Phương pháp BDHSG ngữ văn 9 (tiếp theo )

3 310 0
Phương pháp BDHSG ngữ văn 9 (tiếp theo )

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP BÔI DƯỠNG HSG NGỮ VĂN 9 A - Lời nói đầu : - Trong đời giáo viên day cho HS biết làm một bài văn hay là khó nhất . Với 32 năm đi dạy và rất nhiều năm bồi dưỡng HS giỏi tôi có rút ra một số kinh nghiệm để các bạn tham khảo . B – Trình tự dạy như sau : I – Bài thứ nhất : - Cách phân tích giátrị biểu cảm của từ : 1 – Sơ đò cơ bản : Tiếng - từ -ngữ -câu - Tiếng có một lần phát âm . - Từ do một hay nhiều tiếng có nhĩa tạo thành . - Ngữ là nhiều từ tạo thành nhưng chưa diễn đạt ý trọn vẹn . - Câu là do nhiều từ +ngữ tạo thành diện đạt một ý trọn vẹn . 2 - Phương pháp : - Khi phân tích giá trị biểu cảm của từ chúng ta phải theo các bước sau : a - Đặt từ đó trong câu để xác định văn cảnh . b - Phần giải thích phải năm vững từ đó là đơn hay ghép hay từ láy bởi vì : - Từ đơn từ ghép trong câu văn câu thơ thườ có nghĩa đen và nghĩa bóng . - Từ láy có sắc thái tu từ âm và thanh . c- Giá trị biểu cảm : là khi đọc từ đó lên tạo hình ảnh gì trước mắt người đọc . ( Tạo hình} Gợi cảm là tình cảm của tác giả như thế nào , từ đó gây cảm xuc gì cho người đọc nói chung và bản thân em nói riêng . d- Thực hành : + Phân tích giá trị biểu cảm của từ đơn từ ghép : VD :Phân tích tư “nghiêng” trong câu thơ : nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng . trả lời:từ nghiêng là hình ảnh chiếc chày ngả về một phía theo nhịp của người giã gạo . còn từ nghiêng trong “giâc ngủ em nghiêng” có nghĩa đen là hình ảnh đứa bé nằm ngủ trên lưng mẹ đồng nghĩa với giấc ngủ không bình thường . + Giá trị biểu cảm :từ nghĩa đen và nghĩa bcngs trên từ “nghiêng” đã tạo được một hình ảnh cụ thể sinh động về cuộc sống vất vả của người phụ nữ và trẻ em trong những năm chống Mỹ gợi cho tác giả và người đọc một tình cảm đau xót cho đòng bào vừa căm giận bọn cướp nước gây nên những cảnh khổ cực đó . +Phân tích giá trị biểu cam của từ láy :Khi phân tích ta cần xác định được các loại từ láy . có 3 loại : -từ láy thanh là từ tượng thanhbắt chước âm thanh sự vật tác động vào nhau . * ví dụ :giải thích và phân tích từ “ầm ầm” trong đoạn trích “kiều ở lầu Ngưng Bích” . Trước hết ta phải đặt từ trong văn cảnh sau đó giải thích .Từ “ầm ầm” là bắt chước âm thanh tiếng sóng vỗ vào nhau ,vào bờ liên tiếp mạnh mẽ. Giá trị biểu cảm của nó :tạo nên được phong cảnh một vùng quanh năm có sóng vỗ . Những tiếng sóng đang vây quanh sự cô độc Nàng Kiều .Tiếng sóng như giằng xé níu kéo đe doạ báo trước bước đường dông tố của Nàng . - Từ láy nghĩa : là từ tượng hình có tác dụng làm tăng thêm nhấn mạnh giá trị từ gốc . - Vi dụ : giải thích và phân tích từ “lom khom” trong bài thơ Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan : Từ “Lom khom” là từ láy nghĩa nhằm tăng giá trị của từ khom . Từ đó tạo ra hình ảnh sinh động vài chú tiều nhỏ nhoi giữa không gian mênh mông chiều vắng . Gợi cho nhà thơ một nội niềm man mác trước cảnh chiều tà . Tìm người thấy người mà không thể trò chuyện được . Làm cho nỗi nhớ nhà lại càng trào dâng trong lòng thi sĩ . -Từ láy âm :cũng gọi là từ tượng hình ,nhưng có tác dụng làm tăng thêm giá trị ý nghĩa bằng cách điệp vần hoặc phụ âm đầu ví du: giải thích và phân tích từ “quạnh quẽ” trong bài thơ Bến đò xuân đầu trại” của Nguyễn Trãi . - Trước hêt ta đặt từ vào trong văn cảnh để giải thích và phân tích . Đây là từ láy âm có tác dụng làm tăng giá trị gợi cảm của phụ âm đầu .Từ tượng hình này tạo nên một hình ảnh rõ nét về một con đường dẫn đến bến đò ở thôn quê vắng vẻ,thưa thớt khách . Từ đó gợi nên một cảm giac yên bình ở nông thôn nước ta sau bao năm khói lửa . II – Bài thứ hai :Phân tích giá trị biểu cảm của phep tu từ . 1 – Phép so sánh (tu từ): a-Định nghĩa :Khi nói và viết người ta đưa sự vật này ra đẻ đối chiếu với vật khác cốt làm cốt làm cho sự vật đươc mô tả cụ thể hơn sinh động hơn ,có hình ảnh và gây cảm xúc nhiều hơn .Câu so sánh bao giờ cũng có dụng ý nghệ thuật ,có hai vế ,vế so sánh và vế được so sánh . giữa hai vế thường có từ so sánh :như ,tựa bằng , đồng … Ví dụ : Mặt trời xuống biển như hòn lửa A B b- Khi phân tích ta làm như sau : -cách viết :tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh đem sự vật “A” so sánh vơi sự vật “B” để làm cho sự vật “A” được mô tả cụ thể hơn sinh động hơn từ đó gây cảm xúc cho tác giả và người đọc . -Bài tập :Trong câu thơ sau tác giả đã sử dụng phép tu từ gì ,nêu giá trị biểu cản của phép tu từ đó ? Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá) * cách làm : Cách so sánh của nhà thơ Huuy Cận khá độc đáo vitacs giả đem hình ảnh “mặt trơi xuống biển”so sánh với hình ảnh “Hòn lửa” tạo nên buổi chiều trên biển thật cụ thể sinh động , đó là buổi chiều huuy hoàng rực rỡ làm cho người đọc ngây ngất trước cảnh đẹp biển lúc hoàng hôn . từ đó thêm yêu quý đất nươc của chúng ta . 2- Phép ẩn dụ : a- Định nghĩa : Khi viết văn để cho sự biểu hiện đươc sâu sắc kín đáo ,người ta dùng những từ hay ngữ mà nghĩa đen đươc chuyển sang nghĩa bóng nhờ một sự so sánh ngầm . đó là cách thức ẩn dụ (ví ngầm) . Ví dụ : Thân em vừa tráng lại vừa tròn (Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương) -nghĩa đen :bánh trôi nước về màu sắc và hình dáng -Nghĩa bóng : Hình ảnh về vẻ đẹp người phụ nữ có làn da trắng và thân hình đầy đặn . b- Khi phân tích ta làm như sau :Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh (nghĩa đen) nhà thơ đã gowil cho người đọc hình dung được một hình ảnh khác thật sâu săc kín đáo đó là hình ảnh “Nghĩa bóng” từ đó gợi cảm xúc cho người đọc . c- Bài tập : Ví dụ : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ( Viễn Phương -Viếng lăng Bác) - Hãy xác định hình ảnh “mặt trời” nào là phép tu từ gọi tên phép tu từ đó ? - Phân tích giá trị biểu cảm ? • cách viết :Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh “mặt trời”là một vầng thái dương “nghĩa đen” ,tác giả tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc ,tế nhị làm cho người đoc suy nghĩ và hình dung ra được hình ảnh của Bác Hồ(nghĩa bóng) ,một con người rực rỡ và ấm áp như mặt trời dẫn dắt dân tộc ta trên con đường giành tự do và độc lập xây dựng tổ quốc công bằng dân chủ văn minh .từ đó tạo cho người đọc một tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta . 3- Phép nhân hoá : a- Định nghĩa : Khi viết và nói để cho sự vật thêm sinh động người ta gán cho chúng những suy nghĩ hành động , tình cảm như con người . Đó là phép nhân hoá . * Ví dụ : Con cá rô ơi chớ có buồn (Tố Hữu – Bác ơi) b- bài tập : khi phân tích giá trị biểu cám của phép nhân hoá ta viết như sau : -Cách sử dụng biện pháp nhân hoá của nhà thơ khá độc đáo vì tác giả đã ganhanhf động (tình cảm) của con người cho sự vật để miêu tả sinh động hình ảnh …từ đó gợi cảm xúc … -Thực hành : cho cau thơ sau : Sóng đã cài then đêm sập cửa ( Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá ) -Tìm phép nhan hoá ? - phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ đó ? - Cahs phân tích : Cách sử dụng tu từ nhân hoá của tác giả thật độc đáo vì Huy Cận đã gán hành động “cài then” cuả con người cho sóng và hành động “sập cửa” cho đêm để miêu tả sinh động hình ảnh màn đêm lan dần trên biển gợi nên một cảm giác thoải mái về đêm khi vũ trụ nghỉ ngơi . 4 – Phép hoán dụ : (cơ bản giống phép ẩn dụ ).(Còn Nữa ) . PHƯƠNG PHÁP BÔI DƯỠNG HSG NGỮ VĂN 9 A - Lời nói đầu : - Trong đời giáo viên day cho HS biết làm một bài văn hay là khó nhất . Với. Câu là do nhiều từ +ngữ tạo thành diện đạt một ý trọn vẹn . 2 - Phương pháp : - Khi phân tích giá trị biểu cảm của từ chúng ta phải theo các bước sau :

Ngày đăng: 09/10/2013, 16:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan