SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI GIẢM NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

21 738 3
SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI GIẢM NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI GIẢM NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1.1. Khái niệm Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vậy, phát triển kinh tế là một quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm tăng trưởng kinh tế. Nếu như tăng trưởng kinh tế về cơ bản chỉ là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người… thì phát triển kinh tế ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế - xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào phát triển kinh tế-xã hội.Với nội hàm rộng lớn trên đây, về cơ bản khái niệm phát triển kinh tế đã đáp ứng được các nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội… Tuy nhiên như đã biết, trong khoảng hơn hai thập niên vừa qua, do xu hứớng hội nhập, khu vực hoá, toàn cầu hoá phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn nên đã nảy sinh nhiều vấn đề dù là ở phạm vi từng quốc gia, lãnh thổ riêng biệt, song lại có ảnh hưởng chung đến sự phát triển của cả khu vực và toàn thế giới, trong đó có những vấn đề cực kỳ phức tạp, nan giải đòi hỏi phảisự chung sức của cả cộng đồng nhân loại, ví dụ như: môi trường sống, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, khủng bố… Từ đó đòi hỏi sự phát triển của mỗi quốc gia, lãnh thổ và cả thế giới phải được nâng lên tầm cao mới cả về chiều rộng và chiều sâu của sự hợp tác, phát triển. 1.1.2. Nội dung của phát triển kinh tế Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: - Một là: sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân tên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển - Hai là: Sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. đây là tiêu thức phản ánh đúng sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. Để phân biệt các giai đoạn kinh tế hay dể so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được - Ba là: Sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phảisự tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ nghèo đói , suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân…Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển 1.2. NGHÈO KHỔ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1.2.1. Khái niệm Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện như: thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định … Nhu cầu thiết yếu gồm 3 yếu tố: ăn, mặc, ở. Nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gồm 5 yếu tố: văn hoá, giáo dục, y tế, đi lại, giao tiếp. Nhu cầu tối thiểu, mức cụ thể của nhu cầu tối thiểu phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng, từng quốc gia theo từng thời kỳ Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á-Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức đã đưa ra định nghĩa chung như sau: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương. Định nghĩa này hiện nay được nhiều quốc gia sử dụng trong đó có Việt Nam Như vậy nghèo khổ được định nghĩa trên nhiều khía cạnh khác nhau. Việc đo lường được từng khía cạnh đó một cách nhất quán là điều rất khó, còn gộp tất cả những khía cạnh đó vào một chỉ số nghèo hay thước đo nghèo khổ duy nhất là điều không thể 1.2.2. Cách xác định giới hạn nghèo khổ * Chuẩn nghèo quốc tế - Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị áp dụng chuẩn nghèo 2 USD/người/ngày (sức mua tương đương) đối với các nước đang phát triển. Trong tương lai sẽ tiến đến sử dụng một chuẩn nghèo thống nhất để đánh giá tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam và có tính đến tiêu chí Quốc tế để so sánh. *. Chuẩn nghèo theo bộ lao động thương binh xã hội Chuẩn nghèo theo quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/9/2001 trong đó phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia Xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005” cụ thể như sau: - Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo là 80.000 đồng/người/tháng. - Vùng nông thôn đồng bằng là 100.000 đồng/người/tháng. - Vùng thành thị là 150.000 đồng/tháng. Đến hết giai đoạn 2001-2005, do mức sống của nhân dân ngày càng cao, cùng với chủ trương chung là từng bước tiếp cận các nước đang phát triển trong khu vực về XĐGN. Do vậy, ngày 8/7/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 170/2005/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010. Theo quy định mới: - Chuẩn nghèo dành cho khu vực nông thôn, áp dụng cho các hộ có mức thu nhập bình quân đầu người là 200.000 đồng/người/tháng. - Chuẩn nghèo dành cho khu vực thành thị, áp dụng cho các hộ có mức thu nhập bình quân đầu người là 260.000 đồng/người/tháng. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét điều chỉnh chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư nghiên cứu đề xuất phương án chuẩn nghèo trình Thủ tướng phê chuẩn đó là: Chuẩn nghèo điều chỉnh giá năm 2008 sẽ bằng chuẩn nghèo hiện nay cộng với chỉ số giá CPI trong 2 năm 2007-2008 (khi xây dựng đã ước tính chỉ số năm 2006 là 6,5%) Chuẩn nghèo được tính ở 2 khu vực: Nông thôn-những hộ có mức thu nhập bình quân từ 270.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 360.000 đồng/ người/tháng trở xuống là hộ nghèo. * Chuẩn nghèo theo tổng cục thống kê - Nghèo đói lương thực, thực phẩm: là những người có mức thu nhập không đảm bảo cho lượng dinh dưỡng tối thiểu (bù đắp 2100 Kcal/người/ngày). - Nghèo đói chung: Được xác định trên cơ sở ngưỡng nghèo lương thực thực phẩm và coi đó là tương ứng với 70% nhu cầu cơ bản tối thiểu, 30% còn lại là nhu cầu cơ bản tối thiểu khác. Nghèo đói chung là những người không đảm bảo thu nhập để đáp ứng cả hai yêu cầu trên. - Hiện nay ở Việt Nam đang áp dụng chuẩn nghèo của Bộ lao động thương binh xã hội do Việt Nam ta còn rất nghèo nếu Chình phủ áp dụng chuẩn nghèo theo thế giới thì số người nghèo ở Việt Nam sẽ có số người nghèo là rất cao ước tính là khoảng 9,2 triệu hộ chiếm tới 40% dân số cả nước 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hộ nghèo Nghèo khổ gồm các khía cạnh cơ bản sau: - Trước tiên và trước hết là sự khốn cùng về vật chất đo lường một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng. - Đi kèm với sự khốn cùng về vật chất là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế. - Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, tức khả năng một hộ gia đình hay cá nhân bị rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập và về sức khoẻ. - Cuối cùng là tình trạng không có tiếng nói và quyền lực của người nghèo. Để phân biệt rõ hơn nữa quan niệm về đói nghèo, các nước đã phân làm hai loại: “Nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”. Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Nghèo tương đối: là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương. Theo đó sự thiếu thốn “của cải” trong mối quan hệ với nhu cầu thiết yếu của con người được xem xét là nghèo khổ tuyệt đối. Còn khi xem xét thực trạng mức sống và vị trí (về kinh tế và xã hội) các nhóm hoặc các cá nhân khác ở phương diện mức độ tiêu thụ và thu nhập của họ (quan hệ so sánh bằng phương pháp phân tích so sánh) ta sẽ hình dung được nghèo khổ tương đối. Từ cách hiểu chung này cần thấy sự khác biệt về mức độ nghèo khổ có tính chất địa phương và khu vực (trong vùng trong một quốc gia, giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa các quốc gia trong khu vực này với quốc gia thuộc khu vực khác…). Tóm lại, khi xem xét tình trạng hoặc mức độ đói nghèo chúng ta cần chú ý mấy điểm: Một là, xem xét hiện tượng đói nghèo trước hết phải xem xét ở lĩnh vực kinh tế, đặc biệt chú ý những biểu hiện về mức sống, thông qua các nhu cầu cơ bản, tối thiểu về đời sống vật chất. Hai là, xác định tiêu chí mức độ đói nghèo dựa vào thu nhập bình quân tính theo đầu người trong tháng hoặc năm theo hai khu vực nông thôn và đô thị. Nó liên hệ mật thiết tiêu chí về dinh dưỡng, năng lượng (calo) trên đầu người trong ngày. Ba là, quy ra hiện vật, vật phẩm tiêu dùng được tính bằng gạo theo đơn vị đầu người trong tháng hoặc quy thành giá trị, tính bằng tiền dùng làm thước đo. Bốn là, xem xét các khoản tiêu dùng từ thu nhập phản ánh mức độ thoả mãn các nhu cầu tối thiểu để xem xét đối tượng dân cư đói nghèo đã phải chi cho ăn uống như thế nào, chiếm tỷ lệ ra sao trong cơ cấu tiêu dùng của họ. Năm là, nhận dạng người nghèo, hộ nghèo và hiện trạng nghèo đói thông qua chỉ số giá trị (USD) và thu nhập bình quân đầu người trong năm. 1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIẢM NGHÈO 1.3.1. Khái niệm giảm nghèo - Giảm nghèo là làm cho một bộ phận dân cư có mức sống nghèo khổ được nâng cao, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo khổ, biểu hiện ở tỷ lệ và số lượng người nghèo giảm xuống. Nói cách khác, xoá đói giảm nghèoquá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo đói lên một mức sống cao hơn. Ở khía cạnh khác, giảm nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có nhiều điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của con người. Ở góc độ người nghèo, giảm nghèoquá trình tác động tạo điều kiện của cộng đồng xã hội, giúp đỡ người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đó có nhiều lựa chọn hơn, giúp họ từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Ở góc độ vùng nghèo: giảm nghèoquá trình thúc đầy phát triển kinh tế, chuyển đổi trình độ sản xuất cũ, lạc hậu trong xã hội sang trình độ sản xuất mới cao hơn. 1.3.2. Vai trò của công tác giảm nghèo a. Giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế - Nghèo khổ đi liền với lạc hậu, do đó xoá đói giảm nghèo là tiền đề cho sự phát triển kinh tế vì khi đói nghèo giảm sẽ giảm đi những áp lực từ bên trong tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư bên ngoài, làm năng lực kinh tế phát triển vững chắc. b. Giảm nghèo đối với vấn đề chính trị, an ninh, xã hội - Hầu hết hộ dân nghèo thường sinh sống ở những địa bàn giáp ranh với nước bạn, vùng sâu, vùng xa. Việc bảo toàn lãnh thổ và độc lập về kinh tế, chính trị gặp nhiều khó khăn. Vì thế, nghèo đói ảnh hưởng đến các mặt chính trị, an ninh xã hội, làm nảy sinh những mặt hạn chế, những tư tưởng lạc hậu, cổ hũ, đi chệch đường lối của Đảng và Nhà nước ta từ đó phát sinh những tệ nạn xã hội như trộm, cắp, mại dâm, đạo đức bị suy đồi gây rối loạn xã hội. Do đói thực hiện tốt giảm nghèo giúp người dân an tâm trong sản xuất và đời sống, góp phần giữ vững được ổn định, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển đất nước. c. Giảm nghèo đối với vấn đề văn hoá - Việt Nam đang tập trung phát triển nền văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Để thực hiện mục tiêu phát triển văn hoá, cần xác định rằng: đói nghèo là một trong những nguy cơ tiềm ẩn kéo theo các vấn đề văn hoá xã hội và sự kìm hãm xã hội, nó ăn sâu vào tiềm thức của từng hộ gia đình, từng người trong cuộc sống sinh hoạt văn hoá. Ở một trình độ văn hoá thấp, đói nghèo luôn là nỗi ám ảnh tư tưởng con người sẽ nảy sinh các vấn đề xã hội, làm thay đổi nhân cách con người đi vào lối sống buông thả, tự ti sùng bái những tư tưởng lạc hậu, mông lung dẫn đến đẩy lùi văn minh xã hội, phát triển văn hoá và nhân cách con người. Chính vì vậy, đầy nhanh công tác gảm nghèo là một yếu tố quan trọng nâng cao đời sống người dân, làm cho nền văn hoá phát triển cùng nhịp độ tăng trưởng kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. 1.3.3. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tếgiảm nghèo [...]... công tác giảm nghèo diễn ra nhanh hơn.Cùng với việc phát triển kinh tế một Quốc Gia phải xác định rõ đặc điểm của các hộ nghèo để đầu tư trọng điểm giúp đỡ người nghèo thoát nghèo - Việc thực hiện giảm nghèo có ý nghĩa quan trọng không những đối với sự phát triển kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Để làm nổi bật những cản trở của nghèo khổ đối với sự phát triển xã...- Giảm nghèo là một trong những mục tiêu của phát triển kinh tế Như chúng ta đã biết phát triển kinh tế không chỉ là sự tăng trưởng về mặt lượng của nền kinh tế hay sự biến đổi về cơ cấu nên kinh tế theo hướng tích cực mà nó còn là sự biến đổi ngày càng tốt hơn các vấn đề xã hội, đó chính là việc nâng cao phúc lợi xã hội cho con người Con người sống trong một xã hội có nền kinh tế phát triển thì phải. .. các nhà kinh tế đưa ra lý thuyết về cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ: Sơ đồ 1:Vòng Luẩn Quẩn Của Nghèo Đói Nghèo đói Tệ nạn xã hội Bệnh tật Gia tăng dân số Suy dinh dưỡng Thất học Ô nhiễm môi trường - Như vậy, từ cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói lại kéo theo cái vòng luẩn quẩn khác của sự phát triển của một quốc gia, của một vùng Vì vậy muốn thực hiện quá trình phát triển kinh tế chúng ta phải phá... được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu cần thiết về vật chất và tinh thần Một quốc gia có tỷ lệ nghèo khổ cao không thể là một quốc gia phát triển, Vậy, muốn phát triển kinh tế cần thực hiện tốt công tác giảm nghèo. Ngược lại để có thể giảm nghèo tốt thì một quốc gia sẽ phải thực hiện việc tăng trưởng nhanh và tạo ra khối lượng của cải vật chất lớn song song với việc đó là phải phân chia bánh GDP một cách... người dân, hạn chế sự thất học, nâng cao trình độ dân trí tức là chúng ta đi thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của công tác xóa đói giảm nghèo - Chúng ta thực hiện tốt việc phát triển kinh tếgiảm nghèo chình là đang đưa đất nước ta trên con đường phát triển kinh tế bền vững Đây là điều mà mọi đất nước đều đang hương tới thực hiện nó 1.4 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾNNGHÈO KHỔ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHÈO KHỔ 1.4.1 Nguyên... ít người chiếm khoảng 14% tổng số dân nhưng số hộ nghèo lại chiếm tới 19% trong tổng số nghèo 1.5 MỘT SỐ KINH NGHIỆM XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM a.Tình Hình nghèo khổ ở Việt Nam Sau hơn 20 năm đổi mới với cơ chế quảnkinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt Tốc độ tăng trưởng GDP cao và tăng đều qua các năm, bình... tai c Các yếu tố xã hội tác động * Hậu quả của chiến tranh, khủng hoảng kinh tế Xuất phát điểm về kinh tế thấp kết hợp với chiến tranh lâu dài, gian khổ, cơ sở vật chất bị tàn phá, nguồn lực bị giảm sút do mất mát trong chiến tranh Đồng thời trải qua nhiều cuộc khủng hoảng dẫn đến kiệt quệ về kinh tế ảnh hưởng đến sự phát triển * Sự tham gia của cộng đồng - Nhà nước: Thể chế chính sách còn những mặt... người nghèo: - Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh - Khuyến khích người nghèo ở đô thị tự thoát nghèo với sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng dân cư - Tăng cường hệ thống dịch vụ giới thiệu việc làm cho người nghèo - Xây dựng các tiêu chuẩn quy phạm thiết kế quy hoạch đô thị, ưu tiên dành quỹ đất cho người nghèo 3 Phát triển kết cấu hạ tầng tạo cơ hội cho các xã nghèo, vùng nghèo, ... nước trong từng thời kỳ, giải pháp do chính phủ tập trung vào những mảng chính sau đây: 1 Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông để giảm nghèo trên diện rộng: - Điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn đảm bảo sản xuất phù hợp nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường - Mở rộng đào tạo nghề cho người dân nông thôn - Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp điều kiện người nghèo 2 Phát triển. .. hình thức như Quỹ vì người nghèo, ủng hộ gia đình đặc biệt khó khăn, phong trào xoá nhà tranh tre dột nát… Tuy nhiên sự đóng góp hỗ trợ còn hạn chế chưa thể khắc phục được hiện tượng đói nghèo vẫn còn tiếp diễn - Các tổ chức quốc tế: Kinh tế đối ngoại chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mới Sự hợp tác, liên kết với các tổ chức còn ít Vốn đầu tư vào các chương trình xoá đói giảm nghèo còn thấp, song quản . SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI GIẢM NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1.1. Khái niệm Phát triển kinh tế được hiểu là quá. tác giảm nghèo a. Giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế - Nghèo khổ đi liền với lạc hậu, do đó xoá đói giảm nghèo là tiền đề cho sự phát triển kinh tế

Ngày đăng: 18/10/2013, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan