cây ăn quả

126 3.2K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
cây ăn quả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Ý NGHĨA PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN Nghề trồng cây ăn quả là một bộ phận của sản xuất nông nghiệp mà đối tượng của nó là những cây lâu năm có quả ăn đượ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN

BÀI GIẢNG

CÂY ĂN QUẢ

Người biên soạn: ThS Trần Đăng Khoa

Trang 2

BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ

1 Ý NGHĨA PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Nghề trồng cây ăn quả là một bộ phận của sản xuất nông nghiệp mà đối tượng của nó là những cây lâu năm có quả ăn được

Khoa học về cây ăn quả nghiên cứu các đặc tính sinh học của cây ăn quả, vị trí và vai trò của chúng trong hệ thống sinh thái, nhữ ng quy luật về mối quan hệ giữa cây ăn quả với điều kiện ngoại cảnh Từ đó đặt cơ sở lý luận cho việc phát triển nghề trồng cây ăn quả với nhữ ng biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm thâm canh tăng năng suất và phẩm chất quả N ghề trồng cây ăn quả có lợi về nhiều mặt như sau :

Bảng 1: Giá trị dinh dưỡng của trái cây trên 100g quả tư ơi

Trang 3

- Các loại quả là nguồn dinh dưỡng quý của con ngư ời Trong quả có nhiều đường dễ tiêu, axit hữu cơ, mỡ, protein, hợp chất khoáng, pectin, tanin, chất thơm, Vitamin C, B, B1, B2, B6, P, PP, Prôvitamin A và các chất khác Là những chất dinh dưỡng không thể thiếu được của cơ thể con người Để con ngư ời hoạt động được bình thường phải cung cấp hàng năm khoảng 100 kg quả các loại

- Các loại quả và các bộ phận khác của cây như rễ, lá, hoa, vỏ, hạt có khả năng chữa bệnh (cao huyết áp, tim mạch, suy nhược thần kinh, dạ dày, đường tiêu hóa, kiết lỵ, chống nhiễm xạ)

- Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy để ép dầu, chế biến rượu, xi rô, đồ hộp, mứt, quả sấy khô

- Cây ăn quả còn có tác dụng lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái với các chức năng làm sạch môi trường, giảm tiếng ồn, làm rừ ng phòng hộ chống xói mòn, làm đẹp cảnh quan, là nguồn mật để nuôi ong

- Giá trị kinh tế do trồng cây ăn quả mang lại gấp 2-3 lần thậm chí 10 lần so với trồng lúa Vốn đầu tư vào trồng cây ăn quả thu hồi nhanh trong một số năm sau khi cây bước vào thời kỳ kinh doanh

Chính vì nhữ ng ý nghĩa to lớn nói trên, ngày nay nhiều nước đang ra sức phát triển cây ăn quả đặc sản dựa vào lợi thế về khí hậu, đất đai, nguồn lao động và kinh nghiệ m cổ truyền của mình kết hợp với việc vận dụng các thành tựu hiện đại trong khoa học về nghề vườn để có nhiều sản phẩm xuất khẩu

2 TÓM TẮT LỊCH SỬ NGHỀ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ

- Nghiên cứu nguồn gốc các loại cây trồng trên thế giới, viện sĩ Vavilop cho rằng quê hương của nhiều loài cây ăn quả là vùng Đông Nam Á, Tiểu Á, Trung Á, Ngoại Capcaz và ven biển Địa Trung Hải

Vườn treo Babilon ở Axiri xuất hiện sớm nhất (Trư ớc công nguyên 3000 năm), nghề trồng cây ăn quả ở Trung Quốc có cách đây 2500 - 3000 năm, còn ở Ấn Độ đã có từ 1280 năm trước công nguyên Táo, lê, đào, mận, mơ, táo tàu, hạt dẻ đã được trồng cách đây hơn 4.000 năm Cam, chanh, anh đào và một số quả nạc khác thì có trên dưới 2.000 năm

Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều có phát triển cây ăn quả Những nước có diện tích cây ăn quả lớn là Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ

- Nghề trồng cây ăn quả đã có ở Việt Nam cách đây 2.000 năm Mặc dù có điều kiện khí hậu đất đai rất thuận lợi cho cây ăn quả phát triển, nhưng do điều kiện xã hội, kinh tế, nghề trồng cây ăn quả Việt Nam trước đây ở vào tình trạng kém phát triển và sản lượng hàng hóa ở mức thấp

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Đảng và nhà nước có những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp toàn diện, trong đó chú ý phát triển nghề trồng cây ăn quả

Phần lớn vườn cây ăn quả thuộc sở hữ u tư nhân (khoảng 89% diện tích), quốc doanh và tập thể chỉ chiếm trên dưới 11%

- Phương hướng phát triển nghề trồng cây ăn quả ở nước ta đến năm 2010: nước ta có điều kiện sinh thái rất đa dạng với chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm và á nhiệt đới cùng với sự phân hóa của địa hình đã tạo nên những vùng khí hậu đặc thù có thể phát triển được các loài cây ăn

Trang 4

Hiện nay nước ta đã hình thành nhiều vùng cây ăn quả đặc sản có năng suất cao và chất lượng tốt như : xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), quýt tiều Đồng Tháp, nho Phan Rang (Ninh Thuận), nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn, bơ, sầu riêng Đắc Lắc

Bảng 2 Diện tích và sản lư ợng một số trái cây

Nguồn: Hiệp hội trái cây Việt Nam (2003)

Phát triển nghề trồng cây ăn quả trong những năm qua đã góp phần vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ làm tăng thêm giá trị sử dụng ruộng đất Tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi sinh Năm 2005 giá trị xuất khẩu quả đạt 234 triệu đô la Dự kiến 2010 đạt 700 triệu đô la

Trong những năm tới ngành rau quả sẽ là một trong nhữ ng ngành sản xuất hàng hóa lớn và có giá trị xuất khẩu cao của ngành nông nghiệp nước ta

Phấn đấu tiêu thụ về rau quả một người /năm sẽ là:

Đặc điểm nghề trồng cây ăn quả trên thế giới:

- Vấn đề quan tâm hàng đầu của nghề trồng cây ăn quả thế giới là giống mới phải có năng suất cao, sớm có quả, có phẩm chất tốt, có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu đất đai ở địa phương và chống chịu sâu bệnh tốt

- Song song với công tác giống là việc chọn gốc ghép thích hợp cho từng loại cây và tùy từ ng điều kiện sinh thái cụ thể, chọn nhữ ng gốc ghép lùn Người ta cũng chú ý chọn nhữ ng cây đầu dòng làm gốc ghép và nhân lên bằng phư ơng pháp vô tính (giâm cành)

- Nghiên cứ u kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả: khoảng cách và mật độ trồng, tạo hình, tỉa cành, bón phân, tưới nước, giữ ẩm, chống xói mòn, nghiên cứu thực nghiệm các loại máy công tác trong vườn quả, máy thu hoạch

- Phòng trừ sâu bệnh: giống cây ăn quả và phòng trừ sâu bệnh đã trở thành hai vấn đề quan trọng Chương trình phòng trừ tổng hợp (Integrated Pest Management)

- Nghiên cứu kỹ thuật thu hái, xử lý sau thu hoạch cây ăn quả

Trang 5

3 DANH MỤC CÁC LOÀI CÂY ĂN QUẢ TRONG NƯỚC

3.1 Cây hạt kín một lá mầm 3 1.1 Họ dứa Bromeliaceae

3 1.2 Họ chuối Musaceae

Chuối tây, chuối ngự, chuối cau và các giống chuối ăn quả chín khác

Musa sapientum L

3 1.3 Họ dừa Palmaceae = Palmae

3.2 Cây hạt kín hai lá mầm

3 2.1 Đào lộn hột Anacardiaceae

3 2.2 Họ na Annonaceae

3 2.6 Họ xương rồng Cactaceae

3 2.7 Họ vang Caesalpiniaceae = Leguminaceae

Trang 6

Xay Dalium cochinchinensis Pierre

3 2.8 Họ đu đủ Caricaceae = Papayaceae

3 2.13 Họ nhót Eleagnaceae

3 2.14 Họ thầu dầu Euphorbiaceae

3 2.15 Họ sồi giẻ Fagaceae

3 2.16 Họ mùng quân Flacourtiaceae

Flacourtia jangomas (Lour.) Raeusch

3 2.17 Họ bứa Guttiferae = Clusiaceae

Trang 7

Óc chó Juglans regia L

3 2.19 Họ long não Lauraceae

3 2.20 Họ măng rô Malpighiaceae

3 2.21 Họ xoan Meliaceae

Langsat Jack 3 2.22 Họ trinh nữ Mimosaceae

3 2.23 Họ dâu tằm Moraceae

A Integrifolia

Fosb

Vả Ficus auriculata Lour = F Roxburghii Wall

3 2.24 Họ dâu rượu Myricaceae

3 2.25 Họ sim Myrtaceae

Wahl

Trang 8

3 2.28 Họ lự u Punicaceae

3 2.29 Họ táo ta Rhamnaceae

3 2.30 Họ hoa hồng Rosaceae

Nhót tây (Sơn tra N hật Bản) Eriobotrya japonica (Thunb.)

Lindl

Pyrus pyrifolia Nakai

3 2.31 Họ cam Rutaceae

Osbeck (C.Decumana Murr)

Sw

Deliciosa Tenore)

Trang 9

Hồng bì Clausema lansium (Lour.) Skeels

3 2.32 Họ bồ hòn Sapindaceae

longana Cambes)

3 2.33 Họ hồng xiêm Sapotaceae

3 2.34 Họ đay Tiliaceae

3 2.35 Họ trôm Sterculiaceae

3 2.36 Họ nho Vitaceae = Ampelidaceae

4 PHÂN LOẠI CÂY ĂN QUẢ Ở VIỆT NAM

Ở Việt Nam có 39 họ, 124 loài và có trên 350 giống Dựa vào nguồn gốc và yêu cầu về nhiệt độ để sinh trưởng và phát triển có thể đư ợc chia thành ba loại

- Nhóm cây ăn quả nhiệt đới: chuối, dứa, mít, xoài, ổi, dừa, đu đủ, na, sầu riêng, măng cụt, vú sữa, hồng xiêm, trứng gà, me, gioi, dâu gia, táo, chùm ruột, khế, dưa, hấu, đào lộn hột

- Nhóm cây ăn quả á nhiệt đới: bơ, cam, quýt, vải, nhãn, lự u, hồng, nhót - Nhóm cây ăn quả ôn đới: mận, táo tây, đào, lê, nho, dâu tây, óc chó

Trong ba nhóm trên, nhóm cây ăn quả nhiệt đới chiếm vị trí quan trọng về tỷ lệ thành phần loài và giống cây ăn quả cũng như diện tích trồng

Hiện nay có 40 loài với hàng trăm giống trồng rộng rãi ở các vùng có giá trị kinh tế như : chuối, mít, dứa, na, xoài, đu đủ, sầu riêng, măng cụt, hồng xiêm, chôm chôm, gioi, dâu gia, táo, chùm ruột, khế, đào lộn hột, bơ, cam, quýt, chanh, bưởi, vải, nhãn, lự u, hồng, nhót, mận, táo tây, đào, lê, nho, thanh long

Dựa vào giá trị sử dụng sản phẩm có thể chia thành các nhóm: - Nhóm cây ăn quả cho đường bột: mít, chuối, hạt dẻ, xakê - Nhóm cây cho chất béo: bơ, dừa, óc chó, mạy châu

- Nhóm cung cấp nguồn vitamin các loại: cam, quýt, chanh, xoài, bơ, đu đủ, ổi, sêri, đào lộn hột

- Nhóm cây ăn quả sử dụng các bộ phận của cây để làm thuốc: đu đủ (hoa, thịt quả), măng cụt (vỏ), táo (lá), lự u (rễ), chuối (thịt quả)

Trang 10

- Nhóm cây ăn quả vừa cho quả vừa làm cây bóng mát: xoài, dừa, mít, sấu, nhãn, vải, hồng xiêm, vú sữa, dâu gia, xoan, lự u

- Nhóm cây ăn quả cho ta nanh: hồng, vải, bàng, măng cụt, cóc, sim, ổi - Nhóm cây chủ để thả cánh kiến: táo, vải, nhãn, óc chó, bình bát - Nhóm cây nguồn mật: vải, nhãn, táo, cam, quýt, xoài

- Nhóm cây cho nhựa: trám, đu đủ, hồng xiêm

- Nhóm cây ăn quả làm rau: mít, đu đủ, dọc, sấu, tai chua, khế

5 TÌNH HÌNH PHÂN BỐ TỰ NHIÊN CÂY ĂN QUẢ Ở NƯỚC TA

Trải dài 15 vĩ độ từ Nam ra Bắc, lại ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu mỗi vùng có nhữ ng nét riêng Các yếu tố sinh thái như nhiệt độ, lư ợng mưa, ánh sáng, lượng bức xạ, gió, độ ẩm không khí, đất đai, tình hình sâu bệnh không nhữ ng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của từng giống cây ăn quả mà còn ảnh hưởng đến sự phân bố các loài và giống cây ăn quả trên địa bàn cả nước

Những loài cây ăn quả như chuối, dứa, mít, hồng xiêm, táo, ổi, na, đu đủ, cam, chanh, quýt bưởi đư ợc trồng rộng rãi ở các vùng trong nước, trừ những nơi mùa đông có nhiệt độ thấp hoặc sương muối

Do yêu cầu điều kiện sinh thái của từ ng giống, đối chiếu với tình hình khí hậu đất đai cụ thể ở các vùng, một số cây ăn quả có phạm vi phân bố hẹp hơn

- Đào lộn hột thích hợp với vùng cát ven biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào - Bơ phát triển tốt, cho nhiều quả trên đất Tây N guyên, các tỉnh miền Bắc cũng có thể trồng được như ng chú ý chọn giống tốt và phòng trừ sâu bệnh trong mùa mưa

- Dừa trồng có hiệu quả kinh tế từ Thanh Hóa trở vào ở 19 - 20 vĩ độ Bắc Vượt quá 20 vĩ độ Bắc tuy cây dừa sinh trưởng tốt như ng kết quả kém

- Sầu riêng, măng cụt là hai cây ăn quả nhiệt đới điển hình cho đến nay mới trồng đến Thừa Thiên Huế

- Cây ăn quả ôn đới như : mận, đào, lê, hạt giẻ, óc chó, trồng và cho thu hoạch tốt ở các tỉnh phía Bắc ở các độ cao từ 500m trở lên so với mặt biển

- Trồng nho tốt nhất ở vùng Thuận Hải (vùng Phan Rang và các huyện lân cận) Thanh long mọc tốt cho nhiều quả ở tỉnh Bình Thuận đang có xu hướng mở rộng ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cử u Long

Việc chọn các giống cây ăn quả thích hợp cho các vùng trong nước không nhữ ng giúp các nhà làm vườn giảm được vốn đầu tư, kinh doanh có lãi mà còn có thể hình thành được vùng sản xuất chuyên canh để có thể có khối lượng hàng hóa lớn cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Trang 11

BÀI 2: CẤU TẠO CHUNG VÀ CÁC QUY LUẬT SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĂN QUẢ

A ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÂY ĂN QUẢ THÂN GỖ LÂU NĂM 1 HỆ RỄ

- Rễ phụ: mọc từ các mầm phụ ở các cơ quan khác nhau trên cây (thân, lá, rễ)

1 2.2 Căn cứ vào sự phân bố của rễ trong đất: có hai loại rễ ngang và rễ đứ ng

- Rễ ngang: phân bố song song với mặt đất ở độ sâu từ 10 - 100 cm hay sâu hơn Rễ này có chức năng hút nước, hấp thụ các chất dinh dưỡng

- Rễ đứng: mọc vuông góc với bề mặt đất, ăn sâu từ 1 - 10m có tác dụng giữ cho cây đứng vững Rễ đứng còn có thể huy động các chất dinh dưỡng, nước ở các tầng đất sâu cho cây

1 2.3 Căn cứ vào độ dài và độ lớn của rễ: bao gồm rễ cái, rễ con và rễ tơ

- Rễ cái và rễ con: từ cấp 0 đến 1,2,3 thì rễ cái (rễ trụ) cấp 0, còn rễ con (rễ nhánh) từ rễ cấp 1, cấp 2, cấp 3 những rễ này có độ dài 1cm - 10m, độ lớn 1mm - 5cm

- Rễ tơ (rễ hút) rất ngắn (1mm - 2cm) và nhỏ (1 - 3mm) Theo phân cấp thì nhữ ng rễ này thông thường từ cấp 4 - cấp 7

1 2.4 Căn cứ vào hình thái, giải phẫu và chức năng

- Rễ sinh trưởng (rễ trục) : phát triển mạnh về chiều dài và ăn sâu vào các lớp đất, hình thành các rễ hút mới Nếu bị gẫy thì rễ không phát triển thêm được mà chỉ kích thích các rễ con phát triển lên rất mạnh N gười ta áp dụng đặc tính này khi đánh trồng một số cây ăn quả bằng cách cắt ngắn bớt rễ cái khiến bộ phận rễ còn lại mọc càng nhanh và nhiều thêm

- Rễ hút: nhiệm vụ hút nư ớc và chất dinh dưỡng từ trong đất nuôi cây Rễ này không sống được lâu (chỉ trong vòng 15 - 25 ngày, cá biệt được một vài tháng) sau đó chết đi từ ng mảng

- Rễ quá độ: nguồn gốc của loại rễ này phần lớn từ rễ hút mà ra và sau đó một thời

Trang 12

gian có thể hình thành rễ thứ cấp và lúc đó trở thành rễ hút Sự có mặt của loại rễ này là dấu hiệu chứng tỏ hoạt động của bộ rễ khá tốt

- Rễ vận chuyển: là từ rễ sinh trưởng mà ra Chức năng của nó là vận chuyển nước và thức ăn (hai chiều), đồng thời cố định cây vào đất

+ Lông hút: trên miền hấp thụ của rễ, một số tế bào của lớp biểu bì kéo dài ra phía ngoài, hình ống và hình thành lông hút Tầng lông hút chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn Ở các bộ phận rễ già thì nó chết dần và được sinh ra ở các bộ phận rễ non mới

+ Rễ nấm: rễ nấm ở cây ăn quả thường có nấm ngoại sinh và nấm quá độ Cây cung cấp hydrat carbon cho nấm, ngược lại nấm cung cấp nước và các chất khoáng cho rễ ( táo tây, lê, mận, anh đào, hạt giẻ, óc chó, cam, quýt, nhãn, vải và các loại quả mọng.)

2 M ẦM VÀ CÀNH 2 1 MẦM

2 1.1 Các loại mầm

2 1.1.1 Dựa vào cấu trúc và hình thái:

- Mầm lá

- Mầm hoa: đào, mận, mơ

- Mầm hỗn hợp: cam, quýt, nho, hồng, táo ta

2 1.1.2 Dựa vào vị trí mầm đã được cố định hay bất định:

- Mầm cố định: mầm ngọn, mầm nách

- Mầm bất định: mọc ra từ rễ hoặc từ các vị trí khác trên cành, trên thân

2 1.1.3 Căn cứ vào vị trí của mầm trên nách lá:

- Mầm chính: (2 hoặc 3) ở nách lá mầm chính thường ở giữa rất sung sức - Mầm phụ: mọc ở hai bên mầm chính hoặc phía trên mầm chính

2 1.1.4 Căn cứ vào số mầm trên đốt cành:

- Mầm đơn

- Mầm kép: đào, mận

2 1.1.5 Căn cứ vào sự hoạt động của mầm

- Mầm hoạt động - Mầm ngủ

Có thể khái quát các loại mầm cây ăn quả theo sơ đồ sau:

Trang 13

Mầm lá tỷ lệ nảy mầm cao (sức nẩy mầm khỏe) Ví dụ: một số giống cây trong nhóm quả hạch như đào, mận, Ngược lại khi trên cành phần lớn mầm không nảy, ở vào trạng thái ngủ, trong trường hợp này sức nảy mầm của cây yếu Ví dụ: táo tây, lê

Cây có sức nảy mầm khỏe thường cho những cành dài và khỏe, cây có sức nảy mầm yếu cho những cành yếu

2 1.2.2 Độ thành thục của mầm

Khi thành mầm xong, mầm đó có thể nảy ngay thành cành (mầm chín sớm: đào, nho, cam, quýt) nhữ ng giống cây ăn quả này trong một năm cho nhiều đợt cành Cây ăn quả có mầm chín sớm thường sớm bước vào thời kỳ cho quả Một số cây ăn quả xứ lạnh mầm thường chín muộn hơn Ví dụ: lê và táo tây năm trước hình thành mầm thì phải đến năm sau mới hình thành lộc cành

2 1.2.3 Khả năng hồi phục sức sống

Ở một số cây ăn quả khi bước vào thời kỳ già cỗi người ta thường cưa đốn, kích thích cho các mầm ngủ trở lại hoạt động, hình thành những mầm cành mới, giúp cây hồi phục sức sống Ví dụ: cam, quýt, xoài, táo ta

2.1.3 Tính khác nhau giữa các mầm trên một đoạn cành

Trong quá trình hình thành mầm, do vị trí của mầm trên cành, điều kiện dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh giữa các mầm có sự khác nhau về đặc điểm di truyền và đặc điểm sinh trưởng

Trên một cành, mầm ở ngọn thường non, ở gốc cành lại càng già Mầm ở giữa hoặc gần phía trên cành phát dục đầy đủ và sung sức hơn các mầm ở dưới Nhưng cũng có trường hợp một số cây ăn quả trên một cành nhữ ng mầm ở dưới phát dục đầy đủ, sức nảy mầm khỏe hơn Nắm được đặc điểm trên của các loại mầm cành ta có thể cắt tỉa hợp lý hoặc chọn mầm để ghép, hoặc sử dụng các đoạn cành để giâm cành

2 2 CÀNH

2 2.1 Cấu tạo tán cây

Bộ phận trên mặt đất của cây ăn quả ngoài thân chính ra, phần còn lại được gọi là tán cây Tán cây gồm các cành chính, cành phụ và nhữ ng cành nhỏ ở ngoài tán gọi là nhánh

Trên thân chính mọc các cành chính Chúng hợp thành khung tán tạo cho cây có một thế vữ ng chắc, tạo điều kiện cho cây đồng hóa được tốt và chống đư ợc gió bão và nhữ ng điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi Trên cành chính lại phát triển các cành phụ Trên cành chính và cành phụ tiếp tục mọc các đợt cành mới

Thân chính cấp 0, cành mọc trên thân chính gọi là cành cấp 1, cành mọc trên cành cấp 1 gọi là cành cấp 2 và cứ thế tiếp tục cho đến các đợt cành cấp 3, 4, 5, 6, 7

Mỗi giống cây ăn quả, trong điều kiện ngoại cảnh và chăm sóc nhất định, cây bước vào thời kỳ ra hoa kết quả và có năng suất cao thư ờng ở một số cấp cành nhất định

V í dụ: ở đào cấp cành 7 - 12, cam, quýt thì ở cấp cành 3-4

2 2.2 Các loại cành

Dựa vào chức năng của cành chúng ta phân biệt: cành quả, cành mẹ, cành dinh dưỡng Nếu căn cứ vào mùa vụ hình thành cành thì có cành xuân, cành hạ, cành thu, cành đông Nếu

Trang 14

2 2.2.1 Cành quả

Trên cành mang hoa và đậu quả, có hai loại cành quả

- Cành quả một năm: đây là một loại cành hỗn hợp gồm có lá và hoa, hoa phát triển thành quả ra trên cành mẹ năm trư ớc, cành và hoa ra cùng một lúc trong năm (cam, quýt, nho, lê, nhãn, vải, hồng)

- Cành quả năm trước: hoa nở và phát triển trên cành năm trước (đào, mận ) Còn có thể căn cứ vào độ dài của quả để chia:

- Cành quả dài

- Cành quả trung bình - Cành quả ngắn - Cành quả chùm

Căn cứ vào đặc điểm của từ ng giống mà khả năng hình thành cành quả ở mỗi loại cũng có khác

2 2.2.2 Cành mẹ

Là loại cành để nâng đỡ và nuôi dưỡng các cành quả Phần lớn cành mẹ phát sinh từ năm trước khá sung sức, trên cành có những mầm hỗn hợp, năm sau từ những mầm này phát triển thành cành quả (cam, quýt, nho, lê, hồng, nhãn, vải)

2 2.2.3 Cành dinh dưỡng: thư ờng gặp hai loại

- Cành dinh dưỡng bình thường: độ dài vừa phải, mô cành chắc, góp phần cho tán cây phát triển thêm, và nếu phát triển tốt, sung sức cành này có thể phát triển thành cành mẹ

- Cành tược: do các mầm ở ngọn cành, các mầm ngủ hoặc do các mầm bất định Cành mọc rất khỏe, mọc đứng, dài và có chu vi cành lớn, đốt cành thưa, lá to bản, mô cành không được chắc Có thể dùng loại cành này vào việc phục hồi tán cây cho nhữ ng cây đã già cỗi, hoặc bổ sung thêm một phần nào đó của tán cây do bị sâu bệnh hoặc bị gãy đổ Nếu không vì các mục đích trên thì nên sớm tỉa bỏ

Ngoài các loại cành trên ở một số loại cây ăn quả như táo ta, hồng, mận từ các mầm bất định ở vị trí trên rễ cũng có thể nẩy mầm để hình thành cây Lợi dụng các đặc điểm này để nhân giống nhất là đối với nhữ ng giống quả không hạt khó ghép thành cây

2.2.3 Đặc điểm sinh trưởng của cành 2.2.3.1 Tính hướng dương

Những mầm ở ngọn sinh trưởng mạnh hơn những mầm dưới Cành mọc đứng, chất dinh dưỡng vận chuyển đến được dễ dàng và đầy đủ hơn nên thường mọc rất khỏe Cành mọc xiên ở dạng trung bình và cành là thường yếu Góc hình thành giữa thân chính và cành càng lớn thì sức sống của cành càng yếu Ngư ợc lại góc càng nhỏ sức sống của cành càng khỏe

2.2.3.2 Hiện tượng phân tầng của tán cây

Do ảnh hưởng của cực tính mầm ngọn tiếp tục sinh trưởng, thế cành mọc đứ ng, mọc khỏe một số mầm phía dưới mầm ngọn này thành nhữ ng cành dài theo hướng nghiêng và sau này trở thành cành chính, còn nhữ ng mầm ở gốc cành thì trở thành nhữ ng mầm ngủ, không phát triển Từ cây con ban đầu, qua một số năm sinh trưởng giữa thân chính và cành chính hình thành từng tầng từ dư ới lên Hiện tượng đó gọi là “hiện tượng phân tầng” Do hiện tượng phân tầng ta thấy trên cây có những khoảng cách nhất định giữa các tầng do đó tạo điều kiện

Trang 15

để có đủ ánh sáng, không khí, tăng thêm khả năng đồng hóa và sức sống của cây, giảm bớt sâu bệnh, tăng thêm diện tích kết quả, do đó có thể đạt được sản lượng cao Hiện tượng phân tầng thường gặp ở một số giống cây ăn quả xứ lạnh như táo tây, lê, cây óc chó, nhót Nhật Bản còn nhữ ng cây ăn quả có khả năng hình thành cành khỏe như cam, quýt, mận, đào, táo Thiện Phiến thì hiện tượng phân tầng không rõ

2.2.3.3 Hiện tượng cân bằng về hình thái

Trên một giống cây, cùng tuổi, cùng một cấp cành, ở cùng một tầng trên tán, cành chính có sức sinh trưởng tương đư ơng thì khi hình thành cành mới xét về kết cấu, số lư ợng cành trên đó, trình tự sắp xếp và sức sinh trưởng cho dù trên một cây hay khác cây đều có nhữ ng đặc tính tương đương giống nhau, hiện tượng đó gọi là hiện tượng cân bằng về hình thái

Nắm được đặc điểm này ta có thể chủ động điều khiển khi tạo hình và cắt tỉa

2.2.3.4 Mối quan hệ giữa thân, cành và ra hoa kết quả

Thân chính càng cao, khoảng cách giữa bộ phận trên không và rễ dưới đất càng xa, cây chậm ra quả Do đó người ta muốn cây có thân chính thấp, cành trong tán không nên quá dày, bộ phận ra quả trên cây không nên quá xa thân chính và cành chính Trong xu hướng chọn gốc

ghép hiện nay người ta đã chọn được những gốc ghép lùn (M16, M25 của táo tây, Poncirus trifoliata tứ bội thể cho cam và chanh ) và nhữ ng tổ hợp ghép này đã giúp cho cây sớm ra

hoa, kết quả, có năng suất cao, tiện cho việc chăm sóc, cắt tỉa và thu hái quả

Mối quan hệ giữa thân cành và ra hoa kết quả có một sự gắn bó hết sức mật thiết Trong chu kỳ sinh trưởng của cây ăn quả sự hình thành, sự sinh trưởng của lộc cành mới với việc phân hóa mầm hoa, sự phát triển của quả có mối quan hệ mật thiết với nhau Nếu cành lá sinh trưởng quá yếu, khả năng đồng hóa sẽ kém việc phân hóa mầm hoa, sự phát triển của quả không thuận lợi Ngược lại cành lá sinh trưởng quá mạnh, thời gian sinh trưởng kéo dài, tiêu hao nhiều dinh dưỡng, do đó việc phân hóa mầm, sự phát triển của quả cũng gặp khó khăn Bởi vậy những cành lá mới chỉ phát triển với một độ vừa phải là tốt nhất

3 LÁ

3 1 HÌNH THÁI CỦA LÁ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG

Gồm các bộ phận: cuống lá, phiến lá, chóp lá, gốc lá, biên lá, eo lá Hình dạng lá, màu sắc lá, lá có eo lá hay không, trên lá có lông tơ hay không, nhiều hay ít đó là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt các giống Trong một giống, trên một cây lá ra trong các mùa cũng có sự khác nhau về độ lớn, về chỉ số chiều dài trên chiều rộng, về độ lớn của răng cưa ở biên lá, về màu sắc C ùng một giống nhưng có bộ nhiễm sắc thể khác nhau thì về cấu tạo và hình thái cũng khác nhau

3 2 CÔNG THỨC DIỆP TỰ

Sự sắp xếp của lá trên cây thường theo một trình tự nhất định gọi là diệp tự Các giống cây ăn quả khác nhau có công thức diệp tự khác nhau Công thức diệp tự thường gặp là 2/5 như đào, mận , hồng, cam, quýt, táo, lê Ngoài ra còn có 1/2 như nho, 1/3, 3/8, 4/11, 5/13

Trang 16

Ở mỗi nách lá đều có mầm nách, khi nẩy mầm hình thành cành, sự phân bố cành trên cành mẹ ban đầu có liên quan trực tiếp đến công thức diệp tự Biết rõ công thức diệp tự của từng giống có thể khống chế sinh trưởng của cành trong việc tạo hình và cắt tỉa

3 3 LÁ VỚI Đ ỜI SỐNG CÂY ĂN QUẢ

Chức năng sinh lý của lá chủ yếu là tiến hành quang hợp, phát tán và dự trữ các chất dinh dưỡng để nuôi cây, nuôi quả

Khi nghiên cứu quá trình phát triển của quả, người ta cho rằng để tạo điều kiện cho quả phát triển được tốt, mỗi quả cần một lá nhất định

Theo Ngô Cảnh Dân (1960) thì táo tây cần 30 - 40 lá, sakê 10 - 25 lá, lê châu Âu 20 - 30 lá, quýt Ôn Châu 20 - 25 lá, cam Navel 50 lá Samel khi nghiên cứu các loại quả trong họ phụ cam quýt cho rằng, nếu có số lá để nuôi quả càng nhiều thì quả càng lớn

Overhaser, C laypool (1935) nhận thấy với quả anh đào ngọt, khi tăng số lá thì hàm lư ợng đường trong quả, màu sắc quả, chỉ số quả đều tăng

3 4 CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CẦN CHÚ Ý ĐỐI VỚI LÁ

- Giữ cho lá xanh tốt, rụng đúng kỳ hạn, không rụng đột ngột, hoặc bất thường - Tạo mọi điều kiện tốt để chuyển lục tốt

- Tìm mọi biện pháp để tăng cư ờng khả năng đồng hóa của cây đến tối đa

Ví dụ: đảm bảo mật độ hợp lý, cung cấp nước, phân bón đầy đủ, cắt tỉa hợp lý, phòng trừ sâu bệnh kịp thời

4 HOA

Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính của cây gồm cuống hoa, đế hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị, nhụy Các loài cây ăn quả khác nhau, cấu tạo hoa cũng khác nhau, có thể chia làm hai loại:

- Hoa lưỡng tính (hoa đủ) là hoa có đủ nhị và nhụy (cam, quýt, đào, mận, táo ) nhữ ng hoa này có thể tự thụ phấn hoặc thụ phấn nhờ côn trùng

- Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy (vải, nhãn, đu đủ, mít, cây hạt giẻ, cây óc chó )

Một số cây ăn quả như xoài, hồng, dâu tằm, nhãn, đu đủ (loại cây lưỡng tính và cây đực) trên một cây thường gặp cả hoa lư ỡng tính và hoa đơn tính

Mỗi một mầm hoa có khả năng hình thành một hoa (đào, mơ), hay có thể nở được 4 - 5 hoa (mận, táo, lê) và cũng có thể từ 10 đến hàng trăm hoa (thành chùm hoa) vải, nhãn, xoài, nho các loại cây ăn quả khác nhau, có thể chia thành nhóm hoa tự sau:

- Vải, nhãn, nho, xoài, hoa tự là chùm kép, hình chóp - Dứa: bông kép

- Lê: ngù - Táo: tán

- Cam, quýt: chùm - Dâu tây, mít: đầu trạng

Trang 17

Các loại hoa tự khác nhau thì trình tự nở hoa cũng khác nhau: táo (tán) hoa ở giữa nở trước, lê hoa ở hai bên nở trước, cam, quýt thường hoa ở ngọn nở trước, dâu tây hoa ở dưới nở trước

Những hoa nở trước có điều kiện dinh dưỡng thuận lợi, có khả năng thụ tinh phát triển thành quả, những quả này thường to hơn, phẩm chất tốt hơn những quả ra sau Nắm được đặc điểm này có thể làm tốt việc giữ hoa, giữ quả, giảm bớt tỷ lệ rụng quả, nâng cao đư ợc năng suất

5 QUẢ VÀ HẠT

Bộ phận ăn được ở các loài cây ăn quả thường không giống nhau Ví dụ: cam, quýt, vải, nhãn, lê, táo, nho phần dùng để ăn thực chất là quả, còn ở cây óc chó, hạt giẻ là hạt, dùng cả quả lẫn hạt như ở cây dâu tây

5.1 CẤU TẠO QUẢ VÀ HẠT

Hoa sau khi thụ tinh xong phôi châu phát triển thành hạt còn vách bầu và các bộ phận khác của hoa phát triển hình thành quả

Quả do vách bầu phát triển thành, thường gọi là quả thật, còn do đế hoa và các bộ phận khác phát triển và hình thành quả gọi là quả giả

Quả thật do ngoại bì, trung bì và nội quả bì cấu tạo nên

- Ngoại quả bì: lớp biểu bì ngoài cứng, cấu tạo giống các lớp biểu bì khác có một lớp sừng, bì khổng, có lúc có sáp và phấn (táo, mận, nho); có lúc có lông nhung (đào, mơ)

- Trung quả bì: chiếm phần quan trọng trong quả, về kết cấu lớp này cũng có nhiều biến đổi

+ Hoàn toàn do tế bào màng mỏng cấu tạo thành, trong tế bào mọng nước ăn ngọt như đào mận

+ Ngoài lớp tế bào có màng mỏng còn có lớp tế bào có vách dày, khi chín biến thành một lớp vỏ cứ ng (cây dâu rượu)

+ Lớp tế bào này có nhiều xơ như dừa

+ Có trường hợp không sao phân biệt được giới hạn giữ a trung quả bì và nội quả bì Chúng đều là những tế bào màng mỏng, mọng nước, ngọt dùng để ăn như quả nho

- Nội quả bì: sát gần hạt, có thể phân biệt một số trường hợp sau đây:

+ Các tế bào của nội quả bì lignin hóa thành một lớp dày tạo thành một lớp vỏ cứ ng như mận, đào, mơ, dừa

+ Tế bào bên trong nội quả bì hình thành những con tép mọng nước, có đường ăn được như cam, chanh, quýt, bưởi

Cây ăn quả có nhiều loài Cấu tạo quả và các bộ phận dùng để ăn cũng không giống nhau Ví dụ:

- Táo, lê bộ phận ăn được do đế hoa phát triển mà thành

- Vải, nhãn do vỏ giả của hạt Cuống noãn phát triển bao quanh lấy hạt - Dứa do trục bông hoa dứa cùng với lá bắc ở các ở các hoa trong bông - Lựu do vỏ ngoài của hạt

Trang 18

5 2 PHÂN LOẠI QUẢ

Dựa vào cấu tạo và đặc tính sinh vật học của quả, dựa vào tập quán sử dụng tạm chia các loại quả thành các nhóm sau

B QUY LUẬT SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ KẾT QUẢ CỦA CÂY ĂN QUẢ 1 SỰ PHÁT TRIỂN CÁ THỂ CỦA CÂY

1 1 Mối quan hệ của sự phát triển vớ i bản chất di truyền và điều kiện sinh trưởng

Sinh trưởng, phát triển là kết quả hoạt động tổng hợp của những chức năng sinh lý riêng biệt như : trao đổi nư ớc, quang hợp, hô hấp, vận chuyển và phân bố chất hữu cơ trong cây, dinh dưỡng khoáng và đạm của cây Các chức năng sinh lý này xảy ra một cách đồng thời và luôn có mối quan hệ khăng khít ràng buộc với nhau

Quan niệm về sự sinh trưởng và phát triển của cây được thừa nhận hiện nay là của Libbert:

- Sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách không thuận nghịch của tế bào, mô, toàn cây và kết quả dẫn đến sự tăng về số lư ợng, kích thước, thể tích sinh khối của chúng

- Phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong tế bào, mô và toàn cây để dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng

Các biểu hiện về sự sinh trưởng như : sự phân chia tế bào, sự giãn của tế bào, sự tăng kích thước của thân, cành, hoa, lá, quả, sự nảy lộc, đẻ nhánh là không thể đảo ngược Như ng

Trang 19

sự tăng kích thước và trọng lư ợng hạt do hút nước không thể xem là sinh trưởng vì đó là quá trình thuận nghịch

Tất cả những biểu hiện có liên quan đến những biến đổi chất để làm thay đổi hình thái và chức năng của tế bào, của cơ quan được xem là sự phát triển: sự nảy mầm của hạt có thể xem đó là 1 bước nhảy vọt, từ 1 hạt có hình thái và chức năng xác định, nhưng khi nảy mầm thì trở thành một cây con có hình thái và chức năng hoàn toàn khác với hạt - một cây con hoàn chỉnh có khả năng thực hiện các chức năng của một cơ thể thực vật bình thường

Sự ra hoa là một bước ngoặt chuyển từ giai đoạn sinh trư ởng các cơ quan dinh dưỡng sang giai đoạn mới hình thành cơ quan sinh sản Đây là kết quả của một quá trình biến đổi về chất liên tục và lâu dài để có được nhữ ng cơ quan sinh sản với chức năng hoàn toàn thay đổi Ở mức độ tế bào, thì phân hóa tế bào thành các mô chức năng riêng biệt cũng được xem là quá trình phát triển của tế bào

Tuy nhiên, về ranh giới giữa quá trình sinh trưởng và phát triển thật khó xác định Có thể xem đây là hai mặt của một quá trình biến đổi chất và lượng: sự biến đổi về chất đến một mức độ nhất định dẫn đến sự thay đổi về lư ợng; ngược lại sự biến đổi về lượng tạo điều kiện thuận lợi cho sự biến đổi về chất

Trong thực tế, quá trình sinh trưởng và phát triển thường biểu hiện xen kẽ nhau rất khó tách bạch Vì vậy trong đời sống của cây người ta chia ra 2 giai đoạn chính: giai đoạn sinh trưởng dinh dư ỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh sản mà ranh giới là sự ra hoa

Trong giai đoạn thứ nhất thì hoạt động sinh trưởng và phát triển của các cơ quan dinh dưỡng (rễ, thân, lá) là ưu thế Còn giai đoạn thứ hai thì sự hình thành, sinh trưởng và phân hóa của các cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ là ưu thế

Người ta có thể điều khiển sao cho tỷ lệ giữa hai giai đoạn này của cây trồng thích hợp nhất với mục đích kinh tế của con người Muốn điều khiển được sinh trưởng, phát triển của cây thì phải hiểu biết sâu sắc về quá trình này, các nhân tố nội tại và ngoại cảnh điều chỉnh các quá trình phát sinh hình thái riêng biệt cũng như toàn cây, trên cơ sở đó có những biện pháp tác động thích hợp nhất

Trong sự phát triển của cây hữ u tính cũng như cây vô tính, di truyền và biến dị có ý nghĩa lớn Bản chất của cơ thể truyền lại cho đời sau gọi là di truyền Cơ thể có bản chất mới phủ định bản chất cũ gọi là biến dị

- Ví dụ: có một giống cây, trong quả của chúng có nhiều hạt, như ng vì lý do nào đó trên cây xuất hiện những quả không hạt Như vậy: bản chất không hạt đã phủ định bản chất có hạt Đem nhân nhữ ng cành mang quả không hạt sẽ có thể tạo được giống mới - giống có quả không hạt

- Giai đoạn trưởng thành: bắt đầu từ khi ra lá thật đầu tiên đến khi ra quả ổn định Thời gian dài ngắn tùy từ ng loại cây Nó có đặc điểm là dễ thích nghi với môi trường xung quanh

Trang 20

- Giai đoạn cho sản lư ợng: có đặc điểm là kích thước tán và rễ đạt mức tối đa, ra quả nhiều Bản chất của nó ổn định ít bị thay đổi vì điều kiện môi trường

- Giai đoạn già cỗi và chết: có đặc điểm là không có khả năng thay đổi hình thái và bản chất của cây, sinh trưởng kém và sản lượng giảm dần

1 3 Lý thuyết sự già đi và trẻ hóa có tính chu kỳ của cây

Nội dung cơ bản của sự phát triển cá thể bao gồm sự đấu tranh và thống nhất của hai quá trình đối lập:sự già đi và trẻ hóa (N.P.Krenke)

- Sự già đi là sự già toàn diện của cơ thể - sự thay đổi không thể đảo ngư ợc hoặc thuận nghịch từ ng bộ phận, được thể hiện bằng sự suy giảm tất cả các chức năng, dẫn tới sự già yếu và chết một cách tự nhiên của tế bào, cơ quan hay toàn cây nói chung Sự già đi chính là sự giảm sút tiềm năng sống

- Sự trẻ hóa là sự nâng cao tạm thời khả năng sống của những tế bào riêng biệt, mô, cơ quan hoặc cơ thể nói chung, xảy ra dưới ảnh hưởng của nhữ ng quá trình sống hoặc điều kiện sinh trưởng của cây Sự trẻ hóa được biểu hiện trong việc tạo mới và phát triển của các cấu trúc non (mầm, cành bên) đồng thời cản trở sự già đi của nhữ ng bộ phận hiện có

Mỗi cơ thể có tiềm lực ban đầu của khả năng sống được thể hiện ở tuổi thọ trung bình Ví dụ các loài cây khác nhau có tuổi thọ trung bình khác nhau Có những loài cây tuổi thọ tới hàng trăm năm như hồng, vải, nhãn, xoài, mít, táo ; có những loại cây tuổi thọ tính hàng chục năm như bưởi, cam, quýt, ổi và có những loài cây tuổi thọ tính hàng năm như chuối, dứa

Tuổi thọ trung bình của cơ thể (tiềm lực ban đầu) được quyết định đầu tiên bởi tình trạng dinh dưỡng và tất cả sự trao đổi chất, chúng có thể thay đổi dư ới ảnh hưởng của điều kiện này hay điều kiện khác Cho nên áp dụng các biện pháp kỹ thuật (cắt tỉa, bón phân, tưới nước) có thể kiềm hãm hoặc xúc tiến quá trình già đi và trẻ hóa, kéo dài tuổi thọ của cây, tăng kích thước, ra quả

Sự già đi (già sinh học) không chỉ xảy ra toàn cây, mà còn xảy ra từ các cơ quan và tế bào riêng biệt Mỗi sự phân chia mới của tế bào tạo ra sự trẻ hóa của nó, nhưng mỗi lần phân chia này không đầy đủ, cho nên tác giả N.P.Krenke đưa ra khái niệm về tuổi chung và tuổi riêng Tuổi chung là tuổi của toàn cơ thể cây Tuổi riêng là tuổi của từ ng bộ phận hoặc của cây được tạo nên từ nhữ ng bộ phận này trong nhân giống vô tính

Tuổi của cơ thể tính từ phôi hạt đến thời điểm hiện tại gọi là tuổi chung Còn tuổi riêng được tính từ khi xuất hiện cơ quan hay bộ phận tạo thành cây hoàn chỉnh (trong nhân giống vô tính) đến thời điểm hiện tại Từ nhữ ng cây này được nhân ra liên tục bằng phương pháp vô tính tạo ra dòng vô tính Thường cây mẹ ban đầu gọi là cây đầu dòng

Khi nhân giống vô tính qua nhiều thế hệ (nhiều đời), nhữ ng cây đời sau tuy tuổi riêng còn ít như ng chịu ảnh hưởng của tuổi chung (tuổi của cây mọc ban đầu) quá nhiều, theo quy luật già sinh học thì sức sống của thế hệ sau giảm sút hơn thế hệ trước Nếu nhân giống liên tục qua nhiều thế hệ làm tăng dần sự tích lũy các đột biến tự nhiên, đột biến dinh dưỡng, tăng độ dị hợp tử, tích lũy gen có hại Điều này sẽ làm giảm sức sống và thoái hóa giống kèm theo các hiện tượng không mong muốn như dễ nhiễm bệnh đặc biệt là các bệnh virus và Micoplasma

Vì vậy để đảm bảo năng suất và phẩm chất của giống người ta tiến hành phục tráng bằng cách nhân giống hữ u tính (gieo hạt) Vì cây non mọc từ hạt không những tuân theo quy

Trang 21

luật phát triển đầy đủ nhất (vì chúng phát triển lại từ đầu) mà còn sạch virus, hoặc người ta có thể dùng phương pháp vi ghép (giống ghép lấy từ mô tế bào đỉnh sinh trư ởng của cây không có mầm mống virus)

Trong thực tế sản xuất nhân dân ta cũng đã đúc rút được kinh nghiệm theo quy luật này Trong kỹ thuật nhân giống vô tính người ta thường lấy nguồn giống từ các cành phía trên tán cây vì ở đó có tuổi phát dục già có tính di truyền ổn định và cây giống sớm ra hoa, kết quả Nếu nhân giống từ rễ hoặc nhữ ng cành gần gốc cây thì sẽ cho cây giống chậm bói quả

- Ví dụ cây hồng được nhân từ rễ chậm ra hoa kết quả đến 3-4 năm so với cây hồng được nhân từ cành ngoài tán bằng phương pháp ghép

Xuất phát từ đặc tính này đối với nhữ ng cây già cỗi có thể đốn trẻ lại để kéo dài chu kỳ kinh tế

1 4.Các thời kỳ tuổi của đời sống cây ăn quả

Căn cứ vào lý thuyết của N.P.Krenke, P.H Sitt đã chia toàn bộ chu kỳ sống của cây thân gỗ ra làm 3 thời kỳ chính và hai 2 thời kỳ quá độ và kỹ thuật tác động phù hợp cho từng thời kỳ tuổi như sau:

a) Thời kỳ sinh trưởng: từ nảy mầm của cành ghép (ở cây ghép) đến bắt đầu ra quả b) Thời kỳ sinh trưởng và ra quả: Từ khi ra quả đầu tiên đến ra quả ổn định, còn gọi là thời kỳ bư ớc vào kết quả

c) Thời kỳ ra quả và sinh trưởng: từ bắt đầu ra quả ổn định đến khi đạt sản lượng cao nhất, cây chuyển sang thời kỳ mang quả

d) Thời kỳ ra quả: Thời kỳ này cây cho sản lư ợng nhiều nhất và ổn định nhưng sinh trưởng giảm sút

e) Thời kỳ ra quả và tàn lụi: Cây tiếp tục ra quả, cành nửa khung và cành nhánh chết dần, ngọn cành khung khô và tán bị thu nhỏ lại, sản lư ợng giảm Tương quan giữa phần trên mặt đất và rễ bị phá vỡ, mầm rễ xuất hiện

2 CÁC THỜI KỲ SINH TRƯỞNG VÀ NGỦ NGHỈ

Trong năm, thời kỳ hoạt động sống mạnh mẽ của cây ăn quả gọi là thời kỳ sinh trưởng, và nó được thay thế bằng thời kỳ ngủ nghỉ khi không thấy có dấu hiệu bề ngoài của hoạt động sống Đấy là sự thích nghi với điều kiện khí hậu lạnh mùa đông, rõ nhất là đối với các loại cây rụng lá mùa đông

Độ dài của các thời kỳ phụ thuộc tình trạng sinh lý của cây, tuổi cây, điều kiện thời tiết và kỹ thuật tác động

Các thời kỳ này được thể hiện qua các pha vật hậu (còn gọi là thời kỳ vật hậu) là sự biến đổi vật chất theo điều kiện thời tiết khí hậu - hiện tượng lặp lại hàng năm trong chu kỳ phát triển của cây Mỗi pha thể hiện các quá trình sinh vật xảy ra trong các cơ quan riêng biệt của cơ thể dưới ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh nhất định

a) Thời kỳ sinh trưởng

Thời kỳ sinh trưởng phần trên mặt đất của cây được bắt đầu từ thời điểm nảy lộc đến kết thúc rụng lá

Trang 22

Thời kỳ sinh trưởng gồm các pha nảy lộc, xòe lá, nở hoa, kết quả và quả chín Để qua từng pha vật hậu cần có điều kiện nhất định đặc biệt là nhiệt độ - gọi là các ngưỡng nhiệt độ cho từng pha, tùy thuộc vào từ ng loại cây

b) Thời kỳ ngủ nghỉ

Có thể phân biệt làm hai dạng: ngủ sâu và ngủ sơ bộ (tạm thời)

- Ngủ sâu: Sau khi rụng lá cây bước vào pha ngủ sâu, khi gặp điều kiện thuận lợi tạm thời (như nhiệt độ và ẩm độ cao) vẫn không bị vi phạm

Thời gian ngủ phụ thuộc điều kiện khí hậu, gốc ghép, giống và tuổi cây, trong đó rõ nhất là khí hậu

- Ngủ sơ bộ: xảy ra vào cuối thời kỳ sinh trưởng của mầm và có thể bị vi phạm (kết thúc đợt cành trước và chuẩn bị đợt cành sau) Có thể dùng biện pháp kỹ thuật (như tăng cường dinh dưỡng đạm và nước) để rút ngắn thời gian ngủ, tăng nhiều đợt cành trong năm, tăng nhanh khối lư ợng sinh trưởng của cây, nhanh chóng đạt được sản lượng quả cao ngay nhữ ng năm đầu mới cho quả

Ngay trong thời kỳ sinh trưởng người ta cũng nhận thấy có sự sinh trưởng và ngủ nghỉ xen kẽ nhau giữa phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất Có thể ứng dụng quy luật này trong việc trồng mới Khi tán cây đâm chồi nảy lộc (sinh trư ởng mạnh) thì bộ rễ ở trạng thái ngủ nghỉ (sinh trưởng yếu) Vào lúc này nếu bứng cây đem trồng vào lúc phần trên mặt đất có cành lá ở trạng thái thành thục, ổn định thì bộ rễ ở trạng thái hoạt động (sinh trưởng mạnh) sẽ cung cấp đầy đủ nư ớc và dinh dưỡng cho tán cây đâm chồi nảy lộc nhanh chóng

3 QUY LUẬT RA HOA KẾT QUẢ

3.1 Khái niệm và các học thuyết ra hoa đối với cây ăn quả

a) Khái niệm về phân hóa hoa và ra hoa

Sự hình thành hoa là dấu hiệu cây chuyển từ giai đoạn sinh trư ởng phát triển dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh sản: chuyển hướng từ hình thành mầm lá sang hình thành mầm hoa Nó biểu hiện về phản ứng di truyền và trạng thái sinh lý nhất định khi gặp điều kiện ngoại cảnh thích hợp Sau khi cảm ứ ng sự ra hoa thì hoa được hình thành và phân hóa

Có thể chia quá trình hình thành hoa làm 3 giai đoạn:

- Cảm ứng hình thành hoa: trong đó có sự cảm ứng nhiệt độ (gọi là xuân hóa) và cảm ứng về ánh sáng (quang chu kỳ)

Trang 23

thời gian tiếp xúc có hiệu quả thay đổi tùy theo từng loại cây( từ 0 đến 15 0C là có hiệu quả xuân hóa)

* Thuyết quang chu kỳ (sự cảm ứ ng ra hoa bởi ánh sáng)

Độ dài chiếu sáng tới hạn trong ngày có tác dụng điều tiết sự sinh trưởng phát triển của cây, có thể kích thích hoặc ức chế các quá trình khác nhau và phụ thuộc vào các loài khác nhau gọi là hiện tượng quang chu kỳ Trên quan điểm này người ta phân thành 3 nhóm cây: ngày ngắn; ngày dài; trung tính

* Thuyết hormon ra hoa

Theo Trailachyan cây muốn ra hoa được phải có tác nhân kích thích sự ra hoa (florigen)

Florigen gồm 2 thành phần: Gibberellin (GA) kích thích sự sinh trưởng phát triển trụ dưới hoa còn Antesin (hormon giả thiết) kích thích sự phát triển của hoa Theo giả thiết đó thì đối với cây ngày ngắn (cây dứa chẳng hạn) Gibberellin được tạo nên cả trong ngày dài và ngày ngắn, còn Antesin chỉ tạo nên trong ngày ngắn Vì vậy khi chiếu sáng dài nó không ra hoa, chỉ sinh trưởng vươn cao Ngược lại với cây ngày dài thì Antesin được hình thành cả trong điều kiện ngày dài và ngày ngắn, còn Gibberellin chỉ được hình thành trong điều kiện ngày dài, nên trong điều kiện ngày ngắn thì thiếu Gibberellin nên không thể hình thành hoa được Vậy ta có thể xử lý bổ sung Gibberellin thì cây hoàn toàn có thể ra hoa được Như vậy là học thuyết hormon ra hoa phần nào có thể giải thích được bản chất của phản ứng quang chu kỳ và sự ra hoa của cây

* Thuyết C/N

Một số ý kiến cho rằng tỷ lệ C/N có thể là yếu tố quan trọng quyết định quá trình phân hóa mầm hoa Ví dụ trên cây xoài: ở các cành mang hoa tỷ lệ C/N cao hơn ở thời kỳ sau nở hoa Người ta nghiên cứ u trên 2 giống Deshehri và Langra thấy: quá trình phân hóa mầm hoa xảy ra khi tỷ lệ C/N cao và tỷ lệ này giảm dần cùng với sự phát triển của chùm hoa Theo GS Vũ Công Hậu, tỷ lệ C/N thích hợp thì cây sinh trưởng phát triển cân đối, cây sẽ ra hoa bình thường Nếu tỷ lệ này quá thấp thì cây không ra hoa

* Sự phân hóa giới tính của hoa

Đây là vấn đề rất phức tạp có quan hệ đến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, đặc biệt liên quan đến hàm lượng phytohormon trong cây và các điều kiện ngoại cảnh

Nhiều thí nghiệm xác định hoạt tính của Gibberellin và C ytokinin trong lá và trong rễ đã nhận thấy hoạt tính C ytokinin trong cây cái cao hơn cây đực và ngược lại hoạt tính của Gibberellin trong cây đực cao hơn cây cái Người ta đã chứ ng minh bằng cách nuôi cấy phôi tách riêng trong ống nghiệm Nếu môi trường chỉ có Gibberellin thì có 95,5 - 100% là hoa đực, nếu chỉ cho C ytokinin thì 92,6 - 97,7% là hoa cái Còn đối chứng không cho GA và Cytokinin thì tỷ lệ hoa đực và hoa cái xấp xỉ nhau

Ngoài GA và Cytokinin, các chất điều tiết sinh trưởng khác cũng ảnh hưởng quan trọng đến sự biểu hiện giới tính, như Auxin gây nên sự cân bằng trong việc biểu hiện giới tính, Ethylen tạo nên 100% hoa cái trên các cây họ bầu bí

Các yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hư ởng quan trọng đến sự biểu hiện giới tính Trong điều kiện ngày ngắn, ánh sáng xanh, nhiệt độ thấp, lượng CO2 cao, ẩm độ cao, nhiều nitơ thì

Trang 24

liên quan đến hình thành giới tính cái N gược lại, ngày dài, ánh sáng đỏ, nhiệt độ cao, lư ợng CO2 thấp, ẩm độ thấp, nhiều kali liên quan đến tính đực

3.2 Đặc điểm ra hoa kết quả

a) Thời gian bước vào kết quả của cây ăn quả

Thời gian bước vào kết quả của cây phụ thuộc vào phương pháp nhân giống, loài cây khác nhau, thế sinh trưởng của gốc ghép và mối quan hệ giữa sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực

- Ở cây hữu tính bước vào kết quả muộn hơn cây vô tính Điều này có quan hệ với sự phát triển giai đoạn Theo I.V.Michuirin, cây hữ u tính không có khả năng ra quả ở giai đoạn non trẻ của sự phát triển, khi chúng còn chưa kinh qua biến đổi về chất xuất hiện trước khi ra hoa, quả Cây hữu tính bắt đầu phát triển từ phôi, đã kinh qua sự thay đổi này và thời gian chúng bước vào kết quả phụ thuộc vào sự tăng nhanh của bộ lá, bộ rễ tích lũy chất dinh dưỡng cần thiết đối với sự hình thành quả Cho nên những loài và giống có bộ rễ và phần trên mặt đất sinh trưởng nhanh bước vào kết quả sớm hơn Ví dụ: cây dâu tây bắt đầu kết quả từ năm thứ 1-2 và kết thúc năm thứ 10-15; mơ, mận bắt đầu kết quả năm thứ 3-6 và kết thúc năm thứ 20-30; táo ta bắt đầu kết quả năm thứ 2-3 và kết thúc năm thứ 40-50

- Gốc ghép cũng có ảnh hưởng đến sự ra hoa sớm hay muộn Thường ở gốc ghép có thế sinh trưởng mạnh thì cây ghép ra hoa muộn hơn

- Thời gian bắt đầu ra quả có thể được xúc tiến nhanh bằng cách phun các chất ức chế sinh trưởng, cắt tỉa cành, cắt khoanh vỏ thân cành, các biện pháp tác động cơ giới khác

b) Hiện tượng giao phấn và ra quả cách năm

Hoa sau khi nở được tiến hành thụ phấn thụ tinh Sau khi thụ tinh từ mầm hạt hình thành hạt và từ tế bào trứ ng hình thành phôi hạt Bầu nhụy và phần xung quanh phình lên thành quả

Ở nhiều loài và giống cây ăn quả, sự thụ tinh và kết quả chỉ xảy ra trong trường hợp nếu nhụy của giống này được thụ phấn bằng phấn của giống khác của cùng loài đó Hiện

tượng này gọi là giao phấn, các giống này gọi là giống giao phấn

Trong khi xây dự ng vườn quả mà đặc biệt bằng giống giao phấn ngư ời ta cần trồng cây thụ phấn

Ở nhiều loài cây ăn quả, thường xảy ra hiện tượng ra quả cách năm, bởi vì trong nhữ ng năm đạt sản lượng cao sự sinh trưởng yếu đi, ảnh hư ởng đến sự phân hóa mầm hoa cho vụ quả năm sau Ở ta có nhiều loại cây ăn quả ra quả cách năm như nhãn, vải, hồng, cam, quýt

Hiện tượng này có thể khắc phục được bằng các biện pháp:

- Áp dụng kỹ thuật trồng trọt cao đảm bảo sự sinh trưởng của rễ kéo dài, phát triển mạnh bộ lá, lợi dụng độ chiếu sáng tốt nhất

- Điều hòa kịp thời mối quan hệ giữa lá và quả (cắt tỉa, bẻ cành, uốn cành, phun hóa chất )

- Trồng cây có kích thước bé (gốc ghép có sự sinh trưởng yếu) Giữ a tán cây thoáng tạo điều kiện cho lá quang hợp, giảm bớt tiêu hao cho chất dinh dưỡng

- Lựa chọn và trồng nhữ ng giống ra hoa kết quả điều hòa

c) Biện pháp tăng cường thụ phấn thụ tinh

Trang 25

Trong khi xây dựng vườn cây ăn quả cần phải quan tâm đến tình hình thụ phấn thụ tinh của hoa Bởi vì sự đậu quả phụ thuộc vào sự thụ phấn tốt hay xấu, mà sự thụ phấn lại phụ thuộc vào 3 yếu tố là:

- Đặc điểm ra hoa của từ ng loại cây - Thời tiết lúc nở hoa

- Những tác nhân (môi giới) như ong, bướm ruồi

* Đặc điểm ra hoa của cây ăn quả

Phần lớn các loại cây ăn quả có hoa lưỡng tính như ng cũng có một số loài có hoa đơn tính như hồng, đu đủ, mận, mơ, táo tây, cam, quýt không hạt

Đối với các loài cây có hoa đơn tính cần tiến hành trồng cây thụ phấn với các tiêu chuẩn sau:

- Cây thụ phấn phải cùng loài với cây trồng chính; có thể khác loài nhưng phải có khả năng giao phấn cho nhau như (bưởi, cam, quýt, chanh, Poncirus)

- Cây thụ phấn phải sinh trưởng khỏe, thích hợp với điều kiện sinh thái nơi trồng cây ăn quả, nguồn phấn dồi dào và có thời gian tung phấn trùng với thời gian chín của nhụy hoa của giống chính

- Số lượng cây thụ phấn trong vườn quả nhiều hay ít tùy thuộc vào khả năng cung cấp phấn và khả năng đóng góp của nó vào năng suất chung trong vườn quả Thông thường cây thụ phấn chiếm tỷ lệ 5 - 10% đến 50% và được bố trí trồng thành từng hàng xen kẽ hoặc rải rác đều ở các hàng cây trồng chính

- Trong nghề trồng cây ăn quả cần trồng các dòng vô tính được nhân ra từ một cây đầu dòng tốt và đã được tuyển chọn Dòng này ít có khả năng tự thụ phấn hoặc tự thụ phấn từ phấn hoa của dòng đó cho quả chất lượng kém, vì vậy phải trồng xen nhữ ng hàng cây của dòng vô tính khác gọi là dòng “cho phấn” đã được xác định

* Thời tiết và thụ phấn ở cây ăn quả

Thời tiết lý tưởng cho thụ phấn là: nắng, nhiệt độ và ẩm độ vừa phải, không có gió lớn - điều kiện để bao phấn dễ nở, nẩy mầm thuận lợi, côn trùng môi giới hoạt động tốt, số lượng hạt phấn được mang đến bầu nhụy nhiều

* Môi giới giúp hoa thụ phấn

Nhiều dòng vô tính có hoa lưỡng tính được sử dụng càng lâu khả năng không tự thụ phấn đậu quả càng lớn, nên phải trồng xen những dòng cho phấn để giao phấn Vì vậy cần có nhữ ng tác nhân mang phấn từ cây cho phấn đến cây nhận phấn Tác nhân đó là gió, côn trùng Trong thực tế dù không phải là dòng vô tính, nhiều loài cây ăn quả cũng cần phải giao phấn như : hồng, xoài, mít, nhãn, vải, chôm chôm, mơ, mận nên chúng cần có môi giới truyền phấn

Trang 26

2,5g phấn Để thụ phấn cho 1 ha hồng cần 100g phấn nếu dùng bút lông trực tiếp chấm phấn vào đầu nhụy hoặc cần tới 400g phấn pha lẫn với 2 - 12kg bột gạo hoặc bột sữa nếu dùng máy phun bột

C TẠO HÌNH VA CẮT TỈA CÀNH

1 Mục đích của tạo tán và đốn tỉa:

- Nhằm tạo lập một hình thái cây trồng có khả năng tiếp nhận ánh sáng đầy đủ, đồng thời khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát để thuận lợi trong việc quản lý vườn ở hai giai đoạn: kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh

- Hình thành và phát triển bộ khung cơ bản, vữ ng chắc nhằm tránh đổ ngã, gãy nhánh từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp cho cây

- Lập những cành mang qủa trẻ, dồi dào sinh lực và phân bố giống nhau trên khung (sườn) và cành mẹ (cành chính) Thay thế những cành già, lọai bỏ cành sâu bệnh, chết, cành vô hiệu… không có khả năng sản xuất

- Tăng diện tích lá hữ u hiệu Duy trì sức sống tốt của cây, bảo đảm sự cân bằng sinh trưởng và kết qủa Luôn luôn duy trì cây có khả năng cho qủa ở mức tối hảo

- Khống chế mối tương quan giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh sản, đạt được một chỉ số lá trên số qủa tối ưu làm cơ sở cho việc tỉa bớt cành lá hoặc tỉa bớt qủa

Trang 27

Hình 1: Một số dụng cụ dùng để cắt tỉa

2 Kỹ thuật đốn tỉa a) Đốn tạo hình:

Bắt đầu từ khi mọc cho đến khi ra hoa kết quả Hoạt động chính của cây con là tạo rễ, hình thành thân chính và bộ khung cành lá Tất cả các bộ phận còn non và cây còn nhỏ không xảy ra hiện tượng che lấp ánh sáng nên nguyên tắc đốn là: hạn chế đốn cắt đến mức tối thiểu, chỉ xoa (cắt) mầm hoặc bấm ngọn những cành cần loại bỏ

Hình 2: Một số dạng tán cây thân gỗ

Hình 3: Đốn tạo hình cây kiểu tán tròn

Trang 28

Đốn tạo hình giúp cho cây có bộ cành khung khỏe, đều nhau, phân bố hợp lý trong không gian để sau này khi ra hoa, quả, tán cây có dạng nhất định theo ý muốn của người làm vườn như hình tròn, hình bán cầu, bán nguyệt, hình vuông để cây có thể tiếp nhận ánh sáng tối đa, từ đó mới có sản lư ợng quả cao và phẩm chất quả tốt

* Tỉa cành non: Thường được thực hiện ngay từ trong vườn ươm để cây con hình

thành cành cấp 1 Thường dùng kéo tỉa cây để bấm ngọn Yêu cầu cần đạt là: cắt đúng vị trí đỉnh mầm muốn để lại khoảng 5mm nghiêng 450và ngược chiều với mầm muốn để lại K hông cắt cao quá sẽ gây nên hiện tượng chết ngược và không cắt thấp quá sẽ làm hại mầm Trên cành cấp 1 cũng tiến hành bấm ngọn để cây hình thành cành cấp 2 như trên (hình 4)

Hình 4: Phư ơng pháp tỉa cành non

Trang 29

* Cách làm nghiêng cành với góc độ tối ưu:

- Nếu góc lớn hơn 450 ta níu cành buộc dây cố định hướng vào trong

- Nếu góc nhỏ hơn 350 thì ta dùng một đoạn gỗ chống vào thân và cành để mở rộng góc ra (hình 5)

Hình 5: Xử lý mở rộng góc độ phân cành cấp 1 và thân chính

1- Cành trước xử lý: 2- Cành sau xử lý; 3- Đầu đoạn gỗ chống đúng 4- Đầu đoạn gỗ chống sai

Trang 30

1- Tối ưu; 2- Không đạt yêu cầu

Hình 7: Sự phân bố cành (nhìn từ trên xuống) 1 - Bình thường; 2 - Tối ưu

* Cắt mặt nguyệt: cắt mặt nguyệt để định hướng mầm mọc thẳng lên hay mọc ngang

theo ý muốn

b) Đốn tạo quả

bằng cách cắt bớt nhữ ng lá thừa đi đôi với hạn chế nước phân

Khi đốn cắt nên theo phương châm: đốn thưa (tức là cắt từ chân cành), không đốn cụt (đốn cụt là cắt giữa cành làm cho ngắn lại) Nên giữ lại nhữ ng cành tốt trung bình, cứ ng cáp, có khả năng ra quả Thông thường cành được hưởng chế độ chiếu sáng và thoáng khí tốt làm cho quả có chất lượng tốt (hình 8,9)

Trang 31

Hình 8: K ỹ thuật cắt cành 1- Cắt ngắn; 2- Cắt thưa

Những cành bị loại trừ là: cành vượt non mọc từ thân cây hay từ nhữ ng cành lớn chiếm nhiều nhựa, chậm ra quả, che mất ánh sáng, bao giờ cũng phải cắt sớm ngay từ lúc mới nhú; cành bị gãy, bị tổn thương do sâu bệnh; cành mọc chùm, cành mọc rậm rạp trong tán cây; nhữ ng cành không có khả năng ra hoa, kết quả Đồng thời tạo cành với góc độ nhọn nhằm tạo cho bộ khung vững chắc hơn và ngăn ngừa sự lan truyền của nấm khuẩn hoặc sâu đục thân nguy hiểm

Hình 9: K iểu cắt cành

A – Cắt ngắn (cụt): 1- Cắt nhẹ; 2- Cắt vừa; 3- Cắt đau B – Cắt thưa cành

Trang 32

Kỹ thuật cắt thưa cành thích hợp với những cây trẻ tuổi có tác dụng làm cây sớm bước vào giai đoạn kết quả và tăng sản phẩm một cách nhanh chóng

Nếu đốn cụt thường làm nảy sinh vài ba cành mới làm cho cây lại bị rậm rạp thêm bởi sự ảnh hưởng của cực tính, có thể làm chậm sự ra hoa kết quả

* Trường hợ p C/N cao

Trường hợp này xảy ra khi cây đã già, đất đã kiệt, lư u thông nhựa khó khăn

Khi đốn thì tiến hành đốn đau và quan trọng nhất là đốn sau mỗi vụ thu hoạch, cắt đi nhữ ng cành bị sâu bệnh, cành già ở chỗ lá rậm rạp, lá già, nhữ ng cành mọc chụm, cành la, cành vượt

* Tỉa thoáng (tỉa cành lớn): khi cây có tán rậm rạp, cần cắt bỏ đi một vài cành lớn để làm tán thoáng Do cành nặng nên cắt làm 3 lát (hình 10)

Trang 33

Hình 10: Tỉa thoáng tán (cắt cành lớn)

Trang 34

c) Đốn trẻ (cải tạo, phục hồi)

Cách đốn chủ yếu là: Hạ thấp chiều cao cây còn 1-1.5m, giữ lại một số cành nhỏ có lá trên đoạn cây còn lại để lá cây tiếp tục quang hợp tạo điều kiện cho cây ra cành tán mới

Thời kỳ đốn: đốn vào mùa sinh trưởng, đủ độ ẩm và nhiệt độ cao Sau khi cưa (cắt) xong, gọt nhẵn vết cưa bằng dao sắc, bôi vôi hoặc thuốc trừ nấm Vết cưa phải nghiêng, tránh bị thối Sau khi đốn trẻ lại, mầm mới mọc lên sẽ tạo thành khung tán mới, hoặc ghép thay giống mới Có thể áp dụng phương pháp ghép mắt hay ghép cành Sau khi cây có khung tán mới thì cắt bỏ cành nhỏ có lá cũ đi

Trang 35

BÀI 3

VƯỜN ƯƠM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ

A VƯƠN ƯƠM CÂY ĂN QUẢ

1.TẦM QUAN TRỌNG CỦA VƯ ỜN ƯƠM CÂY ĂN QUẢ

Vườn ươm là một bộ phận cấu thành không thiếu được của ngành trồng cây ăn quả, nó là cơ sở cho vườn quả phát triển, là một trong nhữ ng khâu quan trọng bậc nhất trong ngành trồng cây ăn quả Muốn có những vư ờn cây ăn quả sinh trưởng khỏe, năng suất, sản lượng cao, phẩm chất tốt, tính chống chịu cao phải có giống tốt và nhữ ng cây giống tốt Điều đó phải bắt đầu từ công tác vườn ươm

Do nhu cầu ngày càng cao trong sản xuất cây ăn quả đòi hỏi chúng ta phải tổ chức xây dựng những loại hình vườn ươm phù hợp, đáp ứng nhữ ng nhiệm vụ chủ yếu là

+ Chọn lọc, bồi dưỡng giống tốt

+ Sử dụng các phương pháp nhân giống để sản xuất cung cấp nhiều cây giống chất lư ợng cao cho sản xuất

2 CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐỂ THÀNH LẬP VƯ ỜN ƯƠM

Khi chọn địa điểm lập vườn ươm cần chú ý một số yêu cầu sau đây: + Gần nguồn nước tư ới

+ Gần đường giao thông và ở vị trí trung tâm các vùng trồng trọt để tiện lợi cho việc chăm sóc, bảo vệ và cung cấp cây giống

+ Đất đai: đất có kết cấu tốt, đất có khả năng giữ nước, thoát nước Nên chọn đất phù

sa, cát pha, thịt nhẹ Đất dầy khoảng 40 - 50 cm, nếu là vùng đất đồi thì đất có cấu tượng, độ pH = 5-7, mực nước ngầm sâu 0,8-1m, vùng đất ít có mầm mống sâu bệnh hại

+ Địa hình: hơi dốc 3 - 40, bằng phẳng, có đầy đủ ánh sáng, thoáng gió và tốt nhất có đai rừ ng chắn gió

3 TỔ CHỨC VƯỜN ƯƠM

3 1 Các loại vườn ươm

Tùy theo nhiệm vụ và thời gian sử dụng mà có thể chia thành 2 loại vườn ươm

3 1 1 Vườn ươm cố định

Là loại vườn ươm có thời gian sử dụng lâu dài thực hiện cả 2 nhiệm vụ cơ bản của vườn ươm Loại vườn ươm này thư ờng được xây dựng quy mô, ở đây có đầy đủ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ, có các công trình kiến thiết cơ bản phục vụ cho công tác nghiên cứu và phục vụ sản xuất Loại vườn này thư ờng được xây dựng để phục vụ cho nhu cầu trên quy mô lớn mang tính chất quốc gia, liên vùng, liên tỉnh

3 1 2 Vườn ươm tạm thời

Trang 36

Là loại vườn ươm thực hiện nhiệm vụ nhân giống là chủ yếu Nó có thể chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ cung cấp đủ giống cho sản xuất

3 2 Bố trí vườn ươm

3 2 1 Khu cây giống: khu này được chia thành 2 khu

- Khu thứ nhất: trồng những giống cây ăn quả đã đư ợc xác định là gốc ghép để lấy hạt

gieo, lấy cành để giâm cành làm gốc ghép

- Khu thứ hai: trồng tập đoàn các giống cây ăn quả quý có chủ trương nghiên cứu, phát

triển Hàng năm chọn lọc, bình tuyển những cây đầu dòng của các giống để lấy cành ghép, mắt ghép, cành giâm, cành chiết và lấy hạt sản xuất cây giống đối với nhữ ng cây giống phải nhân bằng hạt Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc trong khu vực này đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của cây để thúc đẩy nó biểu hiện đầy đủ đặc tính, tiềm năng về năng suất, phẩm chất của giống

3 2 2 Khu nhân giống

Tùy theo quy mô, nhiệm vụ và khả năng sử dụng các phương pháp nhân giống của cơ sở, có thể chia khu này thành năm tiểu khu:

- Khu gieo hạt, ra ngôi cây gốc ghép

- Khu giâm cành, ra ngôi cành giâm làm gốc ghép

Hạt và cành giâm dùng ở 2 tiểu khu này đư ợc lấy trên những cây đã được chọn lọc ở khu vực 1 của khu cây giống

- Khu ra ngôi chăm sóc cành giâm để sản xuất cây giống bằng phương pháp giâm

3 2 3 Khu luân canh

Trong vườn ươm cần thiết phải có một khu đất hàng năm trồng rau, cây họ đậu, thường xuyên được cải tạo bồi dưỡng nâng cao độ phì để sau vài năm luân phiên đổi chỗ cho một số tiểu khu của khu nhân giống

Tùy theo quy mô, nhiệm vụ và khả năng sử dụng các phương pháp nhân giống mà quy hoạch phân chia các tiểu khu trong vườn ươm cho hợp lý

B CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ

1 PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH - NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT

1 1 Những ưu và nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt

1 1 1 Ưu điểm

- Kỹ thuật đơn giản, dễ làm: sau khi quả chín, thu hái quả bóc lấy hạt để gieo - Chi phí lao động tương đối thấp, do đó giá thành cây con thấp

- Hệ số nhân giống cao:trong một thời gian ngắn có thể cung cấp số lượng cây giống

tương đối lớn cho sản xuất

Trang 37

- Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thư ờng cao

- Cây gieo từ hạt thường có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh, sinh

trưởng khỏe và tính chống chịu cao vì đa số giống cây ăn quả thuộc loại sinh sản hữu tính

ngoại phối, cây mọc từ hạt là cây có bản chất lai tự nhiên

1 1 2 Nhược điểm: Phương pháp này còn một số nhược điểm lớn là:

- Cây mọc từ hạt thư ờng khó giữ được đặc tính của giống, bởi vì phần lớn cây ăn quả có bản chất lai, chúng có tính dị hợp

- Các giống cây trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn (5 - 7 năm tùy giống) vì chúng phải trải qua giai đoạn phát triển cá thể non trẻ tương đối dài mới bước vào giai đoạn phát dục

- Các giống cây trồng từ hạt thường thân cây cao, tán phát triển không đồng đều,

không cân đối, nên gây khó khăn cho chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và khả năng chống gió bão kém Ngoài ra với những giống thân cành có gai, cây được trồng từ hạt thường

có nhiều gai hơn các cây được trồng bằng nhữ ng phương pháp khác

Do nhữ ng như ợc điểm trên, phương pháp nhân giống hữ u tính chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

- Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép

- Dùng trong công tác lai tạo chọn lọc giống

- Sử dụng gieo hạt đối với những giống chưa có phương pháp nhân giống khác tốt hơn - Lợi dụng ư u thế của phôi vô tính đối với nhữ ng cây ăn quả có hiện tượng đa phôi như bơ, cam, quýt, xoài để có thể chọn ra những cây giống giữ nguyên được đặc tính của cây mẹ

1 2 Những điều kiện cần chú ý khi nhân giống bằng hạt

1 2 1 Phải nắm được các đặc tính, sinh lý của hạt

Để hạt nảy mầm đều, tỷ lệ nẩy mầm cao, cây con sinh trư ởng khỏe, cần phải nắm được đặc tính, sinh lý của hạt có các biện pháp xử lý hợp lý:

- Một số giống có hạt chín sinh lý sớm, hạt nảy mầm ngay trong quả như mít, bưởi, cam, quýt, đu đủ

- Một số giống có hạt cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp 3-60C (đào, hồng ) mới nảy mầm tốt

- Một số giống hạt có vỏ cứ ng cần được xử lý bằng các phương pháp ngâm nước, cơ giới hoặc xử lý hóa học trước khi gieo mới nảy mầm tốt như hạt đào, mơ, mận, xoài

- Một số giống hạt để lâu sức nảy mầm sẽ kém như vải, nhãn, đu đủ, na

1 2 2 Đảm bảo ngoại cảnh để hạt nảy mầm tốt

+ Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm:

- Đối với giống cây ăn quả ôn đới 10 - 210C - Đối với giống cây ăn quả á nhiệt đới 15,5 - 26,50C - Đối với giống cây ăn quả nhiệt đới 23,8 - 350C + Độ ẩm đất đảm bảo 70-80 % độ ẩm đồng ruộng

+ Đủ ôxy: đất gieo hạt phải tơi xốp, thoáng khí, khi gieo không lấp hạt quá sâu

1 2 3 Tuân thủ 5 bước chọn nghiêm ngặt

Đối với nhữ ng giống cây ăn quả còn phải dùng phương pháp gieo hạt để nhân giống, khi tiến hành phải tuân thủ 5 bước chọn sau:

Trang 38

- Chọn giống: giống phải đạt tiêu chuẩn: sinh trưởng khỏe, năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt, màu sắc quả đẹp, tính chống chịu tốt

- Chọn cây: trong giống đã chọn, chọn nhữ ng cây điển hình mang đầy đủ đặc điểm của

giống muốn nhân Cây đang ở thời kỳ sung sức, năng suất cao

- Chọn quả: trên cây chọn những quả có hình dạng đặc trư ng cho giống, màu sắc đẹp,

không có vết sâu bệnh và quả nằm ở phía ngoài tán

- Chọn hạt: chọn nhữ ng hạt to, mẩy, cân đối, không có vết sâu bệnh

- Chọn cây con: chọn nhữ ng cây to, khỏe, sinh trưởng cân đối, cành phân bố đều, tán

lá xanh, có bộ rễ phát triển tốt

1 3 Các phương pháp gieo hạt làm cây giống

Tùy theo từ ng điều kiện cụ thể, việc gieo hạt làm cây giống có thể tiến hành theo 2 cách

- Gieo hạt ươm cây trên luống

- Gieo hạt ươm cây trong bầu 1 3 1 Gieo hạt ươm cây trên luống

Với bất cứ giống cây ăn quả nào khi gieo hạt phải đảm bảo một số khâu kỹ thuật chủ yếu sau đây:

- Đất gieo hạt phải được cày bừa kỹ đảm bảo tơi xốp, thoáng, bằng phẳng Cày sâu 18 - 20cm, bừa kỹ sao cho đường kính viên đất dưới 5mm chiếm 60-70%; 5-10mm chiếm tỷ lệ 20-25%; trên 10mm nhỏ hơn 15% Bón phân lót cho 1 ha với lư ợng bón là: 20 - 30 tấn phân chuồng hoai + 600 - 1000 kg vôi + 1000 kg lân super + 500 kg K2SO4

- Lên luống đảm bảo thoát nước, thuận tiện đi lại, chăm sóc Thông thường lên luống cao 10 -15cm, mặt luống rộng 0,8 - 1m Rãnh luống 40-50cm C hiều dài luống tùy thuộc địa thế

- Gieo hạt: hạt có thể gieo thành hàng, theo hốc với khoảng cách tùy thuộc vào giống

đem gieo và mục đích sử dụng (gieo để lấy cây ra ngôi làm gốc ghép hay gieo trực tiếp lấy cây giống) mà định khoảng cách mật độ thích hợp, độ sâu lấp hạt 2 - 3 cm tùy thời vụ gieo, tùy giống gieo

- Các khâu chăm sóc phải đư ợc làm thư ờng xuyên như : tưới nước đảm bảo đủ ẩm ( 80 % độ ẩm bão hòa trong giai đoạn đầu), xới xáo, phá váng, nhổ cỏ dại Đặc biệt theo dõi, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, vì thời kỳ cây con trong vư ờn ươm là thời kỳ sâu bệnh tập trung phá hại nhiều nhất

70 Tỉa bỏ những cây bị bệnh, bón thúc kịp thời tùy tình hình sinh trưởng của cây bằng nước phân chuồng pha loãng 1/10 - 1/15 hoặc phân NPK 16:16:8 từ 1-1,5 kg/100 m2 mặt luống khi cây còn nhỏ, 2-2,5 kg/100 m2 khi cây đã lớn Hoặc có thể hòa phân với nước theo liều lượng sau để tư ới: 66g urê + 66g super lân + 66g K2SO4 + 10l nước tư ới cho 10m2 vườn ươm

Trước khi ghép 20 ngày nếu cây chưa róc vỏ bón thêm phân đạm và tưới nước Nếu đường kính gốc < 0,8 cm thì ngắt các đọt non để dinh dưỡng tập trung về gốc, gốc phình to

1 3 2 Gieo hạt ươm cây trong bầu

Phương pháp này có những ư u điểm: - Chăm sóc bảo vệ cây giống thuận tiện

Trang 39

- Đỡ công chi phí vì không phải bứng bầu

- Cây giống khi trồng có bộ rễ hoàn chỉnh không bị tổn thương, tỷ lệ trồng sống cao, cây phát triển nhanh, khỏe

- Vận chuyển đi xa đảm bảo an toàn, giảm tỷ lệ hư hỏng

Phương pháp này có thể sử dụng cả ở việc gieo hạt làm cây gốc ghép và làm cây giống, dùng nhữ ng túi PE có đục lỗ ở phía đáy Túi to hay nhỏ, khối lư ợng làm bầu nhiều hay ít tùy thuộc vào hạt giống đem trồng và vào mục đích sử dụng Dù gieo hạt với mục đích gì cũng cần chú ý:

+ Chất làm bầu phải chuẩn bị trư ớc và đảm bảo đủ dinh dưỡng, cân đối

+ Các khâu kỹ thuật chăm sóc khác được tiến hành đầy đủ như gieo hạt trên luống

1.3.3 Ra ngôi cây con

Ra ngôi cây con tức là trồng cây con ra vườn nhân, chăm bón đạt tiêu chuẩn ghép, hoặc đạt tiêu chuẩn là cây giống đem đi trồng ở vườn sản xuất

Ngày nay phần lớn cây gốc ghép hoặc cây giống gieo từ hạt đều được ra ngôi trong túi bầu PE màu đen

Nhiều loại hạt giống cây ăn quả chỉ gieo trên giá thể trong nhà ươm cây đến khi hạt nứt nanh hoặc có 1- 2 lá thật đã được ra ngôi trong túi bầu khi cây ổn định (hồi xanh) và có lá bánh tẻ, xếp ra luống đất ngoài vư ờn nhân để chăm bón tiếp (nhãn, vải, bơ, na, táo ta…) Riêng cây táo ta do có thể vận chuyển đến nơi trồng và bảo quản nhiều ngày cây con rễ trần, vì vậy sau khi hạt “nứt nanh” hoặc nảy mầm giả, người ta ra ngôi thẳng ngoài luống đất của vườn nhân

Trước khi ra ngôi cây con cần chuẩn bị sẵn đất hoặc giá thể, giàn che ( nếu là túi bầu ngay trên luống đất vườn nhân) Tùy theo kích thước các loại túi bầu đường kính (ф) 7, 10,13, 15 cm mà ta làm thủng đáy nhiều lỗ hay ít Loại túi bầu ф 7cm không cần hàn kín đáy

Cây con nếu đã có lá thật, bấm rễ “ đuôi chuột”, cắt bớt những lá quá già, quá non, các cành phụ mọc yếu Không dùng đất nhão hoặc giá thể quá ẩm để vào bầu, ẩm độ 50-60 % là vừa Ra ngôi xong đặt các túi bầu vào chỗ cố định, tưới nhẹ bằng ô doa ; che nắng trực xạ Tùy theo kích thước của túi bầu, ta có thể xếp từ 6-10 hàng ngang Dọc 2 hàng ngoài cùng của 1 dãy túi bầu nên phủ đất tới 1/3 bầu để giữ ẩm, chống nóng và chống rét cho cây con Giữa các dãy chừa 40cm để đi lại và kiểm tra chăm sóc cây con Trong vòng 10- 20 ngày đầu phải che nắng tốt hoặc nhà ươm cây rộng có thể để cây con trong nhà ươm cây đến khi ổn định mới đưa ra vườn nhân ngoài hoặc để chăm bón trong nhà ươm cây đến khi đạt tiêu chuẩn Mỗi ngày tưới cho cây 2 lần nếu đặt ngoài trời và 1 lần nếu đặt trong nhà ươm cây

Sau khi ra ngôi cây con đư ợc 20-30 ngày bắt đầu tưới thúc cho cây bằng dung dịch phân chuồng ủ mục, có thêm phân đạm Kali và Lân Cách chuẩn bị phân bón như sau :

 Bể chứa 100-120 lít : Cho xuống 1/3 thể tích phân chuồng ủ mục (3-6 tháng) cộng với 5 kg supelân và phơi nắng 7 ngày K hi bón dùng một phần dung dịch phân lân và 9 phần nước cộng 50g ure và 50g K2S04 cho một thùng 20 lít, khuấy đều; một túi bầu tùy theo to nhỏ một lần tưới từ 20-50cc dung dịch phân đã pha Mười ngày tưới thúc một lần khi cây đã lớn khỏe, có thể 20 ngày 1 lần

Trang 40

 Đối với các loại cây con ra ngôi trong nhà ươm cây và đặt trong nhà đến khi đạt tiêu chuẩn trồng, ta nên tưới thúc cho cây con bằng dung dịch phân bằng dung dịch phân (hữu cơ)

Thường xuyên kiểm tra và có biện pháp trừ cỏ dại và phòng trừ dịch hại

2 PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH 2 1 Phương pháp chiết cành

2 1 1 Cơ sở khoa học của chiết cành

+ Theo viện sĩ Macximop ”mỗi bộ phận của thực vật, ngay đến mỗi tế bào có tính độc lập về mặt sinh lý rất cao C húng có khả năng khôi phục lại tất cả các cơ quan không đầy đủ và trở thành một cơ thể mới hoàn chỉnh” Tác giả giải thích nguyên nhân của quá trình trên là do thực vật có tính hướng cực, tức là tính chất khác nhau của phần ngọn và phần gốc cành, phần ngọn cành phát triển cành, phần gốc cành khi được xử lý sẽ ra rễ Sở dĩ cành hoặc hom có hiện tượng hướng cực là do tác dụng của các chất kích thích sinh trưởng và sự vận chuyển các chất dinh dưỡng có định hướng gây nên Trong cơ thể thực vật phần mạch gỗ vận chuyển nước, muối khoáng, phần vỏ libe vận chuyển nhựa luyện (các chất hữu cơ được tạo ra trong quá trình quang hợp)

+ Khi chiết ta phải khoanh bỏ lớp vỏ trên cành, cắt đứt sự vận chuyển nhựa luyện từ trên xuống rễ và chúng được tập trung ở các lớp tế bào màng mỏng kích thích sự hoạt động của tượng tầng mô sẹo (callus) Dưới ảnh hưởng của chất kích thích nội sinh trong tế bào như Auxin; C ytokinin, khi có nhữ ng điều kiện ôn, ẩm độ thích hợp thì rễ được hình thành và chọc thủng biểu bì đâm ra ngoài

2 1 2 Những ưu khuyết điểm chính của chiết cành

- Hệ số nhân giống chưa thật cao, nếu chiết nhiều cành ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng

và phát triển của cây mẹ

- Với một số giống cây ăn quả, dùng phương pháp chiết tỷ lệ ra rễ vẫn còn thấp như đối với mít, bơ, hồng

- Cây mẹ dễ bị ngộ độc bởi chất kích thích sinh trưởng - Nếu cây mẹ có các loại bệnh virut sẽ truyền lại cho cây con

2 1 3 Những yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ ra rễ và chất lượng cành chiết

Ngày đăng: 30/10/2012, 13:51

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Giá trị dinh dưỡng của trái cây trên 100g quả tươi - cây ăn quả

Bảng 1.

Giá trị dinh dưỡng của trái cây trên 100g quả tươi Xem tại trang 2 của tài liệu.
Hiện nay nước ta đã hình thành nhiều vùng cây ăn quả đặc sản có năng suất cao và - cây ăn quả

i.

ện nay nước ta đã hình thành nhiều vùng cây ăn quả đặc sản có năng suất cao và Xem tại trang 4 của tài liệu.
gian có thể hình thành rễ thứ cấp và lúc đó trở thành rễ hút. Sự có mặt của loại rễ này là dấu - cây ăn quả

gian.

có thể hình thành rễ thứ cấp và lúc đó trở thành rễ hút. Sự có mặt của loại rễ này là dấu Xem tại trang 12 của tài liệu.
C. TẠO HÌNH VA CẮT TỈA CÀNH  1. M ục đích của tạo tán và đốn tỉa: - cây ăn quả

1..

M ục đích của tạo tán và đốn tỉa: Xem tại trang 26 của tài liệu.
hình thành thân chính và bộ khung cành lá. Tất cả các bộ phận còn non và cây còn nhỏ không - cây ăn quả

hình th.

ành thân chính và bộ khung cành lá. Tất cả các bộ phận còn non và cây còn nhỏ không Xem tại trang 27 của tài liệu.
Đốn tạo hình giúp cho cây có bộ cành khung khỏe, đều nhau, phân bố hợp lý trong - cây ăn quả

n.

tạo hình giúp cho cây có bộ cành khung khỏe, đều nhau, phân bố hợp lý trong Xem tại trang 28 của tài liệu.
rộng góc ra (hình 5) - cây ăn quả

r.

ộng góc ra (hình 5) Xem tại trang 29 của tài liệu.
Hình 5: Xử lý mở rộng góc độ phân cành cấp 1 và thân chính - cây ăn quả

Hình 5.

Xử lý mở rộng góc độ phân cành cấp 1 và thân chính Xem tại trang 29 của tài liệu.
Hình 7: Sự phân bốc ành (nhìn từ trên xuống) - cây ăn quả

Hình 7.

Sự phân bốc ành (nhìn từ trên xuống) Xem tại trang 30 của tài liệu.
Hình 8: Kỹ thuật cắt cành - cây ăn quả

Hình 8.

Kỹ thuật cắt cành Xem tại trang 31 của tài liệu.
Hình 10: Tỉa thoáng tán (cắt cành lớn) - cây ăn quả

Hình 10.

Tỉa thoáng tán (cắt cành lớn) Xem tại trang 33 của tài liệu.
Hình 11: Ghép chữ T - cây ăn quả

Hình 11.

Ghép chữ T Xem tại trang 50 của tài liệu.
Hình 13: ghép mắt nhỏ có gỗ - cây ăn quả

Hình 13.

ghép mắt nhỏ có gỗ Xem tại trang 51 của tài liệu.
Hình 15: Ghép đoạn cành - cây ăn quả

Hình 15.

Ghép đoạn cành Xem tại trang 53 của tài liệu.
dụng kích thích hình thành rễ, còn cytokinin có tác dụng kích thích sự hình thành chồi - cây ăn quả

d.

ụng kích thích hình thành rễ, còn cytokinin có tác dụng kích thích sự hình thành chồi Xem tại trang 54 của tài liệu.
1. GÍA TRỊ KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAM QUÝT - cây ăn quả

1..

GÍA TRỊ KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAM QUÝT Xem tại trang 55 của tài liệu.
Hình 16: Tiêu chuẩn sinh trưởng cây có múi - cây ăn quả

Hình 16.

Tiêu chuẩn sinh trưởng cây có múi Xem tại trang 67 của tài liệu.
Hình 17: Tạo tán cam quýt - cây ăn quả

Hình 17.

Tạo tán cam quýt Xem tại trang 73 của tài liệu.
Hình 18: Các loại chồi dứa - cây ăn quả

Hình 18.

Các loại chồi dứa Xem tại trang 83 của tài liệu.
* Đạm: được cung cấp đầy đủ là điều kiện cần thiết để cây sinh trưởng và hình thành quả, - cây ăn quả

m.

được cung cấp đầy đủ là điều kiện cần thiết để cây sinh trưởng và hình thành quả, Xem tại trang 89 của tài liệu.
Bảng 8: Khuyến cáo xử lý ra hoa cho dứa (SOFRI – 2002) - cây ăn quả

Bảng 8.

Khuyến cáo xử lý ra hoa cho dứa (SOFRI – 2002) Xem tại trang 94 của tài liệu.
Bảng 9: Thời vụ xử lý mà thời gian ra hoa, thời gian thu hoạch quả có khác nhau - cây ăn quả

Bảng 9.

Thời vụ xử lý mà thời gian ra hoa, thời gian thu hoạch quả có khác nhau Xem tại trang 95 của tài liệu.
1. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG, Ý NGHĨA KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT.   1 . 1. Giá trị dinh dưỡng. - cây ăn quả

1..

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG, Ý NGHĨA KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT. 1 . 1. Giá trị dinh dưỡng Xem tại trang 98 của tài liệu.
1.3 Tình hình sản xuất - cây ăn quả

1.3.

Tình hình sản xuất Xem tại trang 99 của tài liệu.
Bảng 11. Số lượng các giống loài, nhiễm sắc thể cơ sở và sự phân bố của các chi trong loài - cây ăn quả

Bảng 11..

Số lượng các giống loài, nhiễm sắc thể cơ sở và sự phân bố của các chi trong loài Xem tại trang 101 của tài liệu.
2. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI. - cây ăn quả

2..

HỆ THỐNG PHÂN LOẠI Xem tại trang 101 của tài liệu.
Bảng 14. Trọng lượng và cấp buồng chuối thu hoạch của các tháng khác nhau - cây ăn quả

Bảng 14..

Trọng lượng và cấp buồng chuối thu hoạch của các tháng khác nhau Xem tại trang 107 của tài liệu.
Bảng 18. Lượng phân bón cho 1ha 1 nă mở một số vùng trồng chuối trên thế giới. - cây ăn quả

Bảng 18..

Lượng phân bón cho 1ha 1 nă mở một số vùng trồng chuối trên thế giới Xem tại trang 113 của tài liệu.
Bảng 17. Lượng chất khoáng chuối lấy từ đất một chu kỳ kinh tế. - cây ăn quả

Bảng 17..

Lượng chất khoáng chuối lấy từ đất một chu kỳ kinh tế Xem tại trang 113 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan