THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

36 507 0
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY 2.1. Tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc tới quan hệ thương mại Việt- Trung - Đối với Việt Nam, ACFTA không chỉ tăng cường hợp tác kinh tế hai bên trên nhiều lĩnh vực hiện có, mà còn mang một ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy mở rộng mậu dịch và đầu giữa hai bên. ACFTA thành lập đã làm cho quan hệ thương mại của ASEAN và Trung Quốc phát triển với tốc độ nhanh chóng. Trung Quốc đã trở thành bạn hàng quan trọng với các nước trong khu vực, ngược lại với một thị trường tài nguyên phong phú, ASEAN trở thành thị trường tiềm năng cho các mặt hàng của Trung Quốc. - Trong bối cảnh hợp tác khu vực như vậy, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam- Trung Quốc cũng không nằm ngoài xu thế hợp tác đó. Hiện nay Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc vừa là nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Việt Nam lại vừa là nước nhập khẩu hàng hoá lớn thứ 3 của thị trường Việt Nam. Điều đó đã được minh chứng bằng các số liêu phản ánh kim ngạch xuất khẩu của hai nước. Theo đó, các nhà hoạch định chính sách của hai nước đều đưa ra một viễn cảnh tốt cho quan hệ thương mại của hai nước mà điều đó được tạo ra do nền tảng quan hệ truyền thống cộng với những lợi thế mà ACFTA mang lại. - Nhìn chung, quan hệ thương mại của Việt NamTrung Quốc trong khuôn khổ ACFTA mang đến cho thương mại hai nước cơ hội làm ăn mới. Về phía Việt Nam, thị trường Trung Quốc là một thị trường lớn, đa dạng, nhu cầu về hàng hoá phong phú, sức tiêu dùng cao. Theo những cam kết của ACFTA, vào năm 2010, đa số các hàng hoá xuất khẩu vào Trung Quốc với thuế suất là 0%, điều đó mang đến nhiều cơ hội cho Việt Nam.Với hàng hoá nông, lâm, thuỷ, hải sản là các hàng hoáViệt Nam có lợi thế so sánh thì đây là một “ cơ hội vàng” của Việt Nam. - Về phía Trung Quốc, hiện nay được coi là công xưởng của thế giới, có thế mạnh về nhiều ngành công nghiệp. Do đó, Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là hàng tiêu dùng điện tử, máy móc, phân bón, thiết bị đồng bộ… Sau khi tham gia ACFTA, các bên đều giảm hàng rào thuế quan xuống, hàng hoá xuất khẩu qua biên giới hai nước Việt- Trung tăng lên nhanh chóng. Các hàng hoá của Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều hơn. Trong khi đó những mặt hàng có giá trị đã qua chế biến như hàng tiêu dùng, điện tử, máy móc của Trung Quốc vẫn tiếp tục chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, nếu như các doanh nghiệp của Việt Nam không học hỏi được những kinh nghiệm quản lý, công nghệ hiện đại và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thì trong tương lai tình trạng nhập siêu của Việt Nam sẽ ngày càng tăng. - Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại về hàng hóa của ASEAN- Trung Quốc có hiệu lực vào tháng 7 năm 2005 đã có nhiều tác động tới quan hệ thương mại của Việt NamTrung Quốc, chẳng hạn như, khi mà thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định mậu dịch tự do với số dòng thuế trên 20% chiếm gần 29,9% biểu thuế; từ 11- 20% chiếm 32,8%; dưới 10%chiếm 37,1% và lộ trình cắt giảm thuế quan này diễn ra chỉ trong vòng 5 năm, mức thuế suất tối đa áp dụng cho hàng hóa của các nước thuộc ASEAN là 0%. Đây là một cơ hội rất lớn cho hàng hóa của Việt Nam xâm nhập vào thị trường Trung Quốc. - Một điều rất quan trọng trong Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN- Trung Quốcvào 11/2002 là cam kết về chương trình Thu hoạch sớm. Theo cam kết này, Trung Quốc đã xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm nông sản và thủy sản của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Đó là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của mình sang thị trường này. Bởi lẽ, khi phân tích nội dung của EHP, ta thấy chương trình này có nhiều quy định cụ thể rất thuận lợi cho cơ cấu hàng hóaViệt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Cụ thể như: + Một thực tế cho thấy, Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năng, trong những năm gần đây, nước này đã nhập khẩu của Việt Nam trên 1 tỷ USD rau quả nhiệt đới và 2,1 tỷ USD thủy sản. Nhu cầu của Trung Quốc về những mặt hàng này ngày càng gia tăng. Mặt khác Trung Quốc là một thị trường khá dễ tính, mức độ đòi hỏi về chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm không khắt khe như một số nước khác. Tuy vậy, thị phần hàng nông sản và thủy sản của Việt Nam tại Trung Quốc là chưa lớn nên với chương trình EHP, thì Việt Nam càng nhận thấy rõ đây là một thị trương tiềm năng của mình. + Không chỉ vậy, những mặt hàng mà tham gia EHP đều là mặt hàngViệt Nam có lợi thế xuất khẩu sang Trung Quốc và còn có thể được hưởng lợi ích ngay khi tham gia chương trình này. Theo như cam kết, 536 mặt hàngTrung Quốc tham gia EHP, thì hầu hết là các mặt hàngViệt Nam có lợi thế xuất khẩu sang Trung Quốc. So với trước khi có chương trình này, hầu hết các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đều chịu mức thuế suất bình quân khá cao (gần 20%), nhưng khi thực hiện EHP thì ngay năm đầu tiên, tức năm 2004 thì mức thuế suất cao nhất chỉ còn 10%, sau đó tiếp tục giảm còn 5% vào năm 2005 và còn 0% vào năm 2006. Đây là một mức thuế suất cực kỳ hấp dẫn vì nó còn thấp hơn nhiều mức thuế mà Trung Quốc cam kết đối với các thành viên của WTO. + Với vị trí địa lý gần gũi như vậy, việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đã giúp Việt Nam giảm được nhiều chi phí vận chuyển, thời gian, bảo quản xuất khẩu các mặt hàng như nông sản và thủy sản. Đây cũng là một nhân tố tích cực mở ra cơ hội làm ăn cho Việt Nam. Như vậy, ACFTA đã mang lại cho cả Việt Nam- Trung Quốc một sự hợp tác bền vững, phát triển tốt đẹp. Từ khuôn khổ ACFTA, để biến những cơ hội xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Trung Quốc thành hiện thực thì Chính phủ cũng như các doanh nghiệp của Việt Nam cần có những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp cho từng giai đoạn, tình hình cụ thể. 2.2. Tác động của việc gia nhập WTO đối với Trung QuốcViệt Nam 2.2.1. Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới Việt Nam - Trải qua 15 năm cố gắng, ngày 11/1/2001 Trung Quốc đã bước được vào cánh cửa lớn của sân chơi thương mại quốc tế WTO. Là nước láng giềng gần gũi của Trung Quốc, núi liền núi, sông liền sông. Hai nước có chung đường biên giới trên đất liền dài khoảng 1350 km cùng nhiều cửa khẩu và đường mòn qua lại. Vì thế mỗi một biến động hay thay đổi của Trung Quốc đều có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. - Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ được hưởng những quyền lợi và phải thực hiện những nghĩa vụ mà WTO yêu cầu. Điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế- thương mại Việt- Trung. Song trong phạm vi giới hạn nghiên cứu, chúng ta chỉ xem xét tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới Việt Nam trong quan hệ thương mại theo hướng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc bị ảnh hưởng như thế nào mà thôi. Về cơ cấu hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hiện có tới hơn 100 mặt hàng chính bao gồm: nguyên liệu (than đá, dầu thô, quặng sắt, cromit, dược liệu, cao su thiên nhiên, các loại tinh dầu…); lương thực, nông sản, động vật nuôi, thuỷ hải sản tươi sống, hàng tiêu dùng, đồ gia dụng. Trong đó 3 mặt hàng chính là dầu thô, hải sản, hoa quả, cả ba mặt hàng này ngày càng tăng cả về khối lượng lẫn giá trị. Bên cạnh đó, khi Trung Quốc gia nhập WTO khả năng tăng cường xuất khẩu các mặt hàng trên của Việt Nam là rất lớn. Bởi lẽ, khi đó Trung Quốc phải mở cửa thị trường nông sản theo hệ thống hạn ngạch đạt từ 3-5% mức tiêu thụ trong nước, giảm thuế nhập khẩu nông sản xuống còn bình quân là 20% và sau 3 năm còn 14,5%. Trong bối cảnh này, Việt Nam được đánh giá là có nhiều lợi thế nhất do tăng được thị phần nông sản và nguyên liệu thô trên thị trường Trung Quốc. Như vậy, loại trừ những mặt tác động tiêu cực mà khi Trung Quốc gia nhập WTO đem đến cho Việt Nam thì sự kiện này còn mở ra một con đường mới, một hướng đi mới đầy triển vọng cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. - Tuy nhiên, Trung Quốc gia nhập cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Vì kể từ khi gia nhập WTO, các quy định về hàng hóa nhập khẩu nói chung của nước này ngày càng chặt chẽ hơn trước. Sau khi gia nhập WTO, việc quản lý chất lượng hàng hóa- dịch vụ của Trung Quốc đều tuân theo các tiêu chuẩn của WTO như các biện pháp vệ sinh an toàn hàng nông sản, thủy sản. Do đó, hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang nước này phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn, yêu cầu ngày càng cao hơn. Thêm vào đó, mức sống của người dân Trung Quốc ngày một nâng cao, kéo theo xu hướng tiêu dùng của họ thay đổi, thay vì dùng hàng hóa rẻ, chất lượng thấp, nay họ đã chuyển sang dùng các sản phẩm an toàn cao. - Vậy thì đứng về phía Trung Quốc, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, Trung Quốc có phải chịu một ảnh hưởng nào không? Nếu chỉ xét riêng đến hoạt động thương mại của hai nước thì ảnh hưởng đó là gì? 2.2.2. Tác động của Việt Nam khi gia nhập WTO tới Trung Quốc - Do Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO cho nên quan hệ thương mại giữa Việt NamTrung Quốc trong thời gian tới về cơ bản sẽ tuân thủ theo các nguyên tắc và quy định của WTO. Những quy định này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định hợp tác thương mại và kinh tế giữa hai nước nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và thương mại nông sản.Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo ra cơ hội và viễn cảnh tốt đẹp cho doanh nghiệp Trung Quốc Hộp 2:Trích dẫn theo Bài của Lý Thái Sinh, Giảng viên Học viện kỹ thuật dạy nghề Nam Ninh Trung Quốc, đăng trên tạp chí "Dọc ngang Đông Nam Á" số mới đây như sau: Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Điều đó có nghĩa là Việt Nam đã hòa nhập thực sự vào hệ thống mậu dịch thế giới một cách rộng rãi, sâu sắc và toàn diện. Việt Nam là một quốc gia vốn nghèo nàn, lạc hậu, vậy mà trải qua 20 năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ và chỉ đứng sau Trung Quốc, nhanh chóng trở thành một thế lực mới không thể coi thường ở châu Á. Hiện nay, Trung Quốc là đối tác mậu dịch lớn nhất của Việt Nam. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã đem lại cơ hội và viễn cảnh phát triển tốt đẹp cho mối quan hệ thương mại lâu dài giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc. - Điều đáng nói ở đây là khi Việt Nam gia nhập WTO đã trở thành cơ hội làm ăn tốt đối với các doanh nghiệp Trung Quốc + Sự bù đắp lẫn nhau về ưu thế giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc rất rõ ràng. Mấy năm trở lại đây, Việt NamTrung Quốc là hai nước có tốc độ kinh tế phát triển nhanh nhất, đến nay hai nước đều là thành viên chính thức của WTO, có thể tăng cường hợp tác mậu dịch theo các quy tắc của WTO. Trung Quốc đã tiến hành cải cách mở cửa trước Việt Nam, trình độ công nghiệp và kỹ thuật của nước này đang dần dần theo kịp trình độ tiên tiến của thế giới, ưu thế mà các loại sản phẩm của Trung Quốc mang lại đã và đang phù hợp với trình độ tiêu dùng hiện nay của Việt Nam. Còn Việt Nam với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, cộng thêm lượng thu hút đầu rất lớn trong thời gian qua, kinh tế đã phát triển rất nhanh, chất lượng hàng hóa sản phẩm của Việt Nam ngày càng tốt và được tiêu thụ nhanh. Ưu thế của hai nước đều đang được phát huy, hợp tác mậu dịch bổ trợ lẫn nhau giữa hai bên đang thực hiện một mục tiêu chung là "cùng thắng". + Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, việc Việt Nam thực hiện các cam kết với WTO đã làm cho hàng hoá Trung Quốc càng có sức cạnh tranh ở Việt Nam. Theo đó, trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 năm sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ giảm thuế đối với 3800 loại sản phẩm, để mức thuế bình quân sẽ giảm từ 17,4 % xuống 13,4 %. Trong đó, mức thuế tiêu thụ đối với mặt hàng rượu giảm 20%, sản phẩm nhựa gia dụng giảm 20 %, hàng dệt may giảm 63 %, giầy da giảm 20%. Bắt đầu từ tháng 1/2007, Việt Nam sẽ thực hiện giảm thuế nhập khẩu đợt đầu tiên của 1800 mặt hàng như gỗ sản phẩm, ôtô, xe máy, thuốc hóa học, nhựa sản phẩm, trang phục…Điều đó, đã tác động không nhỏ tới cả hai nước, cụ thể nó không những có lợi cho việc xuất khẩu của các mặt hàng cùng loại của các doanh nghiệp Trung Quốc, mở rộng thị trường của Việt Nam, mà còn khiến một bộ phận ngành nghề càng có ưu thế đặc biệt hơn. + Việt Nam gia nhập WTO sẽ có lợi hơn cho sự phân công ngành nghề đối với các doanh nghiệp Trung Quốc. Việt Nam- Trung Quốc đều đang ở trong hai giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau. Chẳng hạn như hiện nay, tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc đã trở thành một trong những cơ sở ngành nghề chế tạo quan trọng nhất trên thế giới, cần nhập khẩu số lượng lớn những sản phẩm hàng đầu, còn phía Việt Nam, lại có thể đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất của Quảng Đông. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Trung Quốc ngoài việc nhập khẩu những hàng hóa hàng đầu từ Việt Nam, còn có thể tận dụng triệt để các cơ hội mà chính phủ Việt Nam đang áp dụng như là những chính sách ưu tiên để kêu gọi các doanh nghiệp Trung Quốc đến đầu tại Việt Nam trong các lĩnh vực ngành nghề như: may mặc, đồ gia dụng, đồ điện tử…, trong phạm vi quy định của WTO, Trung Quốc có thể tránh được các rủi ro, đồng thời tạo ra công ăn việc làm, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Năng lượng, điện tử, xe hơi, trang phục và y dược là những thị trường hấp dẫn đang mở ra các cơ hội làm ăn tốt cho các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam. + Các hạng mục hợp tác trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng đang mở ra những viễn cảnh tốt đẹp. Hiện nay, cả hai nước đều đang tích cực thảo luận để tăng cường hợp tác lâu dài, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng và giao thông. Cụ thể bao gồm tiến trình đẩy nhanh việc triển khai "Bị vong lục hợp tác hai hành lang một vành đai kinh tế”. Đây là chương trình kinh tế trọng điểm đối với cả hai nước. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các dự án giao thông lớn và xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam đều đồng loạt được triển khai, khi đó nhu cầu về năng lượng của Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là ngành điện lực của Việt Nam đã rơi vào tình trạng cung không đủ cầu, điều đó đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc triển khai các hạng mục hợp tác trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng ở Việt Nam. Bộ Công nghiệp Việt Nam cho biết, hiện nay mức đầu cho ngành điện của Việt Nam đang chiếm khoảng 10% tổng đầu toàn xã hội, hàng chục nhà máy điện khởi công xây dựng, tổng đầu đã lên đến hàng tỷ USD. Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo thúc đẩy phát triển ngành điện lực với tốc độ bình quân 17%/năm, gấp đôi tốc độ tăng của GDP. Để mục tiêu này được thực hiện, ngành điện Việt Nam cần đầu khoảng 4 tỷ USD. Hiện nay, việc đầu cho ngành điện của Việt Nam đang thực hiện phương châm xã hội hóa, các tổ chức trong và ngoài nước, nhân và doanh nghiệp đều có thể tham gia. + Thị trường ôtô ở Việt Nam đang có nhiều tiềm lực phát triển. Theo quy hoạnh phát triển ngành ôtô do Bộ Công nghiệp Việt Nam đưa ra, trong giai đoạn 2005-2010 tổng sản lượng ôtô của Việt Nam sẽ tăng 16%/năm; giai đoạn 2011- 2020 sẽ tăng khoảng 8%/năm. Trong những năm gấn đây, ngành ôtô của Trung Quốc đã tăng nhanh tốc độ đầu vào Việt Nam. Để thực hiện cam kết khi gia nhập WTO, Bộ Tài chính Việt Nam đã đưa ra biểu thuế ưu đãi xuất nhập khẩu mới quy định từ ngày 11/1/2007 trở đi thuế hải quan đối với ôtô nhập nguyên chiếc sẽ giảm từ 90% xuống còn 80%. Một số chuyên gia phân tích rằng mặt hàng ôtô của Trung Quốc sẽ có ưu thế lớn và hoàn toàn có thể cạnh tranh với các hãng lớn khác tại thị trường Việt Nam. Ưu thế lớn nhất của các doanh nghiệp ôtô Trung Quốc là giá thành rẻ. Nhưng chỉ với ưu thế này để đi khai thác thị trường quốc tế không phải dễ mà trái lại chỉ có thể khiến các doanh nghiệp Trung Quốc bị "mang tiếng" thêm là "hàng hóa giá rẻ". Điều này nói lên rằng các doanh nghiệp sản xuất ôtô của Trung Quốc cần nỗ lực hơn nữa để giành chiến thắng trên thị trường Việt Nam bằng chất lượng sản phẩm của mình. + Một thị trường quan trọng nữa là thị trường thép nguyên liệu. Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc tới 60 % số lượng thép nguyên liệu. Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô sản xuất thép nguyên liệu trong nước của Việt Nam rất nhỏ, kỹ thuật sản xuất thì lạc hậu, sản lượng thấp và chỉ có thể đáp ứng được khoảng 25 % nhu cầu trong nước. Năm 2006, sản lượng thép nguyên liệu của Việt Nam chỉ đạt 1.400.000 tấn, còn tới 60 % nhu cầu thép phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Hơn thế nữa, do thiếu phôi thép nên giá thành thép nguyên liệu ở thị trường Việt Nam tăng cao điều này khiến các xí nghiệp sản xuất thép phải ngừng hoặc giảm sản lượng, chuyển sang nhập khẩu thép từ Trung Quốc. + Về thị trường hàng điện tử cũng là một thị trường mở ra cho các doanh nghiệp Trung Quốc nhiều cơ hội. Các sản phẩm hàng điện tử của Trung Quốc như: Tivi, máy tính, đầu DVD, tủ lạnh, điều hòa…rất được ưa chuộng và số lượng tiêu thụ rất lớn, không ngừng gia tăng ở thị trường Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ, giá cả của các loại mặt hàng này rất phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam. Hiện nay, trên thị trường hàng điện tử của Việt Nam có tới 60-70 % là hàng hóa của nước ngoài, trong đó có một số lượng lớn là xuất xứ từ Trung Quốc. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO khoảng 3-5 năm, có tới 330 loại mặt hàng điện tử sẽ không bị đánh thuế nhập khẩu, một số loại khác sẽ giảm thuế xuống còn 40-50%, cộng thêm những ưu đãi của chính phủ Việt Nam, đây sẽ là điều kiện thuận lợi rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử Trung Quốc đến đầu và làm ăn tại Việt Nam. Ngoài ra, trên thị trường Việt Nam, các hàng hoá khác của Trung Quốc như hàng dược liệu, vật liệu, đồ chơi, xây dựng, các mặt hàng dệt may…cũng có ưu thế và tương lai phát triển hết sức tốt đẹp. - Từ đó ta có thể hình dung được viễn cảnh phát triển tốt đẹp của mậu dịch Việt Nam- Trung Quốc sau khi Việt Nam gia nhập WTO như sau: + Trong những năm gần đây, quan hệ mậu dịch song phương Việt Nam- Trung Quốc luôn giữ được nhịp độ phát triển ổn định, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương không ngừng tăng lên. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, mậu dịch song phương sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp hơn. Quan hệ mậu dịch song phương Trung- Việt không chỉ tăng nhanh về tốc độ mà cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu cũng có thay đổi rõ rệt. Cụ thể là tỷ lệ các hàng hóaViệt Nam nhập khẩu của Trung Quốc như khoáng sản, máy móc thiết bị, nguyên liệu dệt may…trong tổng sản lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam đã tăng từ 58 % (năm 2000) lên 81,4 % (năm 2005) và còn có xu hướng tăng trong thời gian tới. Đồng thời, 6 loại sản phẩm mà Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam như khoáng sản, nhựa, dệt may…đã tăng từ tỷ lệ 92,5 % (năm 2000) lên 98 % (năm 2005) trong tổng số hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam của Trung Quốc. + Sau khi gia nhập WTO Việt Nam sẽ có những ưu đãi liên quan cho Trung Quốc cũng như các thành viên khác. Khi đó Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ càng có lợi hơn và nếu phát sinh mâu thuẫn trong quá trình hợp tác thì có thể giải quyết trong khuôn khổ WTO. Hơn nữa, những hiệp định liên quan đến việc xuất khẩu hàng hoá của hai nước như kiểm dịch thủy sản, lúa gạo hay các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, sẽ được hai bên ký kết, đó là những căn cứ pháp lý cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng của kinh tế và nhu cầu trong nước của Trung Quốc, cộng thêm ưu thế là “láng giềng gần gũi”, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc như dầu thô sẽ tiếp tục gia tăng. Để đạt được mục đích mở rộng thị trường xuất khẩuTrung Quốc, thâm nhập sâu vào thị trường này, Việt Nam đang từng bước điều chỉnh cơ cấu sản phẩm để phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc. Đồng thời, phía Việt Nam còn thành lập cơ chế xuất khẩu hàng hóa sao cho phù hợp với thị trường Trung Quốc để nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng chủng loại hàng hóa của Việt Nam tại thị trường này, nâng cao sản lượng xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các doanh nghiệp trong nước cố gắng tăng cường mức độ cung ứng hàng hóa như nông sản, thủy sản ., đồng thời mở đại diện ở các thành phố của Trung Quốc để tăng cường giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, hình ảnh Việt Nam. 2.3. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam khi là thành viên chính thức của WTO 2.3.1. Đánh giá tổng quan về tăng trưởng xuất khẩu 2.3.1.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001- 2006 - Xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2006 đã đạt được những thành tích khá ấn tượng. Tuy kết quả tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá của Việt [...]... của Việt Nam (chiếm 9% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam) , chỉ sau Mỹ, EU, Nhật; và là đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam (chiếm 15,6% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam) 1 Hàng xuất sang Việt Nam chủ yếu là từ bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam và Vân Nam (chiếm hơn 95% giá trị xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam) ; ngược lại, bốn tỉnh này cũng là những tỉnh nhập khẩu hàng hóa của Việt. .. rằng Việt Nam cần khai thác triệt để các thị trường truyền thống của mình để duy trì kim ngạch xuất khẩu, lấy đó làm bàn đạp, nền tảng để tiếp tục đi tìm kiếm thị trường mới nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ra thị trường quốc tế 2.3.1.2 Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2007 - Sau một năm gia nhập WTO, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đã đạt được kết quả vô cùng quan trọng: xuất. .. nhóm mặt hàng, trong đó có hàng gạo của Việt Nam Cao su là mặt hàng Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ lớn, nhưng thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, chiếm khoảng 60% mức xuất khẩu cao su của Việt Nam ra thế giới Do đó, Trung Quốc áp dụng biểu thuế lựa chọn đối với Việt Nam Đặc biệt là mức giá đánh thuế nhập khẩu cao su của Việt Nam sẽ lựa chọn một trong... các năm kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam liên tục tăng trong đó nổi bật lên là thị trường Châu Á Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường này là 8.610 triệu USD, chiếm 57,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ( 2001) tăng lên khoảng 17.226 triệu USD, chiếm 43,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ( 2006) Trong đó 3 thị trường chính và là thị trường truyền thống của. .. quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam bắt đầu coi Trung Quốcthị trường xuất khẩu trọng điểm, chiến lược Do đó, chính phủ Việt Nam không ngừng hợp tác thương mại với Trung Quốc, đồng thời đặt ra những chiến lược phù hợp để thúc đẩy hàng hoá của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Quốc - Nhìn chung, trong giai đoạn 1991- 2000, Việt Nam đã dần nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc và duy... thấy tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2008 có vẻ khởi sắc và rất sôi động Hy vọng rằng đây là một dấu hiệu tốt cải thiện được kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc trong thời gian tới 2.4.2 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc 2.4.2.1 Giai đoạn 1991- 2000 - Cơ cấu hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong giai đoạn này mới chỉ... nay - Về thị trường xuất khẩu của Việt Nam, Trung Quốc đứng thứ ba trong các nước sau Mỹ và Nhật Bản Về thị trường nhập khẩu của Việt Nam, Trung Quốc đứng thứ nhất Trong quan hệ thương mại giữa Trung QuốcViệt Nam thì Việt Nam luôn luôn ở vị thế nhập siêu và mức nhập siêu ngày một lớn, mức nhập siêu từ Trung Quốc lớn nhất trong các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam Trong năm. .. năm tháng đầu năm 2007, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc 13,5 triệu USD nhưng đã nhập khẩu của nước này tới 57,8 triệu USD Tình trạng nhập siêu của Việt Nam kéo dài suốt quá trình hai nước trao đổi thương mại với nhau Xét đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2007 ta thấy có những biến động mạnh mẽ theo từng tháng Một số mặt hàng xuất khẩu vào Trung Quốc có kim ngạch... cấu hàng hoá không có sự đột phá lớn - Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là dầu thô, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc Theo phân tích của các chuyên gia, do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh, nhu cầu nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc hàng năm từ 400- 500 triệu tấn, hơn nữa giá dầu thô quốc tế tăng cao sẽ có lợi đối với xuất khẩu dầu thô - Công nghiệp của Trung. .. Nam- Trung Quốc nói riêng và giữa Trung QuốcASEAN nói chung thông qua Việt Nam Vì thế kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang hai tỉnh này chiếm 20% tổng kim ngạch mậu dịch của hai nước Việt NamTrung Quốc Cụ thể như năm 2005, kim ngạch xuất khẩu sang tỉnh Quảng Đông đã đạt tới 400 triệu USD - Không tính đến giá trị xuất nhập khẩu của Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan, thì Trung Quốcthị trường xuất khẩu . THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY 2.1. Tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc. tìm kiếm thị trường mới nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ra thị trường quốc tế. 2.3.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2007

Ngày đăng: 18/10/2013, 09:20

Hình ảnh liên quan

Bảng2.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001- 2006 Đơn vị: Triệu USD, % - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Bảng 2.1.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001- 2006 Đơn vị: Triệu USD, % Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Trung Quốc thời kỳ 1991- 2000 - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Bảng 2.2.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Trung Quốc thời kỳ 1991- 2000 Xem tại trang 17 của tài liệu.
2.4.1.2. Tình hình xuất khẩu giai đoạn 2001- 2006 - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

2.4.1.2..

Tình hình xuất khẩu giai đoạn 2001- 2006 Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 2.7: Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1992- 1995. - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Bảng 2.7.

Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1992- 1995 Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 2.8: Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1996- 2000. - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Bảng 2.8.

Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1996- 2000 Xem tại trang 25 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan