Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

65 784 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.

Trang 1

CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU

Làng nghề là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế nước ta, đem lạilợi ích kinh tế- xã hội to lớn cho nhiều hộ gia đình và địa phương Sự phát triểncủa làng nghề góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấukinh tế Làng nghề không những góp phần xóa đói giảm nghèo bằng việc tạo raviệc làm, tăng thu nhập cho người lao động mà còn là con đường thu hút kháchdu lịch trong và ngoài nước Ngoài chức năng về kinh tế- xã hội, các làng nghềcòn giữ gìn những giá trị văn hóa, những nét tinh tế hay kỹ xảo được kết tinhtrong từng sàn phẩm.

Hiện nay, Việt Nam có 2.700 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như:sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian,gỗ, đá trải dài khắp đất nước Trong đó, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long(ĐBSCL) có khoảng 211 làng nghề tiểu thủ công

Ngày 27/8, Thủ tướng Chính phủ đã ra nghị quyết thành lập Thành phốBạc Liêu trực thuộc tỉnh Bạc Liêu Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự pháttriển vượt bậc của Bạc Liêu trong những năm gần đây Bạc Liêu hiện có 8 làngnghề: đan lát, mộc gia dụng, rèn, muối, dệt, chằm lá, bánh tằm, đan lưới Đếnngày 05/11/2009, Bạc Liêu có 2 làng nghề được công nhận theo nghị định66/2006 của Chính Phủ về “Phát triển làng nghề truyền thống địa phương” làlàng nghề đan lát và mộc gia dụng, các làng nghề còn lại sẽ sớm được công nhậnvào năm 2010 Các sản phẩm của các làng nghề ở Bạc Liêu ngày càng đa dạngvà phong phú, mang nét đặc trưng tiêu biểu cho con người và nét đẹp văn hóacủa tỉnh Tuy nhiên trong thời gian qua, vấn đề cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ,giữa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đã có nhiều lúc mất cân đối và có nhữngtác động về mặt kinh tế- xã hội, việc sản xuất các sản phẩm làng nghề còn nhỏ lẻ,chất lượng chưa đồng bộ, việc đăng ký thương hiệu vẫn còn gặp nhiều khó khăn,đặc biệt khâu tổ chức quảng cáo, tiếp thị còn rất yếu kém nên việc tiêu thụ cácsản phẩm làng nghề ở tỉnh còn rất thấp và chỉ được bán chủ yếu trong khu vựcĐBSCL, chưa vươn xa ra nước ngoài.

Trang 2

Trước những thuận lợi và khó khăn đó, đòi hỏi phải có những giải phápthích hợp và kịp thời để phát triển các làng nghề, đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản

phẩm làng nghề Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Giải pháp tiêu thụ các sảnphẩm làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu” làm đề tài luận văn tốt

Long-1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm

làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu.

- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các sản

phẩm làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu.

- Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản

phẩm làng nghề của huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu.

1.3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định

Khi tiến hành thực hiện nghiên cứu, đề tài đặt ra các giả thuyết sau:

- Giả thuyết 1: Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ngày càng tăng.- Giả thuyết 2: Thị trường tiêu thụ các sản phẩm làng nghề chưa đa dạng.- Giả thuyết 3: Tình hình tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước

Long- Tỉnh Bạc Liêu không đạt hiệu quả.

- Giả thuyết 4: Các yếu tố đưa vào mô hình ảnh hưởng đến tình hình tiêu

thụ các sản phẩm làng nghề huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu.

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng về tình hình tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện PhướcLong- Tỉnh Bạc Liêu trong thời gian qua như thế nào?

- Đâu là những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghềở huyện Phước Long - Tỉnh Bạc Liêu?

Trang 3

- Đâu là giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề củahuyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:1.4.1 Không gian:

Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ởhuyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu Số liệu thu thập trong đề tài chủ yếu là tìnhhình trong năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 của làng nghề ở huyện.

1.4.2 Thời gian:

Đề tài được thực hiện từ tháng 09/2010 đến 11/2010

1.4.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về tình hình tiêu thụ các sảnphẩm làng nghề trên địa bàn huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu trong thời gianqua, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ các sản phẩm làngnghề và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm làngnghề.

1.4.4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các làng nghề và các nhân tố ảnhhưởng đến hoạt động tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở huyện Phước Long- TỉnhBạc Liêu.

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

- Phạm Lê Hồng Nhung, (2008) “Thực trạng và các giải pháp phát triểnlàng nghề đan đát truyền thống tại huyện Hồng Dân- Tỉnh Bạc Liêu” Phương

pháp nghiên cứu: thống kê mô tả, phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, hồiquy tuyến tính, phân tích ma trân Swot Nội dung nghiên cứu: đánh giá thựctrạng của làng nghề đan đát truyền thống Từ đó đưa ra giải pháp phát triển làngnghề truyền thống và định hướng phát triển cho làng nghề để sản phẩm làm ra cóthể cạnh tranh và phát triển tốt trên thị trường.

- TS Lê Cao Thanh- Khoa Quản trị kinh doanh- Trường Đại học công

nghiệp Tp Hồ Chí Minh, (2006) “Chiến lược phát triển các làng nghề gốm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long” Phương pháp nghiên cứu: phân tích ma trận

gạch-Swot và phương pháp chuyên gia Nội dung nghiên cứu: thực trạng phát triển

Trang 4

nghề gạch- gốm ở Vĩnh Long và đưa ra chiến lược phát triển làng nghề trongnhững năm tới.

- Hà Mạnh Hùng- Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá, Đinh Văn Đoãn- TrườngĐại học nông nghiệp Hà Nội, (2008) “Những giải pháp kinh tế xã hội chủ yếu

phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình”, Tạp chí khoa học và phát triển, Tập

VI(Số 6), 597-606 Phương pháp nghiên cứu: phương pháp so sánh, phương phápphân tích hiệu quả kinh tế, phương pháp Swot Nội dung nghiên cứu: Phân tíchtình hình phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình, phân tích hiệu quả sản xuất kinhdoanh của làng nghề từ đó đưa ra giải pháp phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình.- Bùi Văn Tiến- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình,Đinh Văn Đoãn- Khoa kinh tế và phát triển nông thôn, Đại học nông nghiệp HàNội, (2008), “Những giải pháp chủ yếu phát triển nghề đan cói ở Kim Sơn, tỉnh

Ninh Bình”, Tạp chí khoa học và phát triển, Tập VI(Số 4), 375-379 Phương

pháp nghiên cứu: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế,phương pháp Swot Nội dung nghiên cứu: Phân tích tình hình phát triển làngnghề đan cói ở Kim Sơn, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của làng nghềtừ đó đưa ra giải pháp phát triển làng nghề đan cói ở Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

1.6 KẾT QUẢ MONG ĐỢI VÀ ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG1.6.1 Kết quả mong đợi:

Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả mong đợi sẽ xây dựng mộtbức tranh tổng quát về thực trạng tiêu thụ các sản phẩm làng nghề, từ đó làm cósở cho địa phương nói chung và những làng nghề nói riêng có những chủ trương,chính sách và biện pháp để nâng cao hiệu quả trong việc tiêu thụ các sản phẩmlàng nghề của huyện trong thời gian tới.

1.6.2 Đối tượng thụ hưởng:

Đề tài sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh củacác làng nghề ở huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu, đồng thời giúp các nhàhoạch định kinh tế của huyện, tỉnh có những chính sách hợp lý, nâng cao thunhập cho các làng nghề ở địa phương, kịp thời thu hút du lịch Qua đó góp phầnvào sự phát triển đời sống kinh tế- xã hội, tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đóigiảm nghèo, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của tỉnh nhà.

Trang 5

2.1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm.

Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữamột bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng Trong quátrình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện Giữa sảnxuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông và thương mạiđầu vào, thương mại đầu ra Việc chuẩn bị hàng hóa sản xuất trong lưu thông.Các nghiệp vụ sản xuất ở các khâu bao gồm: phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm,bao gói, chuẩn bị các lô hàng để bán và vận chuyển theo yêu cầu khách hàng Đểthực hiện các quy trình liên quan đến giao nhận và sản xuất sản phẩm hàng hóađòi hỏi phải tổ chức hợp đồng ký kết lao động trực tiếp ở các kho hàng và tổchức tốt công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu về mặt hàng vềchủng loại sản phẩm của doanh nghiệp

Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế vàkế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường Nó baogồm các hoạt động: tạo nguồn, chuẩn bị hàng hóa, tổ chức mạng lưới bán hàng,xúc tiến bán hàng cho đến các dịch vụ sau bán hàng.

2.1.1.2 Khái niệm về doanh thu.

Doanh thu của đơn vị (TR: total revenue) là tổng của tất cả các khoản thucó được thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, thường được tính theo vụ,theo quý, theo năm.

Công thức tính doanh thu là: TR = ∑

Trong đó:

i: là sản phẩm i

Qi: là sản lượng sản phẩm i

Trang 6

LN = TR - TC

2.1.1.3 Khái niệm về chi phí.

Tổng chi phí (TC: total costs = TC) là toàn bộ tiêu hao về vật chất và laođộng trong một thời kỳ sản xuất mà đơn vị thực tế chi ra để sản xuất ra một khốilượng sản phẩm nào đó trong một thời kỳ kinh doanh nhất định (đợt, vụ, năm, )

Công thức tính tổng chi phí là:TC = ∑

Nói tóm lại, chi phí là những khoản bỏ ra để phục vụ cho hoạt động sảnxuất kinh doanh

2.1.1.4 Khái niệm về lợi nhuận.

Là sự khác biệt giữa thu nhập và chi phí của đơn vị sản xuất Mối quan hệgiữa thu nhập và chi phí đóng vai trò sống còn đối với hoạt động sản xuất kinhdoanh của mỗi sản phẩm hay dịch vụ và cho tất cả các đơn vị Vì vậy, lợi nhuậnlà mục đích cơ bản của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh

Công thức tính lợi nhuận:

Nhìn chung có 3 hướng cơ bản để tăng lợi nhuận: - Tăng doanh thu và giữ nguyên chi phí

- Tăng doanh thu và giảm tổng chi phí

- Giữ nguyên doanh thu và giảm tổng chi phí

TC = TFC +TVC

Trang 7

2.1.1.5 Vai trò và ý nghĩa của việc phân tích tình hình tiêu thụ sảnphẩm.

a) Vai trò

Thị trường sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng đối với bất cứ mộtđơn vị sản xuất hay một đơn vị thương mại nào Có thể nói sự tồn tại của đơn vịphụ thuộc rất nhiều vào công tác tiêu thụ sản phẩm Hoạt động tiêu thụ sản phẩmchi phối các khâu nghiệp vụ khác Hoạt động kinh doanh của đơn vị đòi hỏi phảiđược diễn ra liên tục và nhịp nhàng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhđược đánh giá bởi nhiều nhân tố, trong đó có tốc độ quay vòng vốn mà tốc độquay vòng của vốn lại phụ thuộc rất lớn vào tốc độ tiêu thụ của sản phẩm do đónếu như tiêu thụ sản phẩm tốt thì làm cho số ngày trong một vòng quay của vốngiảm đi.

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm khisản xuất, đơn vị phải bỏ vốn đầu tư vào nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị,nhiên liệu để sản xuất ra sản phẩm Như vậy là vốn tiền tệ của đơn vị được tồntại dưới dạng hàng hóa Khi sản phẩm được tiêu thụ, đơn vị được thu hồi vốn đầutư để tái sản xuất cho chu kỳ sau và có thể mở rộng sản xuất nhờ phần lợi nhuậnthu được từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

Thông qua vai trò lưu thông luân chuyển hàng hóa của hoạt động tiêu thụsản phẩm ta thấy được những yếu điểm để khắc phục, nâng cao, hoàn thiện quátrình sản xuất, tạo hiệu quả cao trong sản xuất Nếu cải thiện tốt công tác tiêu thụsản phẩm, nghĩa là giảm chi phí khâu tiêu thụ đồng nghĩa với góp phần giảm chiphí của toàn bộ sản phẩm, nhờ đó sẽ tăng được lợi nhuận cho đơn vị Việc tổchức hợp lý hóa khoa học quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm tới mức tốt nhấtcác loại chi phí, góp phần làm giảm giá thành tới tay người tiêu dùng, nâng caokhả năng cạnh tranh trên thương trường.

Tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thế lực, nâng cao uy tín vớikhách hàng thông qua sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, phươngthức giao dịch mua bán thuận tiện, dịch vụ bán hàng tốt Thực hiện tốt các khâucủa quá trình tiêu thụ giúp cho các đơn vị có thể tiêu thụ được khối lượng sảnphẩm lớn và lôi cuốn thêm khách hàng, không ngừng mở rộng thị trường

Trang 8

Công tác tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường không đơn thuần làviệc đem sản phẩm bán ra thị trường mà là trước khi sản phẩm được người tiêudùng chấp nhận thì cần phải có sự nỗ lực cả về mặt trí tuệ lẫn sức lao động củangười cán bộ và công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm từ việc điều tra nhu cầuthị hiếu người tiêu dùng, trang thiết bị máy móc hiện đại, dây chuyền công nghệtiên tiến đáp ứng được năng xuất và chất lượng sản phẩm, đào tạo người côngnhân có tay nghề cao rồi đến việc quảng cáo chào hàng, giới thiệu sản phẩm, vậnchuyển, tổ chức kênh phân phối, tổ chức đội ngũ nhân viên phục vụ khách hàngtận tình, có trình độ hiểu biết cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, làthước đo đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất Quahoạt động tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng và người sản xuất gần gũi nhauhơn, tìm ra được cách đi đáp ứng nhu cầu tốt hơn và người sản xuất có lợi nhuậncao hơn.

Tóm lại: Tiêu thụ sản phẩm có một vai trò vô cùng quan trọng Nếu thựchiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì sẽ tạo uy tín, tạo cơ sở vững chắc để củngcố, mở rộng và phát triển thị trường cả trong nước và ngoài nước Nó tạo ra sựcân đối giữa cung và cầu trên thị trường trong nước, hạn chế hàng nhập khẩu,nâng cao uy tín hàng nội địa.

b) Ý nghĩa

Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là hoạt động thực tiễn sản phẩm được vậnđộng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Đặc điểm lớn nhất của sản phẩm ở mỗiđơn vị là nó được sản xuất ra và đem đi bán nhằm thực hiện các mục tiêu hiệuquả đã định trước, đó là:

Thứ nhất: Mục tiêu lợi nhuận:

Lợi nhuận là mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi đơn vịhạch toán kinh doanh Nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh.

Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với đơn vị Tiêu thụ sảnphẩm tốt thì thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại sản phẩm mà không tiêu thụ

Trang 9

Thứ hai: Mục tiêu vị thế của đơn vị:

Vị thế đơn vị biểu hiện ở phần trăm doanh số hoặc số lượng hàng hóađược bán ra so với toàn bộ thị trường Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết địnhđến vị thế của đơn vị trên thị trường Tiêu thụ mạnh làm tăng vị thế của đơn vịtrên thị trường.

Thứ ba: Mục tiêu an toàn:

Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh Sản phẩm được sản xuất ra để bántrên thị trường và thu hồi vốn để tái sản xuất, quá trình này phải được diễn ra liêntục, có hiệu quả nhằm đảm bảo sự an toàn cho đơn vị Do vậy, thị trường bảođảm sự an toàn trong sản xuất kinh doanh.

Thứ tư: Đảm bảo tái sản xuất liên tục:

Quá trình tái sản xuất bao gồm 4 khâu: Sản xuất phân phối trao đổi tiêu dùng, nó diễn ra trôi chảy Tiêu thụ sản phẩm nằm trong khâu phân phối vàtrao đổi Nó là một bộ phận hữu cơ của quá trình tái sản xuất Do đó, thị trườngcó ý nghĩa quan trọng đảm bảo quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục, trôichảy.

-2.1.2 Khái quát về làng nghề và các tiêu chí công nhận làng nghề.2.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của làng nghề

a) Khái niệm

Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có cáchoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khácnhau.

b) Đặc điểm.

Làng nghề có 2 đặc điểm sau:

- Có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề.

- Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổngthu nhập của làng.

Như vậy, không phải bất kỳ làng nào có hoạt động ngành nghề cũng gọi làlàng nghề mà cần có qui định một số tiêu chuẩn nhất định.

Trang 10

2.1.2.2 Phân loại làng nghề.

a) Làng nghề truyền thống (Cổ truyền).

- Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra nhữngsản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nayhoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

- Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hìnhthành từ lâu đời.

Để được công nhận ngành nghề truyền thống, phải đáp ứng 03 tiêu chí sau: Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm công

 Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;

 Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làngnghề.

(Trích Thông tư số 116/2006TT-BNN, ngày 18/12/2006)

Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:

 Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt độngngành nghề nông thôn.

 Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thờiđiểm đề nghị công nhận.

 Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.

b) Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống

Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghềtruyền thống.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập dữ liệu thứ cấp: dữ liệu được thu thập từ các cơ quan quản lý

Trang 11

các cấp của tỉnh: các báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Công ty Du lịch Bạc Liêu; tàiliệu thống kê ở Cục Thống kê tỉnh…

- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Được thu thập trên cơ sở hệ thống bảng câu hỏisoạn trước để phỏng vấn các hộ gia đình ở làng nghề đan đát huyện Phước Long(đề tài thu thập 30 mẫu) và khảo sát thực tế làng nghề.

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn có sự tham gia của cán bộ đầu ngànhcủa tỉnh, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu (Phương pháp chuyên gia -

KIP) để lấy dữ liệu cho phân tích đánh giá.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh, thống kê mô tả, phân

tích tần số.

* Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích

bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc Các phương pháp so sánh:+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả giữa trị số của kỳ phân tích so vớikỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

+ So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa số kỳ phân tíchso với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mốiquan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

* Phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistics): là tổng hợp các

phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vựckinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập.

* Phương pháp phân tích tần số (Frequency Analysis)

Trang 12

Sử dụng bảng phân phối tần số: là bảng tóm tắt dữ liệu được xếp thànhtừng tổ khác nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tượng trong cơ sởdữ liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu.

- Đối với mục tiêu 2: Dùng phương pháp phân tích hồi quy tương quan để

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề Chọncác yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê Mục đích của phương pháp hồi quitương quan là ước lượng mức độ liên hệ (tương quan) giữa các biến độc lập (biếngiải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích) Mô hình hồi qui tuyến tínhnày có dạng:

Y = b0 + b1 X1 + b2 X2 + … + bn Xn

Trong đó: Y là doanh thu (biến phụ thuộc); bi: các hệ số hay trọng số phânbiệt (các tham số hồi quy); Xi: các biến độc lập (i = 1,n).

Kết quả tính toán có các thông số cơ bản như sau:

Multiple R (Multiple correlation coefficient): hệ số tương quan bội Nóilên mối quan hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập X Khi Rcàng lớn, mối liên hệ càng chặt chẽ.

Hệ số xác định R2 (Multiple coefficient of determination): tỷ lệ % biếnđộng của Y được giải thích bởi các biến Xi.

Adjusted R Square: hệ số xác định đã điều chỉnh, dùng để trắc nghiệmxem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không Khi thêm vào một biến mà R2

tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi qui.

P value (probability value): giá trị P là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đóbắt đầu bác bỏ giả thuyết H0.

Residual: phần dư của mô hình.

SS (sum of squares): tổng bình phương.df: độ tự do.

Number of obs: số lượng các quan sát (số lượng mẫu)

- Đối với mục tiêu 3: Sử dụng phân tích SWOT và dựa trên kết quả

phân tích của đề tài để đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ các sảnphẩm làng nghề.

Trang 13

Liệt kê các điểm mạnh (S)

Liệt kê các điểm yếu (W)

Liệt kê các cơ hội (O)

CHIẾN LƯỢC SO

PHÁT TRIỂN,ĐẦU TƯ

CHIẾN LƯỢC WO

TẬN DỤNG,KHẮC PHỤC

Liệt kê các đe doạ (T)

CHIẾN LƯỢC ST

DUY TRÌ,KHỐNG CHẾ

CHIẾN LƯỢC WT

KHẮC PHỤC,NÉ TRÁNH

Trang 14

 Phía Đông giáp huyện Ngã Năm (Sóc Trăng).

Tính đến 31/12/2009, Phước Long có tổng số 78 ấp, diện tích 416 km2,dân số trung bình 117.993 người và mật độ dân số là 281 người/ km2

Trong huyện có 8 đơn vị hành chính cấp xã gồm thị trấn Phước Long vàcác xã Phước Long, Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B, Vĩnh Phú Đông,Vĩnh Phú Tây, Hưng Phú, Vĩnh Thanh.

Huyện Phước Long cũ (thuộc tỉnh Minh Hải) được thành lập ngày29/12/1978, bao gồm 19 xã, 1 thị trấn và nhập vào huyện Hồng Dân ngày17/5/1984.

Huyện được tái lập ngày 25/9/2000 trên cơ sở tách các xã của huyện HồngDân.

Trang 15

Năm 2007Năm 2008Năm 2009Dân số trung bình nông thônDân số trung bình thành thị

58.798 58.85859.135

Năm 2007Năm 2008Năm 2009

Dân số trung bình namDân số trung bình nữ

Hình 1: Dân số trung bình theo giới tính năm 2007- 2009

Về cơ cấu dân số theo giới tính, năm 2007 dân số trung bình nam cao hơnnữ nhưng đến năm 2009 thì dân số trung bình nữ lại cao hơn nam Tuy nhiên,nhìn vào biểu đồ cho thấy, sự chênh lệch giữa nam và nữ đã ngày càng được rútngắn Điều này chứng tỏ mức độ bình đẳng giới nơi đây đang tiến triển theohướng tích cực.

Trang 16

Xét về cơ cấu dân số thành thị và nông thôn từ năm 2007 đến 2009, tỷ lệdân thành thị thấp hơn rất nhiều so với dân số ở nông thôn, vì hầu hết người dânở huyện Phước Long lấy nghề nông là nghề đem lại thu nhập chính cho gia đình.Tuy nhiên từ năm 2007 đến 2009, dân số ở thành thị tăng lên nhanh hơn ở nôngthôn rất nhiều, đây là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế huyện có xu hướng chuyểndịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp nhưng côngnghiệp, dịch vụ ngày càng tăng.

Hình 3: Dân số theo dân tộc tính đến hết 31/12/2009

Huyện Phước Long có chủ yếu 3 dân tộc anh em cùng chung sống là kinh,hoa, khmer và một số ít dân tộc khác, dân tộc kinh chiếm 96,51%, hoa 0,2%,Khmer 3,27% và còn lại 0,02% dân tộc khác.

3.1.2 Thành tựu kinh tế xã hội huyện Phước Long sau 10 năm tái lập3.1.2.1 Về kinh tế

Tổng giá trị sản xuất đạt gần 4.900 tỷ đồn, tổng sản lượng lương thực trên170.000 tấn, tổng sản lượng thủy sản trên 20.000 tấn, mô hình luân canh tôm- lúaổn định, bền vững, các mô hình sản xuất kết hợp có hiệu quả kinh tế cao ngàycàng phát triển mạnh Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 là 2.260.000đồng/người, đến nay đạt 15.500.000 đồng/người Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt13%.

Sản xuất phát triển nhanh, cơ cấu sản xuất chuyển dịch đúng hướng, giảmdần tỷ trọng nông nghiệp- thủy sản, tăng dần tỷ trọng công nghiệp- xây dựng,

Trang 17

thương mại- dịch vụ, từ đó công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, thương mại vàdịch vụ được phát triển.

Bảng 1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ VỀ CÁC NGÀNH PHI NÔNG, LÂMNGHIỆP VÀ THỦY SẢN HUYỆN PHƯỚC LONG NĂM 2007-2009

Số cơ sở kinh tế phi nông, lâm

nghiệp và thủy sản Cơ sở 11.208 11.544 11.671Số lao động trong các cơ sở kinh

tế phi nông, lâm nghiệp và thủysản

động 19.296 19.875 20.650Tổng mức bán lẻ hàng hóa và

Chính sách xã hội cũng đạt nhiều kết quả quan trọng Tổng các quỹ vậnđộng (đền ơn đáp nghĩa, quỹ người nghèo) là: 25.429 triệu đồng, xây dựng 405căn nhà tình nghĩa, 5.007 căn nhà tình thương, tặng 529 sổ tiết kiệm cho gia đìnhchính sách, trị giá mỗi sổ 5 triệu đồng.

Tỷ lệ hộ nghèo năm 2000 là 16,3%, giảm xuống còn 4,94% Tỷ lệ hộ dùngnước sạch 80% năm 2000, đến nay là 99,97%, tỷ lệ hộ có điện lưới quốc gia sửdụng năm 2000 là 31,95%, đến nay trên 98% so tổng hộ dân trong huyện

Trang 18

Các điều kiện về giáo dục của huyện Phước Long cũng đạt mức khá tốt, sovới mức trung bình của toàn tỉnh thì các chỉ tiêu về xã hội của huyện luôn xếp ởvị trí thứ hai, chỉ đứng sau Thành phố Bạc Liêu.

Bảng 2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU GIÁO DỤC VÀ Y TẾHUYỆN PHƯỚC LONG NĂM 2009

Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2009

Về giáo dục, đến cuối năm 2009 huyện Phước Long có 12 trường mẫugiáo, 41 trường phổ thông, đáp ứng khoảng 90% số học sinh của huyện.

Số cơ sở y tế cũng khá nhiều và nằm rãi rác ở khắp các xã trong huyện,giúp cho người dân trong huyên đảm bảo sức khỏe tốt để sinh hoạt và lao động.Tuy nhiên, huyện vẫn chưa có phòng khám khu vực và nhà hộ sinh nào Điềunày, gây khó khăn rất nhiều cho bà con vùng sâu vùng xa, khi có người trong giađình trong tình trạng nguy hiểm về sức khỏe thì việc không có các cơ sở gần nơisinh sống thì hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của ngườidân Ngoài ra, số cán bộ ngành y, dược vẫn chưa nhiều Với dân số 117.993người mà chỉ có 189 cán bộ y, 25 cán bộ ngành dược, như vậy trung bình 1 cánbộ y chịu trách nhiệm chăm sóc cho khoảng 624 người Số lượng cán bộ y đã ítmà chất lượng cán bộ vẫn chưa cao, đặc biệt là cán bộ ngành dược Tổng cán bộngành dược có 25 cán bộ mà không có dược sĩ cao cấp nào.

Bưu chính viễn thông huyện tương đối tốt, đặc biệt là tỷ lệ hộ có điện rấtcao, đạt 95,5%, cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh

Trang 19

Trong 7 xã của huyên, đã có 6 xã có đường ô tô đến UBND xã Hệ thốnggiao thông huyện khá tôt, đáp ứng được nhu cầu đi lại, sản xuất kinh doanh củangười dân Tuy nhiên, theo khảo sát cho thấy, các con đường đến các xã vẫn cònchưa đạt yêu cầu, nhiều khúc đường chất lượng còn rất thấp, đường xuống cấprất nhanh, đặc biệt là khi thời tiết có nhiều mưa, thì một số ít con đường rất lầylội, khó đi.

Bảng 3: CHỈ TIÊU VỀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VÀ GIAO THÔNGHUYỆN PHƯỚC LONG NĂM 2009

Đơn vị tínhNăm 2009

Nguồn: Tổng cục thống kê Bạc Liêu năm 2009

Kể từ khi tách ra từ huyện Hồng Dân (cũ), Đảng bộ, chính quyền và nhândân huyện Phước Long đã không ngừng phấn đấu vượt qua bao khó khăn, thửthách, nỗ lực vươn lên và đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực: Kinh tế-Xã hội, giữ vững Quốc phòng- an ninh, tạo ra nhiều thế và lực mới.

Nhìn chung, tình hình kinh tế xã hội huyện phát triển khá tốt so với mứctrung bình của toàn tỉnh Tuy nhiên, nếu so với những khu vực khác thì nền kinhtế cũng như đời sống của người dân nơi đây vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

3.2 TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ ĐAN ĐÁT Ở HUYỆN PHƯỚC LONG

Huyện Phước Long hiện chỉ có 1 làng nghề truyền thống là làng nghề đanđát ở ấp Mỹ 1- xã Vĩnh Phú Đông và được duy trì và phát triển hơn 80 năm qua.

Nghề đan đát là nghề truyền thống của xã, cha truyền con nối từ bao đờinay Chính vì thế, sản phẩm của làng nghề có một sức cạnh tranh lớn trên thịtrường mà các sản phẩm khác không có đó là mang tính truyền thống, giữ gìnđược bản sắc văn hóa dân tộc, mang nét đặc trưng riêng của địa phương Pháttriển sản phẩm làng nghề góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc, pháttriển đất nước.

3.2.1 Vị trí địa lý và dân cư

Trang 20

Vĩnh Phú đông là xã vùng nông thôn huyện Phước Long, cách trung tâmhuyện hơn 2 km về phía đông Diện tích tự nhiên 4.568,17 ha, diên tích canh tác3.067 ha Tổng số hộ trong xã là 3.528 hộ, gồm 17.393 nhân khẩu, trong đó laođộng chính có 9.576 lao động, lao động phụ có 7.826 lao động Xã Vĩnh PhúĐông có 3 dân tộc anh em cùng chung sống đó là Kinh, Hoa, Khmer Do dơn vịxã nằm trong vùng ngọt ổn định của huyện nên đời sống đại bộ phân nông dânsản xuất độc canh về cây lúa, buôn bán nhỏ và ngành nghề tiểu thụ công nghiệp.

Ấp Mỹ 1 là một ấp vùng nông thôn xã Vĩnh Phú Đông, nằm dọc theotuyến kênh sáng quản lộ Phụng Hiệp, địa giới hành chính được tiếp giáp: Phíađông giáp ấp Vĩnh Phú A; Phía tây giáp ấp Phước Thuận, thị trấn Phước Long;Phía nam giáp kênh sáng Phụng Hiệp; Phía bắc giáp ấp Mỹ II.

Diện tích tự nhiên của ấp Mỹ 1 là 320,6 ha, diện tích canh tác 254,13 ha.Ấp có ba dân tộc anh em cùng sinh sống đó là: Kinh, Hoa, Khmer Địa bàn tươngđối rộng, dân cư sống tập trung dọc theo quản lộ Phụng Hiệp- Cà Mau.

Bảng 4: DIỆN TÍCH VÀ DÂN CƯ XÃ VĨNH PHÚ ĐÔNG VÀ ẤP MỸ 1Đơn vị

Nguồn: Báo cáo Kinh tế- xã hội Xã Vĩnh Phú Đông 6 tháng đầu năm 2010

Nhân dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp, độc canhvề cây lúa và kết hợp trồng màu, bên cạnh đó còn duy trì và phát triển ngànhnghề đan đát truyền thống của địa phương có từ lâu đời, từ đời ông chuyển sangđời cha và duy trì cho đời cháu con hiện nay, đồng thời trong thời gian qua nghềđan đát đã giải quyết một lượng lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho gia đình,góp phần lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

3.2.2 Cơ sở hạ tầng của làng nghề

Trang 21

Bảng 5: THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI LÀNG NGHỀ

3 Từ làng đến trục giao thông chính Đường nhựa4 Tỷ lệ hộ dân làm nghề sử dụng điện % 100

6 Tỷ lệ hộ sản xuất có sử dụng điện thoại % 1007 Số trạm cung cấp nước sạch cho làng nghề Trạm 1

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009

3.2.2.1 Hệ thống giao thông tại làng nghề

Hệ thống giao thông tại làng nghề tương đối tốt, hầu hết các đường vàolàng nghề đều là đường nhựa, độ rộng vửa đủ để xe tải 4 bánh có thể vận chuyểnhàng hóa đi qua Còn đối với xe 2 bánh lưu thông rất thuận tiện, thuận lợi choviệc đi lại, sinh hoạt, vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm Tuy nhiên, do đặctrưng của vùng ĐBSCL là vùng sông nước, nên trong làng nghề có một khúcsông ngăn giữa đường đi vào làng nghề Khi muốn đi vào những hộ sâu bêntrong làng nghề bắt buộc phải qua khúc sông này bằng một con đò Khúc sôngnày tuy rất nhỏ nhưng nó cũng gây trở ngại rất lớn trong việc đi lại, vận chuyểnhàng hóa bằng đường bộ.

Ngoài hệ thống giao thông đường bộ, làng nghề còn có thêm hệ thốnggiao thông đường thủy Cặp bên con đường nhựa đi vào làng nghề là một consông lớn, đây là con đường vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa rất thuậntiện và nhanh chóng Vì thế, đây chính là tuyến đường vận chính của các hộ sảnxuất trong làng nghề.

3.2.2.2 Mạng lưới cung cấp điện

Tại xã Vĩnh Phú Đông có 98% các hộ dân sử dụng điện, trong đó 100%hộ dân trong làng nghề đan đát đều sử dụng điện Điều này cho thấy mạng lướicung cấp điện trong làng nghề rất tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, quátrình sản xuất được diễn ra nhanh chóng hơn, thuận lợi cho việc sản xuất vào banđêm Từ đó giúp hoàn thành các sản phẩm nhanh chóng, tăng số lượng sản phẩmlàm ra,

Trang 22

Qua khảo sát thực tế làng nghề, ta thấy tại khu vực làng nghề có 1 trạmcung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của các hộ Trạm cung cấpnước này được xây dựng theo yêu cầu của người dân ở đây và đáp ứng được rấtkịp thời nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của các hộ trong làng nghề cũng như cáchộ lân cận.

3.2.2.4 Mạng lưới thông tin liên lạc

Mạng lưới thông tin liên lac tốt giúp trao đổi thông tin nhanh chóng, tácđộng làm cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra kip thời và mạnhmẽ hơn, tạo rất nhiều thuận lợi cho các hộ dân 100% các hộ trong làng nghề cósử dụng điện thoại mà chủ yếu là điện thoại di động Trong thời đại bùng nổ củacông nghệ thông tin như hiện nay thì việc hầu hết các hộ dân đều sử dung điệnthoại di động là điều rất bình thường, và nó giúp ít được rất nhiều trong hoạtđộng sản xuất- kinh doanh của họ.

3.2.2.5 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Trong làng nghề có 1 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia Cơ sở vật chất cũngnhư đội ngũ bác sĩ, y tá trong trạm tương đối tốt, đáp ứng được rất cao nhu cầukhám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân Tạo điều kiện thuận lợi chongười dân có một sức khỏe tốt hoạt động sản xuất- kinh doanh, cải thiện và nângcao đời sống.

3.3.3 Quyết định công nhận làng nghề

Căn cứ nghị định số 66/2006/NĐ- CP ngày 07/7/2006 của chính phủ vềphát triển ngành nghề nông thôn Ngày 22/10/2009 tại huyện Phước Long,UBND huyện tổ chức lễ triển khai Quyết định của UBND tỉnh Bạc Liêu về côngnhận làng nghề đan đát truyền thống ở ấp Mỹ 1- xã Vĩnh Phú Đông Đây là làngnghề đầu tiên trong tỉnh Bạc Liêu được công nhận theo Nghị định 66/2006 củaChính phủ về “ Phát triển các ngành nghề truyền thống địa phương”.

Tên làng nghề: Đan đát- ấp Mỹ I- xã Vĩnh Phú Đông- Huyện Phước Long.Làm nghề: Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan.

Việc công nhận làng nghề đan đát truyền thống là cơ hội để làng nghề cóđiều kiện tiếp tục duy trì và phát triển trong thời gian tới, thông qua các chínhsách hỗ trợ khuyến công của Nhà nước, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao tay

Trang 23

phần nâng cao mức sống và tạo điều kiện cho người dân giữ gìn và phát huy làngnghề đan đát truyền thống ở địa phương.

Đánh giá chung: hệ thống cơ sở hạ tầng tại làng nghề tương đối tốt, đápứng khá tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân nơi đây Đặc biệt làmạng lưới cung cấp điện nước và thông tin liên lạc đã giúp các hộ trong làngnghề sản xuất nhanh chóng và hiệu quả Đây là một điểm mạnh cần được pháthuy của làng nghề Bên cạnh đó, việc công nhận làng nghề là một động lực quantrọng giúp cho làng nghề ngày một phát triển có hệ thống và bền vững

Trang 24

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIÊU THỤ CÁCSẢN PHẨM LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN PHƯỚC LONG- TỈNH BẠC LIÊU4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ

4.1.1 Phân tích tình hình tổ chức sản xuất của các hộ sản xuất trong làngnghề

4.1.1.1 Lực lượng lao động

Toàn ấp Mỹ 1 hiện có 481 hộ dân, với trên 2.860 nhân khẩu, trong đó có2.330 lao động chính, 530 lao động phụ, với diện tích đất canh tác 254,13 ha, chủyếu sản xuất nông nghiệp 2 vụ trong năm, bình quân tổng giá trị sản phẩm đạt10.160 triệu đồng/năm Trong đó có 189 hộ dân tham gia nghề đan đát truyềnthống, chiếm 39,29% so với tổng số hộ trên địa bàn ấp, với trên 1.260 lao độngtrực tiếp làm nghề đan đát chiếm 44,06% so với tổng số nhân khẩu trên địa bànấp Sản phẩm làm ra chủ yếu là các mặt hàng gia dụng như: cần xé, mê bồ, thúng,nia, xịa, rổ, ghế nồi, bội gà, Những năm gần đây, thu nhập từ nghề đan đát củangười dân ấp Mỹ 1 đôi lúc bị mai một, do sản phẩm làm ra chậm đổi mới, thiếusức cạnh tranh với mặt hàng nhựa gia dụng, nguyên liệu làm nghề ngày càngkhan hiếm và sản phẩm tiêu thụ chủ yếu hiện nay là cần xé.

a) Thông tin về chủ hộ sản xuất

Chủ hộ sản xuất là người quyết định mọi hoạt động liên quan đến sản xuấtvà tiêu thụ sản phẩm Vì vậy, trình độ và tay nghề của chủ hộ càng cao thì nănglực sản xuất của hộ càng lớn và tiềm năng phát triển càng cao.

Trang 25

Bảng 6: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN VÀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Qua bảng số liệu ta thấy, đa số chủ hộ trong làng nghề có trình độ tiểu họclà nhiều nhất, chiếm 53,33 % Trong 30 hộ thì có 3 hộ mù chữ, chiếm 10% Cóthể nói rằng, trình độ học vấn các hộ tương đối thấp, điều này gây hạn chế rất lớnđến việc tiếp cận nhiều thông tin về kỹ thuật sản xuất tiên tiến hiện đại, thông tinvề mẫu mã, bao bì, thông tin về thị trường như: giá cả, nhu cầu thị trường, cácyếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các hộ.

Trong làng nghề, các hộ làm nghề đan đát được chia thành hai loại, đó làhộ chuyên và hộ kiêm Hộ chuyên là hộ mà thu nhập hàng năm bao gồm chỉ duynhất từ kinh doanh làng nghề Hộ kiêm là hộ mà thu nhập hàng năm bao gồm từkinh doanh làng nghề và các hoạt động khác.

Theo kết quả điều tra 30 hộ trong làng nghề thì có 14 hộ chuyên, chiếm46,7%, hộ kiêm là 16 hộ chiếm 53,3%.

b) Tình hình sử dụng lao động và thu nhập của lao động trong làngnghề

Trang 26

Lực lượng lao động trong làng nghề tương đối dồi dào, số lao động chínhcủa ấp là 2.330 lao động, và lao động phụ là 530 lao động Ngoài ra, lực lượnglao động ở đây còn rất cần cù, nhiệt tình và đặc biệt là hầu như ai cũng biết làmnghề đan đát Bên cạnh đó, lao động ở nông thôn còn có thời gian nông nhàn lớn,họ có nhiều thời gian rảnh rỗi, không có việc làm Việc tận dụng tốt nguồn lựclao động này sẽ góp phần rất lớn vào việc phát triển làng nghề, mở rộng quy môsản xuất.

Về giới tính lao động: do làng nghề sản xuất những sản phẩm thủ công,đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mĩ và cần thời gian nhàn rỗi nhiều nên lao động nữ chiếmđại đa số, chiếm 63,33%, lao động nam chiếm 36,67%.

Bảng 7: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA HỘ HOẠTĐỘNG LÀNG NGHỀ

Nguồn: Số liệu thu thập năm 2010

Theo số liệu điều tra, lao động tham gia vào quá trình sản xuất gồm laođộng nhà và lao động thuê Tuy nhiên lực lượng lao động chủ yếu của hộ là laođộng nhà, số hộ thuê lao động chiếm tỷ lệ rất thấp Trong 30 hộ điều tra chỉ có 7hộ là có thuê lao động, chiếm tỷ lệ 23,33%.

Trang 27

Bảng 8: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI LÀNG NGHỀ

Chỉ tiêu

Tỷ lệ lao độngnhà (thuê)/tổng lao động

Thời điểm cao nhất

Thời điểm thấp nhất

Phổ biến nhất

Nguồn: Số liệu thu thập năm 2010

Qua bảng số liệu ta thấy, tổng số lao động trung bình của hộ rất thấp, sốlao động nhà trung bình là 2,57 người (phổ biến nhất), số lao động thuê rất nhỏ.Nếu tính tổng số lao động, kể cả lao động thuê và lao động nhà thì bình quân mỗihộ cũng chỉ có 2,77 người (ở thời điểm phổ biến nhất) Lao động trong làng nghềchủ yếu là lao động thuê, số lao động thuê ở thời điểm cao nhất cũng chỉ có tốiđa 6 người (chiếm 18,02% trong tổng số lao động ở thời điểm này) Như vậy, dotích chất nghề truyền thống cha truyền con nối và quy mô làng nghề còn nhỏ,chưa sản xuất nhiều sản phẩm nên việc thuê lao động là tương đối ít Các hộtrong làng nghề thường chỉ thuê lao động theo thời vụ, vào những thời điểm cơsở sản xuất có nhiều đơn đặt hàng và lao động được trả lương theo sản phẩm.Đặc điểm của các lao động thuê trong làng nghề là cư trú gần địa điểm sản xuấtcủa hộ thuê, 100% lao động cư trú trong làng nghề.

Trang 28

Bảng 9: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN VÀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA NGƯỜILAO ĐỘNG TRONG LÀNG NGHỀ

Chỉ tiêuSố lao độngLao độngTỷ lệ (%)

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Về trình độ học vấn, hầu hết lao động trong làng nghề có trình độ tiểu học,chiếm tỷ lệ 54,22%, số lao động không biết chữ chiếm tỷ lệ 7,23% Đối với laođộng tham gia vào hoạt động sản xuất nghề đan đát, chủ yếu là làm thủ công, làmtheo mẫu có sẵn, thì trình độ học vấn không quan trọng lắm, tuy nhiên nó cũngảnh hưởng phần nào đến khả năng sáng tạo, cũng như thời gian hoàn thành sảnphẩm của người lao động, và còn ảnh hưởng đến việc ứng dụng những kỹ thuật,công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất Vì thế cần chú trọng hơn trong việcnâng cao trình độ học vấn cho người lao động tại cơ sở để hoạt động sản xuấtkinh doanh được hiệu quả hơn.

Trình độ chuyên môn có ảnh hưởng quan trọng hơn trình độ học vấn,100% lao động trong làng nghề không được đào tạo qua trường lớp, mà chỉ làhọc nghề theo hình thức “nghề truyền nghề” Học nghề theo hình thức này ngườilao động vẫn có thể tham gia vào hoạt động sản xuất của cở sở, tuy nhiên ngườilao động sẽ không có một kiến thức vững chắc Cũng như trình độ học vấn, nếuthiếu trình độ chuyên môn thì người lao động cũng sẽ không kích thích được khảnăng sáng tạo, học hỏi, trao dồi kiến thức và kinh nghiệm, không tiếp thu đượccái mới và khó áp dụng được kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Ngoài ra, 100% lao động trong làng nghề chưa từng tham gia các khóa tậphuấn nào, và khi được hỏi có cần tập huấn nâng cao tay nghề trong tương lai

Trang 29

Cao nhấtThấp nhấtTrung bình

sản xuất chỉ nhìn nhận việc sản xuất kinh doanh của họ ở thời điểm hiện tại Hiệntại việc sản xuất kinh doanh tương đối ổn định, số sản phẩm làm ra hầu hết đápứng yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng, họ muốn duy trì kết quả kinh doanhnhư thế Tuy nhiên, không phải lúc nào tình hình cũng tiến triển theo hướng tíchcực Trong giai đoạn hội nhập như ngày nay, các đối thủ cạnh tranh sẽ ngày càngnhiều hơn, và nhu cầu của người tiêu dùng sẽ ngày càng nâng lên theo tốc độphát triển kinh tế Vì thế, nếu các hộ chỉ “giậm chân tại chỗ” thì trong tương laikhông xa làng nghề sẽ bị quy luật canh tranh thị trường đào thải Chính vì thế,cần phải có biện pháp đúng đắn nhằm thay đổi nhận thức của các hộ trong làngnghề.

Thu nhập của người lao động trong làng nghề

Hình 4: Thu nhập của lao động thuê tại làng nghề (tính trên 1 lao động)

Thu nhập cao nhất của lao động thuê đạt trung bình 230 nghìn đồng/laođộng/tháng và thu nhập thấp nhất đạt trung bình gần 224 nghìn đồng/lao

động/tháng Thu nhập của lao động thuê cao hay thấp phụ thuộc vào tay nghề và

tốc độ làm ra sản phẩm của mỗi lao động Tay nghề càng cao và làm ra sản phẩmnhiều thì sẽ được trả tiền công cao Ngoài ra, tùy từng thời điểm mà thu nhập củalao động thuê cũng khác nhau Ở những thời điểm như: mủa gặt lúa, mùa lễ Tếthay thời điểm nhiều hộ sản xuất trong làng nghề có nhiều đơn đặt hàng cần nhiềulao động thì thu nhập của người lao động cũng biến động theo từng thời điểm cụ

Trang 30

4.1.1.2 Nguồn vốn sản xuất

Vốn là yếu tố cần thiết ban đầu tác động rất lớn đến kết quả sản xuất vàkinh doanh của làng nghề, nếu không có vốn hoặc nguồn vốn không đủ thì dù cácnghệ nhân có tay nghề cao đến đâu cũng không sản xuất được.

Thực tế cho thấy, đa số các hộ trong làng nghề đứng trong tình trạng thiếuvốn sản xuất

a) Cơ cấu vốn sản xuất

Cơ cấu vốn sản xuất gồm vốn lưu động và vốn cố định Vốn cố định làvốn mà các hộ dùng để đầu tư cho thiết bị sản xuất, nhà kho, phương tiện vậntải, Vốn lưu động là số vốn của hộ dùng để mua vật tư sản xuất, nguyên vậtliệu và các chi tiêu khác trong sản xuất.

Bảng 10: CƠ CẤU VỐN SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ TRONG LÀNG NGHỀ

Giá trị lớn nhấtGiá trị nhỏ nhấtGiá trị trungbình

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Qua bảng số liệu ta thấy, tổng vốn sản xuất của các hộ tương đối thấp,trung bình một hộ sản xuất chỉ có khoảng 2.437 nghìn đồng Sử dụng số vốn nàyđể mua thiết bị sản xuất, nguyên vật liệu, thì quả thực là không đáp ứng đượcnhu cầu Thế nên, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất nơi đây cònrất khó khăn Tổng nguồn vốn của hộ cao nhất thì đạt tới 18.400 nghìn đồng, vốncố định cao nhất đạt 13.400 nghìn đồng và vốn lưu động cao nhất đạt 5 triệuđồng Nếu xét trên giá trị lớn nhất thì nguồn vốn của những hộ này cũng có thểsản xuất được với công nghệ hiện đại hơn Tuy nhiên, những hộ có được số vốnnày tương đối ít và hầu như chỉ có một vài hộ.

Vốn cố định bao gồm các thành phần: giá trị thiết bị sản xuất, nhà kho vàphương tiện vận tải.

ĐVT: 1000 đồng

Trang 31

Thiết bị sản xuất của làng nghề thì hầu như không đạt yêu cầu Giá trịthiết bị phục vụ sản xuất rất thấp, có hộ chỉ cần 40-50 nghìn đồng là đã có côngcụ sản xuất Đại đa số người dân trong làng nghề chưa đầu tư cho việc mua sắmtrang thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất, dẫn đến tình trạng tồn tại nhiều công cụrất thô sơ, lạc hậu Chỉ cần 1 cây dao, hay mác, cưa là người lao động có thể đanđát được ngay Thậm chí, khi cây dao của họ không còn bén nữa, họ cũng cócách tận dụng cho đến khi không còn cách nào sử dụng được nữa mới thôi Sựtiết kiệm quá mức chẳng những không làm giảm chi phí mà còn ảnh hướng đếnthời gian sản xuất, chất lượng sản phẩm Hầu như tất cả các hộ không biết đếncông nghệ hiện đại, không biết cách áp dụng kỹ thuật hiện đại vào sản xuất làmcho sản phẩm làng nghề thiếu sức cạnh tranh trên thị trường.

Về nhà kho và phương tiện vận tải, hầu như các hộ trong làng nghề khôngcó nhà kho chứa đựng nguyên vật liệu và thành phẩm, không có phương tiện vậntải phục vu cho việc mua nguyên liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm Đa số các hộtận dụng khoảng đất trống của nhà mình vừa làm nơi sản xuất, vừa làm nơi dựtrữ nguyên vật liệu và cả là nơi dự trữ thành phẩm Điều này gây rất nhiều khókhăn cho hoạt động sản xuất cũng như ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sảnphẩm làm ra, làm cho sản phẩm của làng nghề tiêu thụ chậm trên thị trường Cònviệc không có phương tiện vận tải sẽ làm các hộ sản xuất thụ động trong việcmua nguyên vật liệu cũng như tiêu thụ hàng hóa, hàng hóa làm ra tiêu thụ đượchay không không phải do mình quyết định mà còn phụ thuộc vào thương lái,vựa,

Trang 32

Vay ngân hàng Vay tư nhân Nguồn khác

b) Cơ cấu nguồn vốn

Bảng 11: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC HỘ TRONG LÀNG NGHỀGiá trị lớn

Giá trị nhỏnhất

Giá trị trungbình

Tỷ trọng(%)

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Nguồn vốn của các hộ trong làng nghề gồm vốn tự có và vốn vay Đặcđiểm về vốn các hộ nơi đây là vốn tự có rất ít, vốn vay chiếm tỷ trọng nhiều hơntrong cơ cấu vốn của họ Vốn vay chiếm 59,09% trên tổng nguồn vốn Như vậy,nguồn vốn sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào việc vay vốn Trung bình một hộtrong làng nghề có khoảng 1.163 nghìn đồng vốn tự có và 1.680 nghìn đồng vốnvay Vốn tự có của hộ cao nhất cũng chỉ đạt 12 triệu đồng.

c) Cơ cấu vốn vay

Hình 5: Cơ cấu vốn vay của các hộ trong làng nghề

Vốn vay chủ yếu là vay ngân hàng, chiếm 78% trong cơ cấu nguồn vốnvay, một số ít hộ vay của bạn bè người thân Với tâm lý e ngại về lãi suất, về việcĐVT: Nghìn đồng

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:43

Hình ảnh liên quan

giải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích). Mô hình hồi qui tuyến tính này có dạng: - Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

gi.

ải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích). Mô hình hồi qui tuyến tính này có dạng: Xem tại trang 12 của tài liệu.
Hình 1: Dân số trung bình theo giới tính năm 2007-2009 - Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

Hình 1.

Dân số trung bình theo giới tính năm 2007-2009 Xem tại trang 15 của tài liệu.
Hình 2: Dân số trung bình thành thị và nông thôn năm 2007-2009 - Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

Hình 2.

Dân số trung bình thành thị và nông thôn năm 2007-2009 Xem tại trang 15 của tài liệu.
Hình 3: Dân số theo dân tộc tính đến hết 31/12/2009 - Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

Hình 3.

Dân số theo dân tộc tính đến hết 31/12/2009 Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ VỀ CÁC NGÀNH PHI NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN HUYỆN PHƯỚC LONG NĂM 2007-2009 - Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

Bảng 1.

MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ VỀ CÁC NGÀNH PHI NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN HUYỆN PHƯỚC LONG NĂM 2007-2009 Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 5: THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI LÀNG NGHỀ - Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

Bảng 5.

THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI LÀNG NGHỀ Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 4: DIỆN TÍCH VÀ DÂN CƯ XÃ VĨNH PHÚ ĐÔNG VÀ ẤP MỸ 1 Đơn vị tínhXã Vĩnh  - Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

Bảng 4.

DIỆN TÍCH VÀ DÂN CƯ XÃ VĨNH PHÚ ĐÔNG VÀ ẤP MỸ 1 Đơn vị tínhXã Vĩnh Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 6: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN VÀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA CHỦ HỘ SẢN XUẤT TRONG LÀNG NGHỀ - Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

Bảng 6.

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN VÀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA CHỦ HỘ SẢN XUẤT TRONG LÀNG NGHỀ Xem tại trang 25 của tài liệu.
Qua bảng số liệu ta thấy, đa số chủ hộ trong làng nghề có trình độ tiểu học là nhiều nhất, chiếm 53,33 % - Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

ua.

bảng số liệu ta thấy, đa số chủ hộ trong làng nghề có trình độ tiểu học là nhiều nhất, chiếm 53,33 % Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 8: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI LÀNG NGHỀ - Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

Bảng 8.

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI LÀNG NGHỀ Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 9: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN VÀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LÀNG NGHỀ - Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

Bảng 9.

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN VÀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LÀNG NGHỀ Xem tại trang 28 của tài liệu.
Hình 4: Thu nhập của lao động thuê tại làng nghề (tính trên 1 lao động) - Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

Hình 4.

Thu nhập của lao động thuê tại làng nghề (tính trên 1 lao động) Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 11: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC HỘ TRONG LÀNG NGHỀ - Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

Bảng 11.

CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC HỘ TRONG LÀNG NGHỀ Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 12: NGUỒN GỐC NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH Nguồn nguyên liệuTần sốTỷ lệ (%) - Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

Bảng 12.

NGUỒN GỐC NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH Nguồn nguyên liệuTần sốTỷ lệ (%) Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 13: PHƯƠNG THỨC CUNG CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH Nguồn nguyên liệuTần sốTỷ lệ (%) - Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

Bảng 13.

PHƯƠNG THỨC CUNG CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH Nguồn nguyên liệuTần sốTỷ lệ (%) Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 14: CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU Chỉ tiêuTần sốTỷ lệ (%) - Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

Bảng 14.

CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU Chỉ tiêuTần sốTỷ lệ (%) Xem tại trang 35 của tài liệu.
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM LÀNG 4.1.1. Về quy mô sản phẩm - Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

4.2..

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM LÀNG 4.1.1. Về quy mô sản phẩm Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 17: TÓM TẮT KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH - Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

Bảng 17.

TÓM TẮT KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 19: DOANH THU, CHI PHÍ, THU NHẬP VÀ LỢI NHUẬN CỦA HỘ CHUYÊN VÀ HỘ KIÊM TRONG LÀNG NGHỀ - Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

Bảng 19.

DOANH THU, CHI PHÍ, THU NHẬP VÀ LỢI NHUẬN CỦA HỘ CHUYÊN VÀ HỘ KIÊM TRONG LÀNG NGHỀ Xem tại trang 45 của tài liệu.
4. Mô hình kết hợp du lịch với làng nghề được đầu tư phát triển - Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc

4..

Mô hình kết hợp du lịch với làng nghề được đầu tư phát triển Xem tại trang 56 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan