skkn to 5(tran the khanh)

18 265 0
skkn to 5(tran the khanh)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PGD&ĐT CHÂU THÀNH TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN THẠCH A ĐỀ TÀI THUỘC LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN: MÔN TIẾNG VIỆT NGƯỜI THỰC HIỆN: TỔ KHỐI 5 NH:2009-2010 Bến Tre, tháng 3 năm 2010 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT -Tập làm văn:TLV -Giáo viên: GV -Học sinh: HS -Ví dụ: VD -Sách giáo khoa: SGK 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài: Trong những năm gần đây, do ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, các cấp quản lí giáo dục đã liên tục phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Các buổi hội thảo, chuyên đề, hội giảng, thao giảng, các cuộc triển lãm đồ dùng dạy học, … đã được tổ chức, động viên được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo giáo viên Tiểu học và thu hút được sự tham gia của nhiều cán bộ nghiên cứu giáo dục, cán bộ giảng dạy ở các trường sư phạm. Qua đó, các phương pháp giảng dạy truyền thống như giảng giải, đàm thoại, trực quan, thực hành, ôn luyện, … được cải tiến, vận dụng theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Nhiều nơi đã sắp xếp lại tổ chức theo hướng phân hoá trình độ học sinh, làm cho việc giảng dạy sát đối tựợng hơn, phát huy được khả năng của HS giỏi mà không ảnh hưởng đến sự lĩnh hội của HS trung bình, yếu kém. Cơ sở vật chất của nhà trường được sửa sang. Đời sống GV từng bước được cải thiện, … Những cố gắng đó đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học tỉnh nhà nói riêng, giáo dục Tiểu học cả nước nói chung. II. Lý do chọn đề tài Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người. Với cộng đồng đó là phương tiện để giao tiếp và tư duy. Đối với trẻ em, tiếng mẹ đẻ càng có vai trò quan trọng. . Do đó trẻ em cần được học tiếng mẹ đẻ một cách khoa học, cẩn thận trong các giờ học tiếng Việt đặc biệt là trong phân môn Tập làm văn, để sử dụng công cụ này trong những tháng năm học tập ở nhà trường, cũng như trong suốt cuộc đời. 3 Nhận thấy tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ trong chương trình tiểu học. Là những giáo viên dạy lớp cuối của bậc tiểu học chúng tôi thấy cần phải giúp đỡ các em ngoài việc nhận ra tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ còn phải nói, viết tiếng mẹ đẻ một cách chính xác, thành thạo qua phân môn Tập làm văn đặc biệt là văn miêu tả . -Sau khi có kết quả kì thi khảo sát chất lượng đầu năm, chúng tôi đã họp tổ chuyên môn. Chúng tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn góp phần đáng kể vào chất lượng môn Tiếng Việt. Làm thế nào để giúp HS làm tốt bài tập làm văn hơn, đặc biệt là văn miêu tả ? Liệu các HS vừa lên lớp 5 này có đủ khả năng học tốt kiểu bài này không ? Vốn kiến thức của các em như thế nào ? Kỹ năng làm văn ra sao ? Sau khi thảo luận, bàn bạc, cuối cùng chúng tôi đã thống nhất một số biện pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu . -Phạm vi: Phân môn Tập làm văn, thể loại văn miêu tả. -Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 5 Trường tiểu học Tân Thạch A. Trong giảng dạy có rất nhiều đề tài mà người giáo viên cần quan tâm trong dạy học .Giúp học sinh học tốt môn Tập làm văn nói riêng, Tiếng việt nói chung là một vấn đề hết sức cần thiết,đặc biệt là học sinh khối lớp 5. IV. Mục đích nghiên cứu: Hòa vào sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông nói chung,giáo dục tiểu học nói riêng, bản thân mỗi nhà giáo chúng tôi không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ.Chúng tôi luôn tìm tòi,sáng tạo và lựa chọn phương pháp dạy học vừa phù hợp với đối tượng học sinh vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.Xác định được mục tiêu chung như thế nên giáo viên Tổ 5 Trường Tiểu Học 4 Tân Thạch A chúng tôi mạnh dạng đưa ra “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt bài văn miêu tả”, nhằm giúp cho học sinh học tốt hơn phân môn Tập làm văn nói riêng,môn Tiếng việt 5 nói chung. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Nhiều năm liền nhà trường thường xuyên tổ chức chuyên đề về Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tiếng Việt, các tổ khối trong trường cũng có kế hoạch thực hiện.Nhưng đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả ” được thực hiện trong Tổ 5, Trường tiểu học Tân Thạch A có hiệu quả rất cao. Đề tài này đã được nhiều đồng nghiệp nghiên cứu ở nhiều trường, lớp và đối tượng học sinh khác nhau nhưng kết quả nghiên cứu không được phổ biến rộng rãi để áp dụng cho mọi đối tượng. 5 B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận: Hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào nội dung dạy học mà còn phụ thuộc vào phương pháp dạy học. Đặc biệt là tập làm văn là môn mà các em ở tiểu học yếu hơn các môn khác. Bởi vậy người giáo viên phải có nhiệm vụ giúp các em nối tiếp một cách tự nhiên các bài khác nhau trong môn Tiếng Việt như tập đọc, chính tả, ngữ pháp, kể chuyên .nhằm giúp các em có năng lực nói, viết. Nhờ năng lực này, các em biết sử dụng tiếng Việt làm công cụ tư duy, giao tiếp, học tập. Giúp các em bổ xung kiến thức, rèn luyện tư duy và qua đó hình thành nhân cách cho các em. Để cung cấp và giúp các em có những kiến thức Tiếng Việt, người giáo viên phải có phương pháp dạy Tập làm văn cụ thể, lô-gic qua các chi tiết của phân môn Tập làm văn, đặc biệt là văn miêu tả. II. Thực trạng của vấn đề: 1.Thuận lợi: -Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói chung,môn Tập làm văn nói riêng thông qua một số chuyên đề mà nhà trường đã tổ chức. -Đội ngũ giáo viên đa số còn trẻ, nhiệt tình trong công tác, luôn phấn đấu để đưa kết quả giáo dục và dạy học ngày càng cao hơn. -Học sinh có tinh thần học tập rất cao, các em rất năng động,thích tìm tòi khám phá. -Đa số phụ huynh rất quan tâm đến chất lượng cũng như kết quả học tập của con em mình, đặc biệt là môn Tập làm văn. 6 2.Khó khăn: - Học sinh thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng miêu tả. Không quan sát theo đúng yêu cầu. Vốn ngôn ngữ còn quá ít ỏi. -Vốn sống, vốn hiểu biết còn hạn chế -Một số em chưa nắm vững cấu tạo bài văn miêu tả,chưa sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh,…để làm cho bài văn thêm sinh động hơn. Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giờ dạy, chưa thật sự gây hứng thú học tập cho học sinh. III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: 1. Biện pháp thực hiện Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, Tập làm văn là phân môn nhằm rèn luyện cho học sinh cả bốn kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt. Điều quan trọng khi dạy Tập làm văn là giúp học sinh tạo được những ngôn bản chân thực, bộc lộ rõ cá tính, năng lực ngôn ngữ và khả năng cảm thụ sáng tạo của mỗi em. Như thế, giờ học Tập làm văn giúp các em có cái mới để nói, có nhu cầu nói, có khả năng nói điều muốn nói. Nghĩa là phải dạy các em biết thu nhận những biểu tượng, cảm xúc, ý nghĩ nhờ quan sát và cảm thụ một cách chính xác, tinh tế thế giới con người và thiên nhiên gần gũi và gợi cảm hứng cho các em; dạy các em biết diễn đạt những gì đã có theo một hệ thống bài tập từ đơn giản (nói, viết theo câu hỏi gợi ý, theo dàn ý …) đến cao hơn là nói, viết một văn bản trọn vẹn theo một đề tài kích thích được hứng thú và nhu cầu bộc lộ bản thân của mỗi em. Với ý nghĩa đó, phân môn Tập làm văn 5 được xây dựng theo quan điểm giao tiếp và quan điểm tích hợp. Quan điểm tích hợp theo chiều dọc ở đây thể hiện rất 7 rõ ở chỗ kiến thức và kỹ năng của phân môn Tập làm văn 5 bao hàm kiến thức và kỹ năng của các lớp dưới, đặc biệt là lớp 4. Cụ thể, ở lớp 4, loại văn miêu tả được dạy trong 30 tiết với 3 kiểu bài : tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Chương trình tập làm văn 5 tiếp tục dạy văn miêu tả với 2 kiểu bài : tả cảnh – 14 tiết, tả người – 12 tiết. Trong mỗi kiểu bài nói trên, ngoài việc tiếp tục rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản đã dạy ở lớp 4 (quan sát đối tượng miêu tả, lựa chọn và sắp xếp ý để miêu tả, dựng đoạn và viết bài miêu tả), chương trình còn chú trọng rèn luyện một số kỹ năng bộ phận gắn với đặc điểm của kiểu bài cụ thể. Ví dụ : luyện tập về cách tả từng phần của cảnh theo không gian, tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian ; tả ngoại hình của người, tả hoạt động của người. Câu hỏi lúc này hiện lên trong tâm trí chúng tôi là làm thế nào để giúp HS làm tốt bài văn miêu tả ở 2 kiểu bài mới này ? Để dạy tốt văn miêu tả ở lớp 5, giáo viên vừa phải giúp học sinh thực hiện được những yêu cầu làm văn miêu tả nói chung vừa phải chú ý đến đặc điểm riêng của từng đối tượng (cảnh vật, người) để hướng dẫn học sinh miêu tả cho phù hợp. Cụ thể như sau : 1.1Quan sát đối tượng miêu tả − Nếu tả cảnh, cần quan sát tỉ mỉ từng phần (bộ phận) của cảnh theo trình tự hợp lí (từ ngoài vào trong, từ bộ phận chủ yếu đến bộ phận thứ yếu, …), hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian (sáng, trưa, chiều, tối). Nếu tả người, cần quan sát kĩ về ngoại hình (tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, …), về tính tình và hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, …). − Quan sát bằng nhiều cách khác nhau (mắt nhìn, tai nghe, …). 8 − Chú ý phát hiện những đặc điểm riêng biệt đối tượng được tả với những đối tượng khác cùng loại. 1.2Lựa chọn và sắp xếp ý để miêu tả Yêu cầu − Chọn được những nét nổi bật của đối tượng để miêu tả rõ ràng, đầy đủ. − Sắp xếp ý một cách hợp lí theo 3 phần của bài văn miêu tả : + Mở bài : Giới thiệu đối tượng miêu tả (cảnh vật, người) bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. + Thân bài : • Với tả cảnh : tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. • Với tả người : Tả ngoại hình rồi đến tính tình, hoạt động của người hoặc tả xen kẽ ngoại hình khi thể hiện tính tình, hoạt động. + Kết bài : Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ (ấn tượng) về đối tượng miêu tả theo cách mở rộng hoặc không mở rộng Lưu ý phần thân bài : • Với tả cảnh : Có thể tả nhiều bộ phận (đồ vật, cây cối, con vật, …) nhưng không coi đó là chủ yếu mà cần làm nổi bật cảnh cần tả do đề bài yêu cầu (VD : cảnh vườn cây hoặc công viên, cánh đồng, ngôi nhà, đường phố, …) • Với tả người : Cần chọn những nét tiêu biểu về ngoại hình, tính tình và hoạt động ; tránh liệt kê đầy đủ nhưng nặng về kể lể khô khan. 9 1.3 Dựng đoạn và viết bài miêu tả − Mỗi đoạn văn miêu tả có một nội dung nhất định (giới thiệu hay tả bao quát về đối tượng, tả từng bộ phận hay từng mặt của đối tượng, bộc lộ tình cảm, thái độ của người viết về đối tượng miêu tả, …). − Khi viết, hết mỗi đoạn văn cần xuống dòng. Bài văn phải đầy đủ 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài. Lời văn miêu tả cần chân thực, giàu hình ảnh và cảm xúc (thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả, gợi cảm và sử dụng các biện pháp liên tưởng, so sánh thích hợp). Lưu ý về diễn đạt : • Tả cảnh : thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dạng, đặc điểm ; có thể so sánh, nhân hoá làm cho cảnh vật được miêu tả thêm sinh động ; cần bộc lộ cảm xúc trước sự vật được miêu tả. • Tả người : Thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dáng, màu sắc, âm thanh; từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, trạng thái của con người ; có thể sử dụng biện pháp liên tưởng, so sánh để miêu tả cho sinh động và bộc lộ mối quan hệ tình cảm với người được tả. Để làm tốt một bài văn (nói hay viết), ngoài kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, học sinh cần có kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp (đối chiếu văn bản nói, viết của mình với mục đích giao tiếp và yêu cầu cần diễn đạt ; sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt). Tất cả các hoạt động : tập nhận xét văn bản nói hay viết của bạn, tự sửa chữa bài viết nháp, bài viết chính thức của mình, đọc các bài văn hay để học tập, tự chữa (hoặc viết lại) đoạn văn, bài văn đã được giáo viên chấm, … đều giúp học sinh luyện tập, hình thành kỹ năng và thói quen tự điều chỉnh, tự học 10 [...]... nhân, sau đó đổi bài cho nhau để kiểm tra, giúp đỡ lẫn nhau chữa lỗi  Cách 2 : 11 − Nhận xét cụ thể về bố cục bài làm của HS theo 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài − Hướng dẫn chữa lỗi phổ biến về dùng từ, đặt câu, chính tả, … − Trả bài làm cho HS, yêu cầu HS đọc thầm lại to n bộ bài làm, lời nhận xét của GV và những chỗ GV có đánh dấu trong bài viết − Tổ chức cho HS chữa bài làm cá nhân, sau đó... về ý (không rời rạc, lộn xộn), các ý trong đoạn được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm minh hoạ, cụ thể hoá ý chính (có mở đầu, triển khai, kết thúc) 1.3.Viết bài văn có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại Các đoạn văn trong một bài phải liên kết với nhau thành một văn bản hoàn chỉnh, bố cục chặt chẽ theo 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài Khi hết một đoạn văn... tại lớp hoặc luyện tập thêm ở nhà để nâng cao kỹ năng viết văn Đoạn văn HS chọn viết có thể là : đoạn văn còn mắc lỗi (lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, …), đoạn viết chưa hay, đoạn văn có thể viết theo cách khác (VD : mở bài trực tiếp đổi thành gián tiếp, chuyển từ cách tả riêng lẻ : từ ngoại hình đến tính tình, hoạt động sang cách tả kết hợp, đan xen, …) Sau khi HS viết lại, GV hướng dẫn các em... minh hoạ bằng các câu, đoạn, bài của HS, GV chỉ nói tên HS đáng biểu dương, không nêu tên HS có bài viết chưa đạt yêu cầu • Hướng dẫn HS chữa bài  Cách 1 : − Trả bài làm cho HS, yêu cầu HS đọc thầm lại to n bộ bài làm, lời nhận xét của GV và những chỗ GV có đánh dấu trong bài viết − Hướng dẫn HS chữa một số lỗi chung về nội dung (sai, thiếu ý, thiếu chi tiết, sự việc, …) và hình thức (về trình tự sắp... tại lớp hoặc luyện tập thêm ở nhà để nâng cao kỹ năng viết văn Đoạn văn HS chọn viết có thể là : đoạn văn còn mắc lỗi (lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, …), đoạn viết chưa hay, đoạn văn có thể viết theo cách khác (VD : mở bài trực tiếp đổi thành gián tiếp, chuyển từ cách tả riêng lẻ : từ ngoại hình đến tính tình, hoạt động sang cách tả kết hợp, đan xen, …) Sau khi HS viết lại, GV hướng dẫn các em . những gì đã có theo một hệ thống bài tập từ đơn giản (nói, viết theo câu hỏi gợi ý, theo dàn ý …) đến cao hơn là nói, viết một văn bản trọn vẹn theo một đề. ôn luyện, … được cải tiến, vận dụng theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Nhiều nơi đã sắp xếp lại tổ chức theo hướng phân hoá trình độ học sinh,

Ngày đăng: 09/10/2013, 19:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan