Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf

78 464 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

Trang 1

Tốc độ gia tăng kim ngạch + 22,1% + 20,5% + 29,5% -9,9% +17,5%

Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam qua các năm 2006 –7 tháng đầu năm 2010

Trang 2

Tuy nhiên, sang năm 2010, có thể thấy kim ngạch xuất khẩu đang có chiều hướng gia tăng 7 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của ta đạt 38,3 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái

Nửa đầu tháng 8 năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,59 tỷ USD, giảm 20% tương ứng 647 triệu USD so với kỳ 2 tháng 7 năm 2010

Nếu xét về thứ hạng xuất khẩu trong năm 2009 thì Việt Nam đứng thứ 27 trên thế giới nếu không tính thương mại nội khối giữa các nước thành viên EU và ứng thứ 41 nếu tính thương mại giữa các nước EU So với các nước Asean thì Việt Nam chỉ kém Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia

Trang 3

1.2 Các thị trường xuất khẩu chính

1.2.1 Tổng quan các thị trường xuất khẩu của Việt Nam

Nếu như từ năm 2000 trở về trước thị trường xuất khẩu thị trường chủ yếu của nước ta chủ yếu ở khu vực châu Á, thì từ 2001 đến nay, thị trường đã được đa dạng hoá

Năm 2006, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang 219 nước và nhập khẩu từ 151 nước Trong số này Việt Nam thực hiện xuất siêu với trên 70 nước, có 175 thị trường xuất khẩu và 148 thị trường nhập khẩu có kim ngạch trên 1 triệu USD và hơn 88% đạt tốc độ tăng trưởng dương Tuy vậy, giá trị kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng không đều, các thị trường truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn Số thị trường có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là 16 thị trường, chiếm gần 78% kim ngạch xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu năm 2008 của Việt Nam tăng trưởng tốt, trong số 175 thị trường xuất khẩu có 116 thị trường đạt tốc độ tăng trưởng 40% so với năm 2007

Tính đến năm 2008, thế giới có khoảng 255 nước và khu vực lãnh thổ, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 231 nước ở cả 5 châu lục

Trong năm 2008, nhiều chủng loại hàng hóa đã vào được các thị trường xuất khẩu mới, giảm dần xuất khẩu qua các thị trường trung gian, điển hình là các thị trường tại khu vực Châu Phi – Tây Nam Á, Châu Á và Châu Đại Dương, đặc biệt thị trường Châu Phi có mức tăng trưởng khá cao

Bảng: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam từ 2000-7T-2010 (%)

Khu vực thị trường 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 7T-2010

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại

Trang 4

Nhận xét

Có thể thấy, châu Á luôn là thị trường chủ lực của ta với tỷ trọng xuất khẩu dẫn đầu so với các thị trường khác Tuy nhiên, tỷ trong này đang có xu hướng giảm ở châu Á và tăng ở châu Âu cho thấy mức độ ngày càng đa dạng hoá thị trường, ngày một mở rộng xuất khẩu của ta

 Châu Á – Thái Bình Dương

Riêng châu Á, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất lớn so với các châu lục khác (44%), bởi đây là thị trường lớn nhất từ trước tới nay Ngoài ra, việc số liệu thống kê về xuất khẩu vào châu Đại Dương được tính gộp vào châu Á đã làm tăng thêm tỷ trọng của khu vực này Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong khu vực này bao gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Asean

 Châu Âu

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tại khu vực này vẫn chủ yếu tập trung vào khối

các nước EU, thị trường Liên Bang Nga, các nước SNG và Khu vực Thương mại tự

do Châu Âu (EFTA)

Trang 5

 Châu Mỹ

Có thể thấy, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Mỹ đứng thứ hai (22,97%) so với các khu vực khác Trong đó Hoa kỳ vẫn là đối tác lớn của ta trong khu vực này

 Châu Phi & Tây Nam Á

Dự báo tình hình phát triển kinh tế tại khu vực này có thuận lợi ở một số thị trường và không có đột biến trong chính sách thương mại, đòi hỏi ở thị trường này không quá khắt khe, vì vậy đây là thị trường rất tiềm năng cho Việt Nam Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang khoảng 53 quốc gia ở châu Phi, bao gồm: Ai Cập, Ăng-gô-la, Nam Phi…

 Châu Đại Dương

Kim ngạch xuất khẩu sang châu Đại Dương là nhỏ nhất khoảng 4.5% Đây cũng là thị trường trong tương lai cần hướng tới để tận dụng mọi khả năng của Việt Nam gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này

1.2.2 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường chủ lực

Tính cho đến nay, 10 thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm: Hoa Kỳ, EU (Đức, Anh), Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Australia, Nga, các nước Asean

Trong năm 2008, riêng 10 nước bạn hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đã chiếm tới 67,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Trong đó, Mỹ là bạn hàng lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu là 11,86 tỷ USD (chiếm 19,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước), tiếp đến là Nhật Bản đạt 8,54 tỷ USD (14,2%), thứ ba là Trung Quốc đạt 4,53 tỷ USD (chiếm 7,5%), Australia 4,22 tỷ USD (7%)…

Trang 6

Sau đây chúng em xin phân tích 5 trong số 10 thị trường xuất khẩu lớn của ta, bao gồm: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, các nước Asean và Trung Quốc

 Hoa Kỳ: Đây là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam với các mặt hàng

xuất khẩu chủ yếu là dệt may (đạt 2,7 tỷ USD 6 tháng đầu năm 2010, tăng 20,56% so với cùng kỳ), gỗ và sản phẩm gỗ (đạt đạt 619,6 triệu USD, tăng 33,19% so với cùng kỳ), dầu thô (191,1 triệu USD), cà phê (113 triệu USD), gốm sứ (16,2 triệu USD)…

 EU: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này bao gồm: giày dép, dệt

may, cà phê các loại, gỗ, thủy hải sản, túi xách… Trong đó chiếm tỷ trọng lớn

phải kể đến các mặt hàng giày dép và dệt may

 Nhật Bản: cũng là một thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của

Việt Nam như: dầu thô, khoáng sản, dệt may, thuỷ sản,…Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật đạt 8,8 tỷ USD, tăng 45% so với 2007 Năm 2009, việc xuất khẩu vào thị trường này có nhiều thuận lợi hơn sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt - Nhật (EPA) được ký kết ngày 25/12/2008 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực được Bộ định hướng đến thị trường Nhật Bản giai

Trang 7

đoạn 2009-2010 là: dệt may, giày dép, thuỷ sản, các mặt hàng cơ khí chế tạo, đồ gỗ với trị giá dự kiến 18,3 tỷ USD

 Các nước Asean: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường

Asean trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt hơn 5,24 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ của một năm trước đó và chiếm 16,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Thị trường này có cơ cấu hàng hoá có nhiều điểm giống với Việt Nam Trong các nhóm hàng xuất khẩu sang các nước Asean, đóng vai trò chủ lực là gạo và dầu thô với trị giá xấp xỉ 37% tổng kim ngạch hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này Ngoài ra còn có các mặt hàng khác như: xăng dầu, máy móc thiết bị, sắt thép, dệt may…

 Trung Quốc: là một nước có chung đường biên giới với Việt Nam và được đánh

giá là một thị trường xuất khẩu quan trọng, nhiều tiềm năng Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này bao gồm: sản phẩm điện khí và điện; thiết bị

máy; hàng may; sợi dệt và hàng; dụng cụ gia đình…

Bảng: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào một số thị trường qua các năm 2008-7 tháng đầu 2010

Kim ngạch

(tỷ USD)

% tăng giảm

Kim ngạch

(tỷ USD)

% tăng giảm

Kim ngạch

(tỷ USD)

% tăng giảm

Kim ngạch

(tỷ USD)

% tăng giảm

Trang 8

Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) của Việt Nam sang một số thị trường qua các năm 2008 – 6 tháng đầu năm 2010

Nhận xét:

Trong năm 2009, trong khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước có xu hướng sụt giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì kim ngạch xuất khẩu sang 2 thị trường Trung Quốc và EU lại có mức tăng trưởng dương: EU tăng 6%, Trung Quốc tăng 13%

Trong số các thị trường, Hoa Kỳ và EU vẫn là hai thị trường xuất khẩu hàng đầu của ta với kim ngạch xuất khẩu luôn ở mức cao qua các năm Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng trưởng khá mạnh 7 tháng đầu năm 2010 (24%) Mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật cũng khá cao – 25,44%, các nước Asean – 15%, EU – chỉ có 8,7% Riêng Trung Quốc thì kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm lại có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2009 – giảm 0,9%

Trang 9

Biểu đồ: Tốc độ tăng giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào một số thị trường qua các năm 2008 – 7 tháng đầu 2010

1.3 Trung Quốc – thị trường xuất khẩu tiềm năng

Trong số các đối tác thương mại của ta, có thể nói Trung Quốc là một thị trường có tiềm năng khá lớn Sáu tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của ta sang thị trường này là 2,9 tỷ USD Dự báo trong thời gian sắp tới, sản lượng xuất khẩu của ta sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng cao

Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng dương, đạt 4,9 tỷ USD, tăng 13% đưa Trung Quốc trở thành bạn hàng xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, sau Mỹ (11,4 tỷ) và Nhật Bản (6,3 tỷ USD) Tuy nhiên, trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm khoảng 8,59% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì hàng Việt Nam chỉ chiếm chưa đầy 0,48% tổng kim

ngạch nhập khẩu của Trung Quốc “Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng, dung

lượng thị trường Trung Quốc là còn rất lớn, cơ hội xuất khẩu cho hàng Việt Nam còn rất nhiều” – nhận định của ông Đào Hoàng Nhân, Vụ trưởng Vụ châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Công thương

Trang 10

Đặc biệt hơn là từ ngày 1/1/2010, Khu vực mậu dịch tự do Asean – Trung Quốc (ACFTA) chính thức hoạt động Theo đó, sẽ có khoảng 9 nghìn nhóm hàng hóa và dịch vụ, tương đương 90% tổng lượng trao đổi thương mại song phương giữa Trung Quốc và các nước Asean được cắt giảm hoặc bãi bỏ thuế nhập khẩu (mức thuế từ 0-5%) Việt Nam sẽ được hưởng các ưu đãi miễn, giảm thuế từ Trung Quốc, nhưng về chiều ngược lại ta được phép thực hiện muộn hơn 5 năm Đây là một lợi thế, đồng thời là cơ hội lớn cho hàng hoá Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian 5 năm tới Các mặt hàng tiềm năng sang thị trường này bao gồm: nguyên liệu, khoáng sản ( chủ yếu là dầu thô, than đá và cao su); thuỷ sản; nông sản; các nhóm hàng công nghiệp (hàng dệt may, giày dép, dây cáp điện, sản phẩm nhựa…)

Việc gia tăng được xuất khẩu sang Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những mang lại nguồn lợi giá trị cho ta, mặc khác còn góp phần vào việc hạn chế “nhập siêu” – vốn là vấn đề nang giải cho các nhà kinh tế trong suốt khoảng thời gian dài. Theo ý kiến của một tham tán thương mại, chỉ cần giải quyết được vấn đề nhập siêu từ Trung Quốc thì có thể hạn chế nhập siêu của nước ta ở mức chấp nhận được Năm 2001 là năm đầu tiên Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc - tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc so với tổng kim ngạch nhập siêu cả nước mới có 17,7% Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tiếp tục nhập siêu từ Trung Quốc với tỷ lệ ngày một gia tăng: năm 2007 là 65,3%; năm 2008 là 61,6%; năm 2009 lên đến gần 90%

Trang 11

Biểu đồ: Tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc so với tổng kim ngạch nhập siêu cả nước giai đoạn 2007 – 2009

Trong 6 tháng đầu năm 2010, nhập siêu từ Trung Quốc đã lên đến gần 6 tỷ USD,trong khi lượng nhập siêu cả nước là khoảng 6,7 tỷ USD

Vì vậy, Việt Nam cần phải có những biện pháp gia tăng xuất khẩu sang thị trường này nhằm góp phần hạn chế đươc nhập siêu

Trang 12

Hệ thống pháp luật Dựa trên cơ sở bộ luật dân sự, nguồn gốc từ Liên Xô cũ

và luật của đại lục

Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%)

Nông nghiệp 10.9 % Công nghiệp 48.6 % Dịch vụ 40.5

%

Lực lượng lao động (triệu người)

Trang 13

kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô viết sang nền kinh tế hướng thị trường hơn nhưng vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng Theo mục tiêu này, chính quyền đã chuyển sang cơ chế khoán trong nông nghiệp thay cho hình thức hợp tác xã, tăng quyền hành đối với cán bộ địa phương và lãnh đạo các nhà máy trong công nghiệp, cho phép hoạt động đối với một loạt các doanh nghiệp cỡ nhỏ trong các ngành dịch vụ và sản xuất nhỏ, và mở cửa nền kinh tế cho ngoại thương và đầu tư nước ngoài Các chính sách kiểm soát giá cả cũng được nới lỏng Kết quả là nền kinh tế Trung Quốc đã chuyển từ một nền kinh tế mệnh lệnh sang hình thức kinh tế hỗn hợp, dung hòa cả khuynh hướng tư sản lẫn vô sản

Chính phủ không còn nhấn mạnh đến sự công bằng mà chú trọng việc tăng thu

nhập cũng như sức tiêu thụ cá nhân đồng thời áp dụng những hệ thống quản lý mới

để tăng năng suất Chính phủ cũng tập trung vào ngoại thương như một động cơ

chính cho tăng trưởng kinh tế, theo đó 5 đặc khu kinh tế (ĐKKT) đã được thành lập

với luật lệ đầu tư được nới lỏng để thu hút vốn nước ngoài

Đại lục Trung Quốc còn nổi tiếng là nơi sản xuất hàng hóa giá thấp vì nguồn

nhân công dồi đào, rẻ tiền Một khía cạnh khác của nền kinh tế Trung Quốc là chi phí

đầu vào ngoài nhân công khá thấp Điều này là do môi trường cạnh tranh khốc liệt

với nhiều nhà sản xuất và xu hướng chung nghiêng về nguồn cung cấp dư thừa và giá thành thấp Ngoài ra còn phải kể đến sự kiểm soát giá cả và sự đảm bảo nguồn cung thừa hưởng từ nền kinh tế mệnh lệnh theo kiểu Sô viết lúc trước Trong khi các doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục được giải thể và nhân công chuyển sang làm trong các lĩnh vực có năng suất cao và hiệu ứng lạm phát này sẽ tiếp tục đặt áp lực lên giá cả thị trường

Các chính sách ưu đãi về thuế là một trong những chính sách khích lệ áp dụng cho ngành sản xuất tại Trung Quốc, bất kể là sản xuất để xuất khẩu hay cho

thị trường nội địa 1,3 tỷ dân Trung Quốc đang cố gắng hài hòa chính sách thuế khóa áp dụng trên các doanh nghiệp, trong nước cũng như nước ngoài đều như nhau Kết quả là các chính sách thuế quan áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu đặt tại các đặc khu kinh tế và các thành phố ven biển trở thành mục tiêu của cải cách

Trang 14

Trong năm 2009, theo con số thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP 14.26 tỉ USD, đứng thứ hai là Nhật Bản với 5.07 tỉ USD và Trung Quốc xếp ở vị trí thứ ba với 4.91 tỉ USD Tuy nhiên, đến quý II năm 2010, nền kinh tế Trung Quốc đã qua mặt Nhật Bản vươn lên vị trí thứ 2 Thế giới Theo báo cáo của Văn phòng Nội các Nhật Bản, tổng sản phẩn quốc nội GDP của Nhật Bản trong quý II năm 2010 đạt 1.29 tỉ USD, trong khi đó con số thống kê của Trung Quốc cho thấy con số tương ứng của nước này là 1.34 tỉ USD

Các con số tăng trưởng ấn tượng của Trung Quốc cho thấy nước này đang thay đổi toàn diện, từ sức mạnh quân sự tới sức mạnh tài chính trên toàn cầu Trung Quốc vốn đã là nhà nước xuất khẩu lớn nhất, nhà sản xuất thép lớn nhất và ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn cầu ngày càng tăng mạnh

Nền kinh tế của Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ lớn hơn Nhật Bản vào cuối năm 2010 vì tốc độ tăng trưởng khác xa nhau Trong khi Trung Quốc tăng trưởng tới 10%/năm thì theo dự đoán, kinh tế Nhật Bản chỉ tăng ở mức từ 2-3%/năm

Trang 15

2.1.2 Thương mại

Theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt 1.617,06 tỷ USD, tăng 40,9% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, xuất khẩu đạt 850,49 tỷ USD, tăng 35,6%; nhập khẩu đạt 766,56 tỷ USD, tăng 47,2%; thặng dư thương mại đạt 83,93 tỷ USD, giảm 21,2% so với cùng kỳ năm 2009

Xét về quan hệ song phương giữa Trung Quốc với một số bạn hàng chủ yếu 7 tháng đầu năm 2010 EU là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 263,16 tỷ USD, tăng 36,6% Mỹ là bạn hàng lớn thứ 2

Trang 16

của Trung Quốc với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 207,23 tỷ USD, tăng 30,6% Nhật Bản là bạn hàng lớn thứ 3 của Trung Quốc với tổng kim ngạch mậu dịch song phương đạt 161,71 tỷ USD, tăng 34,9% Đứng thứ 4 là ASEAN, với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 161 tỷ USD, tăng 49,6%

Điều đáng chú ý là Braxin đã thay thế Nga để trở thành bạn hàng lớn thứ 10 của Trung Quốc Trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc với Braxin đạt 32,51 tỷ USD, tăng 54,6%

Kim ngạch xuất nhập khẩu của các tỉnh Trung Quốc 7 tháng đầu năm 2010

(tỷ USD)

Tốc độ tăng giảm XNK (%)

Trang 17

Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc

Nhận xét

Trung Quốc xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng: cơ điện (58,9% tổng giá trị xuất khẩu cả nước); sản phẩm điện khí và điện; thiết bị máy; hàng may; sợi dệt và hàng; dụng cụ gia đình…

Bảng: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc 7 tháng đầu năm 2010

Kim ngạch XK (tỷ USD) % Tăng giảm KN XK

Trang 18

Biểu đồ: Tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu một số mặt hàng 7 tháng đầu năm 2010 của Trung Quốc

2.1.3 Luật pháp điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu

Ngày nay, Trung Quốc đã thiết lập được hệ thống luật pháp về ngoại thương khá hoàn chỉnh, trong đó có việc quản lý những nhà xuất nhập khẩu và hàng hoá xuất nhập khẩu, ngoại hối, hải quan, kiểm định hàng hoá, kiểm dịch động thực vật, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và trọng tài kinh tế thương mại liên quan đến lợi ích và doanh thu nước ngoài

Bao gồm:

 Luật ngoại thương

Luật Ngoại thương, bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/1994 là luật cơ bản để tiêu chuẩn hoá các hoạt động ngoại thương tại Trung Quốc Những nguyên tắc cơ bản của luật này là:

• Cả nước thực thi một hệ thống ngoại thương thống nhất • Đảm bảo một trật tự ngoại thương công bằng và tự do

• Đảm bảo quyền kinh doanh độc lập của các nhà xuất nhập khẩu • Khuyến khích phát triển ngoại thương

Trang 19

• Tăng cường quan hệ thương mại với những nước khác và khu vực khác trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi

 Luật và quy định kiểm soát việc quản lý xuất nhập khẩu

Bao gồm:

• Luật điều tiết nhập khẩu: Luật về hệ thống cấp giấy phép đối với hàng nhập khẩu và những văn bản luật thực thi, Luật về thủ tục cấp quota đối với hàng hoá thông thường nhập khẩu, Luật về đăng ký tự động nhập khẩu một số mặt hàng đặc biệt, Luật quản lý nhập khẩu máy móc và hàng điện tử

• Luật điều tiết xuất khẩu: Luật về thủ tục qu ản lý hàng hoá xuất khẩu, Luật kiểm soát giấy phép xuất khẩu

• Luật quan trong liên quan đến thương mại: Luật về quản lý hoá chất môi trường lần đầu tiên nhập khẩu vào Trung Quốc và việc xuất nhập khẩu những hoá chất độc hại, Luật Bảo vệ môi trường liên quan đến việc nhập khẩu chất thải

 Luật và quy định về việc kiểm định hàng hoá xuất nhập khẩu

Luật về kiểm định hàng hoá xuất nhập khẩu, Thủ tục thực thi hệ thống giấy phép an toàn và chất lượng đối với hàng nhập khẩu, Thủ tục quản lý nhãn hiệu thực phẩm xuất nhập khẩu, và Thủ tục miễn kiểm định một số hàng hoá xuất nhập khẩu và Thủ tục tái kiểm định hàng hoá xuất nhập khẩu

 Luật và quy định kiểm dịch động thực vật  Luật về vệ sinh kiểm dịch:

Luật vệ sinh kiểm dịch biên giới và Luật vệ sinh thực phẩm và Thủ tục quản lý dược phẩm nhập khẩu

 Luật kiểm soát ngoại hối

Quy định về kiểm soát ngoại hối, Thông báo của Ngân hàng nhà nước Trung Quốc về việc cải tổ hệ thống kiểm soát ngoại hối, Các điều khoản về việc thanh toán bằng ngoại hối

 Luật về hải quan và thuế quan

Luật Hải quan, Quy định Hải quan, Quy định liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Quy định kiểm hoá hải quan, Quy định về thuế suất xuất nhập khẩu

Trang 20

 Luật thương mại và dân sự liên quan đến quyền lợi nước ngoài

Những nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật dân sự , Luật về Hợp đồng kinh tế có yếu tố nước ngoài

 Các hiệp định và tập quán kinh doanh thông thường trong thương mại quốc tế

Ngày nay, chính phủ Trung Quốc đã ký kết hàng loạt hiệp định thương mại song phương và hiệp ước đối với chính phủ của hơn 100 nước (khu vực) và ký kết gần 100 hiệp ước thương mại và kinh tế quốc tế Chính phủ Trung Quốc đã tham gia nhiều công ước quốc tế về thương mại và thừa nhận nhiều tập quán thương mại quốc tế , luật lệ và quy định quốc tế như Nguyên tắc chung về những thuật ngữ sử dụng trong thương mại quốc tế, Quy định Warsaw-Oxford , năm 1932, Quy định thống nhất về vận đơn sử dụng trong vận tải đa phương thức, Quy định thống nhất về L/C với điều khoản Bồi hoàn và Quy tắc thống nhất về cách áp dụng phương thức nhờ thu

2.2 Thế mạnh của nền kinh tế Trung Quốc

Từ đầu thập niên 1980 đến nay, kinh tế Trung Quốc phát triển trung bình gần 10% Kết quả là hiện nay nước này vươn lên vị trí thứ hai thế giới về GDP và mậu dịch và có lượng dự trữ ngoại tệ nhiều nhất thế giới

 Quá trình công nghiệp hóa tiến nhanh trên quy mô lớn Nhiều ngành trong

công nghiệp chế biến, chế tác phát triển trên dưới 20% mỗi năm như đồ điện gia dụng, xe hơi, máy tính cá nhân và nhiều loại máy móc khác Trong nhiều mặt hàng thuộc các ngành này, Trung Quốc chiếm tới trên dưới 40% sản lượng thế giới Vì vậy mà Trung Quốc được xem là công xưởng của thế giới

 Phát triển của Trung Quốc ngày càng dựa vào xuất khẩu Xuất khẩu ngày càng

giữ vai trò chủ đạo trong qúa trình công nghiệp hóa của nước này Tỉ trọng của xuất khẩu trong GDP chỉ có 7 % vào năm 1980 nhưng đã tăng lên 33% năm 2008 Xuất khẩu của Trung Quốc hiện nay cũng hầu hết là hàng công nghiệp Vào những năm mới mở cửa, tỉ trọng của hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc chưa tới 50% nhưng từ năm 2001 con số đó đã lên trên 90% Như vậy trong quá trình phát triển, Trung Quốc ngày càng hướng ngoại và chiếm lĩnh thị trường thế giới bằng hàng công nghiệp

Trang 21

 Phát triển của Trung Quốc còn có đặc tính là dựa nhiều vào đầu tư Trước

năm 1992 tỉ lệ của đầu tư trên GDP vào khoảng 30% nhưng năm 2002 tăng lên 40% và mấy năm gần đây lên tới 50% Các tỉnh cạnh tranh đầu tư và sản xuất hàng công nghiệp, gây nên hiện tượng đầu tư trùng lặp và sản xuất thừa làm kém hiệu suất của toàn nền kịnh tế Nhưng đối với Việt Nam và các nước có nền kinh tế còn nhỏ ở Đông Nam Á, hiện tượng sản xuất thừa của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân chính làm tràn ngập hàng công nghiệp giá rẻ vào thị trường các nước này

 Cơ cấu công nghiệp của Trung Quốc ngày càng chuyển dịch lên cao Khuynh

hướng này phản ảnh rõ trong cơ cấu xuất khẩu Trong năm 2008, có tới trên 30% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc thuộc nhóm hàng công nghiệp có kỹ năng cao như máy tính, máy móc về viễn thông, về y tế, dược phẩm, v.v Nếu kể cả nhóm hàng dùng nhiều kỹ năng vừa phải như xe hơi, xe máy, đồ điện gia dụng, kim khí, v.v thì tỉ trọng của 2 nhóm hàng này chiếm tới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc Phần còn lại là các mặt hàng có hàm lượng kỹ năng thấp như may mặc, giày dép, dụng cụ lữ hành… Như vậy, các loại hàng công nghiệp, từ trình độ thấp đến trình độ cao Trung Quốc đều hiện diện trên thị trường thế giới với số lượng lớn

 Trung Quốc phát triển mạnh không phải chỉ nhập khẩu tài nguyên, năng

lượng mà còn trở thành một thị trường tiêu thụ hàng công nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài từ năm 1990 đến 2008, nhập khẩu của Trung Quốc tăng 18 lần Trong 983 tỉ USD nhập khẩu năm 2008, hàng công nghiệp chiếm trên 60%, đặc biệt riêng các loại máy móc chiếm khoảng 40%

 Trung Quốc đã thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tập

trung trong các ngành chế tạo các loại máy móc từ trung cấp (như đồ điện gia dụng) đến cao cấp (như máy tính, máy chụp hình kỹ thuật số) làm thành các cụm công nghiệp ở các tỉnh ven biển, nhất là ở tam giác sông Châu Giang tỉnh Quảng Đông Qua đó, Trung Quốc tham gia mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu, vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu các mặt hàng thuộc nội bộ các ngành này Hiện nay có hơn 50% kim ngạch xuất và nhập khẩu của Trung Quốc do MNCs thực hiện, nhất là MNCs có gốc Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan

Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp trên quy mô lớn và triển khai hầu như toàn diện trong các lãnh vực, từ sản phẩm có hàm lượng công nghệ

Trang 22

thấp đến các sản phẩm có hàm lượng kỹ năng cao, công nghệ cao; đồng thời Trung Quốc triển khai phân công hàng ngang (horizontal trade), phân công nội ngành (intra-industry trade) với các nước khác trong các mặt hàng chế tạo các loại máy móc, là

những lãnh vực chủ đạo trong mậu dịch quốc tế hiện nay

2.3 Năng lực cạnh tranh

Vào ngày 9 tháng 9 năm 2010, tại Bắc Kinh, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã công bố “Báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2010 – 2011” Theo đó, Trung Quốc đã lên hai bậc – đứng thứ 27, trong khi Mỹ tụt xuống vị trí thứ tư, bị Thụy Điển và Singapore “qua mặt”

Bảng: Xếp hạng về chỉ số GCI thể hiện năng lực cạnh tranh các nước 2010-2011

Trang 23

Cũng theo báo cáo này, Trung Quốc là nước duy nhất tăng thứ hạng trong khối BRIC1, mở rộng khoảng cách so với ba nước còn lại là Nga, Brazil và Ấn Độ

Ngày nay, quy mô và chất lượng kinh tế của Trung Quốc đều không ngừng tăng cao Trung Quốc đang thực hiện hiệu quả việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực khác, đồng thời về mặt trưởng thành và sáng tạo của các doanh nghiệp thương mại đều đã đạt được tiến bộ đáng kể

Trong năm 2010, Trung Quốc có biểu hiển ổn định trên hầu hết các chỉ số ở nhiều lĩnh vực, trong đó ưu thế chủ yếu là doanh nghiệp không ngừng phát triển quy mô thị trường lớn, tính ổn định kinh tế vĩ mô, sự trưởng thành và khả năng đổi mới

Ngoài ra, sự nâng bậc trong bảng xếp hạng chủ yếu là do sự nâng cao về giá trị phân chia của thị trường tài chính, nguyên nhân là vì người dân nước này có thể thông qua thị trường cổ phiếu, ngân hàng và đầu tư mạo hiểm, dễ dàng tiếp cận và giành được khoản vay tín dụng và tài chính, đồng thời họ cũng có cách nhìn “cải thiện” đối

với hoạt động kinh doanh tiền của ngành ngân hàng

2.4 Tình hình thị trường cung cầu 2.4.1 Nhu cầu và thị hiếu

Các thương hiệu đẳng cấp quốc tế được nhìn nhận rằng chúng phải khẳng định vị thế tại quốc gia đông dân này để tiếp tục cuộc chiến tại các thị trường trên thế giới

Khối BRIC: Khái niệm BRIC do Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) đưa ra BRIC là từ ghép chữ cái đầu

của tên 4 nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc – tức 4 nền kinh tế tăng trưởng nhanh và có vai trò quan trọng đối với kinh tế toàn cầu BRIC hiện chiếm 40% dân số và 25% GDP toàn cầu Đến năm 2050, BRIC sẽ chiếm 4 trong 6 nền kinh tế lớn nhất thế giới (thứ tự: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Brazil và Nga)

Trang 24

Giới trẻ Trung Quốc cho thấy nhu cầu tiêu thụ cao với khả năng mua sắm mọi thứ, từ những chiếc đồng hồ đắt tiền đến những chiếc xe hơi nhập khẩu Những thương hiệu với khả năng đạt được và duy trì thị phần ưu tiên của lớp khách hàng hạng sang này sẽ có thể duy trì được hình ảnh toàn cầu của mình và có sức cạnh tranh ngang tầm với những thương hiệu cao cấp khác tại Trung Quốc

Sức tăng tiêu dùng mang tính cấu trúc ở Trung Quốc sẽ tạo ra thay đổi đối với thị

trường tiêu thụ hàng hóa ở nước này cũng như toàn thế giới Rất có thể Trung Quốc

sẽ vượt Mỹ để trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới vào năm 2020.

Các nhân tố cơ bản cho sự tăng trưởng tiêu thụ trong nước ở Trung Quốc chính là tiến trình đô thị hóa, thu nhập của nông dân gia tăng cùng với thế hệ trẻ giàu có hơn và có xu thế tiêu tiền nhiều hơn

2.4.1.2 Thị hiếu

Người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng sản phẩm công nghệ cao nhập ngoại Mặc dù người tiêu dùng Trung Quốc rất coi trọng hàng sản xuất trong nước, hàng nhập khẩu vẫn được ưa thích hơn và họ vẫn chọn mua hàng nhập khẩu nếu có khả năng, nhất là những mặt hàng công nghệ cao

Những sản phẩm nước ngoài được người Trung Quốc ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất là xe hơi, máy vi tính, tivi và điện thoại tế bào 46% người tiêu dùng dự định mua Tivi Nhật, còn 25,5% nghĩ tới máy vi tính và tivi khi đề cập tới sản phẩm Mỹ Người tiêu dùng nghĩ tới xe hơi và điện thoại tế bào khi nói về sản phẩm công nghệ cao Hàn Quốc và châu Âu Về sản phẩm Mỹ, nhãn hiệu sản phẩm được ưa chuộng nhất là IBM (9,4%), xếp đến là Motorola Inc (8,1%) Về sản phẩm Nhật, Panasonic được xếp đầu bảng (26,5%), tiếp đến là Sony (23,1%) Sản phẩm châu Âu được sử dụng nhiều nhất là Philips Electronics Co, (8,8%) và Mercedes - Benz (8,1%) Các sản phẩm của Samsung (37,7%) và Daewoo International (16,6%) là những nhãn hiệu nổi tiếng của Hàn Quốc Người tiêu dùng Trung Quốc nhận thấy rằng sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc có "dịch vụ tốt", còn sản phẩm của Nhật và Mỹ có "chất lượng cao" Sản phẩm châu Âu thường có tác dụng "bảo vệ môi trường", còn của Hàn Quốc thì giá cả hợp lý

Trang 25

Khi chọn đồ gia dụng như máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa, lò vi ba , người tiêu dùng Trung Quốc thường chọn sản phẩm nội địa Song họ lại thường chọn các sản phẩm công nghệ cao nhập khẩu như máy quay phim, điện thoại tế bào, máy thu - phát nhanh, máy in, tivi

Những sản phẩm nhập ngoại được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng Sản phẩm Mỹ % Nhãn hiệu (%)

Máy vi tính 25,5 IBM (37,1), Microsoft (26,7), Compaq (7,6)

Điện thoại di động 10,1 Motorola (80,0)

Sản phẩm Nhật Bản

% Nhãn hiệu (%)

Máy điều hòa 5,4 National (25,8), Mitsubishi (16,1), Hitachi (16,1), Toshiba (16,1)

Máy thu-phát nhanh 3,2 Sony (52,6), Panasonic (26,3)

Sản phẩm Hàn

Quốc

% Nhãn hiệu (%)

Điện thoại di động 16,7 Samsung (95,8)

Trang 26

Quần áo 10,5

Sản phẩm châu Âu % Nhãn hiệu (%)

Điện thoại di động 13,2 Nokia (52,1), Philips (14,6), Ericsson

2.4.2 Nguồn cung

2.4.2.1 Nguồn cung từ nội địa

Sản lượng sản xuất nhiều sản phẩm đứng hàng đầu thế giới Từ một nước nghèo hàng hóa khan hiếm và thường xuyên phải nhập một khối lượng lớn lương thực, gần đây Trung Quốc đã vượt lên đứng đầu thế giới về sản lượng nhiều loại sản phẩm như: ngũ cốc (512 triệu tấn/1998), bông (6,32 triệu tấn/2004), hạt có dầu (30,57 triệu tấn/2004), thịt (41,2 triệu tấn), thép (273 triệu tấn/2004), than (1,956 tỷ tấn/2004), vải (24,87 tỷ m2), xi măng: 970 triệu tấn (2004) ; đồng thời Trung Quốc cũng đứng thứ hai thế giới về sản lượng điện (1135,6 tỷ Kw), phân hoá học (28,2 triệu tấn), về số thuê bao Internet Trung Quốc cũng đứng thứ 3 thế giới về sản xuất ô tô, với 5,2 triệu chiếc (2004)

Hiện nay, Trung Quốc là nước thứ 4 sau Mỹ, Nhật và Đức về sản xuất hàng công nghiệp hiện đại Trung Quốc đứng đầu thế giới về 35 loại sản phẩm công nghiệp như: máy thu hình màu, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, máy tính, máy điện thoại kỹ thuật số, lò vi sóng, VCD, điện thoại di động, máy fax, xe máy, xe đạp, linh kiện máy tính, tơ lụa, trang phục… với hơn 40 loại sản phẩm có sản lượng chiếm trên 50% tổng sản lượng thế giới Các loại hàng hóa này đều chiếm ưu thế trên thế giới về số lượng tuyệt đối hay về giá cả

Trang 27

Khối lượng thu hút đầu tư nước ngoài liên tục đứng đầu trong số các nước đang phát triển Nhờ những chính sách đầu tư thông thoáng, cởi mở, trong hơn 20 năm qua, Trung Quốc đã thu hút được một khối lượng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ

Tốc độ tăng trưởng sản xuất trong tháng 7 năm 2010 của Trung Quốc ghi nhận mức thấp nhất trong 17 tháng qua

Chỉ số quản lý thu mua PMI đo lường sức khỏe của lĩnh vực sản xuất đã giảm từ mốc 52,1 điểm trong tháng 6 xuống còn 51,2 điểm trong tháng 7,đánh dấu mức thấp nhất trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc kể từ tháng 3 năm 2009 Chỉ số này lớn hơn 50 cho thấy sự tăng trưởng của ngành sản xuất Theo dự đoán của các nhà kinh tế học trong 1 cuộc điều tra của Bloomberg, PMI tháng 7 là 51,4 điểm Chỉ số PMI, được tổng cục thống kê Quốc gia đưa ra, được tính toán trên 730 công ty thuộc 20 lĩnh vực, trong đó có ngành năng lượng, luyện kim, dệt may, sản xuất ô tô, và điện tử

Chỉ số đo lường sản lượng trong tháng 7 đã giảm xuống còn 52,7 điểm từ mức 55,8 điểm trong tháng 6 Chỉ số đơn đặt hàng mới giảm từ 52,1 điểm xuống còn 50,9 điểm Chỉ số đơn đặt hàng xuất khẩu giảm tháng thứ 3 liên tiếp, xuống còn 51,2 điểm từ mức 51,7 điểm Duy chỉ có chỉ số việc làm tăng từ mức 50,6 điểm lên mức 52,2 điểm

Ngành sản xuất của Trung Quốc tăng trưởng chậm lại có thể sẽ làm suy yếu sự phục hồi toàn cầu, vốn đã căng thẳng với gánh nặng nợ công và tình trạng thất nghiệp Theo 1 chuyên gia nghiên cứu thuộc Hội đồng Nhà nước, GDP năm nay có thể dừng ở con số 9,5%, cao hơn mức 9,1% trong năm 2009

Nguyên nhân tăng trưởng chậm của nền kinh tế Trung Quôc:

• Các biện pháp thắt chặt tín dụng, giảm đầu cơ bất động sản và sử dụng năng lượng của chính phủ nước này

• Chính phủ đã kiềm chế các hoạt động đầu cơ bất động sản và đầu tư tại các nhà máy năng lượng chuyên sâu và gây ô nhiễm

• Trong ngành công nghiệp nặng, một phần do chính phủ cho đóng cửa các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu tiết kiệm năng lượng

Trang 28

Các chính sách của chính phủ Trung Quốc, bao gồm giảm bớt tăng trưởng tín dụng so với mức cao kỷ lục năm ngoái là 1,4 nghìn tỷ đô la Mỹ, và giảm giao dịch mua bán nhà, nhằm làm giảm bớt đi rủi ro tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế nước này

2.4.2.2 Nguồn cung từ ngoài nước (nhập khẩu)

Theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm 2010, tổng kim ngạch XNK của Trung Quốc đạt 1.617,05 tỷ USD, trong đó, XK đạt 850,49 tỷ USD, NK đạt 766,56 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt 83,93 tỷ Khối lượng hàng cung cấp từ Trung Quốc là 1 khối lượng khổng lồ Tuy vậy cán cân thương mại Trung Quốc vẫn thặng dư 7 tháng đầu năm 2010, Trung Quốc xuất ra thị trường quốc tế với giá trị rất cao, điều đó chứng tỏ năng lực cạnh tranh của hàng Trung Quốc tại trên trường quốc tế là rất lớn

Bảng: Kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2010

Đơn vị: tỷ USD

Tháng 7/2010 7 tháng đầu năm 2010 Giá trị Gia tăng ±% Giá trị Gia tăng ±% Tổng giá trị xuất nhập khẩu 262,31 +30,8% 1.617,06 +40,9% Tổng giá trị xuất khẩu 145,52 +38,1% 850,49 +35,6% Tổng giá trị nhập khẩu 116,79 +22,7% 766,56 +47,2%

Nguồn: Tự thống kê

Trang 29

Dưới đây là bảng danh sách 10 nước đứng đầu xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2007

Biểu đồ: 10 nước đứng đầu xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc năm 2008

Source: English Site of Department of General Economic Affairs

Trang 30

 Năm 2008, Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Trung Quốc, sau đó đến EU, và khối ASEAN Tính riêng 1 quốc gia trong khối ASEAN thì Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong các quốc gia nhập khẩu vào Trung Quốc

 Năm 2009, Nhật Bản lại đứng đầu trong việc xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, sau đó đến Mỹ, EU, khối ASEAN

Tính theo ngành hàng, thì nguồn cung cấp từ nước ngoài nhập vào Trung Quốc nhiều nhất ở các sản phẩm sau: (tính trong 10 tháng đầu năm 2007)

±% Tổng

Tăng ±% Ngũ cốc và

Trang 31

Source: English Site of Department of General Economic Affairs

Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc các mặt hàng chủ yếu như dầu thô, than đá, cao su, các hàng linh kiện điện tử, và nông sản với giá trị vài trăm triệu USD trở lại

Trang 32

Tuy đối với nước ta Trung Quốc là 1 thị trường xuất khẩu lớn, nhưng so với những nước xuất khẩu khác vào thị trường Trung Quốc, nguồn cung cấp của nước ta vẫn còn nhỏ bé Trung Quốc hiện đang cần những nguồn cung cấp lớn cho thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của mình Một số ngành công nghiệp khoáng sản Trung Quốc đang có xu hướng cần nguồn nguyên liệu thô đầu vào để sản xuất thành phẩm đầu ra, tạo ra thặng dư trong kim ngạch xuất nhập khẩu

2.5 Áp lực cạnh tranh

Do Trung Quốc là 1 thị trường lớn, thu hút không chỉ nhà đầu tư trong nước mà cả những nhà đầu tư nước ngoài, nên áp lực cạnh tranh hiện tại của thị trường này rất lớn

Trung Quốc thu hút một số lượng lớn các công ty, tập đoàn đầu tư nước ngoài với các hình thức kinh doanh muôn màu muôn vẻ nhưng cũng là nơi cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp nội địa với các hãng nước ngoài Trong số hàng chục triệu công ty đang hoạt động tại Trung Quốc, có những tập đoàn khổng lồ đến mức năm 2000 doanh số đạt 50 tỉ USD, nộp ngân sách 12 tỉ USD, lợi nhuận đạt 7 tỉ USD như tập đoàn dầu khí Sinopec

Trong vòng 10 năm qua, các nhãn hiệu hàng hóa nước ngoài nổi tiếng như Coca Cola hay Head & Shoulder từng đè bẹp các nhãn hiệu hàng hóa nội địa của Trung Quốc Thế mà gần đây, các nhãn hiệu trong nước đã giành lại thị trường của mình với các hãng nước ngoài trong một cuộc cạnh tranh khốc liệt chưa từng có

Theo công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen của Mỹ, năm 1999 các nhãn hiệu nội địa như Bee & Flower, Slek và Olive chỉ chiếm chưa tới 1/3 thị trường dầu gội đầu Trung quốc thế mà nay doanh số bán của các công ty này đã tăng nhiều lần

Với dân số khổng lồ, Trung Quốc là thị trường to lớn nơi diễn ra các cuộc cạnh tranh sinh tử của các công ty đa quốc gia như Coca Cola, nhà sản xuất dao cạo Gillette và P & G, những công ty đã chiếm lĩnh thị trường toàn cầu với các loại nước giải khát và xà phòng Công ty P&G bắt đầu sản xuất tại Trung Quốc từ năm 1988, 10 năm sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, tổng doanh thu các loại sản phẩm của P&G đã đạt hơn 1 tỷ USD

Trang 33

Theo công ty ACNielsen, có 4 loại mặt hàng tiêu dùng được tiêu thụ nhanh nhất

và với số lượng lớn nhất trên thị trường Trung Quốc là dầu gội đầu, xà phòng, bột giặt

và kem dưỡng da Các nhãn hiệu nội địa đã chiếm hơn một nửa thị phần về số lượng Các sản phẩm nội địa của Trung Quốc không những có giá rẻ hơn mà còn thu hút được nhiều khách hàng nhờ chiến dịch quảng cáo khôn ngoan của họ Ngành quảng cáo trong nước cho các sản phẩm nội địa thậm chí còn lớn hơn cả chi phí của các công ty đa quốc gia

2.6 Tình hình một số mặt hàng tại Trung Quốc 2.6.1 Dệt may

Dệt may là ngành được dự đoán có lợi ích lớn và phát triển mạnh sau khi Trung Quốc gia nhập WTO Nhưng người ta vẫn không khỏi ngạc nhiên trước cường độ và tốc độ phát triển của nó

Trong năm 2009, mặc dù chịu tác động của khủng hoảng kinh tế, nhưng cho đến nay vốn đầu tư thực tế của ngành dệt may Trung Quốc vẫn giữ đà tăng trưởng liên tục

Điển hình là nhu cầu về sợi hóa chất và các nguyên liệu khác cũng tăng lên khá đáng kể Trong 11 tháng đầu năm 2009, sản lượng viscose đã tăng 15,28% theo năm; sản lượng spandex cũng tăng 16,57% đó Khi nhu cầu các nguyên liệu này tăng lên, giá cũng tăng theo Ví dụ, giá sợi xơ ngắn Viscose đã tăng 61,64% từ tháng 1 năm 2009 đến thời điểm 08/01/2010; giá sợi polyester cũng tăng 35,58% trong suốt thời kỳ này

Tuy nhiên, sự đầu tư vào ngành này giữa các doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nước hoàn toàn khác biệt: doanh nghiệp nội địa đầu tư khá mạnh, đặc biệt phải kể đến đóng góp của doanh nghiệp tư nhân, trong khi sự đầu tư của doanh nghiệp Đài Loan, Ma Cao và doanh nghiệp nước ngoài giảm rõ rệt Theo thông tin từ Hiệp hội Công nghiệp dệt may Trung Quốc, từ tháng 1 – 11/2009, trong các dự án đầu tư cho tài sản cố định, tổng vốn đầu tư thực tế tích lũy của ngành dệt may nước này tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, chứng tỏ ngành dệt may luôn phát triển theo xu hướng tốt

Trang 34

Mặc dù tốc độ đầu tư cho dệt may thấp hơn so với mức tăng trưởng bình quân công nghiệp cả nước, nhưng do ngành này có tính cạnh tranh cao nên thị phần trong nước vẫn chiếm ưu thế

Tháng 12/2009, xuất khẩu dệt may sang Trung Quốc đạt mức tăng trưởng dương (4,48%) so với cùng kỳ năm ngoái là dấu hiệu hứa hẹn một tương lai đầy tươi sáng cho ngành này trong năm 2010

2.6.2 Chè

Trong năm 2008, Trung Quốc đã xuất khẩu 297.000 tấn chè, trị giá 682 triệu USD, chiếm 1/5 tổng mậu dịch chè toàn cầu Trung Quốc đã xuất khẩu vào hơn 120 nước và có 80 triệu dân làm việc trong ngành chè Tuy Trung Quốc là nước xuất khẩu chè lớn thứ 3 thế giới, nước sản xuất chè lớn nhất thế giới, song nước này vẫn vấp phải nhiều thách thức trong việc xây dựng tiêu chuẩn sản xuất, hệ thống kiểm soát chất lượng và phát triển bán chè sang thị trường thế giới

Trong năm 2010, nguồn cung chè của Trung Quốc sụt giảm khá nghiêm trọng do mùa vụ nghèo nàn – chịu ảnh hưởng của thời tiết xấu ở Đại Lục kể từ năm ngoái

Mặc khác, nhu cầu về mặt hàng này đang ngày càng gia tăng cùng với sự tăng giá của đồng nhân dân tệ khiến giá chè tăng nhanh chóng Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7 năm nay, giá các loại chè hảo hạng của Trung Quốc đã tăng từ 30 đến 50% Giá chè Loong Cheng, một loại chè xanh chất lượng cao, cũng đã tăng 35% kể từ tháng 4 tới nay, lên 280 HKD/75gam

2.6.3 Công nghệ thông tin

Theo Trung tâm thông tin Internet Trung Quốc (CNNIC), trong năm 2009, số người sử dụng Internet tại Trung Quốc đã vượt qua dân số Mỹ – 338 triệu người sử dụng mạng thông tin toàn cầu Tại Trung Quốc có khoảng 95% thành phố và làng mạc có đường truyền Internet tốc độ cao, hầu như tất cả dân cư nông thôn Trung Quốc có điều kiện kết nối Internet qua đường dây điện thoại

Đến 6 tháng đầu năm 2010, số lượng cư dân mạng nước này đã lên đến 420 triệu người, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái

Trang 35

Hiện nay, tại Trung Quốc cũng đang bùng nổ Thương mại điện tử – giao dịch mua bán trên internet với các loại hình: doanh nghiệp – doanh nghiệp, doanh nghiệp – người tiêu dùng và người tiêu dùng – người tiêu dùng Tờ BigPond News dẫn báo cáo của Trung tâm nghiên cứu thương mại điện tử Trung Quốc cho biết, các giao dịch trên Internet ở nước này trong thời gian từ tháng 1 – 6/2010 đã đạt 2.250 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 331 tỷ USD)

Sở dĩ thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh ở nước này, là do ngày càng có nhiều công ty mở gian hàng trực tuyến để cắt giảm chi phí và tăng hiệu suất kinh doanh

Theo dự đoán của một số chuyên gia, doanh số bán hàng trực tuyến ở Trung Quốc có khả năng tăng hơn 35% mỗi năm trong vài năm tới, vì ngày càng có nhiều người thích mua hàng trên mạng và các hình thức thanh toán trực tuyến trở nên dễ dàng hơn, như sử dụng điện thoại di động Theo báo cáo trên, hiện có khoảng 130 triệu tín đồ mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc

2.6.4 Khoáng sản Than đá

Trong năm 2010, Trung Quốc đã phát hiện ra mỏ than với trữ lượng khổng lồ – trên 1 tỷ tấn cùng với một trữ lượng khí đốt tự nhiên mêtan lên tới 10 tỷ m3 tại Liêu Ninh Đây sẽ là tín hiệu lạc quan cho ngành này trong việc gia tăng sản xuất, đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị trường thế giới

Sau thời gian 6 tháng hạn hán tại các tỉnh phía tây nam làm giảm sản lượng thuỷ điện và tăng nhu cầu than đá ở các nhà máy nhiệt điện, Trung Quốc - quốc gia sản xuất và tiêu thụ than đá lớn nhất thế giới – đã bắt đầu xây dựng kho dự trữ than đá Dự trữ than đốt nhiệt tại Qinhuangdao tính đến ngày 7/5 còn 4,88 triệu tấn Dự trữ đã giảm 44% trong giai đoạn từ ngày 19/3 đến 30/4 vừa qua

Tuy nhiên, Trung Quốc, nhà sản xuất và tiêu thụ than đá lớn nhất thế giới, có khả năng sẽ giảm mức nhập khẩu than đá hàng tháng xuống đến mức thấp nhất trong vòng hơn 1 năm, do nhu cầu suy yếu, và do các biện pháp hạn chế ô nhiễm từ các nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch của chính phủ Trung Quốc Theo ước tính trung

Trang 36

bình của các nhà kinh tế học của Bloomberg, lượng than nhập khẩu có thể sẽ giảm 27% xuống còn 9,9 triệu tấn/ tháng từ mức 13,5 triệu tấn 1 tháng

Dự báo vào năm 2015, Tiêu thụ than đá của Trung Quốc có thể sẽ giảm 63% so với tổng tiêu thụ năng lượng vào 2015, giảm 70 % Thay vào đó, nhiên liệu phi hóa thạch sẽ cung cấp 11% nhu cầu năng lượng của Trung Quốc vào năm 2015 và 15% năm 2020

Kim lại đất hiếm – khoáng sản chiến lược

Trung Quốc hiện tại đã trở thành nhà độc quyền tuyệt đối về khai thác và gia công loại khoáng sản có vai trò thiết yếu trong sản xuất công nghệ cao, bao gồm samari, tecbi, lantan, lutexi, tuli và các chất khác Đây là những thành phần chính để tạo ra các sản phẩm như iPad, Blackberry, máy lọc nước, lazer và các loại xe hybrid Ngoài ra, những yếu tố này còn được sử dụng phần lớn trong công nghệ sản xuất quân sự tinh vi nhất

Đất hiếm có vai trò vô cùng quan trọng đối với lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ cao, nó chính là nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng để sản xuất các sản phẩm như: xe hơi động cơ hỗn hợp, các loại vũ khí siêu dẫn và chính xác

Sắt thép, kim loại màu

Năm 2008, nước này sản xuất 500 triệu tấn thép, bằng 38% tổng sản lượng thép toàn thế giới, xuất khẩu 60 triệu tấn, bằng 15% tổng lượng thép thương mại toàn cầu Cũng trong năm 2008, tổng công suất của các nhà máy thép Trung Quốc đã lên tới 660 triệu tấn, gấp rưỡi khả năng tiêu thụ 453 triệu tấn của thị trường Trung Quốc

Cuối năm 2008, kinh tế thế giới bắt đầu chu kỳ suy thoái, nhu cầu tiêu thụ sắt thép giảm xuống, giá thép trên thị trường cũng giảm theo, nhiều doanh nghiệp kinh doanh sắt thép của Trung Quốc lâm vào khó khăn và năm 2009 lần đầu tiên ngành sắt thép Trung Quốc bị lỗ nặng

Năm 2009, sản lượng thép thô của Trung Quốc đạt 460 triệu tấn, giảm 8% so với năm trước; tiêu thụ 430 triệu tấn, giảm 5% Chính phủ Trung Quốc phải cấp tốc ban hành gói kích thích kinh tế trị giá 4.000 tỉ nhân dân tệ để vực dậy các ngành công

Trang 37

nghiệp chủ chốt, đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng lớn, nhờ đó ngành thép nước này vượt qua được thời kỳ khủng hoảng và bắt đầu tái cơ cấu

Đáng chú ý là trong năm 2009, mặc dù sản lượng thép của Trung Quốc giảm hơn 40 triệu tấn song nước này vẫn đẩy mạnh nhập khẩu quặng sắt nguyên liệu Số liệu của Hải quan Trung Quốc cho biết, năm 2009 Trung Quốc nhập khẩu 628 triệu tấn quặng sắt, tăng 41,5% so với năm 2008, giá bình quân là 79,8 đô la Mỹ/tấn, tổng giá trị hơn 50 tỉ đô la Mỹ

Trong số này có 262 triệu tấn quặng mua từ Úc, tăng 42,6%; 143 triệu tấn từ Brazil, tăng 41,7%, 108 triệu tấn từ Ấn Độ, tăng 18%, số còn lại từ Nam Phi và nhiều nước khác Diễn biến trái chiều giữa tăng nhập khẩu nguyên liệu và giảm sản lượng cho thấy Trung Quốc đang đầu cơ tích trữ quặng sắt để duy trì sản xuất đề phòng những biến động thị trường và trục trặc trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nhà cung cấp quặng sắt hàng đầu như Rio Tinto, BHP Billiton (Úc) và Vale S.A (Brazil)…

Theo Báo cáo “Quy hoạch điều chỉnh và chấn hưng ngành thép năm 2009-2010” của Chính phủ Trung Quốc do Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh gửi về, cho biết tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành này là 21,1%/năm, cao gấp đôi mức tăng GDP, cho nên chỉ sau hai thập niên, Trung Quốc trở thành nước sản xuất và tiêu thụ nhiều sắt thép nhất thế giới

Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch sẽ hạn chế xuất khẩu các sản phẩm tiêu thụ nhiều năng lượng và ô nhiễm môi truờng nặng, cũng như các sản phẩm khoáng sản thiên nhiên

Điều chỉnh đáng kể nhất phải kể đến mặt hàng thép, đặc biệt là thép tấm Các chính sách ưu đãi về thuế trong thời gian khủng hoảng kinh tế sẽ giảm bớt hoặc xoá bỏ, theo MIIT Hiện tại thép tấm của Trung Quốc đang được hưởng tỷ lệ bồi hoàn thuế xuất khẩu từ 9 đến 13% Tuy nhiên, chính phủ đang xem xét sẽ huỷ bỏ bồi hoàn thuế xuất khẩu 9% đối với thép tấm cuốn nóng, và giảm bồi hoàn thuế với thép tấm cuốn nguội và các sản phẩm mạ thép từ 13% xuống còn 9%

Trong khi đó, theo MIIT, thuế xuất khẩu kim loại màu và các sản phẩm thép tiêu thụ năng lượng nhiều hay ô nhiễm môi trường nặng cùng các sản phẩm khoáng sản thiên nhiên khác cũng sẽ được thay đổi, trong đó có cả vônfram, môlipđen và inđi

Trang 38

“Thí dụ, phốt pho vàng, hiện đang chịu thuế xuất khẩu 35%, có thể sẽ bị tăng lên

185% - bằng mức trước khủng hoảng”, quan chức dấu tên của MIIT nói

2.6.5 Ô tô

Trung Quốc là thị trường ô tô lớn duy nhất vẫn tăng trưởng trong cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu Năm 2008, Trung Quốc đã trở thành nước sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, với thị phần 17,2%, vượt Đức (14,7%) và Mỹ (14,6%)

Năm 2009 đã chứng kiến cuộc “soán ngôi” ngoạn mục của Trung Quốc đối với Mỹ, trở thành thị trường xe tiêu thụ lớn nhất thế giới

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Trung quốc, năm 2009, tổng doanh số tiêu thụ xe hơi tại quốc gia có dân số lớn nhất thế giới này đạt khoảng 13,6 triệu xe, tăng 45% so với năm 2008 Đó là một kết quả rất đáng nể, vượt xa dự đoán của các chuyên gia

Năm 2009 đánh dấu mốc là năm đầu tiên một thị trường khác “vượt mặt” Mỹ về doanh số bán xe.Với dân số khoảng 1,3 tỷ người, tốc độ đô thị hóa tăng cao, Trung Quốc được mong đợi sẽ thống trị ngôi vị thị trường ôtô hàng đầu vào năm 2020 Tuy nhiên, không đợi đến 10 năm sau, Trung Quốc đã nghễm nghệ vị trí này Nguyên nhân chính cũng nhờ knh tế đất nước phát triển, sự hỗ trợ tích cực từ phía chính phủ và do thị trường xe Mỹ suy yếu mạnh bởi tác động của cơn bão tài chính

Theo tờ "Mannheim Morning News" của Đức, trong vài năm tới, các thương hiệu ô tô của Trung Quốc sẽ cùng thống thống trị thị trường ô tô toàn cầu rộng lớn Sau đó, Trung Quốc sẽ dẫn đầu các trào lưu ô tô toàn cầu Ngoài ra, trong một khoảng thời gian ngắn, các doanh nghiệp trong ngành của Trung Quốc sẽ thống trị hội chợ triển lãm ô tô toàn cầu Frankfurt tại Đức

2.6.6 Ngành đóng tàu

Theo tin ngày 19/7 của tờ Central Daily (Hàn Quốc), Tổ chức Phân tích hàng hải và đóng tàu Clarkson (Anh) cho biết, nửa đầu năm 2010, căn cứ vào 3 chỉ tiêu – số lượng đơn đặt hàng đã nhận, số lượng đơn đặt chưa giao và số lượng tàu đóng,vị trí số một thế giới của ngành đóng tàu Hàn Quốc đã phải nhượng lại cho Trung Quốc Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc bị “vượt mặt” sau 7 năm đứng đầu thế giới kể từ khi giành ngôi vị từ tay Nhật Bản năm 2003

Trang 39

Nửa đầu năm 2010, số lượng tàu đóng của Trung Quốc đạt 8,01 triệu CGT, cao hơn Hàn Quốc 0,53 triệu CGT (CGT là đơn vị tấn trọng tải thô chuyển đổi) Đơn hàng đã nhận của Trung Quốc là 5,02 triệu CGT, còn đơn hàng chưa giao tại cuối tháng 6 là 53,51 triệu CGT

Từ đầu năm đến nay, các công ty vận tải biển của Trung Quốc lại đưa ra các đơn đặt hàng quy mô lớn cho ngành đóng tàu nội địa, củng cố thêm địa vị số một của ngành công nghiệp then chốt

2.7 Rào cản thương mại 2.7.1 Rào cản thuế quan

Tổng cục Hải quan Trung Quốc (CGA) định mức thuế và có trách nhiệm thu thuế Thuế nhập khẩu được chia thành 2 loại: thuế chung và thuế tối thiểu (tối huệ quốc) Năm đặc khu kinh tế, các thành phố mở cửa và các khu vực ngoại thương có thể được phép giảm hoặc miễn thuế

Về thuế chung, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều phải trả thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay thuế kinh doanh, tuỳ theo kiểu kinh doanh và loại sản phẩm của họ GTGT áp dụng cho những doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xuất-nhập khẩu, sản

xuất, phân phối hay bán lẻ

2.7.2 Rào cản phi thuế quan

2.7.2.1 Hạn ngạch và giấy phép xuất khẩu

Trung Quốc cho phép xuất nhập khẩu tự do hàng hoá và công nghệ (trừ những hàng hoá phải tuân theo những quy định và luật lệ khác) Đối với hàng hoá nhập khẩu phải tuân theo những hạn chế của Chính phủ, Trung Quốc thực thi quota và giấy phép Năm 2001, 33 loại hàng hoá phải chịu quản lý quota và giấy phép Trong số đó, 14 loại hàng hoá phải chịu quota thông thường và giấy phép thông thường, 12 loại máy móc và sản phẩm điện tử phải có quota và giấy phép, 7 loại hàng hoá chỉ chịu quota nhưng không chịu giấy phép

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:54

Hình ảnh liên quan

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 1.1.Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây   - Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf

1.1..

Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây Xem tại trang 1 của tài liệu.
Bảng: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua các năm 2006 –7 tháng đầu 2010. - Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf

ng.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua các năm 2006 –7 tháng đầu 2010 Xem tại trang 1 của tài liệu.
Bảng: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam từ 2000-7T-2010 (%) - Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf

ng.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam từ 2000-7T-2010 (%) Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào một số thị trường qua các năm 2008-7 tháng đầu 2010 - Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf

ng.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào một số thị trường qua các năm 2008-7 tháng đầu 2010 Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc 7 tháng đầu năm 2010 - Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf

ng.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc 7 tháng đầu năm 2010 Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng: Xếp hạng về chỉ số GCI thể hiện năng lực cạnh tranh các nước 2010-2011 - Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf

ng.

Xếp hạng về chỉ số GCI thể hiện năng lực cạnh tranh các nước 2010-2011 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng: Kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc  tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2010 - Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf

ng.

Kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2010 Xem tại trang 28 của tài liệu.
3.2. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc - Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf

3.2..

Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc qua các năm. - Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf

ng.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc qua các năm Xem tại trang 50 của tài liệu.
Sau đây, chúng em xin phân tích cụ thể tình hình xuất khẩu vành ập khẩu của Việt Nam sang thị  trường Trung Quốc:  - Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf

au.

đây, chúng em xin phân tích cụ thể tình hình xuất khẩu vành ập khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc: Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng: Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Đơn vị: triệu USD. - Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf

ng.

Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Đơn vị: triệu USD Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng: Một số sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc  6 tháng đầu năm 2010 - Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf

ng.

Một số sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2010 Xem tại trang 54 của tài liệu.
Biểu đồ: Tình hình nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Trung Quốc so với tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước (Tỷ USD)  - Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf

i.

ểu đồ: Tình hình nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Trung Quốc so với tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước (Tỷ USD) Xem tại trang 57 của tài liệu.
3.2.2. Nhập khẩu Năm   - Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf

3.2.2..

Nhập khẩu Năm Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng: Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2010  - Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf

ng.

Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2010 Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng: Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc và So sánh nhập siêu từ Trung Quốc với tổng NS củ a c ả  n ướ c  - Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf

ng.

Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc và So sánh nhập siêu từ Trung Quốc với tổng NS củ a c ả n ướ c Xem tại trang 61 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan