Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc

72 6.5K 37
Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp

LỜI MỞ ĐẦULạm phát từ khi xuất hiện đến nay luôn là một trong những vấn đề được đề cập đến rất nhiều trong mỗi nền kinh tế cũng như trong nền kinh tế toàn cầu. Là một trong bốn đỉnh của “tứ giác mục tiêu”, việc kiềm chế lạm phát đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia bởi nó tác động trực tiếp đến lợi ích của các cá nhâ, tổ chức cũng như chính phủ.Việt Nam sau khi thống nhất đất nước đã trải qua những thời kỳ “thăng trầm” của lạm phát. Từ chỗ chưa được chính thức thừa nhận trong nền kinh tế những năm đầu giải phóng đến cơn bão siêu lạm phát những năm 1986-1988 sau đó “im lặng” trong một giai đoạn giảm phát, lạm phát lại bùng trở lại nước ta sau khi mở cửa nền kinh tế, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).Năm 2007, một năm sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, lạm phát phi mã đánh dẫu sự trở lại bằng việc đưa chỉ số giá tiêu dùng lên 12,6%. Năm tháng đầu năm 2008, chỉ số lạm phát đã vượt qua cả mục tiêu lạm phát cả năm do Quốc hội đề ra tỷ lệ lạm phát của cả năm ngoái. Dường như nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng không hấp thu được hết những cơ hội của nó. Bên cạnh đó là những bất cập trong hệ thống tài chính tiền tệ cũng như sự thiếu đồng bộ trong các chính sách của Chính phủ đã dẫn tới tình trạng lạm phát như hiện nay. Yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu xác định được đúng nguyên nhân lạm phát nước ta để có thể “kê đơn đúng bệnh” đưa ra những dự đoán trong thời gian tới nhằm chuẩn bị một cách tốt nhất cho nền kinh tế trong giai đoạn mở cửa hơn nữa.Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó qua nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này trong quá trình học tập cũng như trong thực tế, em đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình lạm phát Việt Nam trong thời gian qua Dự báo trong thời gian tới đề xuất một số giải pháp” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.Khóa luận được hình thành trên cơ sở xác định:♦ Mục đích nghiên cứu: - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về lạm phát- Nghiên cứu thực trạng những nguyên nhân dẫn đến lạm phát Việt Nam trong thời gian gần đây. Nhìn nhận các giải pháp của chính phủ rút ra những 1 thành công cũng như hạn chế của các giải pháp đó. Cuối cùng đưa ra những dự đoán về xu thế của lạm phát trong thời gian tới.- Đễ xuất một số giải pháp♦ Đối tượng phạm vi nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu của đề tài vấn đề lạm phát trong nền kinh tế- Phạm vi nghiên cứu: tình hình lạm phát Việt Nam trong thời gian gần đây (từ sau giải phóng đến nay)♦ Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp sử dụng trong khóa luận này là phương pháp tiếp cận hệ thống duy vật biện chứng, logic lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phương pháp tiếp cận thực tế các vấn đề lý luận, phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hóa đồ hóa dựa trên cơ sở các số liệu thực tế.Ngoài phần mở đầu kết luận, khóa luận được trình bày theo 3 chương:Chương I: Tổng quan về lạm phátChương II: Thực trạng lạm phát Việt Nam các chính sách của Chính phủChương III: Xu hướng lạm phát của Việt Nam các giải pháp kiềm chế lạm phát trong thời gian tớiTrong quá trình thực hiện khoá luận này tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của: - Thư viện Quốc gia Hà Nội- Thư viên trường Đại học Ngoại Thương đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo cùng những chỉ bảo cặn kẽ của Tiến sỹ Tăng Văn Nghĩa, Khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội.Em xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý báu đó.Ngày 3 tháng 6 năm 2008 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hương Trà2 CHƯƠNG ITỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁTI. Khái niệm1. Định nghĩa lạm phátLạm phátmột khái niệm kinh tế đã xuất hiện từ lâu, gắn liền với sự ra đời phát triển của tiền tệ. Quá trình phát triển tiền tệ ghi nhận nhiều sự thay đổi trong cách định nghĩa lạm phát, từ việc giảm hàm lượng kim loại so với giá trị danh nghĩa của tiền khi mà tiền tệ còn tồn tại chế độ bản vị kim loại, cho đến khi xuất hiện các lý thuyết về lạm phát mỗi lý thuyết có một cách nhìn nhận đánh giá riêng về hiện tương kinh tế này.Các nhà kinh tế học theo trường phái “lạm phát tiền tệ”, đại biểu tiêu biểu là Keynes Friedman cho rằng “lạm phát là hiện tượng tiền giấy thừa so với nhu cầu lưu thông hàng hoá dịch vụ”. Tiền giấy mất giá nên giá cả tăng lên, “lạm phát bất kỳ nơi nào luôn là một hiện tượng tiền tệ với nghĩa là, nó được có thể được tạo ra chỉ bằng cách tăng lượng tiền nhanh hơn so với tăng sản lượng”Trường phái “lạm phát giá cả” hay quan điểm lạm phát của nhà kinh tế học nổi tiếng Paul A. Samuelson William D. Nordhaus cho rằng lạm phát là việc giá cả hàng hoá tăng lên, không kể trong dài hạn hay ngắn hạn, mang tính đột xuất hay theo chu kì [21]. Vậy lạm phát là gì? Có nhiều quan điểm khác nhau nhưng hầu hết các nhà kinh tế học đều đưa ra một đặc điểm chung về lạm phát đó là “hiện tượng giá cả tăng nhanh, liên tục kéo dài làm cho tiền tệ mất giá so với hàng hóa dịch vụ”Lạm phátmột phạm trù kinh tế gắn liền với nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, còn sản xuất hàng hóa lưu thông tiền tệ thì còn lạm phát. Vấn đề chỉ là kiềm chế lạm phát mức độ nào là hợp lý, bởi lạm phát mức hợp lý còn có tác dụng kích thích sản xuất tiêu dùng.Bên cạnh khái niệm lạm phát, ta còn thường gặp khái niệm giảm phát thiểu phát, vậy đâu là sự khác nhau giữa hai hiện tượng này?Giáo sư David N. Hyman cho rằng giảm phát là sự suy giảm mức giá chung của tổng thể các hàng hoá dịch vụ [18]. Còn hai nhà kinh tế học nổi tiếng P.A Samuelson 3 W.D. Nordhaus cũng có quan điểm tương tự: giảm phát là hiện tượng trái ngược với lạm phát, giảm phát xảy ra khi mức giá chung của các hàng hoá, dịch vụ giảm. Vậy bản chất của giảm phát là sự suy giảm liên tục của mức giá chung của các hàng hoá, dịch vụ. Khi giảm phát xảy ra, sức mua của tiền tệ tăng.Giảm phát là hiện tượng ít gặp đối với các nền kinh tế nên người ta dễ nhầm lẫn khái niệm này với thiểu phát. Để phân biệt, chúng ta sẽ xem xét khái niệm thiểu phát. Theo thuyết "lạm phát giá cả", lạm phát là sự tăng lên của giá cả nói chung còn giảm phát là sự giảm của giá cả nói chung, như vậy khái niệm thiểu phát không tồn tại. Thuyết "lưu thông tiền tệ" mà những đại diện tiêu biểu là Milton Friedman, J. Bodin lại cho rằng việc đưa quá nhiều tiền vào lưu thông làm giá cả tăng gây ra lạm phát. Còn nếu lượng tiền trong lưu thông quá ít khiến giá cả giảm gọi là thiểu phát. Khi xảy ra thiểu phát, chỉ số giá cả giảm tức là tốc độ tăng của chỉ số giá là âm. Giảm phát là trường hợp xảy ra ngược lại đối với lạm phát. Khi chỉ số giá các năm sau càng cao hơn năm trước thì lạm phát xuất hiện; nếu chỉ số giá các thời điểm nghiên cứu đều cao hơn thời điểm được chọn làm mốc, nhưng càng về sau chỉ số giá càng thấp hơn thời điểm trước đó đây là biểu hiện của giảm phát. Trongthời kì thiểu phát, chỉ số giá không những càng về sau càng giảm mà còn thường xuyên mức thấp hơn so với mức giá năm gốc.2. Quy mô lạm phátNgười ta thường chia lạm phát thành 3 loại tùy theo mức độ của tỷ lệ lạm phát: •Lạm phát vừa phải (Moderate inflation) là loại lạm phát mà tốc độ tăng giá cả chậm, mức dưới một con số (dưới 10%) mỗi năm. Khi đó, tiền tệ mất giá không nhiều người ta tin tưởng vào giá trị của đồng tiền. hầu hết các nền kinh tế thị trường, lạm phát vừa phải luôn tồn tại. Lạm phát mức độ này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế.•Lạm phát phi mã (Galloping inflation) là lạm phát xảy ra khi giá cả tăng với tốc độ 2 hoặc 3 con số (30%, 50%, 100%, 500% . . .). Khi đó, tiền mất giá trị một cách nhanh chóng người ta chỉ nắm giữ một lượng tiền tối thiểu để đảm bảo cho các giao dịch hàng ngày. Loại lạm phát này khi đỉnh cao sẽ gây ra những hiệu quả kinh tế nghiêm trọng.•Siêu lạm phát (Hyper inflation) là hiện tượng tốc độ tăng mức giá hết sức nhanh chóng, có khi tới vài trăm phần trăm một tháng hay vài nghìn phần trăm mỗi năm. Siêu lạm phát không thể kéo dài trong quá nhiều năm do tiền gần như mất hết giá trị, các 4 doanh nghiệp không thể hoạt động được phá sản, người dân không dùng tiền trong các giao dịch nữa quốc gia gặp phải tình trạng này buộc phải cải tổ chính sách kinh tế nước mình tìm cách chấm dứt lạm phát. 3. Đo lường lạm phátĐể đánh giá được tác động của lạm phát đến nền kinh tế, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp trong từng giai đoạn lạm phát, ta cần phải đưa ra được công thức đo lường chỉ số lạm phát. Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy mô sự biến động của nó phản ánh quy mô xu hướng của lạm phát.Tỷ lệ lạm phát được tính như sau:gp = %1001 ×−pnIITrong đó: gp là tỷ lệ lạm phát (%)In là chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứuIp là chỉ số giá cả của thời kỳ gốcTrong thực tế, tỷ lệ lạm phát thường được biểu hiện qua các chỉ số giá cả:▪ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI- Consumer Price Index) được sử dụng rộng rãi nhất để tính tỷ lệ lạm phát. CPI đo lường mức giá bình quân gia quyền của một nhóm hàng hoá, dịch vụ trong một khoảng thời gian. Số lượng, chủng loại hàng hoá nào được lựa chọn lại tuỳ theo quy định của từng nước. Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng, người ta phải thực hiện các bước sau:1. Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hóa tại mỗi thời điểm.3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hóa bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hóa rồi cộng lại.4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làmsở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau:CPIt = 100 xChi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ tChi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sởTrên thực tế người ta có thể xác định quyền số trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng bằng cách điều tra để tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hoá, dịch vụ 5 so với tổng giá trị chi tiêu. Sau đó quyền số này được dùng để tính chỉ số giá tiêu dùng cho các thời kỳ sau. CPI thường được tính hàng tháng hàng năm. CPI còn được tính toán cho từng nhóm hàng hóa hoặc một số nhóm hàng hóa tùy theo mục đích sử dụng.Tuy nhiên, khi sử dụng chỉ số giá tiêu dùng, ta cũng gặp phải một số vấn đề. Do sử dụng giỏ hàng hoá cố định nên khi tính toán CPI có ba vấn đề chính dẫn đến hạn chế của CPI sau đây:Thứ nhất, CPI không phản ánh được độ lệch thay thế vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định. Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở nên quá đắt đỏ mà tiêu dùng nhiều những hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn. Yếu tố này làm CPI đã đánh giá cao hơn thực tế mức giá. Ví dụ khi thịt gà trở nên mắc hơn do dịch cúm thì người tiêu dung sẽ chuyển sang ăn cá biển với mục đích là cung cấp chất đạm cho cơ thể.Thứ hai, CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một đơn vị tiền tệ có thể mua được các sản phẩm đa dạng hơn. Ví dụ TP.HCM khi mọi người đều có điện thoại di động, giá của mặt hàng này đang giảm theo thời gian nhưng nó lại không nằm trong rổ hàng hóa. CPI không phản ánh được sự gia tăng sức mua này của đồng tiền nên vì thế lại đánh giá mức giá cao hơn thực tế.Thứ ba, CPI không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá vì nếu mức giá của một hàng hoá cụ thể nào đó tăng nhưng chất lượng cũng tăng tương ứng thậm chí tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lượng hàng hoá dịch vụ nhìn chung đều có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại mức giá.Ở nước ta hiện nay, việc tính toán CPI do TCTK đảm nhiệm. Quyền số để tính CPI được xác định năm 2000 bắt đầu áp dụng từ tháng 7 năm 2001. Quyền số này dựa trên kết quả của hai cuộc điều tra là Điều tra mức sống dân cư Việt nam 1997-1998 Điều tra kinh tế hộ gia đình năm 1999. Điều đáng chú ý là quyền số của nhóm hàng LTTP chiếm tới 47,9% trong khi Văn hoá - Thể thao - Giải trí chỉ chiếm 3,8%.Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng được TCTK rà soát 5 năm một lần để cập nhật theo phương pháp luận quốc tế thực tế của nước ta. Từ 1/05/2006, TCTK đã quyết định cập nhật phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho giai đoạn 2006-2010 tập trung vào 2 nội dung chính, bổ sung danh mục mặt hàng, dịch vụ tiêu 6 dùng sử dụng để điều tra giá cho phù hợp với thị trường tiêu dùng của người dân trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, danh mục điều tra giá tiêu dùng đã nâng từ 396 mặt hàng (giai đoạn 2000-2005) lên 496 mặt hàng. Cùng với việc bổ sung danh mục, TCTK cũng tiến hành cập nhật quyền số tính CPI. Quyền số được sử dụng để tính CPI là số liệu về cơ cấu tiêu dùng các nhóm mặt hàng, dịch vụ tiêu dùng cho đời sống hàng ngày của người dân (sử dụng kết quả điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình của TCTK). Với quyền số mới, tỷ trọng tiêu dùng lương thực thực phẩm của người dân bình quân cả nước giảm từ 47,9 % trong tổng chi tiêu cho đời sống hàng ngày của người dân (giai đoạn 2000-2005) xuống còn 42,8% giai đoạn 2006-2010.Ở Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng được tính theo 3 gốc so sánh: tháng trước, tháng 12 năm trước cùng tháng năm trước. TCTK đã tổ chức điều tra, tính chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng theo 3 gốc so sánh nói trên. Bên cạnh đó, TCTK cũng đồng thời tính chỉ số giá tiêu dùng hàng quý cả năm với gốc so sánh là cùng kỳ năm trước để cung cấp theo yêu cầu của một số đối tượng sử dụng. Việc tính chỉ số giá tiêu dùng theo các gốc so sánh nói trên đã đáp ứng được yêu cầu điều hành quản lý của các ngành, các cấp của nhiều đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, việc xác định chỉ tiêu kế hoạch lạm phát hàng năm theo chỉ số giá tiêu dùng của tháng 12 năm báo cáo so với tháng 12 năm trước trên cơ sở đó công bố số liệu thực hiện cả năm theo nội dung này là chưa phù hợp với thông lệ quốc tế (các nước đều công bố số liệu cả năm là chỉ số giá tiêu dùng cả năm so với năm trước). Với phương pháp tính này, chỉ số CPI bị tác động rất lớn bởi giá cả của tháng 12. Đặc biệt, với đặc thù của Việt Nam có dịp Tết Nguyên đán, tháng 12 là tháng áp Tết, nên giá cả luôn có xu hướng tăng cao. Do vậy, nếu so với tháng 12 hàng năm, thì tốc độ tăng của các tháng sau đó thường là thấp, nhưng khi giá cả các tháng sau Tết hạ xuống, thì tốc độ tăng giá của các tháng sau đó lại cao. Các nước đã không dùng phương pháp tính so với tháng 12 hàng năm, bởi độ chính xác không cao. ▪ Chỉ số giá sản xuất hay chỉ số giá bán của người sản xuất (PPI- Producer Price Index) phản ánh sự biến động của mức giá bán buôn hay giá cả của đầu vào (chi phí sản xuất). Chi phí đầu vào biến đổi sẽ dẫn tới những thay đổi về xu thế giá cả trên thị trường.7 ▪ Chỉ số giảm phát GDP, còn gọi là Chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP -GDP deflator) là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước. Chỉ số điều chỉnh GDP cho biết một đơn vị GDP điển hình của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá của năm cơ sở. (Số liệu thống kê của Việt nam công bố đang tính GDP theo giá của năm 1994). Người ta tính chỉ số giảm phát GDP theo công thức sau:Chỉ số giảm phát GDP = 100 xGDP danh nghĩaGDP thực tếKhác với CPI, DGDP được tính trên giỏ hàng hoá thay đổi do vậy nó phản ánh được sự thay thế giữa các hàng hoá, dịch vụ với nhau. Mặc vậy nó lại không phản ánh được sự giảm sút phúc lợi của người tiêu dùng trong trường hợp phải tiêu dùng ít hơn một loại hàng nào đó. Ví dụ: do sau dịch cúm gà, giá gà trở nên quá đắt so với giá thịt lợn nên người tiêu dùng sẽ mua ít thịt gà hơn mua nhiều thịt lợn hơn. Phúc lợi của người tiêu dùng đã giảm xuống do họ phải tiêu dùng thịt gà ít hơn nhưng DGDP không phản ánh được điều này cho nó phản ánh được sự thay thế giữa thịt gà thịt lợn.CPI chỉ phản ánh mức giá của hàng tiêu dùng còn DGDP phản ánh giá của cả hàng hoá do doanh nghiệp, chính phủ mua. Vì thế DGDP được coi là phản ánh đúng hơn mức giá chung.DGDP chỉ phản ánh mức giá của những hàng hoá sản xuất trong nước (vì GDP chỉ tính sản phẩm trong nước) còn CPI phản ánh mức giá của cả hàng hoá nhập khẩu. Ví dụ: khi giá một chiếc xe ô tô Toyota nhập khẩu tăng thì nó được phản ánh CPI nhưng không được phản ánh DGDP.Tuy nhiên, trên thực tế, số liệu thống kê cho thấy sự khác biệt giữa CPI DGDP không lớn.II Nguyên nhân của lạm phát 1. Lạm phát do cầu kéoLạm phát cầu kéo (Demand - pull inflation) xảy ra khi tổng cầu tăng nhanh hơn so với sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, kéo theo sự tăng lên của mức giá điểm cân bằng giữa tổng cung tổng cầu. Có 3 nguyên nhân làm cho tổng cầu tăng là: sự gia tăng cung tiền, tăng chi tiêu chính phủ xuất khẩu tăng. Bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hàng hóa hạn chế trong điều kiện nền 8 kinh tế đã đạt cân bằng trên thị trường lao động. Có thể thấy rõ hơn cơ chế lạm phát cầu kéo quahình dưới đây.Hình 1: Lạm phát cầu kéoTrong ngắn hạn, đường tổng cung AS (Aggregate supply) mới đầu nằm ngang sẽ dốc ngược lên khi vượt quá mức sản lượng tiềm năng Q*. Điều này là do khi chưa đạt mức sản lượng tiềm năng, một sự thay đổi nhỏ về giá cả của đầu ra (hàng hoá, dịch vụ) cũng khuyến khích được các hãng tăng nhanh sản lượng sản xuất ra để đáp ứng sự tăng lên của nhu cầu, thu nhiều lợi nhuận hơn. Khi sản lượng của nền kinh tế là Q’ > Q*, chi phí đầu vào đã kịp thời điều chỉnh tăng lên, các hãng không còn động lực để tăng cao sản lượng nữa, do đó giá có tăng nhiều nhưng sản lượng vẫn không tăng đáng kể hay đường AS có độ dốc lớn. Lúc đó, cầu tăng mạnh, đường AD0 dịch chuyển lên trên đến vị trí mới là AD1 mức giá tăng nhanh từ P0 đến P1. Tổng cầu tăng liên tục làm cho đường tổng cầu liên tiếp dịch chuyển về phía bên phải mức giá không ngừng tăng lên, tức là xảy ra lạm phát cầu kéo.Khi đường cầu dịch chuyển đến AD1, nền kinh tế trạng thái vượt quá trạng sản lượng tiềm năng toàn dụng nhân công, người lao động gây áp lực tăng lương làm cho tổng cung giảm, đường tổng cung AS0 dịch chuyển về bên trái tới vị trí AS1. Mức giá tăng tiếp từ P1 đến P2, nền kinh tế lại chuyển về trạng thái đạt mức sản lượng tiềm năng toàn dụng nhân công. Cứ như thế, sau khi đường tổng cầu dịch chuyển về bên phải thì đường tổng cung lại dịch chuyển về bên trái kéo theo mức giá tăng liên tục.9Q*Q,AD0AD1AD2AS 0AS 1AS 2P 0P 1P 2P 3 Q(Sản lượng) P (Mức giá) 2. Lạm phát do chi phí đẩyLạm phát chi phí đẩy (Cost-push inflation) bắt nguồn từ sự gia tăng chi phí do các nguyên nhân chủ yếu như chi phí tiền lương tăng, giá nguyên vật liệu tăng, chính sách thuế các khoản phải nộp khác tăng; công nghệ sản xuất lạc hậu, cơ chế quản lý kém hiệu quả đẩy chi phí sản xuất tăng lên. Mô hình dưới đây cho ta thấy quá trình diễn ra lạm phát chi phí đẩy.Hình 2: Lạm phát chi phí đẩyBan đầu đường tổng cầu là AD0, đường tổng cung là AS0. Khi chi phí đầu vào tăng (ví dụ giá dầu lửa tăng), các hãng giảm mức cung hàng hoá, dịch vụ đường tổng cung dịch chuyển sang tới vị trí AS1, sản lượng giảm xuống còn Q’, đẩy mức giá tăng từ P0 lên P1. Hiện tượng mức giá tăng liên tục, đồng thời sản lượng (hay GDP thực tế) suy giảm được gọi tình trạng lạm phát đình trệ hay đình lạm (stagflation); kèm theo đó là thất nghiệp gia tăng.3. Lạm phát dự kiến (Anticipated inflation)Trong nền kinh tế tiền tệ, trừ siêu lạm phát lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xu hướng tiếp tục giữ mức lịch sử của nó. Giá cả trong trường hợp này tăng đều đều với một tỷ lệ tương đối ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ (inertial inflation) vì mọi người đã có thế dự tính trước mức độ của nó nên gọi là lạm phát dự kiến.Mọi hoạt động kinh tế sẽ trông đợi ngắm vào nó để tính toán điều chỉnh (ví dụ điều chỉnh lãi suất danh nghĩa, tiền lương danh nghĩa, giá cả trong các hợp đồng kinh tế, các khoản chi, tiêu ngân sách…)10 P (Mức giá) Q(Sản lượng)AS 0AS 1AS 2AD0AD1P 1P 2P 0Q*Q, [...]... [11]) Năm 1991, lạm phát phi mã lên tới 67,5% Trong thời gian này nước ta còn phải trải qua hai năm lạm phát phi mã nữa đó là năm 1992: 17,5% năm 1995: 16,8% Tuy nhiên có những năm lạm phát lại đạt tới những con số rất đáng “yên tâm”, năm 1993 1996, lạm phát chỉ dừng lại con số trên 5%, đặc biệt, năm 1997 còn xuống tới mức 3,2% Các năm còn lại lạm phát chủ yếu xoay quanh con số trên dưới 9%... AD0 * Y* Y Tỷ lệ lạm phát dự kiến một khi đã hình thành thì trở nên ổn định tự duy trì trong một thời gian Những cú sốc mới trong nền kinh tế (có thể từ trong nước hoặc từ nước ngoài) sẽ đẩy lạm phát khỏi trạng thái ỳ 4 Lạm phát do xuất nhập khẩu Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm... các chỉ tiêu kinh tế đề ra đều sớm được hoàn thành vượt qua Nền kinh tế phát triển sôi động đã nâng cao mức sống của người dân, dẫn đến tăng nhu cầ sử dụng hàng hóa dịch vụ, chỉ số lạm phát 4% được coi là thuận lợi đối với nền kinh tế sau một thời gian rơi vào giảm phát thiểu phát Với chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 tăng thêm 0,8%, thì cả năm 2003, chỉ số lạm phát của Việt Nam vào khoảng 3%, đúng... cầu cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng cung, thì cũng dẫn đến lạm phát - Lạm phát đẻ ra lạm phát: khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý sẽ cho rằng tới đây giá cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại Tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung, gây ra lạm phát III Mối quan hệ giữa lạm phát với tiền tệ, lãi suất thất nghiệp 1 Mối quan hệ giữa lạm phát tiền tệ Khi nghiên cứu... những vấn đề được đề cập đến nhiều trong các chính sách vĩ mô của chính phủ cũng như trong đời sống nhân dân có thế nói trong thời điểm hiện tại, đây là mối quan tâm hàng đầu của cả những người đứng đầu nhà nước lẫn mỗi cá nhân trong xã hội Để có thể hiểu rõ hơn về tình hình đặc điểm lạm phát của đất nược, khóa luận sẽ nghiên cứu lạm phát Việt Nam qua 4 giai đoạn: giai đoạn từ sau giải phóng đất... 1986 lạm phát vẫn âm ỷ, như chờ cơ hội để bùng phát vào thời kỳ sau (1986 - 1988) quả thực, trong ba năm từ 1986 đến 1988, siêu lạm phát đã hoành hành nước ta với tốc độ tăng lên mức ba con số Giá bình quân năm 1986 bằng 570% so với năm 1985 [14] Cho đến nay, ít ai có thể hình dung được nước ta đã trải qua thời kỳ lạm phát kỷ lục đó, tỷ lệ lạm phát của các năm thời kỳ này lần lượt là: 1986 lên tới. .. mối quan hệ giữa lạm phát thất nghiệp khi tỷ lệ lạm phát dự kiến của nền kinh tế một mức nhất định Đến đây, cần nói qua về khái niệm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Đó là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động trạng thái cân bằng Số người thất nghiệp lúc đó bằng tổng số người thất nghiệp tự nguyện Trong ngắn hạn, quan hệ giữa lạm phát thất nghiệp là tỷ lệ nghịch, tức là có thể đánh đổi lạm phát. .. Khóa luận xin nêu đưa ra 1 số hướng tác động như sau: * Tác động tới người cho vay người đi vay: 15 Khi nền kinh tế có lạm phát thì mối quan hệ giữa người vay người cho vay được xem xét theo lãi suất thực Thu nhập được chuyển từ người đi vay sang người cho vay khi lạm phát trong thực tế khác với mức lạm phát dự kiến ngược lại.Chênh lệch giữa lạm phát thực tế lạm phát dự kiến càng cao thì mức... 2003, Quốc hội đề ra mục tiêu lạm phát dưới 5% Điều này xuất phát trên cơ sở mặt bằng lãi suất tương đối cao, trung bình trên 8%/năm; cơ bản thời kỳ giảm phát 34 thiểu phát 1999-2002 đã qua đi Vì vậy, khống chế một mức tăng giá tiêu dùng sẽ giúp nền kinh tế không phải đối mặt với những cú sốc, tăng trưởng ổn định 2 Các giải pháp của chính phủ Trước tình hình giảm phát trì trệ kinh tế, một loạt chính... nhất vào năm 1986 Lạm phát chưa được chính thức thừa nhận mà lại quy vào xử lý các mặt "giá - lương - tiền" thông qua việc bù giá vào lương, đổi tiền vào năm 1985 Chính quan điểm này đã kéo theo một đặc điểm khác là lạm phát trong giai đoạn này dạng tiềm ẩn Trong nền kinh tế, người ta không chính thức thừa nhận lạm phát để có biện pháp ứng phó cho đến tận tháng 6/1980 Phần lớn khoảng thời gian . trạng lạm phát ở Việt Nam và các chính sách của Chính phủChương III: Xu hướng lạm phát của Việt Nam và các giải pháp kiềm chế lạm phát trong thời gian tớiTrong. trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp cho khóa luận tốt nghiệp của mình.Khóa luận được hình thành trên cơ sở xác

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:54

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Lạm phát cầu kéo - Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc

Hình 1.

Lạm phát cầu kéo Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình 2: Lạm phát chi phí đẩy - Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc

Hình 2.

Lạm phát chi phí đẩy Xem tại trang 10 của tài liệu.
Mô hình dưới đây cho ta thấy lạm phát dự kiến xảy ra như thế nào. Đó là đường AD và AS dịch chuyển lên trên cùng một tốc độ - Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc

h.

ình dưới đây cho ta thấy lạm phát dự kiến xảy ra như thế nào. Đó là đường AD và AS dịch chuyển lên trên cùng một tốc độ Xem tại trang 11 của tài liệu.
Hình 4: Đường Phillip ngắn hạn và dài hạn - Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc

Hình 4.

Đường Phillip ngắn hạn và dài hạn Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 1: Chỉ số tăng giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng từ 1976 đến 1985 - Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc

Bảng 1.

Chỉ số tăng giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng từ 1976 đến 1985 Xem tại trang 20 của tài liệu.
Hình 5: Tình hình lạm phát từ năm 1991 đến năm 1998 - Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc

Hình 5.

Tình hình lạm phát từ năm 1991 đến năm 1998 Xem tại trang 24 của tài liệu.
Hình 6: Đầu tư và tiết kiệm so với GDP vẫn thấp - Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc

Hình 6.

Đầu tư và tiết kiệm so với GDP vẫn thấp Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 2: Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2003 - Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc

Bảng 2.

Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2003 Xem tại trang 36 của tài liệu.
Hình 8: Tình hình lạm phát từ năm 2000 đến năm 2008 (dự báo) - Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc

Hình 8.

Tình hình lạm phát từ năm 2000 đến năm 2008 (dự báo) Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 3: Chỉ số CPI các tháng trong năm 2004 so với tháng 12/2003 - Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc

Bảng 3.

Chỉ số CPI các tháng trong năm 2004 so với tháng 12/2003 Xem tại trang 40 của tài liệu.
I. So với đầu năm - Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc

o.

với đầu năm Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 4: Diễn biến lạm phát từ năm 2003-2006 - Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc

Bảng 4.

Diễn biến lạm phát từ năm 2003-2006 Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 6: Diễn biến giá cả một số mặt hàng 2004-2006 - Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc

Bảng 6.

Diễn biến giá cả một số mặt hàng 2004-2006 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 5: Diễn biến giá một số mặt hàng trên thế giới 2003-2006 - Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc

Bảng 5.

Diễn biến giá một số mặt hàng trên thế giới 2003-2006 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Có thể thấy năm vừa qua, cả diễn biến tính hình kinh tế thế giới lẫn Việt Nam đều tạo điều kiện rất thuận lợi cho lạm phát phi mã quay trở lại Việt Nam. - Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp.doc

th.

ể thấy năm vừa qua, cả diễn biến tính hình kinh tế thế giới lẫn Việt Nam đều tạo điều kiện rất thuận lợi cho lạm phát phi mã quay trở lại Việt Nam Xem tại trang 50 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan