KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HÀ PHAN

38 407 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HÀ PHAN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 Chương 1: Giới thiệu khái quát Công Ty Cổ Phần Thương Mại Hà Phan  Chương 2: Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Hà Phan.  Chương 3: Kết luận và kiến nghị.

1 LỜI MỞ ĐẦU  Bất cứ một tổ chức kinh tế nào cũng cần kế toán. Kế toán là loại nghiệp vụ kinh tế, ghi nhận tính toán toàn bộ các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp, xử lý lên báo cáo kế toán, làm sở xây dựng các hoạch định tương lai cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp là tế bào của một nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau, hình thức sở hữu vốn cũng khác nhau. Tuy nhiên trong một thể chế kinh tế - xã hội nhất định, doanh nghiệp là hình thức hoạt động kinh tế thống nhất theo những thể thức chuẩn mực nhất định. Như vậy, đòi hỏi phải nghiệp vụ kế toán phù hợp với nền kinh tế quốc gia cũng như với từng doanh nghiệp cụ thể. Trong nền kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, vì vậy bất kì một doanh nghiệp nào khi bước vào lĩnh vực kinh doanh thì mục tiêu hướng đến đều là lợi nhuận. vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp nếu muốn tiếp tục tồn tại, phát triển đứng vững trên thị trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải hiệu quả. Tức là sử dụng nguồn vốn trang trải chi phí sao cho hợp lý, tối đa hóa lợi nhuận doanh thu để bù đắp vào các khoản chi phí đã bỏ ra. Vì thế, việc sản xuất kinh doanh phải được theo dõi chặt chẽ dựa trên các số liệu được ghi chép lại một cách chi tiết, hệ thống chính xác của bộ phận kế toán. Bên cạnh đó, việc xác định kết quả kinh doanh vào cuối kì phải kịp thời, chính xác giúp nhà quản lý nắm vững tình hình công ty, nắm bắt hội kinh doanh, chuẩn bị kế hoạch rõ ràng đúng đắn cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Vì nhận thấy tầm quan trọng của việc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nên tôi đã chọn đề tài: “KẾ TOÁN DOANH THU XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI PHAN” trong phạm vi thời gian từ cuối tháng 09/2011 đến hết tháng 10/2011. Với mong muốn: - Tìm hiểu phương pháp hạch toán kế toán về việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích, tổng hợp các số liệu đã thu thập được để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Liên hệ giữa lý thuyết sách vở thực tế tại doanh nghiệp, đánh giá thực trạng công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những nhận định đóng góp ý kiến về các biện pháp để doanh nghiệp xem xét vận dụng, nhằm hoàn thiện hơn nữa trong công tác hạch toán kế toán. 2 Bố cục các chương của đề tài như sau:  Chương 1: Giới thiệu khái quát Công Ty Cổ Phần Thương Mại Phan  Chương 2: Kế toán doanh thu xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Phan.  Chương 3: Kết luận kiến nghị. Trong quá trình viết đồ án, dù đã cố gắng nhưng với kiến thức chuyên môn kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế của một sinh viên, cũng như thời gian kiến tập tại doanh nghiệp hạn. Do đó đề tài chỉ dừng lại ở mức độ nhất định không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến sự chỉ bảo của quý thầy cô, cùng các anh chị làm công tác kế toán tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Phan để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên MAI THẢO 3 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI PHAN 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN - Tên đơn vị: Công Ty Cổ Phần Thương Mại Phan - Tên giao dịch: Ha Phan Trading Join Stock Company - Tên viết tắt: HA PHAN JSC - Mã số thuế: 0303899555 - Địa chỉ: 76 Yên Thế, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM - Điện thoại: 08.35471584 - 87 - Fax: 08.35471589 - Website: www.haphan.com - Email: info@haphan.com - Vốn điều lệ: 6.000.000.000 đồng Được thành lập vào ngày 19/05/2005 theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4103003622 được cấp phép bởi Sở Kế hoạch & Đầu tư TP.HCM. Đến ngày 01/08/2005, sau khi được Chi cục Thuế cấp mã số thuế, Công Ty Cổ Phần Thương Mại Phan chính thức đi vào hoạt động. Theo xu hướng mở rộng thương mại quốc tế, đánh giá được thị trường tiềm năng Capuchia là bước phát triển kế tiếp, Công ty đã thành lập Chi nhánh hoạt động tại thị trường Campuchia vào ngày 11 tháng 04 năm 2012 dưới tên gọi SPDR Trading Co., LTD.,. Với SPDR Trading Co., LTD., Phan mong muốn phát triển nhiều hơn nữa các thương hiệu sản phẩm mà Phan đang phân phối, đồng thời hỗ trợ khách hàng tại Campuchia được dịch vụ hậu mãi kỹ thuật kịp thời. Cùng đội ngũ nhân viên trẻ năng động, Công ty Phan luôn tâm niệm rằng việc đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên thương hiệu của công ty theo phương châm: “ Không khách hàng nào là quá xa, không khách hàng nào là quá nhỏ” 1.2 CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG Công Ty Cổ Phần Thương Mại Phan đã trở thành nhà cung cấp hàng đầu trên thị trường về lĩnh vực thiết bị, tem nhãn mực ribbon in ấn mã vạch. Cho đến nay, công ty đầu tư tập trung phát triển trên các thiết bị máy móc, thiết bị vật tư khoa học kỹ thuật; thiết bị nguyên phụ liệu in ấn mã vạch. Đặc biệt, Ha Phan JSC chính thức trở thành Partner của Zebra, Motorola, Axis .chuyên phân phối máy in Barcode, Scanner, PDA . và các loại IP Camera quan sát tại thị trường Việt Nam. Công ty được biết đến như một nhà cung cấp tin cậy cho các đối 4 tác là những công ty danh tiếng trên thị trường cả nước quốc tế như: LG Electronics, Sanyo HA Asean, Lotte Mart, Metro, Triumph, International (Vietnam) LTD., An Phuoc Co. LTD., Viet Tien Garment Company, Phong Phu Corporation… Công ty hiện nay là Đại lý phân phối chính thức của Zebra Motorola – Thương hiệu hàng đầu thế giới về thiết bị in ấn mã vạch, thiết bị in card các giải pháp nhận diện tự động….Bên cạnh đó, công ty cũng cam kết hỗ trợ khách hàng sử dụng máy in Zebra thiết bị của Motorola 24/24g, 7ngày/tuần với đội ngũ kỹ thuật được đào tạo căn bản tại nước ngoài, đem đến sự yên tâm tối đa cho khách hàng. Tất cả các sản phẩm mực in, tem nhãn của Phan được cung cấp bởi các nhà sản xuất hàng đầu như RicoH, General, Union, DNP, Avery Dennison… từ các quốc gia Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…và đều chứng chỉ RoHS của SGS, MSDS, LU… 1.3 CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY Với tổng số nhân viên 60 người (gồm 20 nhân viên kinh doanh, 07 nhân viên kỹ thuật các bộ phận liên quan…) Sơ đồ 1.1: cấu tổ chức công ty Hội Đồng Quản Trị Ban Giám Đốc Phòng Vật Tư Phòng Kĩ Thuật Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng Kinh Doanh 5 1.4 CẤU TỔ CHỨC PHÒNG KẾ TOÁN 1.4.1 Sơ đồ cấu tổ chức phòng kế toán Sơ đồ 1.2: cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty 1.4.2 Chức năng nhiệm vụ từng phần hành • Kế toán trưởng - Tổ chức toàn bộ công tác kế toán chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính trước Hội đồng Quản trị. Tham mưu cho Ban Giám đốc quản lý nguồn tài chính để đem lại hiệu quả trong kinh doanh. - Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát qua đó nâng cao chất lượng hoạt động của công tác kế toán. • Kế toán tổng hợp - Tổng hợp chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán chịu trách nhiệm trước Kế toán trưởng. Kiểm tra số liệu chính xác trước khi trình lên Kế toán trưởng Ban Giám đốc. • Kế toán thanh toán, thuế - Thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. - Ghi sổ quỹ dựa trên chứng từ gốc thực tế phát sinh. - Kiểm tra tồn quỹ hàng ngày với Kế toán tổng hợp. - Lập báo cáo thuế, quyết toán thuế. • Kế toán doanh thu, chi phí - Theo dõi việc xuất hóa đơn bán ra mua vào một cách chặt chẽ. - Kiểm tra, giám sát kế hoạch tiêu thụ hàng hóa, phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng dựa trên chứng từ gốc là hóa đơn bán ra. - Phân loại các chi phí một cách phù hợp. • Kế toán công nợ Kế Toán Trưởng Kế Toán Tổng Hợp Kế Toán Kho Kế Toán Công Nợ Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Kế Toán Thanh Toán, Thuế 6 - Theo dõi chặt chẽ hóa đơn bán ra, mua vào để phản ánh kịp thời chính xác công nợ phải thu, phải trả để Kế toán thanh toán lên lịch thanh toán cũng như thu hồi công nợ. • Kế toán kho - Theo dõi quá trình nhập – xuất – tồn hàng hóa về số lượng giá trị. - Theo dõi từng loại hàng hóa, mã hàng vật tư, phiếu xuất kho, nhập kho, điều chuyển. - Thực hiện các việc nhập trước xuất trước. - Kiểm kho hàng quý, đối chiếu để phát hiện mất mát sau đó đề xuất hướng xử lí. - Thường xuyên đối chiếu với Thủ kho để tìm ra sự chênh lệch về số lượng điều chỉnh kịp thời trên sổ sách đúng với thực tế. 1.4.3 Hình thức sổ kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán ghi sổ Nhật kí chung. Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức ghi Nhật kí chung Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNGSổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết 7 Giải thích kí hiệu: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu Đặc trưng bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung - Hàng ngày + Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. + Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10 . ngày) hoặc cuối tháng, khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt. - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. + Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. + Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối số phát sinh SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết 8 1.4.4 Chế độ kế toán công ty đang áp dụng • Tổ chức công tác kế toán tại công ty: Công ty thực hiện chế độ kế toán dựa theo chuẩn mực kế toán chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, nhằm đảm bảo tốt chức năng nhiệm vụ của kế toán. • Phương tiện phục vụ công tác kế toán: Phần mềm kế toán Misa. • Hình thức kế toán áp dụng tại công ty - Tài khoản sử dụng: Căn cứ vào chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. - Niên độ kế toán: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hằng năm. - Thời điểm in sổ: cuối mỗi tháng. • Hệ thống chứng từ kế toán - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm hàng tồn kho. - Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương. - Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, biên bản kiểm quỹ. - Báo cáo tăng giảm tài sản cố định. - Sổ phụ ngân hàng, ủy nhiệm chi, lệnh chuyển tiền. • Một số chính sách kế toán áp dụng tại công ty - Nguyên tắc xác định các khoản tiền + Tiền mặt: được xác định theo nguyên tắc thực thu, thực chi tại công ty. + Tiền gửi ngân hàng: được xác định dựa trên sổ phụ ngân hàng. +Tiền đang chuyển: không phát sinh - Nguyên tắc phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán: tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tất cả các giao dịch bằng tiền ngoại tệ đều được quy ra VND tại thời điểm giao dịch theo tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. - Ghi nhận khấu hao TSCĐ + Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua các chi phí liên quan khác để đưa tài sản vào sử dụng. + Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. - Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho + Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: nguyên tắc giá gốc. + Xác định trị giá hàng tồn kho cuối kì theo phương pháp bình quân gia quyền. + Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp khai thường xuyên. 9 CHƯƠNG 2 KẾ TOÁN DOANH THU XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI PHAN 2.1 KẾ TOÁN DOANH THU 2.1.1 Đặc điểm doanh thu • “Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu” (VAS.14) • Doanh thu phản ánh giá trị của hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm bán ra làm căn cứ để ghi sổ chi tiết bán hàng, làm sở để kiểm tra khi thanh tra cần thiết. • Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi giao dịch bán hàng đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa quyền kiểm soát hàng hóa. - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Doanh thu đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. - Xác định được khoản chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Doanh thu = Số lượng hàng hóa, thành phẩm tiêu thụ trong kì × Đơn giá 2.1.2 Kế toán doanh thu bán hàng 2.1.2.1 Chứng từ hạch toán - Hóa đơn GTGT. - Phiếu thu. - Hợp đồng kinh tế. - Giấy báo của ngân hàng. - Tờ khai hàng xuất khẩu. 2.1.2.2 Tài khoản sử dụng - TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa. Ngoài ra còn các tài khoản liên quan: - TK 1111: Tiền mặt – VND. - TK 6321: Giá vốn hàng bán. - TK 1121: Tiền gửi ngân hàng – VND. 10 - TK 1311: Phải thu khách hàng. - TK 33311: Thuế GTGT đầu ra. TK.511 – DOANH THU BÁN HÀNG CUNG CẤP DỊCH VỤ Phát sinh: - Các khoản làm giảm doanh thu kết chuyển doanh thu thuần vào TK.911 Phát sinh: - Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ,… phát sinh trong kì. TK này không số dư. 2.1.2.3 Trình tự hạch toán Cách xác định giá bán tại Công ty Phan • Đối với những mặt hàng như túi xốp, máy móc thiết bị… thì giá bán được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên, căn cứ vào giá mua vào của từng mặt hàng. • Đối với những mặt hàng như ribbon, giấy decal thì Công ty sẽ quy ra mét vuông dựa vào khổ chuẩn của từng loại, để từ đó xác định được giá bán của từng mặt hàng nhưng cũng theo sự thỏa thuận của hai bên.  Bán hàng trong nước (1) Ngày 01 tháng 10 năm 2011, Công ty xuất bán 5 cuộn decal 4” × 8” × 150m cho Công ty TNHH Youngone Nam Định theo Hóa đơn GTGT số 0001202, giá bán là 265.000đ/cuộn, chưa bao gồm thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán. Nợ TK 1311: 1.457.500 TK 5111: 1.325.000 TK 33311: 132.500 (2) Ngày 03 tháng 10 năm 2011, Công ty xuất bán 11 máy quét mã vạch LS4278 cho Công ty Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ HQP theo Hóa đơn GTGT số 0001205, giá bán 9.897.600đ/cái, chưa bao gồm thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán. Nợ TK 1311: 119.760.960 TK 5111: 108.873.600 TK 33311: 10.887.360 . ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ. phản ánh giá trị của hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm bán ra làm căn cứ để ghi sổ chi tiết bán hàng, làm cơ sở để kiểm tra khi thanh tra cần thiết. • Doanh thu

Ngày đăng: 10/10/2013, 18:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan