và thiết chế tập trung dân chủ như: đa dạng hóa các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (bằng cách liên kết với các trung tâm đào tạo, các trường đại học, tổ chức các buổi seminar…), tiêu chuẩn hóa các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, xây dựng cơ chế kết hợp hài hòa các lợi ích để ngân hàng trở thành ngôi nhà chung, con thuyền vận mệnh của mỗi người. Ngân hàng tiến hành xây dựng các hạt nhân văn hóa doanh nghiệp như triết lý, niềm tin, các chuẩn mực làm việc và hệ giá trị. Tiếp theo, ngân hàng cần xây dựng tiêu chuẩn về văn hóa doanh nghiệp để hình thành một nền văn hóa mạnh và có bản sắc riêng. Thời điểm tiến hành (WHEN): ngân hàng có thể tiến hành ngay kết hợp với hai giải pháp nêu trên tuy nhiên xét thời gian thực hiện giải pháp này có thể sẽ lâu hơn hai giải pháp trên. Đối tượng (WHO): đối tượng chính để thực hiện giải pháp này chính là ban điều hành – những người sẽ xây dựng các hạt nhân văn hóa doanh nghiệp cũng như xây dựng các tiêu chuẩn văn hóa doanh nghiệp và toàn bộ hệ thống nhân viên – những người góp phần tạo nên văn hóa của chính ngân hàng qua hình ảnh, tác phong, hành động của họ. 3.2.2. Nâng cao nhận thức về thương hiệu trên toàn hệ thống nhân viên Lý do của giải pháp (WHY): Nhận thức về việc phát triển thương hiệu trong cán bộ công nhân viên ngân hàng Agribank chưa hoàn toàn nhất quán. Phần lớn còn cho rằng đây đơn thuần chỉ là công việc của phòng Tiếp thị. Trên thực tế, toàn hệ thống cần xác định được vai trò của mình đối với cả tập thể. Mỗi cá thể cần có ý thức nâng cao giá trị hình ảnh thương hiệu ngân hàng mình ở bất cứ đâu, bất kì thời điểm và tình huống nào. Cách thức tiến hành (HOW): Phối hợp với trung tâm đào tạo nghiệp vụ ngân hàng (Bộ tài chính) tổ chức các khóa đào tạo về thương hiệu cho nhân viên hoặc cử nhân viên tham gia các khóa tập huấn, các khóa học và hội thảo Ngân hàng tại các trung tâm và trường đại học trong và ngoài nước. Ngoài công tác đào tạo, ngân hàng cũng có thể tiến hành in ấn các ấn phẩm hướng dẫn về cách thức xây dựng thương hiệu cũng như nói rõ vai trò của việc phát triển thương hiệu, tổ chức cuộc thi “Hiểu biết về thương hiệu” cho nhân viên trên toàn hệ thống,… Thời điểm tiến hành (WHEN): tùy vào tình hình kinh doanh thực tế mà ngân hàng có thể tiến hành lựa chọn thời điểm tiến hành cho phù hợp nhưng có thể tránh các tháng cuối năm – thời điểm mà các ngân hàng rất bận rộn. Đối tượng của giải pháp (WHO): là toàn bộ nhân viên của ngân hàng. 3.2.3. Kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp thị Nội dung (WHAT): Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp thị từ trung ương tới địa phương. Lý do của giải pháp (WHY): Chiến lược marketing trong đó trung tâm là chiến lược thương hiệu chỉ được thực hiện tốt khi và chỉ khi bộ phận đó được đảm nhận bởi đội ngũ nhân lực chất lượng và bố trí một cách khoa học – những người được đảm nhận và làm tốt những nhiệm vụ chuyên trách của mình chứ không phải kiêm nhiệm quá nhiều nhiệm vụ tạo ra sự không chuyên nghiệp. Cách thức tiến hành (HOW): tại mỗi chi nhánh loại I cần bố trí ít nhất 2 cán bộ chuyên trách và được đào tạo bài bản về chuyên ngành Marketing và 1 cán bộ làm đầu mối thông tin, tuyên truyền của chi nhánh, tổ chức đào tạo marketing từ cơ bản đến nâng cao, đào tạo PR, công tác lấy tin, đưa tin và tuyên truyền cho cán bộ làm công tác marketing trên toàn hệ thống. Thời điểm tiến hành (WHEN): Ngân hàng có thể tiến hành ngay tại các chi nhánh trung ương, sau đó tiến hành đánh giá hiệu quả làm việc. Nếu giải pháp đạt hiệu quả cao tại các chi nhánh trung ương, ngân hàng có thể lên lộ trình để thực hiện ở các chi nhánh địa phương. Đối tượng của giải pháp (WHO): áp dụng cho toàn bộ đội ngũ nhân viên làm công tác tiếp thị trong ngân hàng. 3.2.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng Nội dung giải pháp (WHAT): việc nâng chất lượng dịch vụ cung ứng của ngân hàng bao gồm hai nội dung chính là đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Lý do thực hiện giải pháp (WHY): chất lượng dịch vụ cung ứng của ngân hàng sẽ quyết định tới niềm tin của khách hàng vào ngân hàng. Nếu chất lượng dịch vụ cung ứng của ngân hàng tốt, khách hàng sẽ tin tưởng và lựa chọn dịch vụ của ngân hàng. Khi đã chiếm được sự tin tưởng và yêu mến của khách hàng điều đó cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng đã làm gia tăng giá trị cho tài sản thương hiệu của mình. Do đó, nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng là công tác vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển thương hiệu của ngân hàng. Có thể nói, đây cũng chính là hoạt động nền tảng, là điều kiện tiền đề mỗi ngân hàng cần có trước tiên nếu muốn phát triển một thương hiệu vững mạnh. Phương thức thực hiện (HOW): Thứ nhất, ngân hàng xây dựng chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ để có kế hoạch và lộ trình cụ thể cho công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ. Thứ hai, ngân hàng cần tăng cường công tác đào tạo, trang bị cho cán chuyên môn có được kiên thức về hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ. Thứ ba, ngân hàng tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo theo hướng quảng bá thương hiệu gắn liền với các dòng sản phẩm cụ thể. Nghiên cứu những đặc thù kinh tế vùng miền để có những sản phẩm dịch vụ đặc trưng cho từng vùng miền. Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện hệ thống công nghệ, bao gồm: hệ thống phần mềm, phần cứng, coi trọng đào tạo nguồn nhân lực nhằm tiếp cận các chuẩn mực của một ngân hàng hiện đại; phấn đấu xây dựng Agribank trở thành tập đoàn tài chính – ngân hàng, hàng đầu ở Việt Nam. Thời điểm tiến hành (WHEN): Ngân hàng cụ thể là bộ phận phát triển sản phẩm dịch vụ của Agribạnk có thể bắt tay ngay vào việc xây dựng chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ sau đó lên lộ trình cụ thể. Ngay sau khi chiến lược và lộ trình này được thông qua cũng là thời điểm ngân hàng có thể bắt đầu hiện thực hóa giải pháp. Đối tượng của giải pháp (WHO): hệ thống nhân viên của Agribank. 3.3. Kiến nghị Từ phía nhà nước Nhằm hỗ trợ việc xây dựng thương hiệu và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại nói chung, Agribank nói riêng, từ phía nhà nước cần xem xét giải pháp sau: + Thiết lập các chính sách nhằm tăng cường sức mạnh bảo hộ thương hiệu, mở rộng sang tầm quốc tế. Hiện tại, cơ chế bảo hộ thương hiệu của Việt Nam còn nhiều lỗ hổng, khiến cho các thương hiệu của Việt Nam luôn gặp phải những vấn đề liên quan [...]... và phát triển dịch vụ sản phẩm, những kiến thức mà trước đây em chỉ mới được học trên sách vở Đồng thời cũng qua đó em nhận thấy tiềm năng trong phát triển hoạt động kinh doanh của Agribank nói chung, tiềm năng phát triển sản phẩm dịch vụ nói riêng có thể được khai thác nhiều hơn nếu vấn đề phát triển thương hiệu Agribank được quan tâm đúng mức Nhận thức được quá trình tạo lập và phát triển thương hiệu. .. giá thương hiệu chỉ đơn thuần dựa theo chi phí quá khứ đã tạo nên nhãn hiệu Điều này là một bất hợp lý vì giá trị vô hình của thương hiệu trong nhiều trường hợp còn lớn gầp nhiều lần tổng giá trị các tài sản hữu hình của thương hiệu đó Việc định giá thương hiệu hợp lý sẽ giúp cho Agribank nói riêng, các doanh nghiệp nói chung khẳng định được vị thế của mình trên thương trường và trong tâm trí các khách... quyền Agribank tuy chưa gặp phải vấn đề này, song trong tương lai gần, khi thị trường tài chính ngân hàng ngày một sôi động, sẽ có nhiều sự gia nhập mới của các ngân hàng, các tổ chức tài chính cạnh tranh mới cả trong nước và nước ngoài, thì nguy cơ bị xâm phạm bản quyền, nguy cơ thương hiệu bị “đánh cắp” là điều hoàn toàn có thể xảy ra + Thay đổi điều luật định giá thương hiệu Hiện tại, việc định giá thương. .. trình tạo lập và phát triển thương hiệu với những mặt được và chưa được đặt ra nhiều vấn đề và mong muốn mình được tham gia giải quyết Do vậy, em lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình là: “PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU AGRIBANK Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các anh chị của phòng tiếp thị nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới đã giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt Em cũng xin gửi lời... SGD NHNo&PTNT Việt Nam em đã có được cái nhìn tổng quan nhất về NHNo&PTNT Việt Nam cũng như SGD NHNo&PTNT Việt Nam NHNo&PTNT là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Sở kinh doanh . CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU AGRIBANK 3.1. Định hướng phát triển thương hiệu Agribank Định hướng phát triển thương hiệu Agribank được. hướng phát triển thương hiệu Agribank: Xây dựng chiến lược quảng bá và phát triển thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam đến năm 2010, xây dựng giá trị thương hiệu

Ngày đăng: 18/10/2013, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan