SANG KIEN KN VẬT LÝ 9

22 192 0
SANG KIEN KN VẬT LÝ 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỊNH HƯỚNG VỀ MỘT TIẾT HỌC CÓ NỘI DUNG BÀI TẬP, TỔNG KẾT VÀ ÔN TẬP Người viết đề tài : A - ĐẶT VẤN ĐỀ Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy, từ chương trình cũ đến chương trình mới, qua những buổi sinh hoạt chuyên môn, qua những lần trao đổi với các đồng nghiệp hoặc qua những tiết dự giờ, thăm lớp, cá nhân tôi nhận thấy việc đònh hướng về một tiết học có nội dung là bài tập, tổng kết và ôn tập ở nhiều giáo viên còn nhiều lúng túng. Nhiều thầy cô, nhất là những người mới ra trường chưa tìm ra mục tiêu của bài học, hoặc đã xác đònh được nội dung nhưng phương pháp lại chưa phù hợp, chưa đặt trưng bộ môn … dẫn đến hiệu quả của bài học không cao. Học sinh ngại học giờ bài tập, tổng kết và ôn tập. Trên thực tế nhiều thầy cô "rất ngại" thao giảng hoặc dạy mẫu vào những bài có nội dung như trên. Chính vì do đó mà bản thân tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng tài liệu, sách giáo khoa, sách hướng dẫn và học hỏi những thầy cô đi trước. Tôi mạnh dạn trao đổi bàn bạc với anh chò em trong tổ, trong trường để rút ra bài học cho bản thân trong quá trình công tác và giảng dạy. Cụ thể là những tiết dạy có yêu cầu như trên. 1 Hôm nay đây, tôi xin mạnh dạn được trình bày quan điểm đònh hướng của mình về một tiết học có nội dung là bài tập, tổng kết và ôn tập để các đồng nghiệp tham khảo, nghiên cứu. Nếu có thể thì vận dụng vào quá trình giảng dạy của mình để chất lượng bộ môn ngày càng được nâng cao, cũng như các tiết dạy bài tập, tổng kết và ôn tập ngày càng hiệu quả và chất lượng hơn. B - NỘI DUNG I. TIẾT HỌC CÓ NỘI DUNG BÀI TẬP : 1. Xác đònh mục tiêu - nội dung tiết học : Thông thường sau mỗi bài học về thuyết có thể là 1 tiết, 2 hoặc 3 tiết thì kế tiếp là 1 tiết bài tập. Chính vì thế tiết bài tập chỉ mang nội dung vận dụng thuyết của một vấn đề đã được học trước, để rồi qua tiết bài tập đó học sinh khắc sâu được kiến thức đã học, vận dụng thuyết vào giải bài tập, vào cuộc sống thực tế, rèn luyện khả năng tính toán, tư duy phán đoán và tính chủ động trong học tập. 2. Phương pháp tiến hành : Tùy theo mỗi nội dung tiết bài tập mà người giáo viên xác đònh phương pháp tiến hành cho phù hợp. Thông thường trong những tiết bài tập thì những bài đầu mang tính thuyết (đònh tính) nhắc lại nội dung những phần thuyết vừa học xong để 2 phục vụ cho phần bài tập hôm nay. Chính vì thế ta không cần thiết phải hệ thống hóa kiến thức đã học mà chỉ cần nhắc lại những ý chính, những nội dung cụ thể để vận dụng giải bài tập phần này mà thôi. Việc làm này nên để học sinh trình bày thông qua những câu hỏi đònh hướng gợi mở của giáo viên. a) Dạng bài tập đònh tính : Với những dạng bài tập này không nên yêu cầu học sinh lên trình bày bảng, mà chỉ cần yêu cầu học sinh đứng tại chỗ `trả lời nội dung bài tập (giáo viên không nhắc lại nội dung bài tập mà chỉ sử dụng khẩu lệnh : bài 1, bài 2… trang … hoặc các câu hỏi dạng C1, C2, C3… ) - Sau mỗi nội dung học sinh trả lời thì giáo viên sẽ yêu cầu 1 đến 2 học sinh khác dưới lớp nhận xét và cho ý kiến của mình. Mục đích của việc làm này là thu hút các học sinh khác cùng làm việc, làm việc mang tính tập thể. Sau cùng người giáo viên nhận xét đánh giá và cho điểm công khai trước lớp. - Với những bài mà nội dung có trong các bài học trước (đònh luật, đònh lý, tính chất, khái niệm v.v… ) thì giáo viên nên gọi những học sinh yếu kém hoặc trung bình để tạo điều kiện cho những em này hoạt động, làm quen và gắn mình vào bài học (tránh tình trạng những học sinh yếu kém hay tự xem mình là người thừa trong lớp). Với những em học sinh yếu kém thì sau khi lên bảng làm 3 được 1 bài tập hoặc trả lời được 1 câu hỏi, 1 nội dung nào đó mặc dù có thể là dễ so với các bạn khác nhưng đối với mình thì đó là một thành công, một sự phấn đấu nổ lực, nên giáo viên cần quan tâm tới những đối tượng này. Giáo viên nên có những lời động viên, một ưu ái riêng thông qua lựa chọn những câu hỏi hoặc bài tập, để tạo điều kiện cho các em không mặc cảm bản thân, không sợ bộ môn hoặc tiết học làm bài tập. - Với những học sinh khá, giỏi, thì người giáo viên cần giành cho những nội dung phù hợp với khả năng của các em. Sau mỗi bài tập, mỗi câu hỏi thì giáo viên nên chuẩn bò sẵn những câu hỏi phụ mang tính nâng cao, mở rộng hoặc vận dụng thực tế để phát huy hết khả năng vốn có của học sinh khá, giỏi. b) Dạng bài tập đònh lượng : Với dạng bài tập này, người giáo viên nên yêu cầu học sinh lên bảng sửa bài. Chỉ nên gọi 1 em với mỗi bài để tránh bò phân tán suy nghó của những học sinh còn lại và tập trung các em theo đuổi một nội dung là bài tập mà bạn đang tiến hành trên bảng. Trong thời gian học sinh đang làm bài thì giáo viên cần kiểm tra nhanh vở bài tập của học sinh đó. Sửa chữa những sai sót nếu có rồi nhận xét, đánh giá, kết hợp với kết quả bài làm trên bảng rồi mới cho điểm. Nếu còn thời gian thì giáo viên có thể kiểm tra nhanh một vài vở bài tập của học 4 sinh khác dưới lớp, cho ý kiến về các cách làm bài. Sau khi học sinh trên bảng làm xong thì yêu cầu những học sinh dưới lớp cho nhận xét. Có thể gọi 1, 2 hoặc 3 em trả lời. Nếu những ý kiến nào hợp lý, kết hợp với kiểm tra nhanh vở bài tập thì giáo viên nên cho điểm để động viên kòp thời, ghi nhận kết quả xứng đáng. - Với những bài toán khó (dạng mở rộng, nâng cao) thì nên yêu cầu học sinh khá đọc đề và tóm tắt (giáo viên làm thư ký trên bảng). Giáo viên có thể gợi ý tóm tắt nếu bài toán khó thật sự. Sau khi đã tóm tắt xong, trên tinh thần xung phong, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày cách làm bài tập này dưới dạng tổng quát. Nếu thấy hợp thì yêu cầu một học sinh khác trình bày lại. Còn nếu thấy hướng đi này dài, có chỗ chưa hợp thì sau khi học sinh đó trình bày, giáo viên cần thảo luận không những với học sinh đó mà phải với tập thể lớp, để tạo điều kiện cho những học sinh khác bổ sung, tham gia cùng giải bài (giáo viên chỉ thảo luận phần chưa hợp và không nên sửa chữa ngay bằng phương pháp của mình). Tới khi tất cả đã chọn được hướng giải quyết thì giáo viên mới cần thiết bổ sung nếu có. Sau đó yêu cầu một học sinh (trên tinh thần tự nguyện) lên bảng trình bày cụ thể cách làm bài tập trên, trên hướng đi đã thống nhất. Sau cùng yêu cầu một học sinh khác nhận xét phần trình bày của bạn trên bảng. Rồi giáo viên đánh giá và cho điểm công 5 khai những học sinh đã tham gia giải bài tập này (không nhất thiết là một bạn trên bảng). - Đối với những bài tập khó mà học sinh chưa tìm được hướng giải quyết, thì giáo viên cần đặt ra những câu hỏi về phần kiến thức có liên quan. Với những nội dung gợi mở mà học sinh trả lời được, giáo viên cần ghi lược lại trên một góc bảng, để rồi kết hợp với tóm tắt đề ra, học sinh có thể tìm thấy mối liên quan giữa các đại lượng, các yếu tố, rồi từ đó đònh ra cách giải cụ thể. Phương án cuối cùng là giáo viên mới đưa ra phương pháp giải của mình, nhưng phải dưới dạng tổng quát để học sinh cụ thể hóa bài làm. * Chú ý : - Sau mỗi tiết bài tập người giáo viên cần tổng hợp các dạng để học sinh đònh hướng cách giải các dạng bài tập đó, lấy đó làm kinh nghiệm cho các tiết học tiếp theo. - Trong mỗi tiết bài tập, huy động được càng nhiều học sinh tham gia hoạt động càng tốt và không nên hạn chế việc cho điểm đối với học sinh trong những giờ bài tập này. - Khi cho điểm thì nhất thiết giáo viên phải kết hợp với nội dung chấm vở bài tập hoặc bài học, có sửa sai nếu có. Có nhận xét vào vở của học sinh và ghi điểm để nhằm thể hiện sự quan tâm của giáo viên bộ môn, để học sinh được thấy kết quả học tập của mình và có trách nhiệm với môn học. Thấy được nghóa vụ và quyền lợi của một 6 người học sinh, nhằm phát huy tính tự giác, ý thức học tập để ngày càng say mê bộ môn hơn. II. TIẾT HỌC CÓ NỘI DUNG TỔNG KẾT : 1. Xác đònh mục tiêu - nội dung : Thông thường, một tiết tổng kết là nhằm củng cố, ôn lại và vận dụng một mảng kiến thức tương đối rộng (ở cấp độ một chương). Do đó, thường thì sau nhiều tiết học thuyết, nhiều tiết bài tập mới có 1 tiết tổng kết, cho nên người giáo viên phải biết tổng hợp toàn bộ phần kiến thức mà tiết tổng kết có liên quan. Phải đònh được các dạng kiến thức và những kiến thức nằm ở những bài tập nào, câu hỏi nào… Tốt nhất người giáo viên cũng nên phân ra làm 2 dạng bài tập : đònh tính và đònh lượng. 2. Phương pháp tiến hành : a. Với những tiết tổng kết có sẵn trong SGK : Người giáo viên chỉ việc phân biệt dạng đònh tính, đònh lượng rồi đưa phần đònh tính lên trước với thời lượng sao cho phù hợp. Chú ý trong phần này giáo viên phải hệ thống cho được những kiến thức có liên quan trong tiết tổng kết (có thể bổ sung một số câu hỏi phụ để đáp ứng cho được mục tiêu này). Trình tự tiến hành phần này tương tự như tiến hành phần đònh tính của tiết bài tập, nhưng phong phú và đa dạng hơn. 7 - Với phần đònh lượng, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ để tiến hành từng dạng bài tập sao cho từ những bài tập dễ, đơn giản đến những bài tập khó, phức tạp và mang tính tổng quát (không nhất thiết phải làm hết toàn bộ bài tập trong SGK). Tuỳ vào khả năng của học sinh mà giáo viên can thiệp nhiều hay ít (quá trình tiến hành nội dung này tương tự như phần đònh lượng của 1 tiết bài tập). b) Với những tiết tổng kết không có sẵn trong sách giáo khoa : Lúc này người giáo viên phải xác đònh rõ nhiệm vụ của tiết học này, để từ đó soạn ra các dạng bài tập, hệ thống câu hỏi cho hợp (cũng nên chia làm 2 dạng đònh tính và đònh lượng). Vì không có sẵn trong SGK nên giáo viên phải chuẩn bò thật kỹ, sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, sách tham khảo, để hình thành những nội dung cho phù hợp. * Dù tiết tổng kết có trong SGK hay không có trong SGK thì một tiết học đều phải lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên làm người đònh hướng, gợi mở bổ sung những thiếu sót của học sinh mà thôi. Không nên áp đặt, không nên yêu cầu học sinh một cách cứng nhắc. Chỉ nên sử dụng những câu hỏi gợi mở, để tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo trong mỗi bài học. * Cuối mỗi tiết tổng kết, giáo viên nên tổng hợp lại toàn bộ kiến thức có liên quan ở phần 8 này, rồi ra bài tập vận dụng về nhà để các em có thời gian ôn lại kiến thức đã được học và vận dụng giải bài tập. III. TIẾT HỌC CÓ NỘI DUNG ÔN TẬP : 1. Xác đònh mục tiêu và nội dung bài học : Vì tiết ôn tập chỉ có sau mỗi chương hoặc sau một học kỳ, một năm học, nên nội dung của tiết học này rất rộng và phong phú. Do đó người giáo viên phải chuẩn bò thật kỹ, xác đònh nội dung kiến thức và phải biết tiến hành từng bước, từng phần sao cho hợp lý. Phù hợp với kiến thức cần ôn, với trình độ của học sinh mà chỉ gói gọn trong 1 hoặc 2 tiết học. 2. Phương pháp tiến hành : (Ta cũng nên chia làm 2 phần đònh tính và đònh lượng. Tùy vào khối lớp mà phân bố thời gian cho hợp lý) a) Phần đònh tính. Với phần này người giáo viên phải chuẩn bò sẵn kiến thức, hệ thống câu hỏi, bài tập (nếu SGK không có sẵn tiết ôn tập). Nên sử dụng bảng phụ để thiết lập sẵn hệ thống câu hỏi, bài tập ứng dụng, trắc nghiệm. Giải quyết nhanh nhiều nội dung trong thời gian ngắn. Lúc này giáo viên cần sử dụng phương pháp đàm thoại hoặc trắc nghiệm 9 trực quan. Không nên yêu cầu nhiều em lên bảng, để tránh không làm chủ được thời gian. b) Phần đònh lượng. Với phần này, chủ yếu người giáo viên đònh dạng kiến thức thông qua những bài tập đặc trưng. Ở đây không nhất thiết giải cụ thể các bài tập nếu thấy không thật cần thiết. Vì vậy người giáo viên chỉ cần cùng học sinh cả lớp xây dựng phương pháp giải, đònh hướng sơ lược, gợi ý để học sinh về nhà làm tiếp. Chú ý phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua các phương pháp giải bài tập. * Cũng nên nhận xét đánh giá và cho điểm những học sinh tham gia tích cực, tham gia có hiệu quả trong những tiết học như thế này. IV. ÁP DỤNG MINH HỌA. 1. Tiết học có nội dung bài tập. Tiết 29 : Bài tập (Sách giáo khoa Vật lớp 9). a) Xác đònh mục đích - yêu cầu : Theo phân phối chương trình thì trước đó là : 10 [...]... liệu bò đốt cháy : Q = q.m Tiết 31 - Bài 27 : Cho biết cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác - Đònh luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng : Năng lượng không tự sinh ra và không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác Tiết 32 - Bài 28 : Cho biết động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng... Tiết 28 - Bài 24 : Cho biết nhiệt lượng của vật thu vào để nóng lên phụ thuộc khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật Công thức : Q = m.c t - Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C 14 Tiết 29 - Bài 25 : Cho biết khi có hai vật chuyền nhiệt cho nhau thì tuân theo: Nguyên truyền nhiêt Phương trình cân bằng nhiệt... các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh 13 Tiết 24 - bài 21 : Cho biết - Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử tạo nên vật - Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách : Thực hiện công hoặc truyền nhiệt - Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hoặc mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt... Tiết 26 : Ôn tập Vật lớp 7 (Tiết này không có sẵn trong SGK) a) Xác đònh mục đích nội dung : Trước đó trong chương trình có các bài : - Bài 19 : Sự nhiễm điện do cọ xát Cho biết có thể nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát và khả năng của những vật bò nhiễm điện - Bài 20 : Hai loại điện tích Cho ta biết có 2 loại điện tích dương (+) và âm (-) Cấu tạo của nguyên tử và như thế nào là vật nhiễm điện âm,... mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt thì gọi là nhiệt lượng (Q) Đơn vò của nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun (J) Tiết 25 - Bài 22 : Cho biết nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt - Chất rắn dẫn nhiệt tốt, chất lỏng va øchất khí dẫn nhiệt kém Tiết 26 - Bài 23 : Cho biết đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc... tìm, tìm bằng cách nào Yêu cầu cả lớp về nhà tự trình bày 2 Tiết học có nội dung tổng kết Tiết 33 - Bài 29 Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II : Nhiệt học (Sách vật lớp 8 - chương trình thay sách) a, Xác đònh mục đích nội dung : Trong chương này gồm có các bài và nội dung như sau: Tiết 22 - Bài 19 : Cho biết các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử Giữa các nguyên tử,... bày phương án của nhóm mình Các nhóm khác được quyền bổ sung hoặc cho nhận xét Nếu câu trả lời nào chưa thật hợp thì giáo viên tham gia giải quyết rồi kết luận III/ Bài tập : (như sách giáo khoa) Yêu cầu một học sinh lên bảng tóm tắt bài toán Một bạn khác trình bày hướng giải Nếu thấy hợp giáo viên nhắc lại để cả lớp cùng rõ rồi mời một học sinh khác lên bảng thực hiện Còn dưới lớp tiến hành làm... dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh b, Tiến hành: Sau khi đã xác đònh được mục tiêu, nội dung bài học thì ta nên chuẩn bò hệ thống câu hỏi cho phù hợp, trình tự logic và phải kết hợp được khoảng 2 đến 3 bài tập đònh hướng Có thể chuẩn bò câu hỏi như sau : Câu 1 : Nêu khả năng của vật bò nhiễm điện,lấy ví dụ Câu 2 : Nêu các hạt mang điện trong nguyên tử, vò... các hình vẽ sau a) b) c) d) 19 Một em lên làm bài, một em khác nhận xét Giáo viên đặt câu hỏi còn trường hợp nào xảy ra nữa không ? Bài tập 3 : Nối các cụm từ cho thích hợp : Dòng điện tương tự Bóng đèn bút thử điện sáng Tác dụng từ Bàn ủi Cả hai loại Điện dương Hạt nhân mang Điện âm Tác dụng nhiệt Co giật Electron Dòng nước Tác dụng hóa học Nam châm điện Tác dụng sinh Mạ điện Tác dụng phát sáng... thuộc giữa điện trở với chiều dài tiết diện và bản chất của dây dẫn - Bài 6 và bài 7 : Gọi học sinh lên bảng làm bài (Trình tự như phần giải bài tập đònh lượng) b2 Xét bài tập tiết 27 : Từ bài 1  bài 4/ 59 : Giáo viên nên cùng với học sinh phân tích những yếu tố đã cho, đi tìm các yếu tố còn lại bằng phương pháp nào? Sử dụng công thức nào ? - Bài 1 : Biết R, ρ và S, tìm l bằng công thức : l = RS/ρ (không . Bài 22 : Cho biết nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. - Chất rắn dẫn nhiệt. ÁP DỤNG MINH HỌA. 1. Tiết học có nội dung bài tập. Tiết 29 : Bài tập (Sách giáo khoa Vật lý lớp 9) . a) Xác đònh mục đích - yêu cầu : Theo phân phối chương

Ngày đăng: 16/10/2013, 22:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan