VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH HÓA KINH TẾ QUỐC DÂN

14 4.4K 34
VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH HÓA KINH TẾ QUỐC DÂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘI TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH HÓA KINH TẾ QUỐC DÂN 1. VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH HÓA KTQD 1.1. Các khái niệm - Quy hoạch: “Là tiến hành lựa chọn trong số những phương án cái nào tỏ ra rộng mở vào tương lai, rồi tìm cách bảo đảm cho sự thực hiện đó, điều đó lệ thuộc vào sự cung ứng các nguồn lực cần thiết…Vì rằng quy hoạch là quá trình ra quyết định và là hoạt động cung ứng nguồn lực cho nên quy hoạch mang tính chính trị, trong đó các phương án lựa chọn sẽ không mang lại lợi ích đồng đều và như nhau đối với tất cả các thành viên của hội…” (Theo Margaret Roberts) - Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội: Là một hoạt động nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và các vùng lãnh thổ nhằm xác định một cơ cấu ngành không gian của quá trình tái sản xuất hội thông qua việc xác định các cơ sở sản xuất phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống nhằm không ngừng nâng cao mức sống dân cư, hợp lí hóa lãnh thổ và phát triển kinh tế bền vững. (Theo giáo trình Quy hoạch phát triển) 1.2. Bản chất của quy hoạch phát triển Quy hoạch là một công cụ để quản lí sự phát triển của đất nước, thể hiện tầm nhìn, bố chí chiến lược về thời gian và không gian phát triển một ngành hay một vùng lãnh thổ Quy hoạch phát triển là sự cụ thể hóa các chiến lược phát triển, là cơ sở định hướng cho kế hoạch 5 năm và hàng năm Trong điều kiện kinh tế thị trường, quy hoạch phát triển có hai nội dung cơ bản là: - Dự báo về mặt phát triển, nghĩa là dự báo phát triển đối với các ngành, lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổ nghiên cứu. nó trả lời cho câu hỏi: Làm cái gì? Làm cho ai? Và làm bao nhiêu? - Luận chứng các phương án tổ chức kinh tế-xã hội theo lãnh thổ, nó trả lời cho câu hỏi làm ở đâu? Hai nội dung trên gắn kết chặt chẽ với nhau, chúng phải được trả lời một cách thỏa đáng, chính xác và rõ ràng 1.3. Vai trò của quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội Do hội có nhiều thành phần kinh tế, nhiều chủ thể kinh tế khác nhau với mục tiêu hoạt động của chủ thể là theo đuổi lợi ích tối đa về họ, không quan tâm đến lợi ích hội do đó cần có quy hoạch về: dự kiến bố chí địa điểm, không gian sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí, bảo đảm lợi ích hội tốt nhất và tạo điều kiện tốt cho hoạt động của các thành phần kinh tế Quy hoạch đánh giá được hiện trạng sử dụng đất và các thu nhập khác dự kiến được khả năng sử dụng đất làm căn cứ cho nhà quản lý nắm được số lượng đất đai hiện còn lại và hướng mở rộng không gian sử dụng đất cho tương lai trước mắt và lâu dài Bản quy hoạch cũng là căn cứ và thực tiễn, là nguồn cung cấp thông tin về mặt thực trạng phát triển kinh tế của các ngành, các lĩnh vực và nguồn lực, tài nguyên lao động, hợp tác trong vùng và quốc tế về dự kiến nhu cầu các ssanr phẩm chủ yếu và khả năng đáp ứng từng nhu cầu đó trong từng giai đoạn phát triển để nhà đầu tư nghiên cứu đưa ra quyết định quy mô, vị trí, công nghệ, thời điểm đầu tư của doanh nghiệp 2. CÁC LOẠI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI ĐANG ĐƯỢC THIẾT LẬP Ở VIỆT NAM 2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội lãnh thổ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội lãnh thổ bao gồm: - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - hội (KT - XH) của cả nước. - Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - hội, các vùng kinh tế trọng điểm, các lãnh thổ đặc biệt (gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng). - Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh). - Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH thành phố, thị và huyện, quận thuộc tỉnh (gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện). 2.2. Quy hoạch phát triển ngành Quy hoạch phát triển ngành bao gồm 3 nhóm ngành: - Quy hoạch các ngành sản xuất và các sản phẩm chủ lực: Đây là loại qui hoạch “mềm”, phụ thuộc nhiều vào thị trường. Qui hoạch phát triển các ngành này nên đưa ra những định hướng chính, chưa đi vào chi tiết. Tuy nhiên cần bố trí cụ thể những công trình lớn có tính đột phá trên các vùng lãnh thổ cụ thể. - Quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế: Các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế là các ngành mang tính chất nền tảng đảm bảo cho sự phát triển. Đây là những ngành đòi hỏi qui hoạch phải có tầm nhìn xa và rất xa (nhiều năm); cần có đầu tư lớn và thời gian thực hiện đầu tư dài; là điều kiện đảm bảo cho tất cả các hoạt động kinh tế hội. Để phát triển sản xuất các ngành này cần được đầu tư đi trước một bước và tuân thủ theo những tiêu chuẩn có tính bắt buộc. Qui hoạch phát triển KCHTKT được xem là qui hoạch “cứng”. - Quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng hội: Các ngành thuộc kết cấu hạ tầng hội tạo ra các điều kiện vật chất, đảm bảo trước hết, trực tiếp cho các hoạt động hội, văn hoá tồn tại và phát triển. Đồng thời góp phần đảm bảo sự phát triển kinh tế của đất nước. Phát triển các ngành kết cấu hạ tầng hội là bắt buộc, xuất phát từ mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân. Quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Quy hoạch phát triển ngành trên phạm vi cả nước có trước, làm cơ sở cho quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ. 3. NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KT-XH 3.1. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH lãnh thổ 3.1.1. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng a) Phân tích, đánh giá và dự báo các yếu tố phát triển vùng. - Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu tố này cho quy hoạch phát triển. - Yêu cầu và vị thế của vùng quy hoạch đối với chiến lược phát triển KT - XH chung của cả nước. - Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dự báo khả năng khai thác chúng; các lợi thế so sánh cũng như những hạn chế của vùng. - Kiểm kê, đánh giá phát triển dân số và phân bố dân cư gắn với yêu cầu phát triển KT - XH và các giá trị văn hoá nhân văn phục vụ phát triển. - Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng hội về mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển. - Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội của vùng. b) Xác định vị trí, vai trò của vùng đối với nền kinh tế quốc dân cả nước, từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển vùng. - Luận chứng xác định động lực, mối quan hệ gắn kết giữa vùng với các vùng bên ngoài và cả nước để xác định phạm vi và mục tiêu chủ yếu của vùng một cách phù hợp. - Lựa chọn các mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GDP, tổng GDP, giá trị xuất khẩu và tỷ trọng đóng góp của vùng đối với cả nước, GDP/người, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của những ngành, sản phẩm có lợi thế so sánh trong nước và trong khu vực. - Xác định các mục tiêu hội: tăng chỗ làm việc, giảm đói nghèo, giáo dục đào tạo nghề, chăm sóc sức khoẻ- khám chữa bệnh, phát triển văn hoá, thể thao, giảm tệ nạn hội. - Xác định các tác động môi trường: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xây dựng môi trường phát triển bền vững. c) Lựa chọn cơ cấu kinh tế, phương hướng phát triển các ngành, các sản phẩm chủ lực và lựa chọn cơ cấu đầu tư d) Lựa chọn phương án phát triển kết cấu hạ tầng. - Lựa chọn phương án phát triển mạng lưới giao thông. - Lựa chọn phương án phát triển nguồn và mạng lưới chuyển tải điện. - Lựa chọn phương án phát triển các công trình thuỷ lợi, cấp nước, bảo vệ môi trường. -Lựa chọn phương án phát triển kết cấu hạ tầng hôị chủ yếu (bệnh viện, cơ sở y tế chuyên sâu, trường đại học cao đẳng và dạy nghề; cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp vùng). e) Lựa chọn phương án phát triển hệ thống đô thị và các điểm dântrong vùng. f) Luận chứng các giải pháp thực hiện quy hoạch. - Giải pháp về huy động vốn đầu tư. - Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực. - Giải pháp về khoa học công nghệ. - Giải pháp về cơ chế, chính sách. - Giải pháp về tổ chức thực hiện. 3.1.2. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Ngoài những nội dung đã nêu trong quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH vùng, các nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh cần cụ thể hơn. a) Khi phân tích và dự báo các yếu tố và điều kiện phát triển cần chú trọng yếu tố thị trường và xác định các lợi thế so sánh so với các tỉnh khác và có tính tới cạnh tranh quốc tế. b) Trong phần xác định vị trí, vai trò của tỉnh đối với các tỉnh, thành phố kề cận, vùng lớn và cả nước cần làm rõ: - Mức độ đóng góp của tỉnh vào GDP và tốc độ tăng GDP của vùng lớn cũng như của cả nước. - Vai trò của tỉnh trong việc phát triển các sản phẩm quan trọng, xuất khẩu cho nền kinh tế quốc gia. c) Đối với nội dung tổ chức KT - XH trên địa bàn tỉnh cần đi sâu nghiên cứu: - Phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn. - Phát triển hệ thống khu, cụm công nghiệp; khu kinh tế thương mại, các khu kinh tế đặc thù. - Phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi hàng hoá. - Phát triển mạng lưới giáo dục đào tạo (cả đào tạo nghề), hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe. - Phát triển các vùng khó khăn gắn với ổn định dân cư, xoá đói giảm nghèo. d) Khi xây dựng các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh cần đặc biệt làm rõ: chương trình, dự án đầu tư trọng điểm; biện pháp bảo vệ môi trường và tổ chức thực hiện quy hoạch. e) Sản phẩm của quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh - Báo cáo tổng hợp kèm hệ thống biểu bảng tổng hợp - Báo cáo tóm tắt - Báo cáo chuyên đề quy hoạch - Bản đồ: + Bản đồ kèm theo báo cáo thuyết minh + Bản đồ báo cáo treo tường. - Ngân hàng dữ liệu 3.1.3. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Nội dung chủ yếu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - hội huyện bao gồm: a) Xác định các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển, khả năng khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả lợi thế so sánh của huyện trong tỉnh và so sánh với các huyện lân cận: phân tích, đánh giá những lợi thế so sánh về các yếu tố và điều kiện phát triển của huyện trong tổng thể tỉnh và vùng. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - hội và thực trạng khai thác lãnh thổ huyện; đánh giá tiềm năng đóng góp vào ngân sách của huyện. - Phân tích, đánh giá và dự báo khả năng huy động các yếu tố tự nhiên, kinh tế, hội vào mục tiêu phát triển của huyện trong tỉnh và vùng. +Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu tố này cho quy hoạch phát triển của huyện. +Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dự báo khả năng khai thác, bảo vệ chúng. +Phân tích, đánh giá phát triển và dự báo dân số, phân bố dân cư gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - hội và các giá trị văn hoá phục vụ phát triển. +Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng về mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển cao hơn. +Phân tích, đánh giá quá trình phát triển và hiện trạng phát triển kinh tế - hội của huyện. +Khi phân tích và dự báo các yếu tố và điều kiện phát triển cần chú trọng yếu tố thị trường và xác định các lợi thế so sánh so với các huyện khác và có tính tới cạnh tranh quốc tế. - Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố trong nước và quốc tế đến phát triển kinh tế - hội của huyện; tác động của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - hội của tỉnh, của vùng đến phát triển kinh tế - hội của huyện. - Đánh giá về các lợi thế so sánh, hạn chế và cơ hội cùng các thách thức đối với phát triển huyện trong thời kỳ quy hoạch. b) Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế, hội phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - hội của tỉnh và vùng. Xác định vị trí, vai trò của huyện đối với nền kinh tế của tỉnh và vùng, từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển của huyện. Tác động của quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành đối với huyện trong thời kỳ quy hoạch. Luận chứng mục tiêu phát triển (gồm cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể). - Đối với mục tiêu kinh tế: tăng trưởng kinh tế (tính theo giá trị sản xuất), giá trị xuất khẩu, một số sản phẩm chủ yếu và tỷ trọng đóng góp của huyện đối với tỉnh, đóng góp vào ngân sách, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh có so sánh với bình quân chung của tỉnh. - Đối với mục tiêu hội: mức tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm đói nghèo, mức độ phổ cập về học vấn, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo, mức giảm bệnh tật và tệ nạn hội. - Đối với mục tiêu môi trường: giảm mức độ ô nhiễm môi trường và bảo đảm các yêu cầu về môi trường trong sạch theo tiêu chuẩn môi trường (tiêu chuẩn Việt Nam). c) Xác định nhiệm vụ để đạt mục tiêu đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - hội. Luận chứng phát triển cơ cấu kinh tế, định hướng phát triển và phân bố các ngành và lĩnh vực then chốt và các sản phẩm quan trọng và lựa chọn cơ cấu đầu tư (kể cả đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm trong giai đoạn 5 năm đầu và cho thời kỳ quy hoạch). Luận chứng phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp phát triển và đào tạo nguồn nhân lực. d) Luận chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, hội trên lãnh thổ huyện (lựa chọn phương án tổng thể khai thác lãnh thổ). Tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thị, điểm dân cư tập trung và khu, cụm, điểm công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, làng nghề; phát triển hệ thống khu, cụm, điểm công nghiệp, làng nghề; khu thương mại, hệ thống chợ gắn với các điểm dân cư. Tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn; phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi hàng hoá. Xác định phương hướng phát triển cho những lãnh thổ đang kém phát triển và những lãnh thổ có vai trò động lực; phát triển các vùng khó khăn gắn với ổn định dân cư, xoá đói, giảm nghèo. Xác định biện pháp giải quyết chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư. e) Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài của các hoạt động kinh tế, hội của huyện và gắn với huyện khác trong tỉnh. - Lựa chọn phương án phát triển mạng lưới giao thông của huyện trong tổng thể mạng lưới giao thông của cả tỉnh. - Lựa chọn phương án phát triển thông tin liên lạc, bưu chính, viễn thông. - Lựa chọn phương án phát triển mạng lưới chuyển tải điện gắn với mạng lưới chuyển tải điện của cả tỉnh. - Lựa chọn phương án phát triển các công trình thủy lợi, cấp nước. - Lựa chọn phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hội và phúc lợi công cộng. Phát triển mạng lưới giáo dục - đào tạo (cả đào tạo nghề), hệ thống y tế - chăm sóc sức khỏe và các cơ sở văn hoá - hội. f) Định hướng quy hoạch sử dụng đất (dự báo các phương án sử dụng đất căn cứ vào định hướng phát triển ngành, lĩnh vực). g) Luận chứng danh mục dự án đầu tư ưu tiên. h) Luận chứng bảo vệ môi trường; xác định những lãnh thổ đang bị ô nhiễm trầm trọng, những lãnh thổ nhạy cảm về môi trường và đề xuất giải pháp thích ứng để bảo vệ hoặc sử dụng các lãnh thổ này. i) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch; đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có tính toán cân đối nguồn vốn để bảo đảm thực hiện và luận chứng các bước thực hiện quy hoạch; đề xuất phương án tổ chức thực hiện quy hoạch. - Giải pháp về huy động vốn đầu tư. - Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực. - Giải pháp về khoa học công nghệ, môi trường. - Giải pháp về cơ chế, chính sách. - Giải pháp về tổ chức thực hiện. [...]... sách nhằm đảm bảo cho dân cư được thụ hưởng các dịch vụ của kết cấu hạ tầng hội 3.2.4 Căn cứ lập và trình tự lập các dự án quy hoạch phát triển ngành Trên cơ sở đường lối, chính sách phát triển kinh tế - hội của Đảng và nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - hội của đất nước, chiến lược phát triển ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tếhội các vùng lớn, vùng kinh tế trọng điểm, các... án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - hội huyện trên bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000 đối với các khu vực kinh tế trọng điểm Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH vùng lớn làm căn cứ cho quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh; quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh làm căn cứ cho việc lập quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện 3.1.4 Trình tự lập quy hoạch tổng thể phát. .. đoạn phát triển (nhất là giai đoạn 5 năm đầu tiên) - Xây dựng danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm và tổ chức thực hiện quy hoạch 3.2.2 Nội dung chủ yếu của quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế bao gồm - Dự báo nhu cầu của phát triển kinh tế - hội; vai trò của ngành; - Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kết cấu hạ tầng của khu vực tác động tới phát triển kết cấu... các dịch vụ thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng hội theo từng giai đoạn quy hoạch; - Dự báo trình độ phát triển kinh tế- hội và tiến bộ khoa học, công nghệ của khu vực tác động tới nhu cầu của dân cư và phát triển kết cấu hạ tầng hội trong thời kỳ quy hoạch; - Luận chứng các phương án phát triển và phân bố kết cấu hạ tầng hội trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ; - Luận chứng các giải pháp,... lập quy hoạch phát triển ngành Trình tự lập dự án quy hoạch phát triển ngành Bước 1: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến việc lập quy hoạch phát triển ngành; trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá các yếu tố và điều kiện phát triển và dự báo tác động của chúng đến quy hoạch phát triển ngành Thu thập tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường có liên quan, nếu thiếu cần có kế. .. quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH lãnh thổ - Bước 1: Đánh giá tác động (hay chi phối) của chiến lược phát triển KT XH của cả nước và tác động của khu vực đối với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ quy hoạch Đánh giá và dự báo các yếu tố và nguồn lực phát triển - Bước 2: Xác định vai trò của lãnh thổ quy hoạch đối với cả nước và đối với lãnh thổ lớn hơn mà nó nằm trong đó - Bước 3: Xác... mục tiêu, các phương án phát triển và tổ chức KT - XH theo lãnh thổ (như nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ đã nêu) Đồng thời, luận chứng các giải pháp chủ yếu và điều kiện đảm bảo thực hiện quy hoạch phát triển tổng thể KT - XH lãnh thổ theo các phương án đã được lựa chọn 3.2 Nội dung của quy hoạch phát triển ngành 3.2.1 Nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển ngành sản xuất và... tầng của đất nước trong thời kỳ quy hoạch; - Luận chứng các phương án phát triển kết cấu hạ tầng trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ; - Luận chứng các giải pháp, công trình đầu tư ưu tiên và tổ chức thực hiện 3.2.3 Nội dung chủ yếu của quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng hội bao gồm - Xác định nhu cầu của dân cư về các dịch vụ thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng hội theo từng giai đoạn quy. .. kế hoạch điều tra bổ sung Bước 2: Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển ngành (nếu trước đây đã có quy hoạch thì khi đánh giá hiện trạng cần so sánh với mục tiêu quy hoạch đề ra) Bước 3: Dựa vào các mục tiêu đặt ra của chiến lược phát triển kinh tế - hội quốc gia, yếu tố thị trường trong và ngoài nước, khả năng các nguồn lực để luận chứng quan điểm, mục tiêu phát triển ngành cho các năm mốc của. .. mục tiêu phát triển ngành cho các năm mốc của thời kỳ quy hoạch Luận chứng các phương án phát triển và giải pháp chủ yếu đảm bảo thực hiện quy hoạch phát triển ngành Dự kiến danh mục công trình đầu tư của quy hoạch ngành Bước 4: Xây dựng báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch phát triển ngành Bước 5: Cơ quan quản lý nhà nước trình quy hoạch lên cấp có thẩm quy n để thẩm định và phê duyệt . VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH HÓA KINH TẾ QUỐC DÂN 1. VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG HỆ. 2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội lãnh thổ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội lãnh thổ bao gồm: - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh

Ngày đăng: 18/10/2013, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan