Những tác động của xuất khẩu đến sự phát triển kinh tế ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay.docx

31 912 3
Những tác động của xuất khẩu đến sự phát triển kinh tế ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay.docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những tác động của xuất khẩu đến sự phát triển kinh tế ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘIKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ------------------------------TIỂU LUẬNKINH TẾ PHÁT TRIỂNNHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY Hà Nội, 2011 LỜI MỞ ĐẦUNền kinh tế thị trường ngày càng phát triền mạnh mẽ kéo theo sự đi lên tất yếu của các hoạt động trao đổi buôn bán thương mại giữa các nhóm, các khu vực kinh tế hay giữa các quốc gia trên Thế giới. Ngày nay, trong mạch chảy không ngừng nghỉ đó, Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Từ những thập niên gần đây và đặc biệt là từ năm 2008 đến nay, các hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta đã diễn ra sôi nổi trên tất cả các quy mô lớn, vừa và nhỏ với tốc độ phát triển nhanh chóng. Điều này góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế, tận dụng được những lợi thế so sánh của nước ta, đồng thời nâng cao vị thí của Việt Nam trên trường quốc tế.Chính vì tầm quan trọng như vậy của Xuất nhập khẩu đến sự phát triển kinh tế, bài tiểu luận đã đi sâu vào nghiên cứu nhằm rút ra mối quan hệ biện chứng của hoạt động này và nền kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, bài tiểu luận này tập trung tìm hiểu về một mặt của vấn đề trên: đó chính là Những tác động của xuất khẩu đến sự phát triền kinh tế ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay.Nội dung đầu tiên mà bài tiểu luận đề cập đến là đưa ra một bức tranh toàn cành về thực trạng xuất khẩu ở Việt Nam những năm từ 2008 đến nay, kết hợp vận dụng với những lý thuyết kinh tế vĩ mô để nêu lên mối quan hệ giữa chúng. Nội dung tiếp theo là nghiên cứu cụ thể hơn những tác động của xuất khẩu đến phát triển kinh tế Việt Nam, trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Điều quan trọng cuối cùng chính là từ tất cả những con số, dữ liệu thu thập được từ lý thuyết và thực tế nền kinh tế, bài tiểu luận xin đưa ra một số đề xuất nhằm khắc phục những tác động tiêu cực, tăng cường những tác động tích cực của xuất khẩu đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam.Bài tiểu luận của chúng em chắc chắn sẽ không thể đi sâu đến tất cả các khía cạnh của vấn đề và gặp phải những thiếu sót. Chúng em rất mong được sự góp ý, sửa đổi, giúp đỡ của cô giáo cùng các bạn để có thể rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bài tiểu luận này và những bài tập sau được hoàn thiện và thành công hơn.Chúng em xin chân thành cảm ơn! Danh sách nhóm thuyết trình Kinh tế phát triểnSTT Họ và tên MSV1 Nguyễn Hồng Ngọc2 Đỗ Thu Hà3 Vương Minh Hằng4 Nguyễn Thiều Thảo Linh5 Thảo Trần6 Ninh Phương Hồng7 Nguyễn Nguyệt Ánh8 Trần Hương Thảo MỤC LỤCCHƯƠNG 1:TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN NAYTình hình xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2008 đến nay sẽ được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí là chất và lượng, mặt lượng sẽ được đánh giá dựa trên giá trị xuất khẩu, mặt chất sẽ được đánh giá dựa trên vị thế của Việt Nam so với khu vực và thế giới cùng với đó là những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây, từ đó chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình xuất khẩu của Việt Nam.1. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2008 đến 8 tháng đầu năm 2011Năm 2008 2009 20102011 (dự đoán)2011 (8 tháng đầu năm)Giá trị(tỷ USD)62,69 57,1 72,19 84,7 60,8 Nguồn: Tổng cục thống kê http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=393&idmid=3&ItemID=10376Tổng cục hải quan http://www.customs.gov.vn/Lists/HoTroTrucTuyen/ThongKeHaiQuan.aspxa. Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam dựa theo giá trị xuất khẩuBiểu đồ giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2008-2011 Trong 3 năm 2008-2011 giá trị xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng lên.Theo dự đoán đến hết năm 2011 xuất khẩu Việt Nam có thể đạt 84,7 tỷ USD tăng 22,01 tỷ USD tương đương 35,1 % so với năm 2008.Tuy nhiên, năm 2009 do ảnh hưởng của khủng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm gía trị xuất khẩu của Việt Nam giảm xuống 5,59 tỷ USD tương đương 8,9% so với năm 2008.Năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh,tăng 15.09 tỷ USD tương đương 26,4% so với năm 2009, đứng thứ 39 trên thế giới tăng 2 bậc so với năm 2009 tuy nhiên theo thống kê mức độ tăng trưởng này của Việt Nam cao hơn so với Campuchia, ngang bằng với mức tăng của Malaysia và thấp hơn tốc độ tăng của tất cả các nước ASEAN khác.Dựa theo tình hình xuất khẩu năm 2010 và tình hình kinh tế thế giới một số nhà kinh tế đã dự đoán vào cuối năm 2011 giá trị xuất khẩu của Viêt Nam có thể đạt tới 84,7 triệu USD,tăng 12,51 tỷ USD tương đương 17,3% so với năm 2010.Theo số liệu thống kê mới nhất trong 8 tháng đầu năm 2011 giá trị xuất khẩu của Việt Nam đặt 60,8 tỷ USD tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.Từ số liệu giá trị xuất khẩu các năm 2008-2010 cho thấy mặc dù giá trị xuất khẩu nước ta có xu hướng tăng lên nhưng tốc độ tăng giảm dần qua các năm.b. Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam thông qua tỷ trọng so với thế giớiChỉ tiêu/năm 2008 2009 2010Tỷ trọng trên thế giới(%) 0,4 0,45 0,47Tỷ trọng trong Asean(%) 6,33 6,95 6,86Trong 3 năm 2008 đến 2010 tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới tăng 0,07% từ 0,4% năm 2008 lên 0,47% năm 2010. Trong đó từ năm 2008 đến năm 2009 tăng 0,05% nhiều hơn mức tăng từ năm 2009 đến năm 2010 (0,02%)Nếu so với thế giới tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ đều đặn và liên tục trong 3 năm Trong khu vực ASEAN tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam trong 3 năm tăng 0,53% từ 6,33% năm 2008 lên 6,86% năm 2010 Tuy nhiên xét trong khu vực ASEAN tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng giảm không liên tục,năm 2009 tăng 0,62% so với năm 2008 nhưng đến ngay sau đó năm 2010 thì lại giảm 0,09% so với năm 2009 2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam từ năm 2008 đến 2011Biểu đồ các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2008 đến 8 tháng đầu năm 2011Nhận xét Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là các mặt hàng thuộc nhóm ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệpQua 3 năm từ 2008-2010 và 8 tháng đầu năm 2011 cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Namsự chuyện biến rõ rệtTrong 3 năm từ 2008-2010 tỷ trọng xuất khẩu ngành công nghiệp nặng và khoáng sản giảm liên tục trong các năm từ 37% năm 2008 xuống còn 27,2% năm 2010 giảm 9,8%. Tính đến 8 tháng đầu năm 2011 tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng này chỉ còn 26.6% nghĩa là giảm tiếp 0,6% so với năm 2010Trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng giảm liên tục thì ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có xu hướng tăng đều qua các năm 2008-2010,trong vòng 3 năm tỷ trọng nhóm nghành này tăng 6,2%,tuy nhiên trong 8 tháng đầu năm 2011 tỷ trọng nhóm ngành này có biểu hiện sụt giảm khi chỉ còn 43,4% giảm 2,6% so với năm 2010.Năm 2010 là năm chứng kiến sự phát triển vượt bậc của xuất khẩu ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp khi ngành hàng dệt may vươn lên đứng thứ 10 trên thế giới với giá trị xuất khẩu đạt 11 tỷ USD.So với năm 2008 tỷ trọng nhóm ngành nông lâm thuỷ sản cũng có sự tăng nhẹ khi tăng 0,2% trong năm 2010, nhưng nếu so với năm 2009 thì tỷ trọng của nhóm ngành này giảm 0,4%, đây là nhóm ngành sự tăng giảm tỷ trọng không đáng kể trong 3 năm từ 2008-2010, tuy nhiên, tính đến 8 tháng đầu năm 2011, ta thấy nhóm ngành nông lâm thuỷ sản có sự tăng trưởng vượt bậc, khi chiếm tỷ trọng 28,05% trong kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2011 tăng 5,25% so với năm 2010. Đây cũng là nhóm ngành mà Việt Nam đang giữ vị trí khá cao trên bản đồ xuất khẩu trên thế giới với các mặt hàng truyền thống như gạo, cà phê, cao su hạt điều.Trong tất cả các mặt hàng thì mặt hàng vàng phi tiền tệsự thay đổi rõ rệt nhất khi tăng lên gấp 6,67 lần trong vòng 3 năm, tỷ trọng xuất khẩu ngành này có sự tăng giảm không đồng đều qua các nămTừ năm 2008-2009 ta thấy sự nhảy vọt của xuất khẩu trong lĩnh vực vàng phi tiền tệ khi tăng từ 0,6% năm 2008 lên 4,6% trong năm 2009, tăng gấp 7,6 lần tuy nhiên đến năm 2010 mặt hàng này có sự giảm nhẹ về tỷ trọng khi giảm xuống còn 4%, tính đến 8 tháng đầu năm 2011 ta lại thấy sự giảm sút tỷ trọng của mặt hàng này xuống chỉ còn 1,95% chỉ còn bằng 0,49 lần so với năm 2010 3. Nhận xét chungTrong vòng 3 năm từ 2008 đến 2010 giá trị xuất khẩu Việt Namsự tăng trưởng rõ ràng,tỷ trọng xuất khẩu trên thị trường thế giới cũng tăng,trong đó có sự thay đổi về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu,tăng tỷ trọng mặt hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp giảm tỷ trọng mặt hàng công nghiệp nặng và khoáng sản,mặt hàng nông lâm thuỷ sản cũng có sự biến đổi nhưng không đáng kể,các mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp cũng đã đạt được những thành tích đáng kể,đang dần dần khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường thế giới,mặt khác Việt Nam vẫn duy trì được thế mạnh các mặt hàng truyển thống như gạo,cà phê… ,sự thay đổi tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu cũng đã góp phần cho sự đi lên phát triển đất nước CHƯƠNG 2Những tác động của xuất khẩu đến phát triển kinh tế của Việt Nam từ năm 2008 đến nay1. Những tác động tích cực của xuất khẩu đến phát triển kinh tế của Việt Nama. Kích thích tăng trưởng kinh tếSau nhiều năm đổi mới kể từ đại hội Đảng VI năm 1986, Việt Nam từ một nước trì trệ, tăng trưởng thấp, tích lũy chủ yếu nhờ vào vay mượn bên ngoài, đến nay đã trở thành một nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực. Đóng góp vào tăng trưởng của kinh tế Việt Nam là một phần không nhỏ của xuất khẩu. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu đã tác động rất tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Đây là vấn đề rất ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia theo bảng cân đối tổng sản phẩm quốc dân là do tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ, xuất khẩu và nhập khẩu (tức cán cân thương mại quốc tế) đóng góp. Tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế đây là tác động trực tiếp và đây chính là một trong những động lực khiến tăng trưởng kinh tế duy trì được mức cao như vậy.Chúng ta hãy cùng xem xét tác động của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua các khía cạnh như: đóng góp của xuất khẩu trong tỉ trọng GDP, mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.• Đóng góp của xuất khẩu trong tỉ trọng GDPBảng: Xuất khẩu bình quân đầu người và tỉ trọng chiếm trong GDPNămKim ngạch XK(tỉ USD)XK bình quân đầu người (USD)Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP (%)2008 62,69 727,60 67,992009 57,10 665,58 58,812010 72,19 830,53 69,682011 84,70 935,39 77,14Nguồn: Tổng cục Thống kê Trong giai đoạn vừa qua, xuất khẩu đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.Từ năm 2008 đến nay, tỉ trọng của xuất khẩu trong GDP cao và có xu hướng tăng. Trong giai đoạn 2008 – 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao trong GDP: năm 2008 chiếm 67,99%; năm 2009 chiếm 58,81% và góp phần không nhỏ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Những năm gần đây, tỉ trọng xuất khẩu trong GDP luôn được duy trì mức cao và có xu hướng tăng càng thể hiện vai trò của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế. Năm 2008, con số này khoảng 67,99%, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009 giảm xuống 58,81% và hồi phục trở lại vào năm 2010 với 69,68%. Đến năm 2011, trong 8 tháng đầu năm, mức đóng góp của xuất khẩu vào GDP đạt 77,14%, cao nhất từ trước đến nay.Điều này cho thấy xuất khẩu là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua.• Mối quan hệ chặt chẽ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.Rõ ràng xuất khẩu là một bộ phận của GDP, mỗi sự thay đổi của xuất khẩu sẽ kéo theo sự thay đổi của GDP. Theo tính toán của một nhà nghiên cứu hiện nay, GDP cứ tăng 2% là có đóng góp 1% của xuất khẩu. Để đánh giá sâu hơn đóng góp của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, chúng ta xem xét mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng GDP.Đồ thị tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng GDPNguồn: Tính toán dựa trên nguốn của Tổng cục Thống kêTừ đồ thị trên có thể thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng kinh tế dường như có mối quan hệ với nhau. Trong giai đoạn 2008 – 2009, tăng trưởng xuất khẩu có xu hướng đi xuống và nền kinh tế cũng tăng trưởng chậm lại.Sang năm 2010, xuất khẩu lại tăng và thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục phục hồi và tăng trưởng kinh tế đạt với tốc độ 55%/năm. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu kể từ năm 2010 trở lại đây tuy có giảm nhưng vẫn duy trì tốc độ cao 33% đẩy tăng trưởng GDP đạt tốc độ 40%.Có thể thấy trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng của xuất khẩu, nền kinh tế Việt Nam đã đạt những thành tựu quan trọng trong tăng trưởng kinh tế: GDP (tính theo giá trị so sánh) năm 2010 gấp 2 lần so với năm 2000; (tính theo giá trị thực tế tính bằng đồng đô la Mỹ) ước đạt trên 101 tỉ USD, gấp hơn 3,2 lần năm 2000 (31,2 tỉ USD); (theo giá thực tế bình quân đầu người) ước khoảng 1.160 USD, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra là 1.050 – 1.100 USD, vượt qua ngưỡng [...]... động tiêu cực của xuất khẩu đến phát triển kinh tế của Việt Nam a Xuất khẩu tăng trưởng chưa vững chắc ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Như đã trình bày trên, xuất khẩu của Việt Nam chiếm một tỉ lệ khá cao trong cơ cấu GDP, do đó, một sự biến động của xuất khẩu sẽ có ảnh hưởng nhất định đến tăng trưởng kinh tế Xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng trong việc kích tích tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên,... trưởng, kim ngạch nhập khẩu cũng gia tăng nhanh chóng Nhiệm vụ tăng xuất khẩu để giảm nhập siêu là một nhiệm vụ đầy khó khăn khi các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức Khó khăn là bởi xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng chưa vững chắc ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế - Tác động tiêu cực đầu tiên của xuất khẩu tới nền kinh tế Viêt Nam đó là các doanh nghiệp Việt. .. dân CHƯƠNG 3 Đề xuất một số giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực của xuất khẩu đến phát triển kinh tế của Việt Nam 1 Phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực Khoa học công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và trong đẩy mạnh xuất khẩu nói riêng Khoa học công nghệ phổ biến hơn trong các ngành từ sản xuất đến xuất khẩu sẽ giúp nước... 2008 đã có những ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Việc quay trở lại thị trường nội địa và 2 nước Lào, Campuchia đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cầm cự qua thời gian khủng khoảng kinh tế toàn cẩu Chính phủ Việt Nam cũng đã có chủ trương tăng cường xuất khẩu để giảm nhập siêu, khẳng định rõ ràng chiến lược phát triển dựa trên xuất khẩu của kinh tế Việt Nam Tuy nhiên khi nền kinh tế phục hồi... biến động của các thị trường châu Á hay Mỹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu của Việt Nam và làm cho nền kinh tế tăng trưởng kém bền vững.Hơn nữa, các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các nước ĐôngNam Á có cùng lợi thế cạnh tranh với nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, khả năng tăng xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này là có giới hạn TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện... quả kinh tế cao, đặc biệt khi đã có thương hiệu Thêm vào đó, khi những ngành này phát triển mạnh sẽ nâng cao hình ảnh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện cho hàng Việt Nam tiếp cận được những thị trường tiềm năng trên toàn thế giới 3 Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam Nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam, bên cạnh các biện pháp đầu cho khâu sản xuất. .. 34% Hiện nay, Việt nam vẫn chưa dành một sự quan tâm đầu thích đáng vào sản xuất nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt - Cơ cấu thị trường xuất khẩu chưa thực sự hợp lý cũng gây tác động tiêu cực tới xuất khẩu từ đó gián tiếp tác động tới tăng trưởng: Xuất khẩu nếu như quá phụ thuộc vào một thị trường thì sẽ rất dễ bị ảnh hưởng khi thị trường đó có biến động .Những số liệu xuất khẩu của nước ta thời... đất nước Việt Nam với bạn bè quốc tế, thu hút dòng khách tới Việt Nam tham quan, tìm hiểu cơ hội làm ăn, thúc đẩy du lịch Ngoài ra, xuất khẩu cũng góp phần phát triển các dịch vụ như vận tải giao nhận, thanh toán quốc tế, bảo hiểm… đây là những dịch vụ không thiếu một khi xuất khẩu hàng hóa phát triển mạnh Những dịch vụ này phát triển đến lượt nó lại tác động, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng... nguồn như: xuất khẩu hàng hóa, đầu nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch dịch vụ, xuất khẩu sức lao động Trong số này, xuất khẩu trong thời gian qua đã tỏ ra là nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu phục vụ cho công nghiệp hóa đất nước .Xuất khẩu quyết định qui mô và tốc độ của nhập khẩu Bảng: Kim ngạch xuất – nhập khẩu và tỉ lệ nhập khẩu/ xuất khẩu 2008 – 2011 Năm Xuất khẩu (tỉ... doanh nghiệp Việt Nam quá say sưa xuất khẩu, ít quan tâm đến thị trường trong nước, để cho hàng hóa nước ngoài tràn ngập thị trường nội địa Điều này cho thấy, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào thị trường bên ngoài, kém chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Do đó, nền kinh dễ bị tổn thường bởi các “cú sốc” từ bên ngoài và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Việt Nam Cuộc khủng . NỘIKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ------------------------------TIỂU LUẬNKINH TẾ PHÁT TRIỂNNHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 2008. xuất khẩu cũng đã góp phần cho sự đi lên phát triển đất nước CHƯƠNG 2Những tác động của xuất khẩu đến phát triển kinh tế của Việt Nam từ năm 2008 đến nay1 .

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan