Hợp tác trong kinh doanh ... thành công cho doanh nghiệp

5 318 0
Hợp tác trong kinh doanh ... thành công cho doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hợp tác trong kinh doanh . thành công cho doanh nghiệp Đối với nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất thì việc chủ động hợp tác với bên ngoài, chuyển giao một số công đoạn sản xuất cho các đối tác khác đóng vai trò quan trọng để bảo đảm có thể cạnh tranh trên thị trường mang tính toàn cầu hoá ngày càng cao. Hãng sản xuất điện thoại di động Ericcson của Thuỵ Điển trong hoạt động kinh doanh của mình đã chủ động tìm và giao cho một đối tác thích hợp ngay từ công đoạn nhập nguyên liệu đến công đoạn thiết kế phần mềm. Đối tác mà hãng lựa chọn có thể ở Trung Quốc và cũng có thể ở Nam Mỹ, tóm lại là ở bất cứ nơi nào mà hãng có thể phát triển được. Theo Ericsson, quá trình này sẽ giúp các nhà sản xuất và kinh doanh có cơ hội tiết kiệm được các khoản đầu tư lớn, các chi phí cố định không nhỏ mà vẫn bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhờ vậy mà sản phẩm của Ericcson có thể phát triển ở rất nhiều thị trường. Một ví dụ điển hình nữa đó là hãng sản xuất máy bay lớn nhất châu Âu, Airbus, có quy trình sản xuất máy bay rất đặc biệt. Hãng có nhiều cơ sở sản xuất trên toàn châu Âu từ Pháp, Đức tới Hy Lạp, Thuỵ Điển, . với nhiều nhà cung cấp khác nhau. Các nhà cung cấp này đều sản xuất các bộ phận của máy bay trên một chu trình thống nhất với tiêu chuẩn rất cao. Airbus đã tận dụng tối đa ưu thế của từng nhà san xuất riêng biệt để từ đó có thể hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng máy bay. Quy trình, nguyên tắc hợp tác phải được hoàn thiện và điều chỉnh thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thụ hưởng cuối cùng. Với xu thế chuyên môn hoá và tối ưu hoá, hợp lý hoá sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đã không chỉ tiết kiệm được những khoản chi phí đáng kể mà còn góp phần tăng chất lượng phục vụ các khách hàng thụ hưởng cuối cùng của mình. Giảm giá thành sản phẩm đồng thời tăng chất lượng phục vụ đó là hai yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp. Việc hợp tác giữa hai đối tác phải nằm trong một quá trình luôn tự hoàn thiện hơn. Cả hai bên đối tác đều muốn tồn tại và phát triển nên cũng phải luôn hợp tác với ý thức thiện chí, lâu dài, đôi bên có lợi, vì nhau và cần có nhau. Việc thường xuyên trao đổi thông tin và kịp thời thông báo cho nhau khi một bên sớm phát hiện hay nhận biết một sự đổi thay hoặc biến động trên thị trường là điều bắt buộc đối với cả hai bên đối tác cùng hợp tác sản xuất kinhdoanh. Nhiều tập đoàn lớn của Châu Âu thì cho rằng để có thể áp dụng ý tưởng tối ưu hoá và chuyên môn hoá một số công đoạn này trước hết các bộ phận của công ty cần có những bước chuẩn bị, rà soát và phân tích toàn bộ các công đoạn, mắt xích trong cả quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Trên cơ sở đó công ty sẽ xác định được công đoạn, mắt xích nào có sự trùng lặp, chưa hoàn hảo và đặc biệt nhất là chưa tương xứng với đầu tư hạ tầng, vốn và lao động mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Có thể nói đây là giai đoạn quan trọng nhất trong việc chuẩn bị tìm đối tác để hợp tác sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và đồng thời có thể tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính mà mình đang thật sự có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Thậm chí có trường hợp như hãng điện tử và điệnt haọi di động Vodaphone của Anh đã phải tìm đến các nhà tư vấn doanh nghiệp Bristish Consult và một số các chuyên gia phân tích mổ xẻ từng công đoạn, qui trình, mắt xích khác nhau của doanh nghiệp. Các tiêu chí chính mà nhiều doanh nghiệp châu Âu và Mỹ chọn phương án áp dụng là hiệu quả kinh tế, bảo đảm ổn định lâu dài, bảo đảm độc lập, không bị phụ thuộc vào đối tác trong kinh doanh và vẫn duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sau khi hợp tác với doanh nghiệp khác. Đối tác đảm nhận một phần việc của doanh nghiệp cũng được lựa chọn trên những tiêu chí đó. Thông thường các công đoạn chuẩn bị ban đầu như mua, vận chuyển, nhập kho, bảo quản các nguyên vật liệu, phụ kiện, hàng sơ chế, bán sản phẩm và các công đoạn cuối cùng như đóng gói, bảo quản và vận chuyển đến khách hàng là những công đoạn thường được các doanh nghiệp chuyển giao cho các đối tác chuyên về lĩnh vực này. Khi đã có quyết định về đề án hợp tác và tìm được đúng đối tác thì công việc cuối cùng là nhà doanh nghiệp phải cùng với đối tác ký kết một hợp đồng mang tính ổn định lâu dài về việc hợp tác sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong bản hợp đồng này không thể chỉ có những qui định về các trường hợp tranh chấp có thể xảy ramà cao hơn thế, bản hợp đồng phải có tác dụng như một cuốn sổ tay giúp cả hai bên đối tác kinh doanh bảo đảm hoạt động tốt trong phần việc của mình. Để bảo đảm hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn và nhất là bảo đảm sự hài lòng của khách hàng vốn đã có quan hệ lâu dài thì nhà doanh nghiệp phải cung cấp cho đối tác đảm nhận một số công đoạn sản xuất kinh doanh những thông tin cần thiết về quy trình, thói quen, nhu cầu, chu kỳ thời gian .của các nhà cung cấp nguyên vật liệu, phụ kiện đầu vào hay những khách hàng ký kết hợp đồng mua hàng của doanh nghiệp. Đặc biệt kể cả những thay đổi,nhu cầu đột xuất, biến động của thị trường nếu đã được doanh nghiệp nắm bắt và tập hợp kinh nghiệm thì cũng cần phải trao đổi và thông báo cho đối tác của doanh nghiệp. . Hợp tác trong kinh doanh . thành công cho doanh nghiệp Đối với nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất thì việc chủ động hợp tác với bên ngoài,. động mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Có thể nói đây là giai đoạn quan trọng nhất trong việc chuẩn bị tìm đối tác để hợp tác sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp

Ngày đăng: 17/10/2013, 10:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan