Tham luận về công tác giáo viên chủ nhiệm

6 8.8K 84
Tham luận về công tác giáo viên chủ nhiệm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS HỮU LIÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hữu Liên, ngày 25 tháng 10 năm 2010 BÁO CÁO THAM LUẬN Về công tác chủ nhiệm lớp Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. Thực chất vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng như người làm vườn, trồng cây, tuy không đúng hoàn toàn nhưng hoạt động của giáo viên chủ nhiệm gần như người trồng cây, chăm sóc, vun trồng cây giống. Người làm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mầm. Cho nên, bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn tâm niệm dạy dỗ giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, học sinh luôn có xu hướng đua đòi chưng diện luôn bị những cám bẫy trong xã hội lôi cuốn. Nó ảnh hưỡng không ít đến việc học tập của học sinh. Vì vậy, xuất phát từ tình hình thực tế ấy tôi quyết tâm thực hiện tốt “Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Hữu Liên”. Cố gắng giáo dục tốt những học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm góp phần đưa phong trào nhà trường vững mạnh và xã hội có những công đân tốt, là những đứa con ngoan trong gia đình. I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH - Lớp 8A có tổng số 20 học sinh. Trong đó + Học sinh là nam: 12/20 = 60% + Học sinh là nữ: 8/20 = 40% + Học sinh là dân tộc thiểu số: 9/20 = 45% (nữ dân tộc: 03/20 = 15%) + Học sinh là dân tộc kinh: 11/20 = 55% + Học sinh thuộc diện hộ nghèo: 01/20 = 5% 1. Thuận lợi - Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu Nhà trường và của tổ chuyên môn về công tác chủ nhiệm - Cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường và của lớp học ngày một cải thiện, đầy đủ, đảm bảo cho dạy và học. - Kinh tế phát triển, học sinh được quan tâm và chăm sóc tốt hơn. - Phần lớn học sinh đã có ý thức, chăm chỉ học tập, có ý thức vươn lên về tu dưỡng đạo đức. - Sự phát triển của khoa học công nghệ đã hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết trong phối hợp cùng giáo dục - Đã có sự phối kết hợp giữa giáo viên bộ môn, đoàn, đội trong việc giáo dục học sinh. 2. Khó khăn a. Giáo viên - Giáo viên chủ nhiệm chỉ dạy 1 bộ môn của lớp, mỗi tuần số tiết tiếp xúc với các em trong việc học tập, rèn luyện đạo đức không nhiều như ở cấp Tiểu học - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm, chăm lo và đôn đốc con em học tập, còn phó thác cho nhà trường và thầy cô. - Công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa có một khoá đào tạo chính thức nào dành cho GVCN. - Thời gian phụ huynh gặp gỡ, trao đổi với GVCN rất ít. - Số tiết dành cho GVCN còn quá ít, chỉ 4 tiết / tuần, chưa tương xứng công sức giáo viên đầu tư vào công tác chủ nhiệm b. Học sinh - Một số học sinh chưa chịu khó học tập, phương pháp học tập chưa khoa học - Số ít học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ vào bạn, vào tài liệu. Do đó trình độ tư duy vốn kiến thức cơ bản của các em con hạn chế. - Mặt trái của nền kinh tế thị trường và các biểu hiện tiêu cực ngoài xã hội đã có những ảnh hưởng xấu tới công tác giáo dục đạo đức học sinh. - Nhiều cám dỗ, trò tiêu khiển (trò chơi điện tử, xèng . ), ham chơi, bỏ giò, bỏ tiết đã làm cho một số học sinh giảm đi sự chuyên cần - Một số gia đình học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. II. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN LÀM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 1. Nội dung - Nghiên cứu nắm vững đường lối quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm (các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách, vai trò của giáo dục, hoạt động. Mối quan hệ giữa thầy giáo và học sinh, các phương pháp tác động song song, tác động tay đôi, bùng nổ sư phạm… ) - Nắm vững mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu lớp học, kế hoạch, nhiệm vụ, giáo dục, dạy học của năm học của đơn vị trường. - Hiểu sâu sắc chức năng nhiệm vụ của các tổ chức trong nhà trường, hiểu cán bộ phụ trách các mặt hoạt động và đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học ở lớp chủ nhiệm. Hiểu biết đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học để thường xuyên liên hệ năm tình hình học tập, rèn luyện của học sinh, tổ chức việc học tập của tập thể lớp để có phương pháp ứng xử phù hợp, tận dụng, lôi cuốn mọi người vào hoạt động giáo dục của lớp chủ nhiệm. - Có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặc điểm của từng học sinh của lớp chủ nhiệm, biết phân loại học sinh theo các đặc điểm để có giải pháp tác động phù hợp. - Lập kế hoạch chủ nhiệm cho từng tháng, cho năm học của lớp chủ nhiệm để đảm bảo tính hệ thống, phát triển giáo dục nhân cách học sinh. Kế hoạch chủ nhiệm lớp cần thể hiện một số nội dung sau: + Khái quát chung về đặc điểm học sinh lớp chủ nhiệm. + Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá, giỏi. + Có kế hoạch phụ đạo học sinh học kém các môn. + Xây dựng chương trình hoạt động toàn diện của lớp chủ nhiệm theo từng tháng, học kì, năm học, đây là nội dung chủ yếu được giáo viên chủ nhiệm quan tâm. 2. Phương pháp GVCN phải có nghệ thuật giáo dục trong cách ứng sử đối với HS. Có biện pháp GD thích hợp với từng đối tượng HS, nhất là đối với HS đặc biệt (HS cá biệt) HS có hoàn cảnh đặc biệt (con mồ côi, nhà nghèo…). Từ đó phát huy khả năng dân chủ, tự quản của HS. GVCN là trung tâm tập hợp các lực lượng GD gia đình, nhà trường và XH. GVCN phải thực sự là cố vấn của HS (như ứng sử đúng mực, quan hệ với mọi người xung quanh để các em tự hoàn thiện mình vể phẩm chất và đạo đức). Hành vi ngôn ngữ ứng sử của GVCN phải mẫu mực. III. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC LÀM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 1. Điều tra cơ bản tình hình lớp chủ nhiệm: Khi được phân công làm công tác chủ nhiệm, giáo viên cho học sinh viết bản sơ yếu lý lịch ghi rõ địa chỉ, nguyện vọng cá nhân (thậm chí cả những điều các em muốn tâm sự riêng với thầy cô giáo), số điện thoại gia đình, của cha mẹ, địa chỉ và có thể ghi số điện thoại của một bạn trong trường (lớp) có chỗ ở gần nhất, kết quả năm học trước (đăng ký phấn đấu năm học này) thông qua đó GVCN nắm bắt được về cơ bản tình hình của từng học sinh trong lớp. 2. Xây dựng cơ cấu tổ chức lớp khoa học, đội ngũ cán bộ lớp liên kết chặt chẽ, có khả năng tổ chức, thuyết phục cao: GV cho học sinh bâù cán bộ lớp thông qua bỏ phiếu kín, chọn cho được đội ngũ cán bộ lớp có đủ uy tin , năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (thực hiện và đầu năm học) 3. Lập kế hoạch chủ nhiệm: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm dựa trên kế hoạch của nhà trường. Kế hoạch phải được xây dựng cụ thể từng tuần, tháng, học kỳ. 4. Xây dựng các tiêu chí thi đua: Cụ thể, chính xác, công khai, minh bạch và tổ chức thi đua theo từng tuần, tháng, học kỳ và cả năm học sao cho phù hợp với đặc điểm điều kiện của lớp chủ nhiệm, đồng thời thường xuyên khuyến khích được tinh thần phấn đấu vươn lên của học sinh. Có hình thức khen thưởng, phê bình, kỷ luật, đúng người, đúng việc, kịp thời, đúng mức .Từ đó tạo ra một môi trường học tập thật tốt trong lớp, cũng như khích lệ học sinh tích cực tham gia học tập tại gia đình. 5. GVCN quan tâm sát sao, nhiệt tình, có trách nhiệm tới từng học sinh. - GVCN sắp xếp thời gian hợp lý để có điều kiện gặp gỡ học sinh thường xuyên và theo dõi mọi hoạt động của lớp. - Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa GVCN và học sinh, giữa học sinh với học sinh trên tinh thần hiểu biết, lắng nghe, thông cảm, chia sẻ. Tạo được sự tin cậy đối với học trò để các em dám chia sẻ. GVCN là trung tâm, hạt nhân trong việc xây dựng quan hệ thầy - trò lành mạnh, trong sáng. - Quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt để có kế hoạch cụ thể giúp đỡ và phương án giáo dục phù hợp. - GV nên có "Nhật ký giáo viên chủ nhiệm" ghi chép về ưu, nhược điểm, tính cách, sở trường, hiện tượng vi phạm, sự tiến bộ, . của từng học sinh. Đây chính là nguồn tư liệu đánh giá khoa học về học sinh một cách có hệ thống và cũng là nguồn tư liệu về tâm lý học. 6. Tổ chức tốt các nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh. Thành lập nhóm học tâp, các câu lạc bộ, tạo bầu không khí thi đua học tập tốt. Tăng cường ý thức học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá. 7. Nắm vững kế hoạch giảng dạy, giáo dục đạo đức học sinh, quy chế đánh giá xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh, các hoạt động hướng nghiệp- ngoài giờ lên lớp. Nhận định, đánh giá chính xác khách quan quá trình rèn luyện phấn đấu tu dưỡng của từng học sinh trong lớp, xếp loại hạnh kiểm học sinh theo tinh thần dân chủ, công khai đúng quy trình. 8. Phối kết hợp với phụ huynh học sinh. Thường xuyên trao đổi thông tin kịp thời đến phụ huynh học sinh để phối kết hợp hợp cùng giáo dục. Cần trao đổi qua lại giữa giáo viên với phụ huynh theo định kỳ ít nhất hai lần / tháng. Hàng tuần có thể mời trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp tham dự giờ sinh hoạt lớp, qua đó cha mẹ học sinh trực tiếp nắm bắt được kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của con em mình trong tuần, từ đó phối hợp cùng GVCN có biện pháp giáo dục thích hợp. 9. Phối hợp giữa giáo viên bộ môn và các đoàn thể. Thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình của lớp, về khả năng của học sinh. Thông qua giáo viên bộ môn và các hoạt động đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm bắt học sinh một cách toàn diện hơn. Cùng với nhà trường, phối hợp với các lực lượng xã hội khác tổ chức cho học sinh có điều kiện tham gia vào các hoạt động của cộng đồng địa phương và hoạt động xã hội. Thông qua đó, phát huy tác dụng của nhà trường trong xã hội, góp phần vào sự nghiệp đổi mới xây dựng quê hương đất nước, giáo dục tình yêu và trách nhiệm với quê hương đất nước của các em. IV. KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Từ khi chuyển về trường đến nay tôi được Ban giám hiệu phân công làm công tác chủ nhiệm. Không thể không có khó khăn nhưng tôi nghĩ đó là cơ hội may mắn để giáo viên có điều kiện tiếp xúc với các em hơn so với GV bộ môn trực tiếp giảng dạy. Qua hai năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nghiệm ra rằng chỉ có thầy cô chủ nhiệm mới thực sự gần gũi với học sinh (HS), hiểu các em hơn ai hết. qua 2 năm tôi được nhà trường phân công phụ trách chủ nhiệm (năm trước là lớp 7 và năm nay là lớp 8). Các em học sinh hầu hết là con em địa phương có những đặc thù riêng, nhìn chung đều ngoan, hiền, dễ nói, dễ dạy bảo và hầu như có ít HS cá biệt Từ kinh nghiệm của tôi cho thấy lớp có thành tích học tập tốt, phong trào thi đua mạnh thì không thể không kể đến công lao của GV chủ nhiệm. Bởi vì trong tập thể lớp GV chủ nhiệm chính là “người dẫn đường” định hướng cho các em thực hiện tốt các nhiệm vụ. Quan tâm phong trào của lớp là phải “để ý” từ việc lớn đến chuyện nhỏ, không chỉ trong giờ học mà cả lúc xếp hàng vào lớp, trong giờ ra chơi, sinh hoạt ngoài trời… Một GV bộ môn chỉ biết dạy trên lớp hết giờ thì ra về nhưng với GV chủ nhiệm thì hầu như không bao giờ xa rời các em. Tuy nhiên, là người bám sát lớp nhưng GV chủ nhiệm cũng không phải là người làm thay cho các em mọi việc. Một GV chủ nhiệm giỏi là phải biết đào tạo được đội ngũ cán bộ lớp vững về cách quản lý lớp học. Chính các em là những người thay GV chủ nhiệm điều hành mọi hoạt động của lớp và luôn theo sát các thành viên trong lớp hơn bất kỳ một thầy cô nào. Trong giáo dục cũng phải biết tùy thuộc vào từng đối tượng HS mà dạy dỗ. Dù bị phạm lỗi nhưng đa phần các em vẫn thích thầy cô nhẹ nhàng hơn là mắng phạt nặng lời. Tuy nhiên khi các em mắc những lỗi vi phạm trầm trọng thì phải thật sự nghiêm khắc chứ không thể dễ dãi bỏ qua. Mỗi em có một cá tính riêng nên dù khuyên bảo hay trách phạt thì cũng tùy từng HS mà xử lý. Thầy cô là người cầm cân nảy mực nên cần phải biết và hiểu tính nết từng em một. Có em hôm nay vui nhưng ngày mai buồn hoặc ngược lại. Có em hôm nay khuyên bảo lại nghe nhưng ngày mai thì lại khác. Chúng ta không thể cứng nhắc mà phải biết linh hoạt khi tiếp xúc với các em. Ngoài tìm hiểu HS, GV chủ nhiệm phải tìm hiểu hoàn cảnh phụ huynh, phải có mối liên hệ thường xuyên với gia đình, nhất là khi các em vi phạm lỗi. So với trước đây, bây giờ ít thầy cô đến nhà HS thăm hỏi mà chủ yếu là trao đổi qua điện thoại. Đó cũng là cách để nhà trường và gia đình phối hợp kịp thời trong việc giáo dục đạo đức cho các em. V. GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI VIỆC TRIỂN KHAI CÓ HIỆU QUẢ PHONG TRÀO THI ĐUA " Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" Khi nói đến nhóm từ “Trường học thân thiện”, chúng ta có thể hiểu rằng: Phải làm thế nào để Nhà trường không chỉ là nơi cho các em học sinh đến và thực hiện một nhiệm vụ duy nhất là học tập, tiếp thu kiến thức từ các Thầy, Cô giáo truyền đạt mà Nhà trường còn là môi trường để các em có thể phát triển tư duy, năng lực sở trường, đồng thời cũng là nơi bắt nguồn để hình thành nên các mối quan hệ thật sự chân tình giữa “Thầy và Trò”; giữa “Trò và Trò”; giữa các khối lớp hiện đang học tập trong nhà trường và kể cả các thế hệ học sinh đã rời khỏi ghế nhà trường, . Khi các em học sinh dần dần trưởng thành trong môi trường có sự gắn bó và hòa đồng như vậy, cùng với những kiến thức đã tích lũy được sẽ tạo điều kiện cho các em có một sự tự tin nhất định, giúp cho các em có thể mạnh dạn trao đổi trước bạn bè, trước các Thầy, Cô giáo; có khả năng giao tiếp, ứng xử hoạt bát trước tập thể, trước đám đông. Điều này tác động rất lớn đến tâm lý của các em và là tiền đề để hình thành nên yếu tố “Tích cực” từ trong mỗi học sinh. Nhà trường và các Thầy, Cô giáo khai thác hữu hiệu yếu tố này sẽ là đòn bẩy cho các em học sinh được thể hiện “Học sinh tích cực” trong từng tiết học, từng môn học và ngay cả từng bậc học. Người viết Hoàng Văn Lục . TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC LÀM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 1. Điều tra cơ bản tình hình lớp chủ nhiệm: Khi được phân công làm công tác chủ nhiệm, giáo viên cho học sinh viết. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN LÀM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 1. Nội dung - Nghiên cứu nắm vững đường lối quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp.

Ngày đăng: 11/10/2013, 05:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan