BAI DU THI HSSV TIM HIEU LUAT AN TOAN GIAO THONG

8 3.1K 8
BAI DU THI HSSV TIM HIEU LUAT AN TOAN GIAO THONG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Họ và tên: Phạm Đức Mạnh Lớp: 10A2 Trường: THPTTP Điện Biên Phủ BÀI DỰ THI " Học sinh, sinh viên tìm hiểu Luật an toàn giao thông đường bộ " Câu1: Bạn cho biết những hành vi nào bị nghiêm cấm theo qui định của Luật giao thông đường bộ năm 2008? TRẢ LỜI: Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 qui định 23 hành vi bị nghiêm cấm bao gồm những hành vi cụ thể sau : 1. Phá hoại đường, cầu hầm, bến phà đường bộ, đền tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép, đặt,để chướng ngại vật trái phép trên đường, mở đường,đấu nối trái phép vào đường chính, lấn,chiếm,hoặc sử dụng trái phép của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ. 3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép. 4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ. 5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định. 6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng. 7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy 8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi có nồng độ cồn . Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50miligam/100mililít máu hoặc 0,25 miligam/1lít khí hơi thở. 9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định. Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ,bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng. 10. Giao xe cơ giới. xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ. 11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu . 12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên dang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này. 13.Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng. 14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã. 15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép khách hàng sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định. 16. Kinh doanh vận tải bằng ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định. 17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm. 18. Khi có điều kiện mà không cứu giúp người bị tai nạn giao thông. 19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe tài sản của người bị tai nạn và người gây tai nạn. 20. Lợi dụng việc sảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc sử lí tai nạn giao thông. 21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi pháp luật về giao thông đường bộ. 22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng. 23. Hành vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Câu 2: Bạn hãy cho biết tác dụng của việc đọi mũ bảo hiểm đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông đường bộ? Mức xử lý vi phạm hành chính đối với người không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển hoặc ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ? TRẢ LỜI: Qua thống kê cho thấy, trong cả nước mỗi tháng có hơn 1.000 người chết về tai nạn giao thôn, một tỉ lệ tử vong còn cao hơn trong cả thời chiến tranh. Đáng chú ý trong số các vụ tai nạn đó, nguyên nhân chủ yếu, đồng thời cũng là nạn nhân chính là người ngồi trên xe mô tô, xe máy. Và điều quan trọng hơn cả, theo các báo cáo của nghành y tế, là rất nhiều người đã tránh được tử vong hoặc tàn phế suốt đời nếu khi xảy ra tai nạn, cái đầu của họ được bảo vệ bằng mũ bảo hiểm. Bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy chính là để giảm tử vong và mức độ thương tích. Mội mạng sống của cá nhân được cứu sẽ làm cho nguồn lực quốc gia bớt bị tổn thương. Phó Thủ Tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã tuyên bố tai nạn giao thông là "thảm họa quốc gia". Vì vậy, đội mũ bảo hiểm để giảm bớt thương vong còn là hành động thể hiện trách nhiệm và lòng yêu nước, yêu nhà của mỗi công dân. Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe không đọi mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng qui cách khi tham gia giao thông trên đường bộ thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Theo quy định tại điểm i, khoản 3 điều 9 của Nghị định số: 34/2010/NĐ-CP ngày 10/04/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Đối với học sinh, sinh viên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì mức phạt tiền không quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên, trong trường hợp học sinh, sinh viên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay theo quy định tại khoản1, điều 7 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 về xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính. Câu 3: Bạn có suy nghĩ gì khi chứng kiến hình ảnh học sinh, sinh viên khi điều khiển xe đạp đi dàn hàng ngang nói chuyện trên đường; ngang nhiên vượt đền đỏ khi các phương tiện giao thông khác đều dừng lại? Mức xử lý vi phạm hành chính đói với những hành vi nêu trên? TRẢ LỜI Đối với người điều khiển xe đạp đi dàn hàng ngang từ ba xe đạp trở lên; ngang nhiên vượi đèn đỏ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền tư 40.000 đồng đến 60.000 đồng theo quy định tại điểm d, khoản 1, điều 11 của Nghị định số 34/2020/ĐN-CP ngày 02/04/2010 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hanh chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Đối với học sinh từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi vi phạm thì bị phạt cảnh cáo mà không áp dụng hình thức phạt tiền theo quy định tại khoản 1, điều 7 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 về xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính. Đối với học sinh, sinh viên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì mức tiền phạt không quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợp học sinh, sinh viên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc ngời giám hộ phải nộp thay theo quy định tại 1, điều 7 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 về xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính. Câu 4: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy tham gia giao thông được chở bao nhiêu người? Trường hợp nào thì được chở tối đa 2 người? Mức xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm? TRẢ LỜI Theo điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy thì : Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy tham gia giao thông chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở hai người : 1. Chở người bệnh đị cấp cứu; 2. Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; 3. Trẻ em dưới 14 tuổi. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy tham gia giao thông mà chở teo hai người trên xe bị phạt tiền từ 100.000 đông đến 200.000 đồng theo quy định tại điểm 1, khoản 3, điều 9 của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính tronh lĩnh vực giaao thông đường bộ. Đối với học sinh, sinh viên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thi mức phạt tiền không quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợp học sinh, sinh viên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc ngời giám hộ phải nộp thay theo quy định tại 1, điều 7 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 về xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính. Câu 5: Bạn cho biết: Nếu người điều khiển xe đạp, xe mô tô hai bánh, xe gắn máy đi dàn hàng từ 3 xe trở lên; sử dụng ô, điện thoại di động khi tham gia giao thông đường bộ có phải là hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ không? Nếu là hành vi vi phạm nêu trên được quy định tại điều khoản nào của Luật giao thông đường bộ? hình thức xử lý như thế nào? TRẢ LỜI : Người điều khiển xe đạp, xe mô tô hai bánh, xe gắn máy đi xe dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên; sử dụng ô, điên thoại di động khi tham giao thông đường bộ là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ. Người điều khiển xe đạp đi dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên;sử dụng ô, điện thoại di động khi tham gia giao thông đường bộ là những hành vi vi phạm các quy định tại các điểm a,c, khoản 1 điều 31 của Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông đường bộ. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy đi dàn hàng 3 trở lên; sử duungj điện thoại khi tham gia giao thông đường bộ là hành vi vi phạm các quy định tại điểm a,c khoản 3 điều 30 của Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ. Nếu người điều khiển xe đạp đi xe dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên; sử dung ô, điện thoại di động khi tham gia giao thông đường bộ bi phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng theo quy định tại điểm i, điểm k, khoản 1 điều 11 của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 của chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Nếu người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy đi xe dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên bị phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng theo quy định tại điểm k, khoản 1 điều 9 của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Nếu người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy đi xe dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên; sử dụng ô, điện thoại di động khi tham gia giao thông đường bộ bi phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng theo quy định tại điểm c, khoản 2 điều 9 của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 của chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Đối với học sinh, sinh viên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thi mức phạt tiền không quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợp học sinh, sinh viên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc ngời giám hộ phải nộp thay theo quy định tại 1, điều 7 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 về xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính. Câu 6: Tác hại của việc sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ? Luật giao thông đường bộ quy định như thế nào về việc sử dụng rượu, bia khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ và mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm? TRẢ LỜI : Rượi, bia đều là đồ uống có cồn, khoa học và thực tế đã chứng minh, đồ uống có cồn có rất nhiều chức năng trong xã hội và mang những ý nghĩa văn hóa, tôn giáo và tính tượng trưng ở hầu hết các quốc gia. Nhựng nó cũng là 1 loại thuốc có nhiều tác dụng độc hại và gây ra các nguy hiểm khác như làm say (ngộ độc), nghiện (lệ thuộc vào chất có cồn). Tác dụng tức thời của chất có cồn lên bộ não có thể vùa làm ức chế thần kinh vừa làm kích thích tự nhiên phụ thuộc vào lượng tiêu thụ chất có cồn trong cơ thể người. Nói cách khác, chất có cồn gây ra sự suy yếu , làm tăng khả năng bị va chạm do nó làm khả năng phán đoán, tăng thời gian phản ứng, cảnh giác thấp hơn và giảm nhạy bén trong quan sát. Theo sinh lý học, chất có cồn làm giảm áp lực máu, ức chế trạng thái tỉnh táo và hô hấp đông thời làm giảm cảm giá đau và có khả năng gây mê. 1. Khi tham giao thông, sử dụng rượu bia khiến người tham gia giao thông suy giảm khả năng phán đoán và tăng nguy cơ va chạm mặc nồng đọ rượu bia trong máu chỉ ở mức thấp, những ảnh hưởng này càng lớn khi nồng độ rượu bia trong máu càng cao. Không chỉ sự phán đoán và thời gian phản ứng bị ảnh hưởng mà khả năng nhìn cũng giản đi,ngoài ra rượu bia còn tác động nên những khía cạnh khác của sự an toàn khi lái xe như đeo dây bảo hiểm, sủ dụng mũ bảo hiểm và lụa chọn tốc độ. Có thể khẳng định, với ảnh hưởng của rượu bia nguwoif điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ dễ bốc đồng chạy xe với tốc đọ cao do bị kích thích, sau đó rượu gây ức chế não bộ làm cho người kais xe có thể ngủ gật trong khi điều khiển xe. Theo một kết quả nghiên cứu, rượu là nguyên nhân trực tiếp làm giảm tốc độ phản ứng của lái xe từ 10 đến 30% ngoài ra rượu còn làm giảm khả năng tự chủ, phản xạ và thị lực. rượu gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác, quá trình xử lý và truyền tải hình ảnh tới não,gây ước tính sai về khoảng cách . dẫn đến gia tăng mức độ rủi ro và tạ nạn giao thông. 2. Luật giao thông đường bộ năm 2008 có hiệu lực từ ngày 01/07/2009 đã khẳng định quyết tâm cảu Nhà nước trước thảm họa sử dụng bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tại khoản 8, điều 8 của luật nghiêm cấm việc "Điều khiển xe ô tô, xe máy , xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25miligam/1 lít khí hơi thở". Đây là mức quy định mà 35 nước trên thế giới đang áp dụng. 3. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng theo quy định tại điểm i, khoản 4 điều 9 của Nghị định số 34/2010/NĐ- CP ngày 02/04/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Đối với học sinh, sinh viên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thi mức phạt tiền không quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợp học sinh, sinh viên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc ngời giám hộ phải nộp thay theo quy định tại 1, điều 7 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 về xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính. Câu 7: Bạn cho biết quy định luật giao thông đường bộ năm 2008 đối với người đi bộ hki tham gia giao thông? Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với những cá nhân có hành vi vi phạm quy định đối với người đi bộ khi tham gia giao thông? TRẢ LỜI : Điều 32 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định trách nhiệm của người đi bộ khi tham gia giao thông như sau: 1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường, trường hợp không có hè phố lề đường thì người đi bộ phải đi sát máp đường . 2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đền tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. 3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hàm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi đảm bảo an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàm giao thông đường bộ. 4. Người đi bộ không được vượt dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác cồng kềnh ơhair đảm bảo an toàn va không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. 5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp trẻ em 7 tuổi khi qua đường. Điều 12 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định mức xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc gaio thông đường bộ như sau: 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a, Không đi đúng phần đường quy định; b, Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường ; c, Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển gaio thông, người kiểm soát giao thông. 2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a, Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; b, Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không đảm bảo an toàn. c, Đu, bám vao phương tiện giao thông đang chạy. 3. phạt tiền từ 80,00 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Đối với học sinh từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi vi phạm thì bị phạt cảnh cáo mà không áp dụng hình thức phạt tiền theo quy định tại khoản 1, điều 7 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 về xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính. Đối với học sinh, sinh viên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì mức tiền phạt không quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợp học sinh, sinh viên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc ngời giám hộ phải nộp thay theo quy định tại 1, điều 7 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 về xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính. Câu 8: Theo bạn khi xảy ra tai nạn giao thông, người gây tai nạn và người bị tai nạn phải gánh chịu những thiệt hại gì? Bản thân bạn phải làm gì nhằm hạn chế và khắc phục hậu quả do tai nạn giao thông gây ra? TRẢ LỜI: 1. Thiệt hại đối với người gây tai nạn giao thông: - Thiệt về tính mạng, sức khỏe; - Thiệt hại về tài sản; - Thiệt hại về thời gian; - Ảnh hưởng về tâm lý; -Bị xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Thiệt hại đối với người bị tai nạn giao thông: - Thiệt về tính mạng, sức khỏe; - Thiệt hại về tài sản; - Thiệt hại về thời gian; - Ảnh hưởng về tâm lý. 3. Để khắc phục hậu quả do tai nạn giao thông thì bản thân bạn cần phải thực hiện tốt những nội dung sau: -Chấp hành tốt các quy định pháp luật về giao thông đường bộ; -Chỉ sử dụng phương tiện có đủ điều kiện lưu hành khi tham gia giao thông đường bộ; - Tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân và những người xung quanh chấp hành tốt các quy định pháp luật về gaio thông đường bộ; -Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ do nhà trường và tổ chức đoàn, địa phương tổ chức , phát động -Kiên quyết đáu tranh bảo vệ với các hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ; -Tích cực tham gia cứu giúp, hỗ trợ người bị tai nạn giao thông. Câu 9: Bạn hiểu thế nào về "Văn hóa giao thông"? Theo bạn cần phải thực hiện những giả pháp nào để xây dựng nếp sống văn hóa giao thoongtrong đọi ngũ học sinh, sinh viên? TRẢ LỜI : Văn hóa khi tham gia giao thông là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử ,chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức thẩm mĩ khi tham gia giao thông.Nói cách khác, văn hóa giao thông là thái độ hanh vi của người tham gia giao thông đối với cá quy định của pháp luật về giao thông. Theo đó, hành vi xử thế trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đùng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng. Đối với người điều khiển giao thông có văn hóa giao thông thì trước hết, là cộng vụ phải đúng chức năng luật định, đúng quy trình, có lời ăn, tiếng nói,cử chỉ nhã nhặn, cương quyết thưởng phạt, xử lý nghiêm chỉnh, giải thích, hướng dẫn người tham gia giao thông cặn kẽ, tận tình và không nhhaanj mãi lộ, để bỏ qua vi phạm và các hành vi trái đạo đức xã hội. Đối với người tham gia giao thông thì văn hóa giao thông được hiểu là các xử thế đúng và đẹp khi họ tham gia giao thông. Đó là thực hiện đúng luật, tự tôn trọng mình,tôn trọng mọi người; tôn trọng trật tự an toàn công cộng, giúp người khác bị rủi ro khi tham gia gigao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già yếu trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vu sai phạm cảu người khác; thấy sự cố về đường xá phương tiện phải kịp thời báo hiệu thông báo cho nơi liên quan đẻ kịp thời ngăn chặn xử lý. Đối với việc sử dụng phương tiện tham gia giao thông, nói cách khác là các loại xe.Khi sản xuất phương tiện nhà sản xuất đã tính toán kỹ về tiêu chuẩn lỹ thuật, từ gương đèn phanh và màu sơn . Tuy nhiên nhiều người sử dụng lại thay gương của các nhà sản xuất bằng laoij gương chiếu hậu kỳ dị nhỉ thấp và không thể quan sát phía sau. Trên xe thì gắn nhiều hình ảnh nhố nhăng quái dị phản cảm; đèn thì chiếu thẳng vào mắt người đi ngược chiều, phanh còi quá âm lượng quy định với các tiếng hú tiếng la hét đinh tai nhức óc. Đây chính là những cái không văn hóa cảu phương tiện mà người làm ra nó, chính chủ nhân của những chiếc xe này,có thể nói nhìn xe mà khẳng định tính cách của chủ xe có văn hóa hay không. Người đời nói nhận thức đúng là tác nhân chỉ đường cho hành vi vì vậy cần hiểu lại một lần nữa thế nào là văn hóa giao thông. Câu 10: Theo bạn để góp phần ngăn chặn tình trạng học sinh, sinh viên trên địa bàn vi phạm Luật giao thông đương bộ, nhà trường và tổ chức đoàn thanh niên cần phải thực hiện những giải pháp nào? Ngoài những hành vi bị nghiêm cấm đã được quy định trong luật giao thông đường bộ năm 2008, theo bạn cần bổ sung thêm những hành vi nào? TRẢ LỜI: Ngoài những hành vi bị nghiêm cấm đã được quy định trong luật giao thông đường bộ năm 2008, theo bạn cần bổ sung thêm những hành vi sau 1- Phá hoại công trình đường bộ. 2- Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để các chướng ngại vật trái phép trên đường, mở đường trái phép; lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình báo hiệu đường bộ. 3- Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định. 4- Cho thuê vỉa hè, lòng đường để kinh doanh dưới mọi hình thức. 5- Thuê, thay đổi linh kiện, phụ kiện xe để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định. 6- Đua xe, tổ chức đua xe cơ giới trái phép. 7- Người lái xe sử dụng chất ma tuý. 8- Uống rượu, bia quá nồng độ cồn vượt quá quy định khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng. 9- Người điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định. Đưa xe cơ giới không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật vào hoạt động trên đường bộ. 11- Bấm còi và rú ga liên tục, bấm còi trong thời gian từ 22h đến 5h; bấm còi hơi và sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ. 12- Vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm. 13- Chuyển tải hoặc các thủ đoạn khác để trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá khổ. 14- Người lái xe gây ra tai nạn rồi bỏ trốn. 15- Người có điều kiện mà không cứu giúp người bị tai nạn giao thông. 16- Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để xúi giục, gây sức ép làm cản trở việc xử lý. 17- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm Luật Giao thông đường bộ. 18- Các hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. . tai nạn giao thông gây ra? TRẢ LỜI: 1. Thi t hại đối với người gây tai nạn giao thông: - Thi t về tính mạng, sức khỏe; - Thi t hại về tài sản; - Thi t hại. vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác cồng kềnh ơhair đảm bảo an toàn va không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường

Ngày đăng: 11/10/2013, 09:11

Hình ảnh liên quan

Bạn có suy nghĩ gì khi chứng kiến hình ảnh học sinh, sinh viín khi điều khiển xe đạp đi dăn hăng ngang  nói chuyện trín đường; ngang nhiín vượt đền đỏ khi   câc phương tiện giao thông khâc đều dừng lại? Mức xử lý vi phạm hănh chính đói với   những hănh vi - BAI DU THI HSSV TIM HIEU LUAT AN TOAN GIAO THONG

n.

có suy nghĩ gì khi chứng kiến hình ảnh học sinh, sinh viín khi điều khiển xe đạp đi dăn hăng ngang nói chuyện trín đường; ngang nhiín vượt đền đỏ khi câc phương tiện giao thông khâc đều dừng lại? Mức xử lý vi phạm hănh chính đói với những hănh vi Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan