Bài thảo luận Quy luật Lượng – Chất – Vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của sinh viên

35 740 11
Bài thảo luận Quy luật Lượng – Chất – Vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của sinh viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài thảo luận Quy luật Lượng – Chất – Vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của sinh viên Bài thảo luận Quy luật Lượng – Chất – Vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của sinh viên Bài thảo luận Quy luật Lượng – Chất – Vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của sinh viên Bài thảo luận Quy luật Lượng – Chất – Vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của sinh viên Bài thảo luận Quy luật Lượng – Chất – Vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của sinh viên Bài thảo luận Quy luật Lượng – Chất – Vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của sinh viên Bài thảo luận Quy luật Lượng – Chất – Vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của sinh viên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI  BÀI THẢO LUẬN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 1 Đề tài: Quy luật Lượng – Chất – Vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của sinh viên Thầy hướng dẫn: PGS.TS Phương Kỳ Sơn Lớp H2002MLNP0111 Hà Nội – 2020 Nhóm 11 BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ NHÓM 11 ST T 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 Họ và tên Chức danh Công việc Tự đánh giá Nhóm đánh giá Kết luận Quy luật chuyển hóa từ những sự Thành Phạm Diệu Linh thay đổi về lượng thành sự thay viên đổi về chất và ngược lại Thành Phạm Thị Diệu Linh Làm phần kết luận viên Thành Lập bảng đánh giá; viết lời hay ý Trần Thị Mỹ Linh viên đẹp Thư Tổng hợp và sửa bài các thành Võ Hà Linh kí viên theo dàn bài đã lập Thành Nguyễn Thanh Loan Viết lời mở đầu viên Thành Làm phần lý thuyết: Khái niệm Nguyễn Xuân Lộc viên chất và lượng Thành Phan Vương Lộc Ý nghĩa của phương pháp luận viên Thành Quan hệ biện chứng giữa chất và Đào Hoàng Long viên lượng Lập dàn ý phân công nhiệm vụ, Nhóm đọc và chỉnh sửa toàn bộ bản Lương Quốc Long trưởn word; in bản word; viết lời cảm g ơn; viết lời cam đoan Thành Quan hệ biện chứng giữa chất và Phạm Hải Long viên lượng Nhóm trưởng Thư kí 1 Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! - Lỗ Tấn - 2 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phương Kỳ Sơn đã truyền dạy những kiến thức quý báu trong chương trình học, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ kinh nghiệm cho bài thảo luận được hoàn thành thuận lợi 3 LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan nội dung của Bài thảo luận này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ chính các thành viên trong nhóm, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phương Kỳ Sơn 4 LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống hằng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn màu muôn vẻ, con người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của sự vật hiện tượng, từ đó hình thành nên các quy luật về thế giới quan Theo phạm trù của lý luận nhận thức, khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học phản ánh mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng và tinh chỉnh thể của chúng Các quy luật của tự nhiên, xã hội cũng như của tư duy con người đều có tính khách quan Con người không thể tạo ra hoặc xóa bỏ được quy luật mà chỉ có thể nhận thức và vận dụng chúng vào thực tế Quy luật “chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động và phát triển Việc nhận thức quy luật này có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người Trong bài thảo luận này, nhóm 11 chúng em mong muốn tiếp cận và làm sáng tỏ nội dung về quy luật lượng chất của Triết học Từ đó hiểu và nắm được những ý nghĩa của quy luật quan trọng này và vận dụng nó trong đời sống học tập của bản thân Với kiến thức của bản thân còn hạn chế, chắc chắn bài thảo luận của chúng em không tránh khỏi thiếu sót, nhóm 11 chúng em rất mong nhận được sự góp ý và chia sẻ của thầy và các bạn để đề tài nhóm chúng em được hoàn thiện hơn Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2020 5 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT 7 1.1 Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại 7 1.1.1 Khái niệm về chất 7 1.1.2 Khái niệm về lượng 8 1.2 Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất 8 1.3 Ý nghĩa phương pháp luận 10 1.3.1 Nhận thức cả mặt lượng và mặt chất để có tri thức đầy đủ về sự vật 10 1.3.2 Tổ chức hoạt động thực tiễn dựa trên sự hiểu biết đúng đắn vị trí, vai trò và ý nghĩa của sự thay đổi về lượng cũng như sự thay đổi về chất trong sự phát triển xã hội 10 1.3.3 Kiên trì đổi mới trên từng lĩnh vực để tiến tới đổi mới toàn diện đời sống xã hội 11 CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT VÀO LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 12 STT 101 – Phạm Diệu Linh – MSV 18D170174 .12 STT 102 – Phạm Thị Diệu Linh – MSV 17D160201 .15 STT 103 – Trần Thị Mỹ Linh – MSV 17D100201 17 STT 104 – Võ Hà Linh – MSV 17D130024 20 STT 105 – Nguyễn Thanh Loan – MSV 17D120021 22 STT 106 – Nguyễn Xuân Lộc – MSV 18D160175 24 STT 107 – Phan Vương Lộc – MSV 18D250029 25 STT 108 – Đào Hoàng Long – MSV 18D210026 27 STT 109 – Lương Quốc Long – MSV 18D140148 29 STT 110 – Phạm Hải Long – MSV 18D210086 31 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN .33 6 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại là qui luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy Theo qui luật này, phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về chất của sự vật có cơ sở tất yếu từ những sự thay đổi về lượng của sự vật và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật trên các phương diện khác nhau, Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp lại lặp đi trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy 1.1 Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại 1.1.1 Khái niệm về chất Trong phép biện chứng, khái niệm chất dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác Như vậy, tạo thành chất của sự vật chính là các thuộc tính khách quan vốn có của sự vật, nhưng khái niệm chất không đồng nhất với khái niệm thuộc tính Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng Khi những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của nó thay đổi Việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản của sự vật phải tùy theo quan hệ cụ thể của sự phân tích; cùng một thuộc tính, trong quan hệ này là cơ bản thì trong quan hệ khác có thể là không cơ bản Mặt khác, chất của sự vật, hiện tượng không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa chúng, thông qua các mối liên hệ cụ thể Vì vậy, việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất và thuộc tính cũng chỉ có ý nghĩa tương đối Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất, tùy thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật, biểu hiện tính ổn định tương đối của nó 7 Ví dụ với C,H,O thì ta khi chúng liên kết ắt hẳn ta sẽ có chất khác so với khi các nguyên tố P,O khi chúng liên kết Ngoài ra, với 3 chất C, H, O nếu chúng liên kết theo nhiều kiểu khác nhau ta lại được các chất khác nhau như CH3–CH2–COOH và CH3-COO-CH3,… 1.1.2 Khái niệm về lượng Khác với khái niệm chất, khái niệm lượng dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, qui mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật Với khái niệm này cho thấy: một sự vật có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau, được xác định bằng các phương thức khác nhau phù hợp với từng loại lượng của cụ thể của sự vật Nói đến lượng là nói đến chiều dài, ngắn; quy mô lớn, nhỏ; trình độ cao thấp,… của sự vật, hiện tượng Lượng thường được đo bởi các đơn vị đo cụ thể ( cao 166cm, vận tốc là 1m/s,…) nhưng cũng có thể được hiểu một cách trừu tượng hóa ( trình độ văn hóa cao hay thấp,….) Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng hay một quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội hay tư duy Hai phương diện đó đều tồn tại khách quan Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng trong quá trình nhận thức về sự vật chỉ có ý nghĩa tương đối; có cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng 1.2 Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy Theo quy luật này phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự thay đôi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương diện khác nhau Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết 8 phương thức của sự vận động và phát triển Việc nhận thức quy luật này có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng Hai mặt đó không thể tách rời mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng Phép biện chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm: chất, lượng, thuộc tính, độ, điểm nút, bước nhảy để diễn đạt mối quan hệ giữa chất và lượng trong sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng- cách thức vận động phát triển Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về chất Giới hạn đó chính là điểm nút Sự thay đổi về lượng khi dật tới điểm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật Đó là các bước nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác… Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đông thời, dó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng Trong thế giới luôn luôn diễn ra quá trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy vè chất, tạo ra một đường nút vô tận, thể hiện cách thức vận động và phát triển của sự vật từ thấp đến cao Ăngghen đã khái quát tính tất yếu này: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nào nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất” 9 STT 104 – Võ Hà Linh – MSV 17D130024 Bản thân em tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảng của thầy cô, sự tự nghiên cứu, tìm tòi; bên cạnh những kiến thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc từ hoạt động trong đội tình nguyện khoa Với lượng kiến thức vô cùng lớn ở đại học thì ta phải học từ từ từng bài một Học từ dễ đến khó để có thể hiểu thấu được bài học Do kiến thức khó nên ta sẽ lâu thấy sự tiến bộ Đơn giản vì bản thân chưa cung cấp đủ lượng kiến thức cần thiết để có thể thấu hiểu được tri thức ấy Có nghĩa là ta đang trong khoảng giới hạn (độ) của tri thức ấy Vậy nên ta cần kiên trì học hỏi, không được chán nản để có thể cung cấp đủ lượng làm chuyển hóa chất Thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra, các kỳ thi Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn Bản thân em đã trải qua việc chưa tích lũy đủ về lượng đến giới hạn điểm nút mà đã thực hiện bước nhảy, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn Dẫn đến hậu quả đăng kí học vượt nhưng không đủ khả năng để theo và phải học lại chính những môn đã đăng kí học vượt Có thể thấy hậu quả tất yếu của việc đi ngược lại với quy luật lượng – chất là sự thất bại Với bộn bề công việc hằng ngày cùng với bài tập về nhà thì em đã có một kế hoạch học tập cụ thể cho mình để giải quyết vấn đề dễ dàng và toàn diện hơn Lập kế hoạch cụ thể cho từng công việc trong một ngày một cách rõ ràng Xây dựng kế hoạch học tập dựa trên thời gian mình có và khả năng thực hiện được Những việc làm vĩ đại đều xuất phát từ những việc làm nhỏ bé Bởi vậy xây dựng mô hình học tập thật tốt và cố gắng thực hiện để biến đổi “chất” trong mỗi con người chúng ta là việc làm cần thiết, cấp bách của thời sinh viên 20 Gia đình em sống ở Hà Nội và gồm có 4 người; bố, mẹ, em trai và em Bố mẹ em đều có việc làm với mức lương đủ để trang trải cuộc sống sinh hoạt của gia đình và chu cấp đầy đủ cho việc học tập của hai chị em Bản thân em nhận thấy ảnh hưởng của gia đình đến việc học tập là rất lớn Ngay từ nhỏ bố mẹ đã cho em học tập ở những môi trường tốt, kèm theo những lớp học thêm ngoại ngữ, kỹ năng sống Cho đến bây giờ là một sinh viên đại học em cũng không cần phải tự trang trải cho việc học tập Điều này khiến cho quỹ thời gian của bản thân em có nhiều hơn, từ đó có thể tập trung hơn cho việc học và trang bị cho bản thân các kỹ năng cần thiết cho việc ra trường như ngoại ngữ, vi tính Bên cạnh đó, em vẫn có thể dành thời gian tham gia đội tình nguyện và làm những công việc part-time linh động về thời gian giúp tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân Đời sống gia đình đầy đủ giúp bản thân em trang bị kiến thức và kỹ năng một cách đồng thời, rút ngắn thời gian tích lũy về lượng; nếu trong trường hợp ngược lại, có lẽ sau khi hoàn thành việc học ở trường em sẽ phải dành thêm thời gian để trang bị đủ kỹ năng cho bản thân Từ đó em nhận thấy khi được chu cấp đầy đủ cho việc học tập giúp bản thân tiến nhanh hơn đến các mục tiêu trong cuộc sống Lần này em được tham gia học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lenin I với sự giảng dạy của thầy Phương Kỳ Sơn Thầy rất thông cảm cho sinh viên khi đây là một môn học mang nhiều tính trừu tượng, do đó thầy đã giải thích và tóm gọn các kiến thức triết học gắn với cuộc sống hàng ngày giúp chúng em cách xa những kiến thức khô khan trong giáo trình Mặc dù thầy có nhiều quy định khắt khe nhưng các tiết học của thầy đều được xen kẽ bằng những câu chuyện hài hước, tạo cảm hứng cho sinh viên Phương pháp thảo luận của thầy khác biệt so với các thầy cô khác, việc có thêm phần bài cá nhân và quá trình thảo luận các thành viên đều có nhiệm vụ đứng lên phát biểu bài làm của mình khiến cho không bạn nào phải đảm nhận công việc giúp bạn khác và điểm số được đánh giá đúng theo khả năng hoàn thành bài của bản thân Đây là một cách làm việc tạo sự công bằng giữa các sinh viên, giúp cho chúng em không còn sợ và đùn đẩy nhau công việc mỗi khi đến kì thảo luận Em cảm ơn thầy đã cho em học tập và trải nghiệm một học phần tưởng như khô khan nhưng lại đầy triết lý sống và bổ ích 21 STT 105 – Nguyễn Thanh Loan – MSV 17D120021 Em may mắn là một sinh viên đại học, được sinh ra và lớn lên tại vùng quê “chị Hai năm tấn” - Thái Bình Thật tự hào là người dân nơi đây, em hiểu rõ người dân quê mình đã kiên cường, vất vả như thế nào trong các cuộc đấu tranh dân tộc sau đó là xây dựng phát triển quê hương đất nước Để góp phần cho xây dựng quê hương mình, em biết rằng mình cần phải cố gắng thật nhiều để trau dồi các kiến thức, tích cực học tập tích lũy nhiều tri thức, kĩ năng để phát triển bản thân Quy luật lượng chất vẫn bất biến trong mọi sự vật, hiện tượng Cả trong suốt hành trình học tập - quá trình trau dồi biển tri thức vô tận của nhân loại, bởi vì dù nhanh hay chậm thì sớm muộn sự tích lũy về tri thức cũng làm con người có được những thay đổi nhất định, đó chính là sự biến đổi về chất khi tích lũy đủ lượng kiến thức đến điểm nút để thực hiện bước nhảy Vận dụng quy luật lượng chất trong quá trình học tập trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân mình, trong suốt 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh đều được trang bị những kiến thức cơ bản của các môn học thuộc hai lĩnh vực cơ bản là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; cùng với đó bản thân em cũng tự trang bị cho mình những kĩ năng, những hiểu biết riêng về cuộc sống, về tự nhiên - xã hội để tích lũy nhiều kĩ năng hơn cho những hành trình tiếp theo Mỗi năm học, em sẽ cần tích luỹ đủ lượng kiến thức nhất định qua từng bài học, từng môn học và vượt qua các kì thi để chuyển qua giai đoạn chất mới chính là lên lớp cao hơn Quá trình tích lũy về lượng (tri thức) của mỗi học sinh là một quá trình dài, đòi hỏi nỗ lực và khả năng của bản thân trong suốt quá trình Trong quá trình học tập đó, thì quá trình tích lũy kiến thức chính là độ, các kì thi chính là điểm nút, việc vượt qua các kì thi chính là bước nhảy làm cho việc tiếp thu tri thức của bản thân em được bước sang giai đoạn mới, lên một khối học mới cao hơn, tức là ở đây bản thân em đã có sự thay 22 đổi về chất Từ đây, em có một khối lượng kiến thức để thực hiện bước nhảy quan trọng hơn, đó là kì thi vào đại học Vượt qua kì thi tốt nghiệp cấp 3 đã là một điểm nút quan trọng, nhưng vượt qua được kì thi đại học lại còn là điểm nút quan trọng hơn, chứng tỏ em đã có đủ lượng để thay đổi bản thân từ học sinh trở thành sinh viên Ở đại học cũng giống như ở phổ thông, để có được tấm bằng cử nhân đại học thì em cũng phải tích lũy đủ các học phần theo quy định Tuy nhiên, việc tích lũy kiến thức ở bậc đại học có sự khác biệt về chất so với học phổ thông sự khác biệt nằm ở chỗ, sinh viên ngoài tiếp thu những kiến thức trên giảng đường, cần tự tìm tòi và nghiên cứu nhiều hơn, đồng thời các kĩ năng mềm là vô cùng quan trọng để vừa học tập và thực hành các môn học, mở rộng quy mô nhận thức, hướng sinh viên lên tầm tri thức cao hơn Cũng giống như ở bậc học phổ thông, quá trình tích lũy các học phần của sinh viên chính là độ, các kì thi chính là điểm nút và việc vượt qua các kì thi chính là bước nhảy Quá trình đó cứ liên tục tiếp diễn, tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng ngay trong chính bản thân con người và sự phát triển của xã hội Do đó, trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng (tri thức) để làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật Quá trình này liên tục biến đổi và tiếp diễn cũng giống như câu nói của ông cha ta: “tích tiểu thành đại” hay “năng nhặt chặt bị” Đó là một quá trình quan trọng để em hoàn thiện bản thân mình, trau dồi các kiến thức, kĩ năng, trải nghiệm tạo một nền tảng vững chắc định hướng trên con đường sự nghiệp của bản thân trong tương lai Vận dụng quy luật lượng chất trong quá trình học tập của bản thân, em hiểu rằng bản thân không được chủ quan và nóng vội, đốt cháy giai đoạn trong quá trình học tập điều này ảnh hưởng đến lượng kiến thức (dẫn đến không tích lũy đủ lượng) và ảnh hưởng đến kết quả học tập không được như mong đợi Không chủ quan, xem thường các kiến thức, không có sự ôn tập liên hệ thực hành sau khi tiếp cận kiến thức lý thuyết căn bản làm việc học tập không hiệu quả gây uổng phí thời gian, tiền bạc Ngoài ra, quy luật lượng chất cho thấy trong quá trình học tập rèn luyện sinh viên phải chống lại quan niệm trông chờ ỷ lại, thiếu nỗ lực và cố gắng, không có tinh thần tự giác, tự nghiên cứu và tự rèn luyện trong quá trình học tập Đặc biệt trong môi trường giáo dục đại học, ý thức tự học là rất quan trọng để tích luỹ các kiến thức 23 cần thiết, hiểu rõ bản thân thiếu gì, cần gì để tự trau dồi và rèn luyện, hoàn thiện bản thân tốt hơn Tóm lại, vận dụng quy luật lượng chất trong đời sống học tập của mình, em đã rút ra được nhiều bài học quý giá về cách thức và điều kiện để hướng đến kết quả học tập hiệu quả tốt hơn Những thành công, những trái ngọt nhất định phải được vun đắp bằng một quá trình nỗ lực và cố gắng hết mình, đặt ra các mục tiêu cụ thể để dễ dàng đạt được một cách chính xác và hiệu quả Đừng có tư tưởng “há miệng chờ sung”, tất cả đều nằm trong tầm tay của chính bản thân mình STT 106 – Nguyễn Xuân Lộc – MSV 18D160175 Trong thời gian em học Trung học, em tích lũy được lượng kiến thức nhất định để có thể thi vào Đại học thì thời gian học của em có thể coi là độ, các kỳ thi lên lớp có thể coi là các điểm nút và khi đỗ vào Đại học có thể coi là một bước nhảy Trung học em được gọi là học sinh còn lên đại học được gọi là sinh viên, đó là thay đổi về chất Khi e tích lũy một lượng kiến thức nhất định để có thể thi vào Đại học cũng chính là thay đổi về lượng và cả chất Khi học ở Đại học, để có tấm bằng Đại học em phải tích lũy đủ số lượng các học phần và để các học phần có kết quả tốt em phải tích lũy đủ số lượng đơn vị học trình của các môn học Như vậy, có thể coi thời gian học là độ, cá kỳ thi là các điểm mút và kết quả kỳ thi đạt yêu cầu là bước nhảy bởi kết quả kỳ thi tốt- bước nhảy là sự két thúc của một giai đoạn tích lũy tri thức trong quá trình học tập, rèn luyện Khi bước chân vào Đại học em được gọi là sinh viên, sau quá trình tích lũy đủ các học phần, cầm được tấm bằng Đại học em được gọi là cử nhân Vì vậy, em đã tích lũy về lượng (tri thức) để biến đổi về chất (kết quả học tập) Để có thể làm được điều đó, em phải không ngừng cố gắng để có một kết quả học tập tốt nhất, không ngừng tích lũy tri thức (lượng) để đạt kết quả học tập tốt nhất (chất) như ông cha ta có câu ‘tích tiểu thành đại’ Sau khi học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-lênnin của thầy Phương Kỳ Sơn càng giúp em hiểu hơn về quy luật lượng-chất và ý nghĩa của quy luật lượng chất hơn Thầy đã giúp em học một môn có thể nói là trừu tượng trở thành một môn dễ hiểu, dễ tiếp thu Mặc dù lượng và chất là hai phạm trù riêng biệt nhưng nó vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Chúng giúp em hiểu được trong việc phải 24 chăm chỉ, cố gắng tích lũy tri thức để có thể vượt qua các kỳ thi và phát triển hơn vốn kiến thức của mình để sau khi ra trường có vốn kiến thức nhất định để có thể tìm được một công việc phù hợp với bản thân của mình Em thực sự rất cảm ơn thầy đã cho e học tập và trải nghiệm một môn mà sinh viên nào cũng e ngại khi nhắc tới việc học nó Biến nó trở thành một môn dễ tiếp thu hơn, khiến sinh viên không còn định kiến về một môn " chỉ học thuộc " khô khan! STT 107 – Phan Vương Lộc – MSV 18D250029 Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại sự phát triển về chất kéo theo sự thay đổi về lượng Trong quá trình học tập, qua các kì thi (điểm nút) sinh viên sẽ biế được khả năng, kết quả mà mình đã đạt được (bước nhảy) để có thể tiến tới các bước tiếp theo Các kì thi của môn học (bước nhảy cục bộ) sẽ làm cho sinh viên đạt được kết quả cao cho cả học kì, cả năm học (bước nhảy toàn bộ) Vậy nên có thể nói mọi vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần của lượng tới điểm nút sẽ dấn tới sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới được tạo ra lại tác động vào sự thay đổi sinh ra lượng mới có chất cao hơn Quá trình đó diễn ra liên tục và không ngừng thay đổi Trong quá trình học tập của sinh viên, nếu không có những nhận định, đánh giá đúng về chương trình học, không biết tự đánh giá bản thân, lực học của cá nhân mình so với mặt bằng chung thì sinh viên dễ rơi vào tình trạng trì trệ, dễ mắc tính chủ quan, tự kiêu, tự coi mình là giỏi, là tốt là hoàn hảo mà không biết rằng thực tế thì mình còn có quá nhiều khiếm khuyết Vì thế mà sự nhận xét đúng đắn việc tìm hiểu thông tin, cập nhận những hiểu biết, những điều mới, những tri thức sẽ giúp cho sinh viên tránh khỏi căn bệnh cố hữu này Ý thức con người có thể tác động ngược trở lại vật chất thông qua các hoạt động vật chất Vậy nên con người cần phát huy tính năng động chủ quan, phát huy vai trò ý thức của nhân tố con người Bản thân của ý thức không trực tiếp tác động lên vật chất mà nó phải thông qua những hoạt động của con người trong thực tiễn Sự tác động của ý thức lên vật chất thông qua các giai đoạn bắt đầu từ khâu nhận thức quy luật khách quan đó, phải có ý chí, phải có phương pháp học tập Ta cần phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức phát huy vai trò tích cực 25 đồng thời khắc phục bệnh trì trệ, tính thụ động ỷ lại, thái độ tiêu cực ngồi chờ trong quá trình đổi mới hiện nay Đối với bản thân e, tính năng động sáng tạo phải được đặt nên hàng đầu, nó không chỉ phản ánh tình trạng học tập mà còn là mức thang đánh giá chính xác năng lực tư duy của bản thân mình Việc trở thành sinh viên đại học đã đóng góp một phần lớn trong việc thay đổi tương lai của bản thân và xây dựng đất nước sau này Nhưng việc thay đổi môi trường học tập, sinh hoạt quá lớn so với thời học sinh khiến chúng ta khó thích nghi được Việc tìm kiếm phương pháp học tập đúng đắn sẽ quyết định rất quan trọng đến quá trình học tập của bản thân mình Bởi lẽ đó, sinh viên cần nhiều thời gian để xem xét một cách thận trọng và nghiêm túc ngay từ những năm đầu tiên của khóa học Quá trình chúng ta học tập tại phổ thông là nên móng để xây dựng trình độ học vấn cho con người, là cơ sở để thiết lập một nền giáo dục Đại học Chính vì thế mà người sinh viên cần thay đổi nếp sống mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, phù hợp với các yêu cầu của ngành giáo dục đối với đại học Chỉ khi nào làm được như vậy thì sinh viên mới hi vọng đăth được những thành tích rực rỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình Nhận thức được điều đó, bản thân em nhận ra rằng quá trình tiếp thu kiến thức của sinh viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của chính bản thân sinh viên, cao hơn nữa là sự phát triển của xã hội, đất nước Mỗi sinh viên cần phải có nhận thức rõ rang, đúng đắn về vấn đề này, phải tích đủ lượng tới giới hạn điểm nút thì mới thực hiện bước nhảy, không được nôn nóng, đốt cháy giai đoạn Bản thân sinh viên như em cần tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng cách nghe thầy cô giáo giảng bài trên lớp, làm bài tập về nhà, đọc thêm sách tham khảo, Không chỉ dừng lại ở đó, việc đi làm thêm, trải nghiệm cuộc sống bên ngoài cũng là cách mà để bản thân sinh viên có thể tích lũy thêm những kĩ năng mềm cần thiết giúp đỡ cho chính bản thân sinh viên sau này khi ra trường Vừa có thể kiếm thêm thu nhập cho bản thân, vừa giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình Gia đình luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để giúp em học tập và phát triển hết khả năng của bản thân trong môi trường đại học này, luôn đưa ra những hướng đi đúng đắn cho em cũng như những quyết định quan trọng sau này 26 STT 108 – Đào Hoàng Long – MSV 18D210026 Có thể nói em đã rất may mắn khi được sinh ra ngay tại thủ đô Hà Nội Đối với truyền thống hiếu học ở thủ đô cùng với sự thi đua nhau trong học tập nên em phần nào nhận thấy việc cần phải phấn đấu học tập là vô cùng quan trọng Trước tiên về hoàn cảnh gia đình em vì bố mẹ em đều đã về hưu phần nào cũng ảnh hướng rất lớn đến kinh tế gia đình khi em học đại học dẫn đến trong mỗi quyết định học tập em đều cần phải xem xét rất kỹ lưỡng Em rất may mắn khi lên đại học được học dưới sự giảng dạy của thầy Phương Kỳ Sơn Phương pháp giảng dạy của thầy rất hay đồng thời thầy cũng thường đưa những kiến thức sát với thực tế giúp cho bản thân em hiểu bài dễ hơn rất nhiều Phương pháp thảo luận của thầy cũng rất khoa học vừa có thể tận dụng tối đa được thời gian cũng như đồng thời tạo cơ hội cho mỗi sinh viên trong lớp có thể trình bày các suy nghĩ của bản thân mình Để có thể trở thành một sinh viên đại học, em đã phải tích cực phấn đấu trong một quá trình kéo dài 12 năm ở cấp bậc phổ thông trong suốt thời gian học em đã phần nào tích lũy các kiến thức về nhiều phương diện khác nhau Quá trình tích lũy tri thức (lượng) của mỗi học sinh là một quá trình dài cần sự phấn đấu nỗ lực của mỗi người cũng như sự phối kết hợp từ phía nhà trường và cả xã hội Việc học tập và rèn luyện tri thức được thể hiện qua việc học tập trên lớp, ôn bài và chuẩn bị bài ở nhà Có thể thấy được việc tích lũy kiến thức được đánh giá trước hết là qua những bài kiểm tra, thi học kỳ cũng như các kỳ thi lớn hơn Qua học tập trên lớp và được thầy giảng bài em có thể hiểu được quá trình tích lũy kiến thức là độ, kỳ thi là điểm nút, việc vượt qua kỳ thi là bước nhảy làm cho việc tiếp thu kiến thức bước sang một giai 27 đoạn mới nghĩa là sẽ xuất hiện sự thay đổi về chất Sau 12 năm học phổ thông và quá trình tích lũy kiến thức của bản thân có thể nói rằng việc em đã thành công nhất và khiến cho em phát triển cũng như tìm được hướng đi tốt hơn đó chính là việc em vượt qua được kỳ thi đại học và trở thành một sinh viên của đại học Thương Mại Ngay khi lên đại học em cũng thấy được việc học tập và rèn luyện tại môi trường đại học rất khác so với các cấp phổ thông Việc học tập tại đại học khó hơn rất nhiều so với trước đây các kiến thức trên đại học đều là những kiến thức rất mới và chuyên sâu hơn rất nhiều đồng nghĩa với đó là tính áp dụng vào thực tế cũng lớn hơn rất nhiều Là một sinh viên đại học Thương Mại em được tiếp nhận một nền tảng kiến thức mới một nguồn tri thức cao và phong phú hơn Qua đó có thể thấy được mỗi người đều không ngừng tích lũy cho bản thân thêm những nguồn tri thức mới và ngày càng nâng cao hơn từ đó mà dẫn đến sự thay đổi về chất, sự vận động này diễn ra liên tục trong suốt quá trình tồn tại của mỗi người, bao gồm cả bản thân em Sau khi được học và tìm hiểu về quy luật lượng chất cùng với những kiến thức rất thực tế dưới sự giảng dạy của thầy Phương Kỳ Sơn em đã phần nào dần thay đổi suy nghĩ của bản thân và áp dụng các quy luật này vào chính đời sống của bản thân mình Thứ nhất em đã phần nào hiểu được là một sinh viên không nên thấy cái gì hay cũng học, học nhiều dẫn đến thừa thãi mà cần phải học tập một cách chính xác và đầy đủ Vì hiện tại kinh tế của gia đình em cũng có một sự ảnh hưởng rất lớn từ việc bố mẹ em đều đã nghỉ hưu nên em luôn không ngừng cố gắng tìm những môn học nào có ích với bản thân cũng như thực sự cần thiết để học tránh việc học nhầm học thừa Thứ hai học tập là cả một quá trình cần phải học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cái thấp đến cái cao tránh sự nóng vội hấp tấp Hiện nay trên thực tế em thấy rất nhiều bạn sinh viên có hiện tượng không thực sự học tập trong suốt quá trình trên lớp mà chỉ đến khi sắp thi mới học Qua việc học tập và được thầy dạy em thấy được việc học tập là một quá trình nên em sẽ cố gắng thay đổi bản thân và học tập ngay từ những bài giảng trên lớp Thứ ba trong học tập bản thân em cần phải có sự linh hoạt Như câu tục ngữ: “Học thầy không tày học bạn” việc học tập cần có sự linh hoạt, trên thực tế việc tiếp thu kiến thức trên lớp và được kèm thêm sự giúp đỡ từ phía các bạn bè thì sẽ phần nào giúp em có thể hiểu kỹ hơn về bài học Thứ tư học thì phải đi đôi với hành, sau quá trình học tập em cũng thấy được học tập những kiến thức trên lớp không thôi là chưa đủ mà cần phải hiểu được và áp dụng được vào thức tế Từ việc 28 áp dụng các kiến thức này vào thực tế sẽ dần giúp em tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này em hướng tới Như vậy, có thế thấy được quy luật lượng chất là quy luật vô cùng cần thiết để mỗi người mỗi cá nhân cần phải hiểu và nắm bắt được Là một sinh viên trường đại học Thương Mại, em xin tự hứa sẽ học tập thật tốt thực hiện tốt nội quy học tập, tranh thủ điều kiện để hoàn thiện bản thân, rèn luyện cả phẩm chất, năng lực, cả đức cả tài, học hỏi bạn bè, gia đình, nhà trường và xã hội để trở thành con người mới nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay tạo nền tảng cho sự phát triển cho tương lai STT 109 – Lương Quốc Long – MSV 18D140148 Trong bối cảnh xã hội vận động và phát triển mạnh mẽ như hiện nay, mỗi con người phải liên tục thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới Để thích ứng với xu hướng đó đòi hỏi chúng ta phải có một tâm thế vững vàng nhằm giúp đất nước sánh vai với bạn bè quốc tế Đó chính là trách nhiệm của mỗi sinh viên nói chung và một sinh viên trường Đại học Thương mại như em nói riêng Để làm được điều đó, em cần vận dụng tốt quy luật Lượng – Chất vào trong đời sống học tập của bản thân mình để có được định hướng đúng đắn Thứ nhất, em cần từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diến ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên cũng không ngoại lệ Để có một tầm bằng Đại học chúng ta cần phải tích lũy đủ số lượng các tín chỉ của các môn học Như vậy có thể coi học tập là quá trình tích lũy về lượng mà điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy và điểm số xác định quá trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa Do đó, trong hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng ( tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật Cần học tập đều đặn, tránh gặp gấp rút mỗi khi sắp đến kỳ thi, tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày 29 Thứ hai, sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực Muốn có sự thay đổi về chất, cần có sự tích lũy về lượng, sự tích lũy ấy là do tự bản thân mỗi chúng ta phấn đấu, đánh đổi bằng sức lao động mà có được, chứ không nhờ vào một sự giúp đỡ nào khác Trong một kỳ thi, nếu bản thân em hay bất kì một sinh viên nào khác gian lận để một kết quả tốt thì kết quả đó cũng chỉ là vô nghĩa Làm như vậy, ta có thể qua được kỳ thi, nhưng về bản chất thì vẫn chưa có được biến đổi nào về chất, khi học những kiến thức sâu hơn, khó hơn chắc chắn ta sẽ không tiếp thu được, không đáp ứng được yêu cầu công việc sau này Không chỉ vậy, nếu ta giúp đỡ bạn bè gian lận thì chẳng khác nào chúng ta đang hại họ Thứ ba, trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn Mỗi sinh viên như em cần tránh tư tưởng tả khuynh – khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy Chỉ sau khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thể học tiếp những kiến thức sâu hơn, khó hơn Học tập nghiên cứu từ dễ đến khó là phương pháp học tập mang tính khoa học mà chúng ta đều biết nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có thể thực hiện được Nhiều sinh viên trong quá trình đi học tập do không tập trung, còn mải mê vui chơi , dẫn đến sự chậm chễ trong học tập, rồi “ nước tới chân mới nhảy”, khi sắp thi họ mới chịu học Giai đoạn ôn thi là lúc củng cố kiến thức chứ không phải học mới, nên sinh viên học chăm chỉ trong thời gian này không thể đảm bảo kiến thức qua được kỳ thi Nhiều sinh viên thì ngược lại, có ý thức học ngay từ đầu, nhưng họ lại nóng vội, muốn học nhanh, nhiều để hơn người khác, chưa học cơ bản đã đến nâng cao Như vậy, muốn tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, thì mỗi sinh viên cần phải hàng ngày học tập, học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi về chất Thứ tư, phải luôn luôn rèn luyện ý thức học tập, tránh tư tưởng chủ quan Khi bước chân vào Đại học, có rất nhiều sinh viên “tự mãn, ngủ say trong chiến thắng”, không tiếp tục nỗ lực và phấn đấu, sống không có lý tưởng Bên canh đó, một số sinh viên có ý thức rèn luyện và phấn đấu học tập để có trình độ tri thức cao nhất Theo quy luật, chất thay đổi sẽ tác động trở lại lượng của sự vật, nó làm thay đổi kết cấu quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vật Khi đã đỗ vào đại học, mỗi sinh viên như em được tiếp cận những tri thức cao hơn, sâu hơn Trải qua rất nhiều kỳ thi và kết quả của các kỳ thi đánh dấu ta kết thúc một giai đoạn và là bước khởi đầu cho ta sang một giai đoạn mới đòi hỏi chúng ta có một trình độ cao hơn, lượng kiến thức nhiều hơn 30 Chính vì vậy, mỗi sinh viên cần phải không ngừng học tập phấn đấu để tiếp cận những tri thức mới ở trình độ cao hơn, giúp tránh được tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong học tập rèn luyện Tóm lại, bằng phương pháp giảng dạy cao cấp và đầy tính sáng tạo, thầy Phương Kỳ Sơn đã giúp cho em có được sự hiểu biết sâu sắc về quy luật Lượng – Chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc học tập và rèn luyện của sinh viên trường Đại học Thương mại hiện nay Lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi nào lượng được tích lũy tới một độ nhất đinh mới làm thay đổi về chất, do đó trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của sinh viên phải tích lũy dần về lượng và đồng thời phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi để biến đổi về chất Bản thân em cũng như những sinh viên khác phải luôn tích cực học tập, chủ động trong công việc học tập và rèn luyện của mình cả đức và tài, để ngày càng hoàn thiện bản thân, tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội mà không chịu tích lũy về kiến thức (lượng) STT 110 – Phạm Hải Long – MSV 18D210086 Tri thức nhân loại rất rộng lớn, để có thể tiếp thu được tri nó đòi hỏi chúng ta cần phải trải qua quá trình tích lũy, bồi tụ kiến thức trong thời gian dài Quá trình có thể khác nhau ở mỗi cá nhân tùy thuộc vào trình độ nhận thức, mục đích, điều kiện… những quá trình đó cũng không nằm ngoài quy luật lượng-chất Bởi vì, dù nhanh hay chậm thì sớm muộn, sự tích lũy về tri thức cũng sẽ làm con gười có được sự thay đổi nhất định, tức là có sự biến đổi về chất Quá trình biến đổi này trong bản thân con người diễn ra vô cùng đa dạng và phong phú Và quá trình học của tôi cũng vậy Cũng như bao học sinh trên đất nước Việt Nam, tôi cũng đã trải qua 12 năm học Phổ thông trung học và đang là sinh viên của trường Đại học Thương mại Trong suốt những năm ngồi trên ghế nhà trường trung học phổ thông, tôi đã được trang bị những kiến thức cơ bản của các môn học thuộc hai lĩnh vực cơ bản là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Bên cạnh đó, tôi cũng tự trang bị cho mình những kĩ năng, những hiểu biết riêng về tự nhiên, về cuộc sống và về xã hội Quá trình tích lũy tri thức (lượng) của mỗi tôi nói riêng cũng như các các bạn học sinh nói chung là một quá trình dài, đòi hỏi nỗ lực không chỉ từ phía gia đình, nhà trường, xã hội mà quan trọng nhất là chính từ sự nỗ lực và khả năng của bản thân tôi Quy luật lượng chất trong 31 quá trình học tập và rèn luyện được thể hiện ở chỗ, tôi dần tích lũy cho mình một khối lượng kiến thức nhất định qua từng bài học trên lớp cũng như trong việc làm bài và ôn bài ở nhà Việc tích lũy kiến thức sẽ được đánh giá qua các bài kiểm tra và các kỳ thi học kỳ và cuối cùng là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông Việc tích lũy đủ lượng kiến thức cần thiết sẽ giúp tôi có thể vượt qua các kỳ thi và chuyển sang một giai đoạn học mới hay một cấp học mới từ tiểu học lên trung học và cuối cung là đại học Theo quy luật lượng chất, trong quá trình học tập, rèn luyện của tôi thì quá trình học tập tích lũy kiến thức chính là độ, các kỳ thi chính là điểm nút, việc vượt qua các kỳ thi chính là bước nhảy làm cho việc tiếp thu kiến thức của tôi bước sang giai đoạn mới, đó chính là có sự thay đổi về chất Trong suốt 12 năm học phổ thông, tôi đã có thể tích lũy đủ khối lượng kiến thức và vượt qua những điểm nút khác nhau, nhưng điểm nút quan trọng nhất, đánh dấu bước nhảy vọt về chất và lượng mà tôi cũng như mọi học sinh cũng muốn vượt qua đó là kỳ thi đại học Vượt qua kỳ thi đại học là điểm nút quan trọng hơn, việc vượt qua điểm nút này đã chứng tỏ tôi đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng, tạo nên bước nhảy, mở ra một thời kỳ phát triển mới của lượng và chất, từ học sinh chuyển thành sinh viên Cũng giống như ở phổ thông, để có được tấm bằng đại học thì những sinh viên như cũng phải tích lũy đủ các học phần theo quy định Tuy nhiên, việc tích lũy kiến thức ở bậc đại học có sự khác biệt về chất so với học phổ thông Sự khác biệt nằm ở chỗ, không chỉ tiếp thu kiến thức một cách đơn thuần mà tôi phải tự mình tìm tòi nghiên cứu, tra cứu và tham khảo khác nguồn trên internet, dựa trên những gợi ý mà giảng viên đã cung cấp Nói cách khác, ở bậc đại học, việc học tập của tôi khác hẳn về chất so với ở phổ thông Từ sự thay đổi về chất do sự tích lũy về lượng ở bậc học phổ thông tạo nên, chất mới cũng tác động trở lại Trên nền tảng chất mới, trình độ, quy mô nhận thức của sinh viên cũng thay đổi làm cho tôi có tri thức cao hơn Giống như ở bậc học phổ thông, quá trình tích lũy các học phần của sinh viên chính là độ, các kỳ thi hết học phần chính là điểm nút và việc vượt qua các kỳ thi chính là bước nhảy, trong đó bước nhảy quan trọng nhất chính là kỳ thi tốt nghiệp Vượt qua kỳ thi tốt nghiệp lại đưa sinh viên chuyển sang một giai đoạn mới, khác về chất so với giai đoạn trước Bản thân tôi đã là sinh viên của trường đai học thương mại được tròn 2 năm, tôi đã tích lũy được một lượng kiến thức không hề nhỏ Tôi được học những 32 kiến về chuyên ngành quản trị nhân lực của mình từ các thầy cô giảng viên tận tâm, không những vậy tôi còn tìm hiểu thêm, đào sâu thêm thông qua các tài liệu trên internet để có thể hiểu vấn đề một cách thấu đáo nhất Khi học trường đại học thương mại tôi cũng được tích lũy không chỉ kiến thức mà còn là kĩ nẵng, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình…qua những lần thảo luận, làm việc nhóm để giải quyết vấn đề Nhờ đó mà tôi có thể dần trở nên cởi mở hơn, tự tin hơn trước đám đông Những kĩ năng và kiến thức này không chỉ giúp tôi vượt qua các kì thi kết thúc học phần, và đủ điều kiện ra trường mà nó cũng có ý nghĩa rất lớn đối với công việc của tôi sau khi ra trường Quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh, sinh viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của xã hội, của đất nước Bởi chính quá trình này tạo ra những con người có đủ năng lực để tiếp quản đất nước, đưa đất nước phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu Vì vậy, mỗi học sinh, sinh viên cần phải có nhận thức rõ ràng, đúng đắn về vấn để này, phải tích đủ lượng tới giới hạn điểm nút thì mới được thực hiện bước nhảy, không được nôn nóng, đốt cháy giai đoạn CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN Thông qua các giờ giảng bài trên lớp cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình chu đáo của thầy Phương Kỳ Sơn – giảng viên cao cấp của trường đại học thương mại cuối cùng nhóm chúng em gồm 10 thành viên đã hoàn thành xong bài thảo luận với chủ đề “Quy luật lượng chất Vận dụng quy luật lượng chất vào đời sống học tập của bản thân” Tất cả thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia thảo luận đề tài và hoàn thành tốt nhiệm vụ cá nhân đối với bài thảo luận dưới sự phân công nhiệm vụ của bạn nhóm trưởng, các thành viên trong nhóm đều được chia nhiệm vụ một cách công bằng không bạn nào làm nhiều hơn cũng như ít hơn, các thành viên đều hoàn thành công việc theo đúng quy trình cùng nhau thảo luận hoàn thành phần cơ sở lý thuyết đồng thời cũng hoàn thành phần vận dụng cá nhân, các bạn trong nhóm đều nộp bài đúng thời hạn Thông qua bài thảo luận này tất cả các thành viên đều nắm rõ nội dung của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về 33 chất và ngược lại đồng thời cũng biết vận dụng một cách linh hoạt quy luật lượngchất vào đời sống học tập của bản thân: phải biết tích lũy về lượng (tri thức) để có sự biến đổi về chất, quá trình tích lũy là cả một quá trình nên thông qua bài thảo luận mỗi cá nhân trong nhóm đều biết phải rèn luyện được tính kiên trì để tích lũy đủ lượng Cuối cùng sau khi hoàn thành bài thảo luận nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Phương Kỳ Sơn đã tạo cơ hội cho chúng em cơ hội được cùng nhau thảo luận và trao đổi để hoàn thành tốt bài thảo luận 34 ... Sơn – giảng viên cao cấp trường đại học thương mại cuối nhóm chúng em gồm 10 thành viên hoàn thành xong thảo luận với chủ đề ? ?Quy luật lượng chất Vận dụng quy luật lượng chất vào đời sống học tập. .. quốc tế Đó trách nhiệm sinh viên nói chung sinh viên trường Đại học Thương mại em nói riêng Để làm điều đó, em cần vận dụng tốt quy luật Lượng – Chất vào đời sống học tập thân để có định hướng... LƯỢNG CHẤT VÀO LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN STT 101 – Phạm Diệu Linh – MSV 18D170174 Em sinh lớn lên vùng quê Hải Hậu Nam Định với truyền thống hiếu học nên em nhận thấy việc học tập

Ngày đăng: 24/07/2020, 21:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại

    • 1.1.1. Khái niệm về chất

    • 1.1.2. Khái niệm về lượng

    • 1.2. Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất

    • 1.3. Ý nghĩa phương pháp luận

      • 1.3.1. Nhận thức cả mặt lượng và mặt chất để có tri thức đầy đủ về sự vật.

      • 1.3.2. Tổ chức hoạt động thực tiễn dựa trên sự hiểu biết đúng đắn vị trí, vai trò và ý nghĩa của sự thay đổi về lượng cũng như sự thay đổi về chất trong sự phát triển xã hội.

      • 1.3.3. Kiên trì đổi mới trên từng lĩnh vực để tiến tới đổi mới toàn diện đời sống xã hội.

      • CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT VÀO LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

      • STT 101 – Phạm Diệu Linh – MSV 18D170174

      • STT 102 – Phạm Thị Diệu Linh – MSV 17D160201

      • STT 103 – Trần Thị Mỹ Linh – MSV 17D100201

      • STT 104 – Võ Hà Linh – MSV 17D130024

      • STT 105 – Nguyễn Thanh Loan – MSV 17D120021

      • STT 106 – Nguyễn Xuân Lộc – MSV 18D160175

      • STT 107 – Phan Vương Lộc – MSV 18D250029

      • STT 108 – Đào Hoàng Long – MSV 18D210026

      • STT 109 – Lương Quốc Long – MSV 18D140148

      • STT 110 – Phạm Hải Long – MSV 18D210086

      • CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan