tiểu luận thất nghiệp và lạm phát.docx

37 2.5K 24
tiểu luận thất nghiệp và lạm phát.docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tiểu luận thất nghiệp và lạm phát

MỤC LỤC:TrangI. LẠM PHÁT 2 1. Khái niệm 2 2. Tỷ lệ lạm phát 43. Phân loại lạm phát 64. Nguyên nhân lạm phát 95. Tác động của lạm phát 116. Một số VD điển hình 14• TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM (TỪ 2002 ĐẾN 8/2010) 17II. THẤT NGHIỆP: 201. Khái niệm 202. Các dạng thất nghiệp 223. Ảnh hưởng của thất nghiệp 244. Thất nghiệp tự nhiên 27III. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT THẤT NGHIỆP : 301. Đường cong Phillips 30 2. Sự dịch chuyển của đường Phillips303. Mối quan hệ giữa LP-TN trong dài hạn32IV. BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢM LẠM PHÁT THẤT NGHIỆP: 331. Biện pháp giảm tỉ lệ lạm phát 332. Biện pháp giảm tỉ lệ thất nghiệp 35TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 1 2 I.LẠM PHÁT1. Khái niệmLạm phát là hiện tượng tiền giấy dư thừa so với nhu cầu cần thiết của lưu thông hàng hóa.Trong kinh tế học, lạm phát được biểu hiện qua sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế.Mức giá chung được hiểu là mức giá trung bình của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ được đo bằng chỉ số giá.Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu.Đo lường lạm phát: dùng các chỉ số giá, trong đó có 3 loại chỉ số giá thông dụng: Chỉ số giá hàng tiêu dùng CPI  Chỉ số giảm phát GDP Chỉ số giá sản xuất PPIa.Chỉ số giá hàng tiêu dùng CPI (consumer price index): Là chỉ tiêu đo lường biến động của mức giá trung bình của hàng hóa dịch vụ ở một thời điểm nào đó bằng bao nhieu phần trăm so với thời điểm gốc.Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá. Sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát.∑∑===niiiniiitqpqpCPI10010 Trong đó: pi1: giá sản phẩm i ở thời điểm hiện hành pi0: giá sản phẩm i ở thời điểm gốc qi0: khối lượng mặt hàng i được quy định tính trong chỉ số (ở thời điểm gốc.)Để xác định CPI, cục Thống kê phải: Cố định giỏ hàng: Lương thực, quần áo, chất đốt, đi lại, viễn thông . Xác định giá cả: Tìm giá của mỗi hàng hóa dịch vụ trong giỏ hàng tại mỗi thời điểm. Tính chi phí của giỏ hàng: sử dụng số liệu về giá cả để tính chi phí của giỏ hàng tại các thời điểm khác nhau. Chọn năm gốc tính chỉ số. Lấy chi phí của giỏ hàng năm t chia cho chi phí của giỏ hàng trong năm gốc, ta thu được CPI. 3 b.Chỉ số giảm phát GDP (D): Là chỉ tiêu đo lường biến động của mức giá trung bình của tất cả các hàng hóa dịch vụ mà một nền kinh tế sản xuất được ở thời điểm hiện hành so với thời điểm gốc∑∑===niitiniititqpqpD101%Trong đó:pit: giá sản phẩm i ở năm tpi0: giá sản phẩm i ở năm gốcqit: khối lượng sản phẩm i được sản xuất ở năm tKhác với Chỉ số giá tiêu dùng CPI, D được tính trên giỏ hàng hoá thay đổi do vậy nó phản ánh được sự thay thế giữa các hàng hoá, dịch vụ với nhau. Mặc dù vậy nó lại không phản ánh được sự giảm sút phúc lợi của người tiêu dùng trong trường hợp phải tiêu dùng ít hơn một loại hàng nào đó. Ví dụ: do sau dịch cúm gà, giá gà trở nên quá đắt so với giá thịt lợn nên người tiêu dùng sẽ mua ít thịt gà hơn mua nhiều thịt lợn hơn. Phúc lợi của người tiêu dùng đã giảm xuống do họ phải tiêu dùng thịt gà ít hơn nhưng D không phản ánh được điều này cho dù nó phản ánh được sự thay thế giữa thịt gà thịt lợn.CPI chỉ phản ánh mức giá của hàng tiêu dùng còn D phản ánh giá của cả hàng hoá do doanh nghiệp, chính phủ mua. Vì thế D được coi là phản ánh đúng hơn mức giá chung.D chỉ phản ánh mức giá của những hàng hoá sản xuất trong nước (vì GDP chỉ tính sản phẩm trong nước) còn CPI phản ánh mức giá của cả hàng hoá nhập khẩu. Ví dụ: khi giá một chiếc xe ô tô Toyota nhập khẩu tăng thì nó được phản ánh ở CPI nhưng không được phản ánh ở D.Tuy nhiên, trên thực tế, số liệu thống kê cho thấy sự khác biệt giữa CPI D không lớn.c.Chỉ số giá sản xuất PPI( Producer Price Index): Là chỉ tiêu đo lường biến động của mức giá trung bình của những hàng hóa dịch vụ bán sỉ, được dùng làm đầu vào cho sản xuất ở thời điểm hiện hành so với thời điểm gốc.Thông thường PPI phản ánh tốc độ thay đổi giá ba nhóm hàng hóa: lương thực thực phẩm, sản phẩm thuộc ngành chế tạo ngành khai khoángChỉ số này được tính theo giá bán buôn.Cách tính giống như chỉ số giá tiêu dùng∑∑===niiiniiitqpqpPPI100104 Chỉ số PPI thường được tính trong doanh nghiệp chứ không được dùng phổ biến.2.Tỷ lệ lạm phát : Là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt của giá cả ở một thời điểm nào đó so với thời điểm trước.Tỷ lệ lạm phát hàng năm được tính theo công thức:%100*11−=−ttCPICPITLLPHoặc:%100*1%%1−=−ttDDTLLPNếu tỷ lệ lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả".• Ưu, nhược điểm của hai cách tính trên: Cách 1 : có thể tính nhanh nhưng không chính xác vì chỉ dựa trên một giỏ hàng hóa đã chọn. Cách 2 : tính chính xác nhưng phải đợi hết năm mới có số liệu thống kê nên chậm.Việc tính toán tỷ lệ lạm phát nhằm xác định tình trạng nền kinh tế :Giảm phát là hiện tượng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Giảm phát, do đó, trái ngược với lạm phát. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm. Trong các tài liệu thống kê tình hình kinh tế chính thức, khi đề cập đến giảm phát, người ta vẫn đặt dấu âm kèm với con số ở mục tỷ lệ lạm phát. Giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn.5 Nguyên nhân chính của giảm phát là do tổng cầu giảm,Có thể dùng sơ đồ AD-AS để minh họa. Ban đầu tổng cầu tương ứng với đường AD. Điểm cân bằng của nền kinh tế là điểm E tại giao điểm của hai đường AD đường AS (đường tổng cung). Sau đó, tổng cầu giảm, đường AD dịch chuyển song song sang trái thành đường AD' cắt đường AS ở điểm E'. E' là điểm cân bằng mới của nền kinh tế so với điểm cân bằng cũ E, sản lượng mức giá chung đều giảm.Giảm lạm phát: là hiện tượng xảy ra khi tỷ lệ lạm phát của năm được xét thấp hơn tỷ lệ lạm phát của năm trước Tỉ lệ lạm phát là số dương. TLLP t < TLLP t-1.Thiểu phát : là hiện tượng xảy ra khi tỷ lệ lạm phát thực tế nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến làm sản lượng thực nhỏ hơn sản lượng dự kiến.Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Đây là một vấn nạn trong quản lý kinh tế vĩ mô. Ở Việt Nam, nhiều người thường nhầm lẫn thiểu phát với giảm phát.Không có tiêu chí chính xác tỷ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm một năm trở xuống thì được coi là thiểu phát. Một số tài liệu kinh tế học cho rằng tỷ lệ lạm phát ở mức 3-4 phần trăm một năm trở xuống được gọi là thiểu phát. Tuy nhiên, ở những nước mà cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung ương) rất không ưa lạm phát như Đức Nhật Bản, thì tỷ lệ lạm phát 3-4 phần trăm một năm được cho là hoàn toàn trung bình, chứ chưa phải thấp đến mức được coi là thiểu phát. Ở Việt Nam thời kỳ 2002-2003, tỷ lệ lạm phát ở mức 3-4 phần trăm một năm, nhưng nhiều nhà kinh tế học Việt Nam cho rằng đây là thiểu phát.Có những đặc trưng không phải con số tỷ lệ giúp xác định thiểu phát, đó là: Khi giá giảm liên tục tăng trưởng GDP ở mức âm, nền kinh tế mới rơi vào tình trạng thiểu phát. Ngân hàng thương mại gặp khó khăn khi cho vay, đồng thời họ lại đặt ra lãi suất huy động tiết kiệm thấp- một tình trạng được coi là thị trường tiền tệ trì trệ. Tỷ lệ lạm phát thấp khiến cho lãi suất thực tế trở nên cao, khiến các nhà đầu tư dè dặt đi vay ngân hàng. Ngân hàng ứ đọng tiền, nên giảm huy động tiết kiệm bằng cách hạ lãi suất huy động tiết kiệm. Sản xuất trở nên thiếu sôi động. Lạm phát thấp khiến cho tiền công thực tế cao hơn. Người lao động vì thế có thể giảm cung lao động tăng thơi gian nghỉ ngơi (xem thêm lý luận về đường cung lao động uốn ngược). Mặt khác, giá cả sản phẩm thấp làm giảm động lực sản xuất.Thiểu phát đôi khi được coi là tình trạng trước giảm phát (một tình trạng trái ngược với lạm phát nhưng vẫn nguy hiểm đối với nền kinh tế).6 Tình huống thiểu phát ở Việt NamNăm 2008 đánh dấu một năm lạm phát cao, song chỉ đến đầu quý 3, do các biện pháp kiềm chế lạm phát quá mức, bắt đầu có nỗi lo thiểu phát "Nhiều người lo ngại Việt Nam cũng đối mặt với nguy cơ tương tự, nhất là khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 giảm 0,19%. Đây là lần đầu tiên sau một năm rưỡi trở lại đây, CPI ở mức âm".3. Phân loại lạm phát:Có nhiều cách phân loại lạm phát. Khi căn cứ vào những tiêu thức khác nhau thông thường có hai cách phân loại sau:• Căn cứ vào khả năng dự đoán:a. Lạm phát dự đoán P e(expected): Là lạm phát diễn ra đúng như dự đoán.Lạm phát này không gây ra những tổn that lớn cho nến kinh tế vì dân chúng sẽ làm giảm thiệt hại của mình bằng hai cách: Thứ nhất: hoạch toán thêm tỷ lệ lạm phát (thường gọi là trượt giá) vào những chi tiêu có liên quan. i = ir + Pe Thứ hai: nếu lạm phát dự đoán xảy ra với tỷ lệ lạm phát cao, dân chúng sẽ tránh giữ tiền mà thay vào đó là vàng, ngoại tệ mạnh hay hàng hóa.Trong trường hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thì các thực thể tham gia vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn thất cho xã hội: Chi phí mòn giày : lạm phát giống như thứ thuế đánh vào người giữ tiền lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát nên lạm phát làm cho người ta giữ ít tiền hay làm giảm cầu tiền. Khi đó họ cần phải thường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn. Các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ "chi phí mòn giày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với không có lạm phát. Chi phí thực đơn : lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các DN sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm. Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: trong trường hợp do lạm phát DN này tăng giá (và đương nhiên phát sinh chi phí thực đơn) còn doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn phát sinh chi phí thực đơn thì giá cả của DN giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với DN tăng giá. Do nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả xét trên góc độ vi mô. Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý muốn của người làm luật do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởng của lạm phát. Ví dụ: trong trường hợp thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổi nhưng thu nhập danh nghĩa tăng do lạm phát thì cá nhân phải nộp thuế thu nhập trên cả phần chênh lệch giữa thu nhập danh nghĩa thu nhập thực tế.7  Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng để làm thước đo trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước này co giãn vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra các quyết định của mình.b. Lạm phát ngoài dự đoán P une (unexpected) Là phần tỷ lệ lạm phát vượt ra ngoài dự đoán của mọi người.Khi đó:P = P e + P uneLoại lạm phát này gây ra sự phân phối lại của cải trong dân chúng (giũa người đi vay người cho vay, giũa người trả lương va người hưởng lương…)Ví du: Cho vay với lãi suất là 15%. Nhưng TLLP là 20%. Vậy, người cho vay đã bị thiệt hại:Lãi suất thực= Lãi suất danh nghĩa - TLLP- 5% = 15% - 20% Lúc này, người đi vay được lợi. Lập luận tương tự với người trả lương (DN) người nhận lương (công nhân). Lạm phát không dự kiến được là loại lạm phát gây ra nhiều tổn thất nhất vì nó phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán. Các hợp đồng, cam kết tín dụng thường được lập trên lãi suất danh nghĩa khi lạm phát cao hơn dự kiến người đi vay được hưởng lợi còn người cho vay bị thiệt hại, khi lạm phát thấp hơn dự kiến người cho vay sẽ được lợi còn người đi vay chịu thiệt hại. Lạm phát không dự kiến thường ở mức cao hoặc siêu lạm phát nên tác động của nó rất lớn.Các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về quy mô của các tác động tiêu cực của lạm phát, thậm chí nhiều nhà kinh tế cho rằng tổn thất do lạm phát gây ra là không đáng kể điều này được coi là đúng khi tỷ lệ lạm phát ổn định ở mức vừa phải. Khi lạm phát biến động mạnh, tác động xã hội của nó thông qua việc phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán rõ ràng là rất lớn do vậy chính phủ của tất cả các nước đều tìm cách chống lại loại lạm phát này.• Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát:a.Lạm phát vừa phải: là loại lạm phát 1 con số (tỷ lệ lạm phát dưới 10%/ năm. Loại lạm phát này được xem là là tích cực cần thiết vì nó có khả năng tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế.Nguyên nhân: do sức ỳ, do sự kỳ vọng.Sức ỳ của nền kinh tế là hiện tượng khi giá cả tăng lên vào dịp lễ, Tết, sau đó giảm , nhưng không giảm về đúng mức trước khi tăng giá, luôn tăng lên một chút, gây ra lạm phát với tỉ lệ thấp.Do sự kỳ vọng, sẽ điều chỉnh các chỉ tiêu danh nghĩa.Tác động: tương đối ổn định, có thể ký các hợp đồng với các điều kiện danh nghĩa8 b. Lạm phát phi mã: Là loại lạm phát 2 hay 3 con số (tỷ lệ lạm phát từ 10% đến dưới 1000%/ năm). Việt Nam hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cải cách.Nguyên nhân : do biến động về phía tổng cung hay tổng cầu .Tác động: Nhìn chung lạm phát phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền sẽ bị mất giá nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày, làm giảm đầu tư. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn tích lũy của cải.c. Siêu lạm phát: Là loại lạm phát trên 4 con số (tỷ lệ lạm phát từ 10% đến dưới 1000%/ năm). Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát. Một định nghĩa cổ điển về siêu lạm phát do nhà kinh tế ngưười Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31 ngày thì giá cả lại tăng gấp đôi). Theo định nghĩa này thì cho đến nay thế giới mới trải qua 15 cuộc siêu lạm phát. Nguyên nhân : Có một số điều kiện cơ bản gây ra siêu lạm phát. Thứ nhất, các hiện tượng này chỉ xuất hiện trong các hệ thống sử dụng tiền pháp định. Thứ hai, nhiều cuộc siêu lạm phát có xu hướng xuất hiện trong thời gian sau chiến tranh, nội chiến hoặc cách mạng, do sự căng thẳng về ngân sách chính phủ. Vào thập niên 1980, các cú sốc bên ngoài cuộc khủng hoảng nợ của Thế giới thứ ba đã đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra siêu lạm phát ở một số nước Mỹ La-tinh.Theo Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế 29, có bốn tiêu chí để xác định siêu lạm phát, đó là: (1) người dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền (2)giá cả hàng hóa trong nước không còn tính bằng nội tệ nữa bằng một ngoại tệ ổn định (3) các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất ngắn. (4) lãi suất, tiền công giá cả được gắn với chỉ số giá tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới 100 phần trăm.Một trường hợp được ghi nhận chi tiết về siêu lạm phát là nước Đức sau Thế chiến thứ nhất Từ tháng 1 năm 1922 đến tháng 11 năm 1923, chỉ số giá đã tăng từ 1 lên 10.000.000.000. Cuộc siêu lạm phát ở Đức có tác động tiêu cực tới nền kinh tế Đức đến mức nó thường được coi là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh chủ nghĩa Đức quốc xã Thế chiến thứ haiTác động: phá hủy tòan bộ hệ thống tài chính, tiền tệ của quốc gia, hay nền kinh tế đó.4. Nguyên nhân lạm phátTheo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại thì lạm phát là một căn bệnh kinh niên của mọi nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Nó không có bản chất giai cấp mà chỉ có bản chất kinh tế. Nó có tính thường trực, nếu không thường xuyên kiểm soát, không có những 9 giải pháp chống lạm phát thường trực, đồng bộ hữu hiệu thì lạm phát có thể xảy ra ở bất cứ nền kinh tế hàng hoá nào với bất kỳ chế độ xã hội nào. Biểu hiện của lạm phát là: khi mức chung của giá cả hàng hoá chi phí sản xuất đồng thời tăng lên một cách phổ biến trong một khoảng thời gian đủ dài để nhận rõ xu hướng này. Nguyên nhân của lạm phát bao gồm:a. Do sức ỳ của nền kinh tế:Giá cả tăng đều với 1 tỉ lệ nhất định trong thời gian dài, nền kinh tế không có những thay đổi lớn nào về cung cầu hàng hóa, người ta đi đến trông chờ vào tỉ lệ đó, nó sẽ được hoạch toán vào tất cả các hợp đồng của nền kinh tế. Đó chính là sức ỳ của nền kinh tế, tạo ra lạm phát ỳ. Đây là lạm phát dự đoán, còn được gọi là lạm phát do quán tính.Ví dụ cụ thể của hiện tượng lạm phát do quán tính là khi nền kinh tế bị lạm phát cao, mọi người có xu hướng chỉ giữ lại một lượng tiền mặt tối thiểu để chi tiêu hằng ngày, họ đem tiền đổi lấy các đồng tiền mạnh khác, vàng hay các loại hàng hoá để tích trữ giá trị, làm tăng lượng tiền lưu thông trên thị trường, càng làm đồng tiền mất giá tăng lạm phát.b. Do cầu kéo:Khi tổng cầu tăng, dẫn đến mức giá chung của hàng hóa tăng, gọi là lạm phát do cầu kéo. Lạm phát này do 2 yếu tố: Sự gia tăng cung tiền của Ngân hàng Trung ương. Sự gia tăng chi tiêu của chính phủ.Đây là lạm phát không dự đoán được, nên thường đưa nền kinh tế vào vòng xoáy nguy hiểm, nhất là khi sản lượng đã đạt hoặc vượt mức sản lượng tiềm năng: mất cân đối về cung - cầu hàng hoá dịch vụ mà trong đó cầu có khả năng thanh toán lớn hơn so với cung hàng hoá hoặc tốc độ gia tăng tổng phương tiện thanh toán lớn hơn tốc độ gia tăng của sản xuất Trên thị trường, hàng hoá khan hiếm tương đối so với tiền do đồng thời cả hai nhóm nguyên nhân hàng tiền; nền sản xuất lạc hậu, kém phát triển, năng suất lao động thấp, năng lực sản xuất đã hầu như đạt tới giá trị sản lượng tiềm năng trong điều kiện trình độ hiện tại nhưng tiền vẫn được bơm ra quá sức hấp thụ thông qua các van; chi ngân sách quá lớn so với nguồn thu, mở quá rộng biên độ của hạn mức tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc quá nhỏ, lãi suất tái cấp vốn quá thấp, hệ thống thị trường vốn vừa thiếu, vừa không hoàn hảo trong khi ngoại tệ tràn vào nhiều càng tạo thành những "hợp lực" kích cầu lên cao hơn so với cung . Khoa học mô tả tình trạng lạm phát này là “quá nhiều tiền đuổi theo quá ít hàng hoá”.c. Do chi phí đẩy:10 [...]... được tính vào lực lượng lao động vì thế cũng không giải thích cho các số liệu về thất nghiệp Vì thế tình trạng thất nghiệp thực tế có thể còn tồi tệ hơn là số liệu được mô tả bằng các số liệu thất nghiệp chính thức Tỷ lệ thất nghiệp là số công nhân thất nghiệp chia cho tổng số lao động dân sự, mà bao gồm cả người thất nghiệp những người có công ăn việc làm (tất cả những người sẵn sàng có khả... nản, thất bại từ chối rằng đang thất nghiệp có thể tạo ra có hậu quả thực sự xã hội Các nghiên cứu đã liên tục liên kết với tội phạm gia tăng thất nghiệp tỷ lệ tự sát suy giảm sức khỏe Theo sơ đồ tiền lương được ban đầu quá cao vì vậy tỷ lệ thất nghiệp của các kết quả ab (cung cấp lớn hơn nhu cầu) Để thoát khỏi tình trạng thất nghiệp này rõ ràng mức lương thị trường sẽ giảm Phía cung thất. .. tiên sẽ có thất nghiệp vì tiền lương chưa kịp điều chỉnh theo mức sản lượng cân bằng mới Nhưng trong dài hạn tiền lương sẽ giảm đến mức thất nghiệp tự nhiên lức đó thất nghiệp do thiếu cầu mới bị triệt tiêu IV BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢM LẠM PHÁT THẤT NGHIỆP: 1.Các biện pháp để ổn định lạm phát: Trong trường hợp có lạm phát xảy ra, Nhà nước thường áp dụng các giải pháp sau: Chính sách nhằm vào cung (lạm phát... chất lượng cao tạo ra mục tiêu để công nhân tăng năng suất lao động(ai cũng muốn làm một công việc có lương cao sẽ cố gắng làm việc để giữ công việc đó) Điều này làm tăng khoảng cách giữa cung cầu lao động làm tăng tỷ lệ TNTN III MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT THẤT NGHIỆP: 1 Đường cong Phillips : 29 Biểu thị quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp tỷ lệ lạm phát hoặc giữa tỷ lệ thất nghiệp tốc độ tăng... giảm sản lượng, sa thải công nhân (thất nghiệp chu kỳ ) Lương  Chủ nghĩa Mác giải thích thất nghiệp thực tế là giúp duy trì lợi nhuận doanh nghiệp chủ nghĩa tư bản LD Thất nghiệp  Trong ngắn hạn, thất nghiệp lạm phát đúng là có sự chuyển dịch ngược chiều a b nhau, do hai yếu tố này bị tăng trưởng kinh tế tác động theo hai hướng khác nhau W1 Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi hoặc tăng... tăng thất nghiệp do suy thoái kinh tế có thể gây ra tỷ lệ tự nhiên của tình trạng thất nghiệp gia tăng Điều này là bởi vì khi người lao động bị thất nghiệp trong một khoảng thời gian họ trở nên mất kỹ năng hứng thú ít có khả năng kiếm được việc làm mới Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên gây ra bởi các yếu tố bên cung cấp Vì vậy ngay cả khi nền kinh tế vĩ mô là hữu dụng vẫn còn có thể được thất nghiệp, thất. .. những công nhân này không thể đảm nhận được công việc đó Thất nghiệp cơ cấu giống như trò chơi xếp ghế cho buổi hòa nhạc, đã có đủ ghế cho mọi người nhưng 1 số ghế quá nhỏ không thể ngồi được c Thất nghiệp chu kỳ: 23 Thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp theo lý thuyết Keynes) là loại thất nghiệp được tạo ra trong tình trạng nền kinh tế suy thoái Thất nghiệp chu kỳ giống như trò chơi xếp ghế với số chiếc ghế... thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Theo Samuelson, đường cong Phillips chỉ có giá trị trong thời gian trước mắt 31 Ngoài ra, Friedman Phelps cũng đã đưa ra các kết luận của mình dựa trên nguyên lý cổ điển của kinh tế học vĩ mô Theo đó, họ kết luận rằng không có lý do gì để nghĩ rằng tỷ lệ lạm phát gắn với thất nghiệp trong dài hạn 3 Mối quan hệ giữa lạm phát thất nghiệp trong dài hạn như... sàng có khả năng làm việc cho thanh toán) Tỷ lệ thất nghiệp = Số người thất nghiệp Lực lượng lao động Trong thực tế, đo lường số lượng công nhân thất nghiệp tìm kiếm công việc thực sự là rất khó khăn Có nhiều phương pháp khác nhau để đo lường số lượng công nhân thất nghiệp c Nguyên nhân thất nghiệp: Các học thuyết kinh tế giải thích tình trạng thất nghiệp theo nhiều các khác nhau:  Keneys nhấn mạnh... kinh tế của thất nghiệp  Tổn thất thu nhập cho người thất nghiệp  Những người đang thất nghiệp sẽ khó khăn hơn để có được công việc trong tương lai (điều này được gọi là hiệu ứng trễ) 25  Căng thẳng các vấn đề y tế bị thất nghiệp  thu nhập sẽ giảm bởi vì có ít người nộp thuế thu nhập thuế GTGT Ngoài ra các chính phủ sẽ phải chi tiêu nhiều hơn về trợ cấp thất nghiệp Ví dụ: Robet Davis đã viết . chống lại loại lạm phát này.• Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát: a .Lạm phát vừa phải: là loại lạm phát 1 con số (tỷ lệ lạm phát dưới 10%/ năm. Loại lạm phát này được. kết luận rằng không có mối quan hệ trực tiếp giữa lạm phát và mức sản lượng vì sẽ có trường hợp lạm phát cao, sản lượng cao (lạm phát do cầu kéo) và lạm phát

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan