BAO CAO TONG KET CHUYEN MON 09-10

8 1.9K 9
BAO CAO TONG KET CHUYEN MON 09-10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2009-2010 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM PHẦN 1: NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN: Căn cứ công văn hướng dẫn xây dựng thực hiện kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 -2010 của phòng Giáo dục Cam Lộ. Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 -2010, điều kiên, thực tế nhà trường và địa phương, trường Tiểu học Lê Văn Tám đã thực hiện kế hoạch chuyên môn năm học 2009 -2010 cụ thể như sau: I. Thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm: 1. Tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung; không vi phạm đạo đức nhà giáo; thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; và đặc biệt là thực hiện tốt chủ đề năm học là “Nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới công tác quản lý” và “Tiếp tục triển khai phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: 2. Xiết chặt kỉ cương, nề nếp chuyên môn trong nhà trường, tăng cường việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ, chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức đối với đội ngũ giáo viên. 3.Đã thực hiện nghiêm túc và có kết quả việc đổi mới P 2 DH. 4. Đã đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng toàn diện và chất lượng mũi nhọn. 5. Đã củng cố vững chắc kết quả PCGDTH đúng độ tuổi. 6. Đã đổi mới công tác kiểm tra đánh giá. 7. Tổ chức có hiệu quả các hoạt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009-2010 (các giải pháp, các việc đã làm, những tồn tại nguyên nhân chủ yếu): 1.Thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành: 1.1 Kết quả triển khai thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với cuộc vận động " Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo": - Dựa vào kế hoạch của nhà trường các giáo viên xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, học tập; hàng tháng báo cáo các nội dung học tập, liên hệ với công việc. - Mỗi thầy giáo, cô giáo tự lựa chọn những việc làm cụ thể, thiết thực thực hiện cuộc vận động. Tập trung xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; tập thể đoàn kết; triển khai quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về chuẩn đạo đức nhà giáo, qui tắc ứng xử của nhà giáo. Có thể khẳng định: Cuộc vận động đã tác động tích cực, toàn diện đến việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực của đội ngũ giáo viên, tận tuỵ, trách nhiệm và đóng góp thực sự có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển GD&ĐT trên địa bàn xã nhà. + Kết quả: - Trường không có giáo viên nào vi phạm đạo đức nhà giáo. Nhiều giáo viên đã vận dụng việc học tập để điều chỉnh công việc hàng tháng để nâng cao hiệu quả công việc. - Trường đã tổ chức thành công các hội thi Sân chơi trí tuệ, thi “Chúng em hát dân ca”, thi Rung chuông vàng, + Những tồn tại: - Một số giáo viên chưa xác định được những nội dung cụ thể cần phấn đấu học tập trong tháng, lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân. - Một bộ phận giáo viên chưa năng động sáng tạo, gương mẫu trong việc thực hiện các nhiệm vụ năm học từ đó chất lượng và hiệu quả công việc thấp. 2.2 Kết quả triển khai cuộc vận động " hai không”: - Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên ký cam kết không vi phạm cuộc vận động “Hai không”. - Chỉ đạo GV dạy thật, kiểm tra đánh giá thật, có những biện pháp phụ đạo để nâng chất lượng thực của HS. - Tổ chức công tác kiểm tra khảo sát đầu năm, kiểm tra chất lượng giữa kỳ I: thực hiện đúng tinh thần của cuộc vận động " hai không" từ khâu coi, chấm bài, báo cáo kết quả. - Qua 3 năm thực hiện đã tạo được sự chuyển biến tích cực và mạnh mẽ trong toàn trường với yêu cầu dạy thực, học thực để có chất lượng thực. Công tác thực hiện kỷ cương, nền nếp; đổi mới công tác đánh giá, xếp loại kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, công tác thanh tra, kiểm tra dạy-học, thi cử được tăng cường mạnh mẽ. * Kết quả: - Giáo viên thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không”, trăn trở với chất lượng HS của lớp mình phụ trách từ đó thực hiện tốt các buổi dạy phụ đạo. - Học sinh từng bước có ý thức trong học tập, về nhà có chuẩn bị bài cũ ở nhà, có nhiều học sinh tiến bộ rõ rệt. - Không có em nào bỏ học. * Những tồn tại: - Một số giáo viên nhận thức chưa cao về thực hiện các cuộc vận động; lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ nên chưa có các biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng học sinh. - Ảnh hưởng từ nhận thức của phụ huynh, nề nếp học sinh dẫn đến kết quả của một số hoạt động có chất lượng thấp. 2. Kết quả triển khai phong trào "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực": - Trường đã tổ chức quán triệt tinh thần, nhận thức đối với đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện kế hoạch của ngành ngay từ đầu năm học. - Xây dựng kế hoạch và đề ra việc thực hiện giai đoạn từ 2009 đến 2013 đi vào chiều sâu và tính thực tế hơn. Trên cơ sở đó trường đã triển khai thực hiện một số nội dụng trong năm học như sau: Trang trí lớp học, tạo sự thân thiện trong lớp học, chăm sóc cây xanh; giữ sạch vệ sinh trường lớp. Nhận chăm sóc di tích lịch sử địa phương. - Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã thực sự tạo chuyển biến tích cực và quan trọng. Học sinh đến trường vui và tự tin hơn, môi trường thân thiện hơn; đội ngũ cán bộ, giáo viên thể hiện trách nhiệm và tâm huyết hơn - Phong trào “Dạy tốt - Học tốt” được phát động thi đua sôi nổi xuyên suốt năm học, đã tác động tích cực đến chất lượng giáo dục toàn diện. Nhà trường học đã thực hiện lồng ghép linh hoạt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với các cuộc vận động lớn của ngành. * Kết quả: - Tất cả lớp học đều được trang trí đẹp mắt, có tác dụng giáo dục. Môi trường vệ sinh trường lớp luôn đảm bảo sạch sẽ, học sinh đến trường có nước sạch để uống. Các bồn hoa, cây xanh, bóng mát và cảnh quan luôn luôn Xanh - Sạch - Đẹp. - Các lớp đều được trang bị giá và thau nước rửa tay, khăn lau tay cho học sinh. - Giáo viên trong nhà trường nhận thức sâu sắc quan điểm đó là luôn tạo sự thân thiện trên lớp học, quan tâm, giúp đỡ học sinh khó khăn, học sinh yếu kém để các em có điều kiện học tập như các bạn. Ngoài các buổi học chính khoá trường luôn chú trọng đến hoạt động ngoài giờ lên lớp như: tổ chức các hội thi cho học sinh tham gia, lồng ghép các trò chơi dân gian, đã thu hút học sinh một cách hiệu quả. * Những tồn tại: - Một bộ phận giáo viên còn coi nhẹ việc thực hiện kế hoạch, chưa chú trọng đến công tác bồi dưỡng, rèn luyện kỷ năng sống cho học sinh; các buổi học, tiết học còn nặng nề, cứng nhắc chưa thu hút được học sinh tham gia vào việc học tập, chưa tạo được sự thân thiện giữa thầy với trò, giữa trò với trò. - Học sinh chưa có thói quen, hành vi tích cực và kỷ năng sống, các em vẫn đang có thói quen ngại giao tiếp, chưa chủ động, tích cực trong học tập và vệ sinh cá nhân chưa đảm bảo. 3. Đảm bảo chất lượng giáo dục tiểu học: 3.1 Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình; đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, phù hợp với đối tượng học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. * Bám sát các văn bản hướng dẫn của ngành, kế hoạch năm học của nhà trường, Hiệu trưởng chỉ đạo CM, các bộ phận, tổ khối xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện của địa phương và tiến hành thực hiện hàng tháng, tuần. - Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch, soạn giáo án theo hướng đổi mới phù hợp với đối tượng học sinh, phân luồng dạy học trên lớp, chú trọng đến 2 môn công cụ Toán + Tiếng việt. Giao quyền cho giáo viên chủ động trong việc xây dựng kế hoạch cho từng buổi học, thời gian học làm sao cho phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp mình phụ trách, trên cơ sở tập trung nâng cao chất lượng học sinh, hiệu quả của từng tiết dạy. Thực hiện nghiêm túc đổi mới chương trình, nội dung, đổi mới phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá. Ngành học GDTX đã chú trọng giải pháp chất lượng, tăng cường công tác bồi dưỡng, phụ đạo cho đối tượng học sinh yếu, kém ngay từ đầu học kỳ II. - Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân. Chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót, hạn chế trong quá trình thực hiện. * Kết quả: - Nhiều giáo viên đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạy học hàng tuần, linh động trong việc giãn tiết, thay thế, lược bỏ một số nội dung cho phù hợp với đặc thù học sinh…từ đó có hiệu quả nhất định trong việc bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng cho học sinh. * Tồn tại: - Một số giáo viên còn máy móc, cứng nhắc trong việc xây dựng kế hoạch tuần, việc soạn giáo án, thậm chí chưa thoát ly được SGV. Kế hoạch hoạt động của các tổ khối chưa có tính sáng tạo, còn rập khuôn về nội dung triển khai và thiếu biện pháp thực hiện có hiệu qủa. - Bộ chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học rất phù hợp, giúp giáo viên xác định đúng kiến thức trọng tâm cần dạy của bài học. Chính vì vậy trong quá trình dạy học người giáo viên có sự điều chỉnh PPDH, nội dung dạy học phù hợp. Tuy nhiên có 1 vài GV chưa hiểu hết tác dụng cả chuẩn soạn bài không bám chuẩn, yhậm chí không đưa yêu cầu của chuẩn vào giáo án. 3.2. Ứng dụng CNTT trong dạy học: - Nhà trường đã tổ chức tập huấn về kỷ năng soạn giảng giáo án điện tử cho GV. Hội thảo Đổi mới P 2 DH; triển khai các chuyên đề, các tiết thi giảng đều được thực hiện bằng CNTT. - Toàn trường có gần hết giáo viên có máy tính và biết sử dụng máy tính để soạn giáo án dạy hàng ngày. Trong đó có 5/25 người sử dụng thành thạo về vi tính, có thể áp dụng một số phần mềm trong quản lý và dạy học. - Nhiều giáo viên đã sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy; xây dựng được nguồn học liệu, dữ liệu cho các môn học - Tham gia tập huấn CNTT do PGD mở. Bước đầu đã biết vận dụng vào dạy học và truy cập mạng. - Trường được bổ sung thêm 1 máy, tổng công được 4 máy, đều đã nối mạng Internet. Các đ/c đều biết khai thác thông tin trên mạng để phục vụ cho giảng dạy. Điển hình trong việc ứng dụng CNTT có đ/c Phan Thị Thu Lài, Hoàng Thị Song Ân, Nguyễn Cao Cường, Đặng thị Liễu, Nguyễn Thị Nhi, . - Trường đã nối mạng Internet và xây dựng trang Website riêng của trường với địa chỉ là http://violet.vn/th-levantam-qt để anh chị em giáo viên có thêm tư liệu giảng dạy - Trang Website riêng của trường có 11 thành viên, các thành viên tích cực đưa thông tin vào trang Web là đ/c Lợi, Ân, Liễu * Tồn tại: - Một số giáo viên còn hạn chế trong việc truy cập Internet; mặc dù đã được tiếp cận qua học tập, bồi dưỡng, nhưng do ít thực hành, ít đầu tư tiếp cận CNTT nên chậm tiến bộ. - Một số GV còn hời hợt với việc đẩy mạnh UDCNTT; chưa thực sự mạnh dạn đưa CNTT vào dạy học, còn ngại khó khi siạn bài giảng điện tử. - Giáo án soạn máy có 1 số bộ chất lượng chưa cao. 3.3. Đánh giá chất lượng Toán và Tiếng việt: - 100% GV thực hiện đúng việc đánh giá, xếp loại học sinh đúng với Thông tư 30 và Thông tư 32 Kết quả: Học sinh giỏi cấp trường: Kế hoạch đặt ra là: 126 em - đạt 145 em, vượt chỉ tiêu 115,1 %.Tỷ lệ học sinh Yếu đặt ra 0%. Cuối năm có 1 em, chiếm tỉ lệ 0,3%. - Nhìn chung chất lượng học sinh có chuyển biến so với đầu năm (cả 2 môn Toán và Tiếng Việt) như sau: THỜI ĐIỂM T.VIỆT TOÁN KHẢO SÁT ĐẦU NĂM 9 em - chiếm 4,05 4 em chiếm 1,8%. GIỮA KỲ 1 3 em - chiếm 1,0%; 1 em - chiếm 0,3% HỌC KỲ 1 1 em - chiếm 0,3% 1 em - chiếm 0,3% GIỮA HỌC KỲ 2 1 em - chiếm 0,3% 1 em - chiếm 0,3% HỌC KỲ 2 1 em - chiếm 0,34% 1 em - chiếm 0,34% + Đối với môn TV: cho đến cuối năm học số học sinh chưa biết đọc Tiếng Việt chỉ còn 1 em ở lớp 1B. + Môn Toán: Cơ bản HS đã biết tính toán các dạng phép tính có yêu cầu đặt tính, so sánh các số tự nhiên và một số em có kỷ năng giải toán có lời văn tốt. - Bên cạnh đó còn một số HS thường viết sai lỗi chính tả, chữ còn xấu, từ ngữ sử dụng để viết văn còn lủng củng chưa rõ ý…Đa số HS yếu về giải toán có lời văn, thực hiện cộng trừ thường nhầm lẫn, nhất là tính giá trị biểu thức. 3.4. Đánh giá chất lượng môn học tự chọn Tiếng Anh: - Nhà trường tổ chức học môn học tự chọn Tiếng Anh từ lớp 3-5. - Nhìn chung môn tự chọn diễn ra đúng kế hoạch, đúng chương trình. * Tồn tại: - Tuy nhiên, môn Tiếng Anh chỉ mới bắt đầu học từ học kỳ 2, GV bộ môn còn ôm đồm chươnh trình nên dẫn đến gây nặng nề cho 1 số học sinh, có nhiều HS không học từ vựng. Điều đó làm cho chất lượng học tập không cao. 3.5. Đánh giá chất lượng môn năng khiếu: - Môn Âm nhạc có 2 GV trực tiếp giảng dạy. - Môn Mỹ thuật có GV năng khiếu giảng dạy. Nhìn chung các các e yêu thích học vẽ, Có sáng tạo, phát triển được năng khiếu nên các hội thi vẽ các em đều đạt giải. – Môn Thể dục: Dạy học đúng phân phối chương trình. * Tồn tại: - GV Âm nhạc dạy học rất ít tiết, chưa đủ định suất nhưng việc trau dồi kiến thức, năng lực chuyên môn chưa cao nên dẫn đến học sinh bị mất dần năng khiếu. Qua kiểm nghiệm chất lượng đa số các GVCN đều đánh giá HS không biết trình bày biểu diễn. - GV dạy Thể dục không phải là GV năng khiếu nên có ảnh hưởng ít nhiều đến việc giáo dục thể chất của các em. 4. Việc khoán chất lượng học tập học sinh cho giáo viên: - Vào đầu năm học trường đã khoán chất lượng đối với từng tổ khối, giáo viên trên cơ sở gắn trách nhiệm cho đội ngũ nhằm để đẩy mạnh chất lượng giáo dục của nhà trường. - Từ nội dung này trong năm học trường chỉ đạo sát sao công tác dạy và học của giáo viên trên lớp, kể cả dạy phụ đạo; Tất cả giáo viên đều phải có kế hoạch cụ thể dạy phù hợp cho từng đối tượng học sinh, soạn giáo án dạy phụ đạo theo chiều hướng tăng dần lượng kiến thức. Giáo viên kiểm tra học sinh theo hình thức trắc nghiệm và cũng theo hướng kiến thức tăng dần. 5. Bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu: - Nhà trường giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp phân luồng, kèm cặp trên lớp, trong bài kiểm tra cuối mỗi tuần mức độ kiến thức được phân hoá theo từng mức độ để đánh giá theo năng lực của học sinh. - Học sinh giỏi cấp trường: Kế hoạch đặt ra là: 126 em - đạt 145 em, vượt chỉ tiêu 115,1 %. - Tỷ lệ học sinh Yếu đặt ra 0%. Cuối năm có 1 em, chiếm tỉ lệ 0,3%. - Phát huy thành tích các năm học trước, năm học này nhà trường tăng quỹ thời gian, bố trí phân loại học sinh ngay đầu năm học cử giáo viên bồi dưỡng hàng tuần. Nâng cao nhận thức và tập huấn phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi (Môn Toán, Tiếng Việt) cho giáo viên. Ngoài việc chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà còn tích cực chú ý nâng cao chất lượng mũi nhọn, học sinh giỏi lớp 1,2,3 giao cho GVCN tự bồi dưỡng; lớp 4,5 bồi dưỡng tập trung 2 buổi trên tuần, phân công cụ thể: + Khối 4: Đ/C Hoàng Thị Song Ân + Khối 5: Đ/C Trần Thị Lợi, Hoàng Thị Song Ân, Nguyễn Thị Ly Kha + Giao cho GV nghệ thuật (Hoàng Thị Nhạn, Phạm Thị Hồng Nhung) chọn và bồi dưỡng các em học sinh có năng khiếu âm nhạc và mĩ thuật. - Kết quả học sinh giỏi đạt giải như sau: + HSG cấp trường: 145 em + HSG cấp huyện : 4 em + HSG cấp tỉnh: 4 em 6. Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để năng cao trình độ chuyên môn: - Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ được toàn thể giáo viên tham gia tích cực. Nhất là mảng CNTT. Đa số các GV đều đã có máy vi tính và nối mạng để ứng dụng trong công việc dạy học. - Có 3 đồng chí đã tham gia học Đại học để nâng cao trình độ. 100% giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 68% giáo viên có trình độ trên chuẩn. 7. Công tác hội giảng hội thảo: * Công tác hội giảng: - Trường tổ chức hội giảng vào tháng 9- 10 mỗi đồng chí giáo viên tham gia hội giảng 2tiết/2 môn. Trong đó có 01 tiết Toán hoặc Tiếng Việt và 01 tiết TNXH, Đ 2 . Sau khi hội giảng các đ/c được đồng nghiệp nhận xét góp ý và rút kinh nghiệm giờ dạy. - Qua hội giảng nhiều đồng chí đạt giáo viên giỏi cấp trường. Có nhiều đồng chí tham gia hội giảng dạy bằng giáo án điện tử. - Nhà trường tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm công tác hội giảng và cách thức chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. Chọn 4 đồng chí giáo viên tham gia hội giảng cấp huyện đợt 1. Có 01 đ/c được Ngành khen có giờ dạy xuất sắc. - Tham gia thi GV UDCNTT giỏi cấp huyện đợt 2: 02 đ/c tham gia, đạt 100% và có 01 đ/c được Ngành khen có giờ dạy UDCNTT xuất sắc. * Công tác hội thảo: - Nhà trường đã tổ chức hội thảo theo chuyên đề và tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh vào HK 1. - Tổ chức hội thảo báo có việc làm mới vào HK 2. Công tác hội thảo đã được toàn thể GV tham gia. Có nhiều Việc làm mới sát thực tế và được các đ/c áp dụng để đổi mới P 2 DH. * Tuy nhiên vẫn còn có 1 vài GV còn có Việc làm mới chưa sát tình hình thực tế của lớp mình, các biện pháp còn mang tính hình thức. 8. Công tác thực hiện quy chế chuyên môn: - 100% GV thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Đảm bảo dạy học đúng CKT-KN. * Tuy nhiên vẫn còn có đ/c chưa nghiêm túc thực hiện quy chế chuyên môn. Soạn giảng chưa đúng chuẩn KT-KN. - Có đ/c vẫn còn xem nhẹ kỷ luật lao động. Cụ thể đ/c Lê Thị Hồng Bảy; đ/c Hoàng Thị Lâm Phương. 9. Công tác kiểm tra: - Bộ phận chuyên môn đã kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất, có 100% giáo viên soạn và thực hiện đúng phân phối chương trình. Bài soạn yêu cầu đúng chuẩn kiến thức kỹ năng. Công tác thanh tra: 17 giáo viên; Trong đó có 08 GV xếp loại Tốt. Tỷ lệ giáo viên được thanh tra trong năm học là: 94,4 % ( kế hoạch đặt ra là 83%). PHẦN THỨ TƯ 1. Những nguyên nhân đạt được một số thành tích: - Có sự chỉ đạo cụ thể của Phòng gíao dục - đào tạo, đặc biệt là tổ tiểu học đã chỉ đạo nhà trường đi đúng hướng. - Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương, cùng cha mẹ học sinh đã chăm lo đến nhà trường. - Đội ngũ giáo viên nhiệt tình có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao. - Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh kết hợp với nhà trường trong mọi công việc. - Các đoàn thể, ban ngành giúp đỡ, kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh. - BGH nhà trường nhiệt tình ham học hỏi kinh nghiệm nên mọi việc hoàn thành tốt. 2. Hạn chế: - Một số đồng chí chưa thực sự yêu nghề, chưa chấp hành đúng kỷ luật lao động. Các hoạt động không tham gia đầy đủ hoặc còn đi muộn. - Có một số đồng chí giáo viên chưa xây dựng được “gia đình là tổ ấm”, nên tư tưởng đôi khi bất an,có lúc còn ảnh hưởng đến công việc. - Công tác tham mưu ở một số trưởng đầu ngành ít, nên trong công việc đôi lúc chưa thật sự hợp lý. * Bài học kinh nghiệm rút ra: Qua thực tế năm học 2009 - 2010 trong công tác chỉ đạo chuyên môn dạy và học tôi thấy rằng; + Muốn có một đơn vị trường học tốt các mặt thì công tác quản lý phải thật sâu sát và cụ thể . + Chuyên môn phải thật vững vàng. + Mọi hoạt động kiểm tra thường xuyên, đánh giá thi đua khách quan. + Mọi thành viên trong trường phải thực sự đoàn kết giúp nhau trong công việc + Bản thân mỗi người phải biết vì tập thể, vì học sinh thân yêu, tự nhìn ra sai lầm của mình nghiêm túc sửa chữa. + Luôn được địa phương quan tâm đến giáo dục và chỉ đaọ trực tiếp, sát sao về đường lối. * Đề xuất: - Bước sang năm học 2020 – 2011, tất cả tập thể đều đồng sức đồng lòng để chung tay thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. - Là GV của trường TH Lê Văn Tám thì phải thực hiện tốt mọi đường lối. Chủ trương, Chính sách và các cuộc vận động. - Các tổ chuyên môn phải tăng cương công tác tham mưu, công tác quản lý tổ để hoạt động chuyên môn của tổ đạt hiệu quả cao. - Nếu vi phạm 1 trong những điều cấm, điều khoản của quy chế, quy định, chủ trương chính sách, các mặt nhận thức thì các đ/c thống nhất mức phạt, xử lý kỷ luật thích đáng, phù hợp để tránh ẳnh hưởng đến uy tín của tập tjhể. Ngày 20 tháng 5 năm 2010 Phó hiệu trưởng Trần Thị Lợi . viên nhận thức chưa cao về thực hiện các cuộc vận động; lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ nên chưa có các biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng học. hàng tuần. Nâng cao nhận thức và tập huấn phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi (Môn Toán, Tiếng Việt) cho giáo viên. Ngoài việc chỉ đạo nâng cao chất lượng

Ngày đăng: 14/10/2013, 17:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan