PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA

33 1.3K 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU 1.1. Vị trí địa lý. Huyện Đông Triều nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ địa lý: - Từ 21 0 29’04’’ đến 21 0 44’55’’ vĩ độ Bắc; - Từ 106 0 33’ đến 106 0 44’57’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Sơn Độnghuyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phũng và huyện Kinh Mụn tỉnh Hải Dương, phía Đông giáp thị xã Uông Bí, phía Tây giáp huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương. Diện tích tự nhiên toàn huyện được xác định theo Chỉ thị 364/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 39.657,01 ha, bằng 6,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Huyện Đông Triều có 21 đơn vị hành chính, bao gồm 19 xã và 2 thị trấn Mạo Khê và Đông Triều. Dân số trung bình năm 2008 là 152.438 người, mật độ dân số 397 người/km 2 , cao hơn nhiều so với mức trung bình chung toàn tỉnh là 183 người/km 2 . Đông Triềuhuyện nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nằm gần các đô thị và thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Hải Dương. Có hệ thống giao thông vận tải thuận lợi cả về đường bộ, đường thủy và đường sắt. Đây là những điều kiện tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 1.2. Địa hình. Đặc trưng địa hình của huyện Đông Triều là đồi núi trung du xen lẫn đồng bằng. Phía bắc và tây bắc là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông Triều, phía nam là vùng đồng bằng ven sông và được chia thành 3 vùng chính: * Vùng đồi núi phía Bắc: Bao gồm các xã: An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương, có độ cao trung bình 300 - 400 m, đỉnh cao nhất là Am Váp cao 1031 m, đoạn giữa đứt gãy tạo thành thung lũng lớn Bình Khê - Tràng Lương. Địa hình vùng đồi núi phía bắc thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp (cây ăn quả, cây công nghiệp v.v.) * Vùng giữa: Kéo dài từ Dốc Đỏ thuộc xã Hồng Thái Đông qua phía bắc Mạo Khê, Kim Sơn, Tràng An là vùng đồi thấp xen kẽ, có nguồn gốc là đất phù sa cổ. thích hợp phát triển nông nghiệp, chăn nuôi. * Vùng đồng bằng phía Nam: Vùng này chủ yếu do phù sa sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc bồi đắp tạo thành vùng đất màu mỡ, bao bọc vùng đồng bằng là hệ thống sông ngòi nối liền với sông Thái Bình rồi tỏa đi các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng và nhiều nơi khác. Địa hình của vùng thích hợp cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa. 1.3. Khí hậu. Huyện Đông Triều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa phía bắc vì vậy khí hậu nơi đây mang những nét đặc trưng của miền Bắc, đó là khí hậu nóng, ẩm và mưa nhiều vào mùa hè, lạnh, khô vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,2 0 C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 30 - 32 0 C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới là 38 0 C, nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 14,5 - 15,5 0 C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 3,2 0 C. Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 83% tương đương với mức trung bình so với toàn tỉnh. Độ ẩm không khí thường thay đổi theo mùa và các tháng trong năm. Các tháng có độ ẩm không khí cao nhất là tháng 3,4 Và tháng 8 với độ ẩm trên 87%, các tháng có độ ẩm không khí thấp nhất là tháng 2-11-12 với độ ẩm 74 - 77%. Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm ở Đông Triều tương đối thấp so với toàn tỉnh, đạt mức 1.442 mm, phân bố không đều trong năm và phân thành 2 mùa mưa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, chiếm 75-80% tổng lượng mưa, cao nhất là tháng 7 đạt 294 mm; Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm từ 20-25% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1 chỉ có 4-30mm. Chế độ gió - Bão: Cũng giống như các tỉnh miền Bắc khác, trên địa bàn huyện Đông Triều thịnh hành hai loại gió chính là gió đông nam và gió mùa đông bắc. Gió đông nam xuất hiện vào mùa mưa, thổi từ biển vào mang theo hơi nước và gây ra mưa lớn. Mỗi năm huyện chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 - 5 cơn bão với sức giật từ cấp 8 đến cấp 10, giật trên cấp 10. Gió mùa đông bắc xuất hiện vào mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 hoặc tháng 5 năm sau, tốc độ gió từ 3-4 m/s, gió đông bắc tràn về thường lạnh và mang theo giá rét Thủy văn: Huyện Đông Triều có hệ thống sông suối khá lớn với 10 con sông bao bọc toàn bộ phía tây bắc, tây nam và phân bố dày đều trên toàn huyện. Sông lớn nhất là Kinh Thầy chảy qua địa phận Bắc Ninh, Hải Dương, qua Đông Triều ra Hải Phòng. Các sông nội huyện như sông cầu Vàng, sông Đạm và các suối nhỏ phía đông bắt nguồn từ các dãy núi phía Bắc thuộc cánh cung Đông Triều ở độ cao 600-700 m, chảy theo hướng bắc nam. Các sông nhánh này đều ngắn và dốc, trắc diện hẹp, bồi tụ ít, quanh co, uốn khúc, cửa sông hẹp, diện tích lưu vực nhỏ, lũ lên nhanh nhưng rút chậm nên dễ bị úng lụt kéo dài. 1.4. Tài nguyên thiên nhiên. 1.4.1. Tài nguyên đất. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đông Triều là 39.657,01 ha, bao gồm ba loại đất chủ yếu : * Đất mặn: Diện tích 1.708 ha, chiếm 4,8% tổng diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở các xã ven sông Kinh Thầy, Đá Bạc, do tác động của con người và sự xâm nhập của nước biển nên hình thành 2 loại đất mặn như sau: - Đất mặn chua: Diện tích 168 ha ở khu vực ven sông Đá Bạc thuộc các xã Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây, Yên Đức. Đây là loại đất do phù sa bồi tụ bị nước mặn xâm nhập, nghèo bazơ, trữ lượng axit hữu cơ nhiều do quá trình phân hủy của sú vẹt tạo nên đất mặn và chua. - Đất chua mặn: Diện tích 1.540 ha, bằng 3,8% diện tích đất tự nhiên. Tập trung nhiều ở các xã phía nam của huyện, thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt trung bình. * Đất phù sa: Có diện tích 4.575 ha, chiếm 11,52% diện tích đất tự nhiên, bao gồm các dải đất chạy dọc ven theo các sông chính tronh huyện và chia làm 2 loại: - Đất phù sa không được bồi, diện tích 3.375 ha, bằng 8,5% diện tích tự nhiên, phân phố ở các xã Bình Dương, Nguyễn Huệ, Thủy An, Việt Dân, Tân Việt, Hồng Phong, Hưng Đạo, Đức Chính, Tràng An, Xuân Sơn, Kim Sơn, Yên Thọ, Yên Đức, Hoàng Quế. Loại đất này thường nằm sâu trong đồng có đê ngăn cách hoặc ở địa hình cao, hàng năm không được bồi, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, thích hợp gieo trồng nhiều loại cây lúa, rau mầu. - Đất phù sa cũ bạc màu: là lọai đất phù sa cũ, qua quá trình bị rửa trụi, bào mòn dẫn đến đất xấu. Thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, dễ lắng đọng, diện tích 1.200 ha, chiếm 3,02% diện tích tự nhiên, tập trung nhiều ở các xã vên quốc lộ 18A. * Đất đồi núi: là loại đất chủ yếu ở huyện Đông Triều với diện tích 30.919,6 ha, chiếm 77,84% diện tích đất tự nhiên, bao gồm 4 loại đất chính là: đất lúa nước vùng đồi núi, đất feralit điển hình nhiệt đới ẩm, đất feralit trên núi và đất feralit màu vàng nhạt. 1.4.2. Tài nguyên nước. Huyện Đông Triều có nguồn tài nguyên nước rất phong phú, bao gồm cả nguồn nước mặt và nứơc ngầm. Nước mặt: do có hệ thống sông suối khá lớn bao bọc toàn bộ phía tây bắc, tây nam và phía nam của huyện với mật độ phân bố đều trên bề mặt đất đai toàn huyện nên nguồn nước mặt khá dồi dào. Huyện có 44 hồ đập lớn nhỏ với tổng trữ lượng và dòng chảy vào khoảng 500 tỷ m 3 , đảm bảo cung cấp nước tưới sản xuất nông nghiệp phục vụ công nghiệp và đời sống dân sinh. Nước ngầm: Nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn ở các xã Bình khê, Đức Chính, Tràng An, Tân Việt có khả năng khai thác phục vụ đời sống nhân dân theo chương trình Nước sạch nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp, kinh tế trang trại, vườn đồi và phát triển công nghiệp. Chất lượng nguồn nước ngầm khá tốt, theo báo cáo khảo sát địa chất thì hàm lượng nước tại các xã Tân Việt, Đức Chính, Tràng An, Bình Khê đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoạt, riêng khu vực Mạo Khê có hàm lượng sắt trong nước nhiều, cần phải có biện pháp khử sắt trước khi đưa vào sử dụng. 1.4.3. Tài nguyên rừng Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Đông Triều là 15296,91 ha, chiếm 38% diện tích đất tự nhiên, trong đó rừng sản xuất 5.369,33 ha; đất rừng phòng hộ 9.413 ha; đất rừng đặc chủng 514,4 ha. Diện tích đất rừng của huyện tập trung nhiều ở các xã: Tràng Lương (4.821 ha), An Sinh (4.322 ha), Bình Khê (2.651 ha), Hồng Thái Đông (687 ha), Hoàng Quế (622 ha), Hồng Thái Tây (504 ha), thị trấn Mạo Khê (425 ha), Thủy An (356 ha), Nguyễn Huệ (169 ha), các xã còn lại có từ 3 đến dưới 100 ha. - Rừng tự nhiên có tổng trữ lượng gỗ là 140.400 m 3 , trong đó: + Rừng cấp trữ lượng V: 103.268 m 3 + Rừng non có trữ lượng: 37.132 m 3 - Rừng non chưa có trữ lượng, chủ yếu là rừng tự nhiên đang được phục hồi sau khi khai thác kiệt và sau nương rẫy, được đầu tư khoanh nuôi tái sinh, chăm sóc bảo vệ, trở thành loài cây chủ yếu ưa sáng, mọc nhanh, diện tích 4.466,35 ha. * Rừng trồng: Tổng diện tích rừng trồng hiện có là 7.132,8 ha, chủ yếu là các loại gỗ: thông, keo, bạch đàn, sa mộc. * Hệ thực vật rừng: Hệ thực vật tại huyện Đông Triều nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung chịu ảnh hưởng của hệ thực vật Hoa Nam (Trung Quốc), có nhiều đặc điểm giống với hệ thực vật Hải Nam và nằm trong luồng di cư thực vật Đông Nam Trung Quốc. - Thực vật ôn đới gồm có họ: giẻ, thích du, đỗ quyên… - Thực vật nhiệt đới có họ: cà phê, xoan, dâu tằm, cam, trám… * Hệ động vật rừng: Huyện Đông Triều có khoảng 250 loài động vật hoang dã, trong đó: - Thú gồm 8 bộ, 22 họ, 59 loài. - Chim có 18 bộ, 44 họ, 154 loài. - Bò sát, lưỡng thê có 37 loài. Hiện nay các loài động vật vẫn tồn tại nhưng số lượng còn rất ít do quá trình săn bắt của con người, vì vậy huyện cần có biện pháp bảo vệ nguồn động vật quý hiếm này. 1.4.4. Tài nguyên khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện gồm có 2 nhóm: nhóm khoáng sản nhiên liệu và nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng. - Nhóm khoáng sản nhiên liệu: chủ yếu là than đá, trữ lượng khoảng 60 triệu tấn, cho phép khai thác 1,5 - 2 triệu tấn/năm. Hiện tại mỗi năm khai thác trên 1 triệu tấn than sạch. Đây là nguồn tài nguyên tạo ra các ngành công nghiệp chủ đạo như nhiệt điện, cơ khí, sản xuất xi măng… - Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng bao gồm: + Đất sét: nằm theo dải vòng cung Đông Triều từ Bình Dương đến Hồng Thái Đông, tập trung nhiều nhất ở Bắc Mã (Bình Dương), Việt Dân, Yên Thọ là những khu vực có vùng đất sét dùng để sản xuất gốm, sành sứ. Còn lại là sét thường có thể dùng để sản xuất gạch nung với trữ lượng trên 50 triệu m 3 , nếu khai thác tốt hàng năm có thể sản xuất từ 150 – 200 triệu viên gạch, ngói. + Cao lanh: tập trung ở xã Yên Đức đảm bảo cung cấp để sản xuất gốm sứ cổ truyền với sản lượng trên 10 triệu sản phẩm/năm. + Đá vôi: Phân bố ở xã Hồng Thái Tây và Yên Đức, mỗi năm có thể khai thác hàng chục vạn m 3 để sản xuất xi măng, vôi và xây dựng cơ sở hạ tầng. + Cát, sỏi: trữ lượng nhiều ở các xã Hồng Thái Đông, Kim Sơn, Xuân Sơn… và các suối trên địa bàn huyện. 1.4.5. Tài nguyên cảnh quan văn hóa du lịch. Huyện Đông Triều có nhiều địa danh nổi tiếng như chùa Quỳnh Lâm, đền An Sinh, chùa Ngọa Vân, am Long Động, chùa Hồ Thiên thuộc quần thể di tích Yên Tử cùng với di tích lịch sử đền An Biên, chùa Bắc Mã Nơi Bác Hồ dừng chân ở Hồng Thái Tây. Đặc biệt là cụm di tích lịch sử và khu danh thắng Yên Đức. Ngoài ra trong huyện cũng có nhiều thắng cảnh đẹp khác như đèo Voi, hồ Bến Châu, Trại Lốc, khe Chè, khe Ươn với gần 3000 ha cây ăn quả tập trung tạo ra vùng khí hậu mát mẻ, môi trường sinh thái trong lành, có thể sử dụng làm các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. * Đánh giá chung việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Với những đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện cho thấy trong những năm gần đây, huyện đã tận dụng những lợi thế về đất đai để phát triển nông lâm nghiệp đa dạng nhằm thu hút nguồn lao động trên địa bàn huyện vào phát triển nông lâm nghiệp, đồng thời đã huy động nguồn tài nguyên vào sản xuất công nghiệp như sản xuất đồ gốm sứ, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác than v.v. Quá trình huy động tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện còn tập trung nhiều vào khai thác các lợi thế tự nhiên, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm chế biến từ các nguồn tài nguyên còn hạn chế, sản phẩm thô là chủ yếu. Quy mô khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên còn nhỏ bé, khai thác theo dạng thủ công là chính. Vì vậy, môi trường thiên nhiên chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của dân cư và môi trường cảnh quan thiên nhiên. Quá trình sử dụng tài nguyên đất chưa khai thác triệt để, tỷ lệ đất chưa sử dụng còn cao, toàn huyện còn 8541,26 ha chưa sử dụng, chiếm 21% diện tích đất tự nhiên. Sự kết hợp giữa nội lực với ngoại lực chưa chặt chẽ, nội lực còn tiềm tàng chưa khai thác, nguồn nội lực chưa có sức hút mạnh mẽ nguồn ngoại lực. * Khả năng huy động nguồn tài nguyên trong tương lai. Từ thực trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyệnthực trạng khai thác các nguồn tài nguyên đã cho thấy những mặt mạnh, mặt hạn chế trong huy động các nguồn lực trên địa bàn huyện. Trong tương lai, sẽ có nhiều yếu tố tác động đến khai thác tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện, có thể dự báo một số yếu tố cơ bản sau: - Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới vào cuối năm 2006 đã mở ra cơ hội tốt để Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đây là yếu tố thuận lợi để Quảng Ninh nói chung và Đông Triều nói riêng tham gia vào các hoạt động kinh tế của cả nước. Thị trường xuất nhập khẩu sẽ được mở rộng, thị trường đầu tư sẽ ngày càng lan toả rộng khắp, không chỉ tập trung vào các vùng trọng điểm như trước đây. - Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và Quảng Ninh nói riêng sẽ tác động mạnh đế quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Đông Triều, đòi hỏi các nguồn tài nguyên của Đông Triều cần được sử dụng tương xứng với xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, điều đó đòi hỏi các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn trên địa bàn huyện sẽ được sử dụng phục vụ công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và phát triển các ngành dịch vụ. - Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá và đặc biệt có ý nghĩa lớn đối với thời kỳ kinh tế phát triển. Huyện Đông Triều có tiềm năng lớn về đất đai, cơ cấu đất vừa thích hợp cho phát triển nông lâm nghiệp lại vừa thích hợp cho phát triển công nghiệp là cơ hội để Đông Triều thu hút các nhà đầu tư vào khai thác tài nguyên trên địa bàn huyện. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, Đông Triều cũng sẽ gặp phải những thách thức đặt ra trong tương lai, đó là: - Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi quá trình đô thị hoá phát triển nhanh chóng, do vậy một lực lượng lao động của khu vực nông thôn sẽ chuyển hướng sang hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ ở khu vực đô thị, điều đó gây sức ép lớn không chỉ trong lĩnh vực đào tạo ngành nghề để nâng cao chất lượng nguồn lao động mà còn gây sực ép lớn đến phát triển đô thị , đặc biệt là kết cấu hạ tầng. - Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, có nghĩa là gia nhập nền kinh tế thị trường với sức cạnh tranh cao, đòi hỏi nền kinh tế Đông Triều phải có sức vươn mạnh mẽ, có đủ năng lực cạnh tranh với nền kinh tế bên ngoài mới có thể tồn tại và phát triển bền vững. - Quá trình chuyển đổi kinh tế diễn ra nhanh chóng là quá trình khai thác các nguồn tài nguyên ngày càng tăng càng làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt đòi hỏi cần có chiến lược khai thác tài nguyên để đảm bảo quá trình phát triển ổn định và bền vững. 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KT-XH CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU GIAI ĐOẠN 2000 – 2008 2.1. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Huyện Đông Triều có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng: đá vôi, đất sét, than, cát, sỏi thuận lợi cho phát triển công nghiệp, xây dựng cơ bản. Sản xuất công nghiệp thời gian qua có nhiều khởi sắc. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000 đạt 244 tỷ đồng (giá so sánh), năm 2005 đạt 558 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân 19,5%/năm, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI. Trong những năm 2006 – 2007 giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng luôn tăng trưởng cao, với mức 17% - 18%. Năm 2008 tổng giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 947 tăng trưởng đạt 18,5% so với năm 2007 Tại thời điểm tháng 12 năm 2006, trên địa bàn huyện đã có 58 dự án sản xuất công nghiệp, trong đó có 16 dự án đã đi vào sản xuất, 16 dự án đang đầu tư và 21 dự án đang làm thủ tục đầu tư, với tổng số vốn đã thực hiện và đăng ký là 1250 tỷ đồng. Trong năm 2007 có bổ sung một số dự án, trong đó có dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Mạo Khê công xuất đợt đầu 220 MW, vốn đầu tư 3000 tỷ đồng, đưa vào hoạt động năm 2010, sau năm 2010 tiếp tục mở rộng với [...]... lên Huyện tích cực triển khai chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy với nhiều hình thức, biện pháp như tuyên truyền, giáo dục xây dựng quy chế phối hợp quản lý Do đó đã hạn chế, làm giảm tội phạm hình sự, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn 3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TRONG THỜI GIAN QUA. .. Nguồn: Kết quả thực hiện các mục tiêu đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI nhiệm kỳ 2000 -2005- UBND huyện Đông Triều, Kết quả thực hiện các mục tiêu 2007-2008 Quy hoạch trước, dự báo cơ cấu kinh tế năm 2005 : nông lâm-ngư; Công nghiệp và xây dựng; dịch vụ theo thứ tự là : 33,4- 54,3 – 12,3 Tình hình chuyển dịch cơ cấu của huyện sẽ được làm rõ hơn trong bức tranh chung của tỉnh Quảng Ninhcủa cả nước... Chạy qua địa bàn huyện Đông Triều có quốc lộ 18A, 18B và tỉnh lộ 332; 333, và đường sắt Kép - Bãi Cháy - Quộc lộ 18A chạy từ Tây sang Đông, qua 14/21 xã, thị trấn trong huyện, là trục giao thông huyết mạch của các xã phía nam huyện Đông Triều - Quốc lộ 18B, từ thị xã Đông Triều đi các xã: Đức Chính - Tràng An Bình Khê - Tràng Lương sang thị xã Uông Bí Hệ thống tỉnh lộ: - Trên địa bàn huyện có 3 tuyến tỉnh. .. lược phát triển xử lý từ Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI huyện Đông Triều Báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu năm 2007 Quy hoạch trước, dự báo giá trị sản xuất tăng 13,6%, thực tế tăng 15,4% 3.3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nghị quy t đại hội huyện Đảng bộ huyện Đông Triều lần thứ XXI đã xác định “Cơ cấu kinh tế là: Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ - Thương mại và Du lịch” Trong. .. trung tai Đông Triều và Mạo Khê, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh tuy đã tăng khá nhưng chỉ đạt mức 60% số hộ dân trong toàn huyện và 11% số hộ dân dùng nước máy (ở thị trấn Mạo Khê và thị trấn Đông Triều) c) Hiện trạng cấp điện Huyện Đông Triều hiện có 100% số xã dùng điện lưới quốc gia, 95 % số hộ có điện chiếu sáng Nguồn điện cung cấp cho huyện Đông Triều là mạng điện quốc gia Trên địa bàn huyện. .. chúng bảo vệ An ninh Tổ quốc được củng cố, phát triển Công tác an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số được giữ vững Chỉ đạo giải quy t tốt tình hình an ninh nông thôn, không để xảy ra điểm nóng Thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và truy quét tội phạm hình sự, cương quy t đấu tranh, từng bước hạn chế các tai nạn, tệ nạn xã hội Điều tra, giải quy t, làm rõ các vụ án hình sự đạt... thống kê huyện Đông Triềuphân tích số liệu thống kê kế hoạc thực hiện các chỉ tiêu năm 2007 Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã có sự đầu tư mạnh mẽ vào ngành công nghiệp của địa phương, trong số 933 cơ sở sản xuất công nghiệp đa có 925 cơ sở ngoài quốc doanh Huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế xã hội của huyện Tuy... cánh cung Đông Triều trên địa phận các xã An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương Tổng diện tích 15296,91 ha chiếm 38,6% diện tích đất tự nhiên toàn huyện + Đất phi nông nghiệp: diện tích 8.641,73 ha, chiếm 21,8% diện tích đất tự nhiên Trong đó: - Đất chuyên dùng: Diện tích 3.518,57 ha chiếm 11,3% diện tích tự nhiên toàn huyện - Đất ở: Diện tích 1203,29 ha, chiếm 2,74% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, bao... tiện Mật độ đường bộ huyện Đông Triều tương đối cao so với các huyện trong tỉnh, tuy nhiên, tập trung chủ yếu tại các xã thuộc phía nam huyện, các xã phía bắc phân bố thưa so với các xã phía nam * Mạng đường thuỷ: Địa bàn huyện Đông Triều có các sông chảy qua như; sông cầu Cầm dài 12 km, sông Đạm dài 5 km, sông Đá vách dài 15 km, sông Vàng dài 3 km và sông Kinh Thày ngăn cách Đông Triều và Hải Dương... sống dân cư và các vấn đề xã hội Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo của Chính phủ, huyện Đông Triều đã triển khai tích cực và chỉ đạo thường xuyên, thực hiện nhiều biện pháp như: trợ giúp kỹ thuật sản xuất, giúp ngày công lao động, lồng ghép các chương trình mục tiêu, hỗ trợ giống mới có năng suất, giá trị kinh tế cao Thông qua nguồn vốn của các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn . PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU. kiện tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 1.2. Địa hình. Đặc trưng địa hình của huyện Đông Triều là đồi núi trung du xen lẫn

Ngày đăng: 18/10/2013, 04:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 01: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp (GSS). - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA

Bảng 01.

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp (GSS) Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 02: Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA

Bảng 02.

Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 3: Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA

Bảng 3.

Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Triều - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA

Bảng 4.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Triều Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 5. Giá trị sản xuất (Giá 1994) - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA

Bảng 5..

Giá trị sản xuất (Giá 1994) Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 06: Cơ cấu KT theo GTSX theo giá so sánh                                                                             Đơn vị: % - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA

Bảng 06.

Cơ cấu KT theo GTSX theo giá so sánh Đơn vị: % Xem tại trang 30 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan