Khi trò đề nghị đổi Thầy dạy lớp

3 3K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Khi trò đề nghị đổi Thầy dạy lớp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khi học sinh đề nghị đổi thầy Khi học sinh đề nghị đổi thầy giáo Bạn là giáo viên chủ nhiệm của lớp – một lớp ngoan và học giỏi. Nhưng ngay giữa học kỳ I, trong một lần sinh hoạt lớp, em lớp trưởng đứng lên thay mặt cả lớp đề đạt với cô giáo chủ nhiệm về việc đổi thầy giáo dạy Lý. Lý do các em đưa ra là thầy dạy khó hiểu, lại hay có những lời mạt sát, xúc phạm đến các em. Bạn biết là những lời nói của các em về thầy dạy Lý không hoàn toàn sai sự thật. Hơn nữa, với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm của một lớp cuối cấp, bạn cũng rất lo lắng cho kết quả học tập của các em, khi mà kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi Đại học sắp đến. Bạn phải làm thế nào đây để vừa giữ được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, vừa đảm bảo quyền lợi của học sinh? Có 3 cách xử lý: 1. Bạn gạt phắt ngay đề nghị của các em, cho rằng như thế là các em đã thiếu tôn trọng thầy giáo của mình, lười học, lười suy nghĩ rồi đổ lỗi cho thầy. Không kiềm chế được có giáo viên còn “chua cay”: “Sao các anh chị không đề nghị Ban Giám hiệu (BGH) đổi luôn tôi đi?” 2. Bạn tỏ ra thông cảm với nỗi khổ đó của học sinh phải chịu đựng và hứa sẽ ngay lập tức đề nghị lên BGH đổi một giáo viên khác dạy giỏi hơn. Và bạn sẽ tranh thủ (có giáo viên còn nhân dịp này) “bồi thêm” những câu không tốt về đồng nghiệp trước mặt học sinh. 3. Bạn tổ chức họp lớp, tìm hiểu thêm ý kiến, nguyện vọng của các em. Nhưng dù thế nào bạn cũng giữ vững nguyên tắc không đổi giáo viên. Bạn sẽ dùng lời lẽ đầy thuyết phục để phân tích cho các em hiểu và thông cảm với thầy dạy Lý. Bạn hứa sẽ có biện pháp góp ý với thầy giáo nhưng không quên nhắc nhở các em cần chủ động suy nghĩ, không nên quá ỷ lại vào thầy giáo. ************************************************* Trước hết phải thấy rằng tình huống này “động chạm” đến cả mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau trong cùng cơ quan, trong thế đối sánh với quyền lợi của học sinh. Là một giáo viên chủ nhiệm bạn hiểu rằng lời phàn nàn của học sinh lớp mình không phải là vô cớ. Vậy mà bạn nỡ gạt phắt ngay đề nghị của các em! Thái độ đó là biểu hiện của sự tự ái cá nhân, nóng vội, và rất có thể bị các em đánh giá là “bao che” cho đồng nghiệp. Bị từ chối kiên quyết như vậy các em chắc chắn sẽ cảm thấy bất bình và mất lòng tin vào vai trò của bạn. Và biết đâu đấy, với thái độ “thiếu trách nhiệm” ấy của bạn một ngày nào đó cả lớp sẽ lên BGH đề nghị đổi nốt cô giáo chủ nhiệm! Nhưng là một giáo viên có trách nhiệm lại rất lo lắng cho kết quả học tập của học sinh, bạn tự nhủ sẽ không bao giờ chọn cách xử lý ấy. Và bạn sẽ tỏ ra rất thông cảm với nỗi khổ của các em. Thái độ chia sẻ là cần thiết nhưng trong tình huống bạn chưa hiểu rõ thực hư thì có khi lại tạo ra một “tác dụng phụ” rất lớn. Trong trường hợp này, sự cảm thông của bạn cùng với lời hứa giúp các em đề đạt ngay với BGH sẽ khiến học sinh nghĩ rằng bạn hoàn toàn đồng tình với nguyện vọng này và việc làm của chúng là đúng đắn. Cách xử lý này tạm thời có thể “lấy lòng” học sinh, nhưng bạn có nghĩ đến trường hợp học sinh lớp bạn xin đổi thầythầy rất nghiêm khắc, luôn “bắt” các em làm nhiều bài tập, thầy giáo dạy kiến thức quá cao, cho bài tập quá khó học sinh không hiểu và vì thế không được điểm cao? . Từng trải qua một thời học trò tinh nghịch bạn hiểu rằng không phải lúc nào học sinh cũng hiểu được hết giá trị của thái độ khắt khe ấy. Nếu vội vàng đồng tình “vô điều kiện” như thế, học sinh của bạn đã thực sự mất đi cơ hội để học một thầy giáo tốt. Và bạn sẽ đối mặt với đồng nghiệp sao đây khi đã lở xúc phạm một người giáo viên đáng kính như thế? Trong tình huống này, bạn cần thể hiện thái độ tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của các em, vì nó liên quan đến quyền lợi “sát sườn” là kết quả học tập. Bạn nên lắng nghe một cách cẩn thận và phải có phương án để thẩm định lại độ chính xác của những lời phàn nàn đó. Bằng những lời nói nhẹ nhàng, bạn có thể hỏi các em những “bằng chứng” cụ thể về việc thầy giảng khó hiểu, khó tiếp thu. Nếu lý do thực sự chỉ ở vấn đề phương pháp, bạn sẽ giải thích cặn kẽ để các em hiểu, từ đó cố gắng tìm ra cách học chủ động hơn. Bạn cũng có thể nêu ra các dẫn chứng về kết quả học tập môn Lý ở các lớp khác cũng do chính thầy dạy. Là một lớp ngoan và học giỏi chắc chắn các em sẽ không thể bỏ qua những lời có sức thuyết phục và cách phân tích sự việc thấu đáo của bạn. Bằng sự khéo léo của mình bạn hoàn toàn có thể làm tròn trách nhiệm của mình trong mối quan hệ với đồng nghiệp và với học sinh thân yêu. __________________ Sống trên đời cần có một tấm lòng Phương án 3 là khả thi nhất, nhưng GV cần tìm hiểu thật kỹ sự việc về cả 2 phía: GV bộ môn lý và HS. Chắc chắn là không nên đề nghị đổi GV, nhưng GVCN hết sức khéo léo nếu không GV môn lý sẽ rất khó khăn khi lên lớp và HS lại càng khó tiếp thu bài. GVCN cần có những trao đổi hết sức tế nhị phù hợp nhất ( tránh để sự việc lan rộng). Bên cạnh đó vận dụng hết khả năng khéo léo của mình để phân tích, thuyết phục để dẹp bỏ ngay tư tưởng đã hình thành trong các em. Tránh để sự việc kéo dài, cần có những biện pháp để chấm dứt ngay. Tình huống xấu nhất là đưa vấn đề ra bàn bạc tìm giải pháp trong liên tịch nhà trường. ôi đã từng gặp tình huống này rồi, HS lớp chủ nhiệm liên tục đề nghị đổi một giáo viên bộ môn. Quả thực trong tình huống này giáo viên CN rất khó xử, một bên là HS, một bên là đồng nghiệp. Mà có những đồng nghiệp không phải dễ gì chấp nhận và lắng nghe điều mình nói và những nguyện vọng chính đáng của HS. Tôi đồng ý với ý kiến của cô Thu Nga và tôi cũng đã làm như thế: không đồng tình với các em về yêu cầu đổi GV bộ môn, phân tích cho HS thấy nhiệm vụ và ý thức của các em đối với môn học, trao đổi khéo léo với GV bộ môn, nhưng không cải thiện được tình hình. HS thì chấp nhận và cũng có những cố gắng nhất định nhưng GV bộ môn đó lại có ấn tượng không tốt về việc HS có ý kiến với cô giáo CN về mình .Tôi nghĩ những nhận xét của HS đôi khi chỉ là bồng bột, cảm tính nhưng nếu đó là ý kiến của nhiều em mà trong đó có cả những em HS ngoan, học khá thì có lẽ GV bộ môn đó cũng phải xem lại để có những điều chỉnh về PP truyền thụ, về cách ứng xử của mình trên lớp. Chẳng phải hầu như ở ngôi trường nào cũng đều có khẩu hiệu: Tất cả vì học sinh thân yêu đó sao? Rất mong được trao đổi tiếp với các thày cô về vấn đề này. __________________ "Ở đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để vượt qua ranh giới" Ý kiến xử lý tình huống của các thầy cô về vấn đề này rất hay! Một tình huống có lẽ ở trường nào cũng xẩy ra. Trong tình huống này, nếu đổi giáo viên thì vấn đề gì sẽ xẩy ra??? - Học sinh đã yêu cầu đổi được 1 giáo viên, liệu học sinh có dừng lại chỉ 1 giáo viên đó nữa không, hay là được đằng chân, lân đằng đầu? - Đẩy giáo viên từ lớp này qua lớp khác. Nhìn mặt tổng thể toàn trường thì có giải quyết được vấn đề chất lượng dạy học không? - Khi chuyển đến lớp dạy khác, liệu học sinh lớp khác (giáo viên mới nhận) nhìn giáo viên ở góc độ nào? Có chịu học hay không? hay là mới chỉ nghe tiếng lại đòi đổi? - Khi bị đổi lớp như vậy, liệu giáo viên bộ môn đó sẽ có tâm lý như thế nào? Có tự tin để dạy lớp khác hay không? - Nếu BGH đổi giáo viên, khi đó các đồng nghiệp khác nhìn nhận GV đó như thế nào? __________________ Hạnh phúc là được cho đi rong 3 cách xử lý, chưa có cách nào "tối ưu", Còn có cách khác chăng? - Có mâu thuẩn, ắt có nguyên nhân. Vấn đề là bạn nắm chắc được nguyên nhân (thông tin chính xác). Bạn tuân thủ "Nhưng dù thế nào bạn cũng giữ vững nguyên tắc không đổi giáo viên.". Thầy giáo chưa là thánh nhân, thầy giáo có thể phạm sai lầm. Vậy sao không tiếp cận thông tin từ thầy dạy Lý? Tôi vẫn nghiêng về việc không đổi giáo viên, nhưng trong 3 cách trên còn thiếu yếu tố khách quan. Ngay cả trên diễn đàn này, có 1 số bài viết thể hiện tính "giang hồ" qua 1 số thuật ngữ mà nhiều thầy cô đã nhắc nhở. Cũng không ai lên tiếng quyết liệt vì họ biết người viết có tâm sáng nhưng chưa quen cách viết trên diễn đàn. Và trong môi trường lành mạnh này, sẽ làm cho người có tâm lành mạnh sẽ biết thể hiện mình hơn. Xem ra đây không phải là vấn đề cá biệt, và cũng không phải là chuyện dễ giải quyết. Bởi chúng ta có thể đã từng nghe học sinh kháo nhau đâu đó rằng thầy này dạy hay, thầy kia dạy .buồn ngủ . nhưng đó chỉ là chuyện . vỉa hè, chúng ta có thể "ngậm bồ hòn làm ngọt". Nhưng khi HS đã phản ánh thì có thể chúng ta phải xem xét vấn đề một cách nghiêm túc. Vậy tình huống này chúng ta cần giải quyết thế nào cho "vẹn cả đôi đường"? Chắc gì giáo viên chủ nhiệm đã "dũng cảm" mà phản ánh trực tiếp với người thầy kia! Bởi dù sao họ cũng là đồng nghiệp, nói ra e rằng . thật khó nói trong tình huống này! Phản ánh với chuyên môn nhà trường ư? Chuyên môn trường cũng thế thôi, ai dũng cảm lắm thì cũng chỉ góp ý sơ sơ trong một buổi họp nào đó rằng là các thầy cô cần phải thế này cần phải thế kia chứ chưa chắc đã nói cụ thể, đích danh! Quả là một vấn đề hết sức tế nhị! Vậy GVCN phải làm gì? Theo tôi nghĩ thì việc này GVCN cứ khất HS và hứa sẽ tìm cách cùng nhau giải quyết trong buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt sau đó GVCN phải làm cho HS nhận thức rõ rằng việc thầy A dạy như thế là do vấn đề phương pháp. Bởi Tất cả các thầy cô hiện nay đều đạt chuẩn và trên chuẩn cả. Còn trách nhiệm của các HS là phải chuẩn bị thật tốt. Nếu trước đây các em chuẩn bị 50 % bài học thì bây giờ cố gắng chuẩn bị 80% chẳng hạn. Khi các em chuẩn bị tốt, học say sưa thì Thầy sẽ không còn thời gian mà bông đùa, không còn lí do mà trách cứ. ---------- Còn việc đổi GV ư? Không thể được! Cho dù các em có đúng thì việc thay đổi GV theo đề nghị của HS là cách làm theo kiểu "đẽo cày". Học sinh liệu có chắc chắn sẽ khá hơn và chuyên tâm vào học không? Và lòng tự trọng của thầy A kia sẽ thế nào? Mối quan hệ thầy - thầy, thầy - trò sau đó? Qua tình huống này, chúng cũng cần tự mình rút kinh nghiệm. Tất nhiên cho dù được đào tạo chuẩn, trên chuẩn nhưng không phải ai cũng dạy cho HS "tâm phục khẩu phục"; không phải ai cũng chuyên tâm chuẩn bị giáo án, bài dạy của mình; không phải ai cũng lo lắng trăn trở trước một bài dạy mà HS chưa hiểu hết; không phải ai cũng yêu học sinh, hiểu học sinh; và không phải ai là giáo viên đều là người yêu nghề của mình!!! (!) . ó lẽ đây cũng là trường hợp thường hay xảy ra không chỉ là lớp cuối cấp đâu. theo tôi cách giải quyến hay nhất là họp lớp để nghe ý kiến của nhiều học sinh trong lớp rồi tim cách giải quyết, đồng thời GVCN nên chao đổi với GV bộ môn đó để có cách giải quyết tốt nhất Chuyện đòi đổi thầy cô giáo mình đã gặp ở cấp 3 rùi, năm đó lớp đòi đổi cô giáo dạy Nga Văn, nhưng cô giáo chủ nhiệm đã làm như sau, đưa lên thầy cô tham khảo Đầu tiên cô phân tích nếu như chúng ta đổi 1 cô giáo khác phương pháp dạy sẽ khác mà chúng ta thì không còn nhiều thời gian, thi tốt nghiệp đã gần kề. Thứ 2 khi chúng ta đổi 1 cô giáo khác cô giáo mới tất nhiên sẽ đề phòng học sinh => dạy không thoải mái Thứ 3 sẽ gây cho cô giáo bị đổi một tâm lí ức chế ngoài ra còn bị đồng nghiệp và mọi người nói ra nói vào Rồi sau đó cô ngồi phân tích cái được cái mất cho chúng tôi nghe, hôm sau cô cùng cô giáo bộ môn lên họp cùng lớp, chúng tôi ngồi góp ý trực tiếp những cái được và chưa được của cô giáo bộ môn (tất nhiên là dưới sự hướng dẫn của cô CN) sau đó cô giáo Nga văn đã thay đổi lại thái độ và phương pháp dạy.Kết quả kô kể nữa tất nhiên cách này chỉ hiệu quả khi cô giáo bộ môn là một người bao dung và biết lắng nghe heo tôi nên họp lớp để lấy thêm ý kiến. Sau đó nói chuyện nhẹ nhàng với giáo viên bộ môn đó để giáo viên đó thay đổi cách giảng, cách cư xử đối với học sinh. Sau một thời gian nếu không thay đổi được thì mới tính tiếp. __________________ Lao động thay đổi loài người, tin học thay đổi thế giới. Không có ngọn núi nào cao hơn đầu gối con người. Không có con đường nào dài hơn bàn chân con người. . Khi học sinh đề nghị đổi thầy Khi học sinh đề nghị đổi thầy giáo Bạn là giáo viên chủ nhiệm của lớp – một lớp ngoan và học giỏi sinh hoạt lớp, em lớp trưởng đứng lên thay mặt cả lớp đề đạt với cô giáo chủ nhiệm về việc đổi thầy giáo dạy Lý. Lý do các em đưa ra là thầy dạy khó hiểu,

Ngày đăng: 18/10/2013, 10:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan