Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf

78 634 2
Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------o0o--------- Công trình tham dự Cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng 2009” Tên công trình: Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử Việt Nam Thuộc nhóm ngành: XH1a Họ và tên sinh viên: Phạm Thùy Yên Nam/Nữ: Nữ Dân tộc: Kinh Lớp: Anh 8 – Kinh tế đối ngoại Khoá: 45 Khoa: Tài Chính Ngân Hàng Họ và tên sinh viên: Lê Thảo Huyền Nam/Nữ: Nam Dân tộc: Kinh Lớp: Nhật 1 - TCNHA Khoá: 45 Khoa: Tài Chính Ngân Hàng Họ và tên người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Thọ http://svnckh.com.vn 2 MỤC LỤC Lời mở đầu 4 1. Tính cấp thiết của đề tài . 4 2. Phạm vi nghiên cứu 5 3. Mục tiêu nghiên cứu . 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu . 5 5. Phạm vi nghiên cứu 5 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến . 5 7. Kết cấu của đề tài . 5 Chƣơng 1: Lý luận chung về ngành công nghiệp điện tử 6 1. Khái niệm về mạng lƣới sản xuất toàn cầu: . 6 2. Đặc điểm của mạng lƣới sản xuất toàn cầu: . 7 3. Quá trình hình thành và hoạt động của các mạng lƣới sản xuất điện tử toàn cầu Đông Nam Á: 8 3.1. Các mạng lƣới sản xuất điện tử của Mỹ Đông Nam Á: . 9 3.2. Các mạng lƣới sản xuất điện tử của Nhật Bản Đông Nam Á: 11 3.3. Quá trình chuyển dịch cứ điểm sản xuất trong nội bộ vùng Đông Á 16 3.4. Vị thế của Việt Nam . 19 4. Kinh nghiệm của một số nƣớc có nền công nghiệp điện tử phát triển 20 4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan 20 4.2. Kinh nghiệm của Malaysia 23 Chƣơng 2: Thực trạng công nghiệp điện tử Việt Nam trƣớc và sau khi gia nhập WTO 26 1. Tình hình sản xuấtxuất nhập khẩu ngành công nghiệp điện tử Việt Nam (giai đoạn 2002 – đầu 2009) 26 1.1.Giai đoạn tiền WTO 26 1.2.Giai đoạn hậu WTO (từ năm 2006 tới nay) 37 2. Thuận lợi và khó khăn đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam . 47 2.1.Thuận lợi đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam . 47 http://svnckh.com.vn 3 2.2.Những khó khăn và hạn chế đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam . 53 Chƣơng 3 : Giải pháp phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam trong thời gian tới . 60 1. Quan điểm và định hƣớng phát triển . 60 1.1. Quan điểm phát triển . 60 1.2. Mục tiêu phát triển . 61 1.3. Định hƣớng phát triển . 62 2. Giải pháp phát triển . 64 2.1. Phát triển nguồn nhân lực . 64 2.2. Giải pháp về công nghệ 66 2.3. Giải pháp phát triển nghành công nghiệp phụ trợ. 68 2.4. Giai pháp về chính sách . 72 Kết luận . 75 http://svnckh.com.vn 4 Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào năm 2009, các doanh nghiệp công nghiệp điện tử của Việt Nam đang đối mặt với cả hai khó khăn lớn cùng lúc: cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu mức tối đa theo hiệp định tự do theo ngành (theo cam kết WTO) và cam kết mở cửa thị trường bán lẻ, phân phối. Theo đó, sẽ bãi bỏ trợ cấp với hàng thay thế nhập khẩu, bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu, bãi bỏ các ưu đãi về thuế thu nhập DN. Riêng cam kết chung quy định, giảm mức thuế nhập khẩu bình quân của sản phẩm công nghiệp từ 16,1% xuống 12,6% trong vòng 5-7 năm; cắt giảm ngay đối với các mặt hàng đang có thuế suất cao trên 20% và 30%, trong đó gồm nhiều loại máy móc, thiết bị điện, điện tử. Những yếu tố trên sẽ tác động tích cực, thúc đẩy DN trong nước huy động mọi nguồn lực, thay đổi công nghệ và tăng sức cạnh tranh. Theo một thống kê khác từ Bộ Công Thương, cơ cấu công nghiệp chế biến trong công nghiệp điện tử trong nước chưa đạt 5%. Do vậy, trong tổng số doanh thu gần 3 tỉ đô la Mỹ do ngành công nghiệp này mang lại, xuất khẩu đạt trên 2 tỉ đô la Mỹ nhưng 95 - 98% doanh thu xuất khẩu thuộc về các doanh nghiệp vốn đầu trực tiếp nước ngoài - vốn chỉ chiếm 1/3 trong số 300 doanh nghiệp sản xuất điện tử Việt Nam. Còn các sản phẩm điện tử của Việt Nam dù xuất khẩu với số lượng lớn nhưng giá trị gia tăng lại rất thấp. Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, Việt Nam cần phải xây dựng những ngành sản xuất công nghiệp bền vững và phát triển. Một trong những ngành sản xuất công nghiệp sẽ chiếm vị trí then chốt đó là công nghiệp điện tử. Để từng bước xây dựng ngành công nghiệp điện tử phát triển. Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng và đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm góp phần gia tăng giá trị của ngành công nghiệp điện tử. Chúng tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài - „‟ Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử Việt Nam’’ với mong muốn từ những khó khăn trong thực trạng sản xuất hàng điện tử từ đó tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử ngày càng phát triển. http://svnckh.com.vn 5 2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp công nghiệp điện tử Việt Nam trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp nhân có vốn đầu của Việt Nam, các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu nước ngoài và các doanh nghiệp nhà nước. 3. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua những số liệu từ báo cáo thông kê của Bộ Công Thương và của International business strategies tác giả đi sâu vào phân tích những yếu kém của công nghiệp điện tử Việt Nam từ đó tìm ra những giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất và các hiệp hội doanh nghiệp. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp thống kê và so sánh với các ngành sản xuất công nghiệp khác, so sánh với nền công nghiệp điện tử của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới để tìm ra những giải pháp phát triển cho con đường của công nghiệp sản xuất điện tử Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp điện tử Việt Nam trong giai đoạn 2004- 2008, và đưa ra những giải pháp dự kiến để phát triển đến năm 2020. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến Đưa ra những giải pháp để xây dựng ngành công nghiệp điện tử trở thành một trong những ngành then chốt với tổng kim ngạch lớn trong sản xuất công nghiệp Việt Nam trên những điều kiện từ nguồn nhân lực, nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước. 7. Kết cấu của đề tài Chƣơng 1 :Lý luận chung về ngành công nghiệp điện tử Chƣơng 2 : Thực trạng sản xuất công nghiệp điện tử Việt Nam Chƣơng 3 : Giải pháp phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam trong thời gian tới http://svnckh.com.vn 6 Chƣơng 1: Lý luận chung về ngành công nghiệp điện tử 1. Khái niệm về mạng lƣới sản xuất toàn cầu: Khái niệm mạng lưới sản xuất toàn cầu lần đầu tiên được các học giả Mỹ đưa ra tại Hội nghị bàn tròn Berkeley về kinh tế quốc tế (BRIE) khi thực hiện chương trình nghiên cứu sự phát triển kinh tế Đông Á, theo đó mạng lưới sản xuất quốc tế toàn cầu là một kiểu cơ cấu phân chia chi nhánh quốc tế trong nội bộ công ty do các công ty đa quốc gia tạo ra bằng đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) và chủ yếu phản ánh sự phân phối về mặt không gian, cơ cấu và các quan hệ qua lại giữa chi nhánh của các công ty đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia có thế mạnh về sự phân chia dây chuyền định giá, đó là, sản xuất bán thành phẩm một nơi, giao hàng nơi khác và gia tăng giá trị nhất định đó. Thông qua đầu trực tiếp nước ngoài, mỗi phần của quá trình sản xuất được đặt các nước khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm khác nhau của từng khu vực. Hầu hết các thành phẩm được lắp ráp cuối cùng sẽ được giao đến các nước khác chứ không phải những khu vực như vậy. Kiểu mạng lưới sản xuất này đảm bảo cho sự hội nhập của kinh tế khu vực và sự phát triển của nền kinh tế hướng vào xuất khẩu do tất cả các nước đều có lợi từ lợi thế cạnh tranh dựa vào phân công lao động. Dĩ nhiên là tiến bộ hội nhập và việc dựa vào thị trường thứ ba để xuất khẩu như vậy cũng phải gánh chịu một số phí tổn. Theo quan điểm của Dieter Ernst, khái niệm mạng lưới sản xuất toàn cầu cố gắng phổ biến rộng hơn và có các hình thức sản xuất quốc tế hệ thống hơn và phân mắt xích định giá thành nhiều công đoạn có thể có hoặc không đòi hỏi sự bố trí công bằng. Khi sử dụng khái niệm này, chúng ta có thể phân tích cẩn thận http://svnckh.com.vn 7 chiến lược toàn cầu hoá của các công ty, ví dụ như sắp đặt phần nào mắt xích định giá đâu. Các công ty phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài tới mức độ nào, điểm ưu việt của mạng lưới sản xuất liên công ty so với sản xuất trong nội bộ là gì, việc kiểm soát những giao dịch này được tập trung hoá hay đa dạng hoá tới mức nào, những bộ phận cấu thành khác nhau của mạng lưới sản xuất toàn cầu này liên kết với nhau thế nào. 2. Đặc điểm của mạng lƣới sản xuất toàn cầu: a. Sự mở rộng các hoạt động sản xuất các vị trí địa lý khác nhau: Mạng lưới sản xuất toàn cầu bao gồm toàn bộ các phần của khâu định giá, không chỉ là khâu sản xuất. Một mạng lưới sản xuất toàn cầu không chỉ bao gồm các giao dịch nội bộ công ty mà còn có cả các hình thức hợp tác: Nó liên kết các chi nhánh, các công ty con, các liên doanh của các công ty hàng đầu với các nhà thầu phụ, các nhà cung ứng, các nhà cung cấp dịch vụ và các đối tác trong liên minh chiến lược với nhau…Mục tiêu chính của các mạng lưới này là cung cấp các nguồn lực, năng lực và tri thức để các công ty dẫn đầu khoanh vùng một cách nhanh chóng nhờ đó tăng thêm năng lực cho công ty. b. Tính không đối xứng về vai trò của các công ty đứng đầu và các công ty con: Các công ty dẫn đầu quản lý các nguồn lực của mạng lưới và đưa ra quyết định. Các công ty dẫn đầu liên kết các cơ sở sản xuất, khách hàng, tri thức bị phân tán về địa lý vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, điều này có thể làm giảm bớt chi phí giao dịch. Theo ông, một mạng lưới sản xuất toàn cầu đặc trưng sẽ ràng buộc một công ty đứng đầu, các chi nhánh của nó, các công ty con và các công ty liên doanh, các nhà cung cấp và các nhà thợ phụ, các kênh phân phối, những người bán lại, các liên minh R&D và rất nhiều thoả thuận hợp tác…với nhau. Nó có thể có cổ phần bằng nhau hoặc không. Các công ty dẫn đầu được đặt trung tâm của mạng lưới, đóng vai trò lãnh đạo về chiến lược và tổ chức, và có những http://svnckh.com.vn 8 chiến lược ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế cạnh tranh của các công ty thành viên trong mạng lưới sản xuất. Thế mạnh của công ty dẫn đầu có được được từ việc kiểm soát các nguồn lực và khả năng then chốt và hợp tác giao dịch giữa các khu vực khác trong mạng lưới. Một trong những khả năng chủ chốt là tài sản trí tuệ và tri thức để thiết lập, duy trì và tiếp tục nâng cao các chuẩn mực thị trường. Chính vì những tài sản bổ sung như vậy mà các mạng lưới sản xuất toàn cầu có tính không đối xứng. c. Sự phổ biến tri thức từ các nước chủ đầu sang các nước nhận đầu tư: Sự chia sẻ tri thức là sự cần thiết làm cho các mạng lưới này phát triển. Lợi nhuận thực sự bắt nguồn từ sự phổ biến, trao đổi và tiếp nhận kiến thức và năng lực bổ sung từ bên ngoài. Thường những nước hay khu vực có khả năng trở thành một bộ phận cấu thành của mạng lưới sản xuất toàn cầu chính là những nước đang công nghiệp hóa nhanh nhất. 3. Quá trình hình thành và hoạt động của các mạng lƣới sản xuất điện tử toàn cầu Đông Nam Á: Sự tham gia của Đông Nam Á vào mạng lưới sản xuất điện tử toàn cầu là yếu tố quan trọng trong việc thay đổi mô hình và gia tăng sự tham gia của khu vực này vào thương mại quốc tế từ những năm 1980. Cụ thể là, ASEAN-5 ( gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) là những nước có sự tham gia vào các mạng lưới sản xuất của nhiều công ty như Intel Châu Âu, Sony, Toshiba, Hitachi và Fujitsu của Nhật Bản, và vào những năm 1990 là các hãng như Samsung và Goldstar của Nam Triều Tiên và Acer của Đài Loan. Khu vực này trở thành cơ sở sản xuất của nhiều công ty đa quốc gia (MNC) và các công ty xuyên quốc gia (TNC) cho thị trường khu vực mình tới phần còn lại của http://svnckh.com.vn 9 Đông Á, Bắc Mỹ và Châu Âu. Kết quả là sự mở rộng thương mại và đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) và gia tăng sự hội nhập kinh tế của khu vực. Mạng lưới sản xuất toàn cầu lấy khu vực làm cơ sở là một đặc điểm đáng chú ý của sự phát triển kinh tế Đông Nam Á kể từ thập niên 1980. Một số mạng lưới toàn cầu như vậy đã được thiết lập dựa trên đầu FDI của các công ty TNC nhưng chúng không chỉ đơn giản là việc mở rộng vốn đầu FDI Đông Nam Á. Trong mạng lưới sản xuất toàn cầu, các công ty TNC đầu trực tiếp sẽ tổ chức và hoạt động theo các phương thức rất khác biệt, trong khi đó các nhân tố của hệ thống tại nước bản xứ cũng đồng thời ảnh hưởng đáng kể tên con đường lựa chọn đầu của nước chủ nhà thông qua hình thức mạng lưới sản xuất toàn cầu này. Sự đa dạng của nguồn vốn đầu FDI khu vực Đông Nam Á cũng thể hiện cấu trúc đa tầng của hệ thống sản xuất dây chuyền xuyên quốc gia, đó là Đông Nam Á tồn tại các mạng lưới sản xuất toàn cầu đa tầng tổ chức một cách khác thường, nghĩa là một quá trình phát triển toàn cầu không giới hạn, làm suy yếu tầm quan trọng của cơ cấu và mục tiêu phát triển kinh tế của nước bản xứ của nhà đầu đối với lựa chọn chính sách của các nước công nghiệp hoá lạc hậu. đây, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Châu Âu và các công ty TNC của Trung Quốc đều thiết lập các mạng lưới xuyên quốc gia đa dạng, có phần chồng chéo nhau và có phần cạnh tranh nhau. 3.1. Các mạng lưới sản xuất điện tử của Mỹ Đông Nam Á: Các mạng lưới sản xuất toàn cầu của Mỹ Đông Nam Á xuất hiện cùng với FDI tại khu vực này, nhưng chúng chỉ bắt đầu hình thành từ những năm 1970. Công ty con Đông Nam Á của các công ty điện tử Mỹ thành lập như một phần của hệ thống sản xuất xuyên quốc gia phục vụ cho thị trường các nước phát triển từ lúc ban đầu. Các công ty Mỹ tập trung nguồn lực của họ vào việc phát triển sản phẩm, liên kết hệ thống và phần mềm (những lĩnh vực này cho phép các công ty của Mỹ thiết lập các tiêu chuẩn thực tế cho sản phẩm và giữ vững vị thế http://svnckh.com.vn 10 của những người dẫn đầu trên thị trường). Dần dần các công ty con của họ tại Đông Nam Á sản xuất chuyên môn hoá vào các bộ phận, linh kiện và các sản phẩm cuối cùng, điều này không những cho phép công ty có thể sản xuất với chi phí rẻ nhưng với năng suất cao mà còn tạo ra các đối thủ cạnh tranh Đông Nam Á chống lại các công ty Nhật Bản trong cá lĩnh vực như chất bán dẫn, màn hình, và các sản phẩm điện tử gia dụng v.v… Các mạng lưới sản xuất điện tử toàn cầu của Mỹ hoạt động theo chiều dọc. Do các công ty con Đông Nam Á đã hội nhập vào mạng lưới sản xuất và vận hành phục vụ cho các nước phát triển, các doanh nghiệp của Mỹ thực sự hiện đại hoá các công ty tại Đông Nam Á dựa vào tình hình phát triển của thị trường chính mà họ phục vụ mà chủ yếu là Mỹ. Nói cách khác, họ cập nhật công nghệ dựa vào Mỹ chứ không phải là vòng đời sản phẩm tại địa phương. Do đó, sau rất nhiều lượt đầu trực tiếp và cập nhật công nghệ, các công ty chi nhánh của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á ngày càng phát triển về công nghệ sản xuất, từ đó cho phép nâng cao mức độ chuyên môn hoá công nghệ tại địa phương trong hệ thống sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp Mỹ. Trong tình hình như vậy, các hệ thống của Mỹ sản xuất ngày càng nhiều các sản phẩm điện tử công nghiệp như cứng, máy tính cá nhân., máy in phun, các thiết bị viên thông v.v… Các mạng lưới sản xuất của Mỹ thành lập cá chi nhánh cung cấp lao động bổ sung, trong đó các công ty của Mỹ chuyên môn hoá trong các hoạt động cần năng lực mềm nhất định (lựa chọn, tưởng tượng, thiết kế - xét về mặt tiêu chuẩn), trong khi các công ty Đông Nam Á chuyên môn hoá trong các hoạt động cần năng lực cứng ( các bộ phận và linh kiện, các quy trình chế tạo và các thành quả thiết kế/phát triển). Nói chung, các công ty Mỹ chuyển giao quyển quản lý và hoạt động sản xuấtgiá trị gia tăng đáng kể cho các công ty con Đông Nam Á. Thực tế này tạo ra một hình thức phân chia lao động trong khu vực phức tạp, thông qua hệ thống như vậy, các công ty con của Mỹ thực hiện quyền tự quản lý [...]... này trong ngành điện, điện tử được thể hiện qua sự thay đổi trong kim ngạch sản xuất đồ điện gia dụng (thành phẩm lắp ráp cuối cùng, phần trung nguồn trong chuỗi giá trị) và phụ tùng điện tử (sản phẩm của công nghiệp phụ trợ, thượng nguồn trong chuỗi giá trị) Trong thập niên 1990, Nhật Bản và các nền kinh tế công nghiệp hoá mới (NIEs-4) giảm sản xuất phần trung nguồn nhưng tăng kim ngạch sản xuất. .. 19 phân công hàng ngang với các nước ASEAN Rất tiếc là làn sóng công nghiệp này chưa lan rộng đến Việt Nam, kim ngạch sản xuất của Việt Nam còn quá nhỏ và ngành công nghiệp điện tử Việt Nam mới đang cuối giai đoạn 1 (lắp ráp sản phẩm từ phụ kiện nhập khẩu), đầu giai đoạn đầu sản xuất linh kiện phụ tùng phát triển công nghiệp phụ trợ 4 Kinh nghiệm của một số nƣớc có nền công nghiệp điện tử phát... lương trong một công ty 4.2 Kinh nghiệm của Malaysia 4.2.1 Khái quát vể sự phát triển ngành công nghiệp điệnđiện tử Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản xuất ngành công nghiệp điện tử, các công ty sản xuất nước ngoài đầu vào Malaysia với mục đích tận dụng chi phí sản xuất rẻ nhờ vào các chính sách cơ chế khuyến khích đầu , nguồn nhân lực rẻ, các khu chế xuất và hệ thống cơ sở hạ... nghiệp điện tử Việt Nam trƣớc và sau khi gia nhập WTO 1 Tình hình sản xuấtxuất nhập khẩu ngành công nghiệp điện tử Việt Nam (giai đoạn 2002 – đầu 2009) 1.1.Giai đoạn tiền WTO a Tình hình đầu sản xuất Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã xuất hiện từ những năm 70 khi Sanyo mở nhà máy lắp ráp đài và TV đầu tiên mà hiện nay là Viettronics Biên Hòa chuyên sản xuất các thiết bị nghe nhìn cho thị trường... chi tiết sản phẩm rất lớn, phải tốn nhiều chi phí trung gian Cơ cấu ngành của công nghiệp điển tử Việt Nam cũng mất cân đối nghiêm trọng Các sản phẩm điện tử được chia thành hai nhóm hàng chính: điện tử dân dụng và điện tử chuyên dụng Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam tiến hành hồi tháng 2/2006 tại 108 doanh nghiệp trên toàn quốc cho thấy, sản phẩm điện tử tiêu... doanh nghiệp Việt Nam có được dây chuyền lắp ráp mặt phẳng Nếu như trên thế giới, ngành điện tử đạt siêu lợi nhuận khi tạo ra được sản phẩm mới, thì ngành điện tử của Việt Nam gần như chỉ khai thác sản phẩm cũ, lợi nhuận hầu như không còn, nên giá trị gia tăng của sản phẩm điện tử Việt Nam chỉ đạt 5%-10% Theo các quan chức của hiệp hội điện tử Việt Nam, năm 2006 để phục vụ cho http://svnckh.com.vn 27 sản. .. để trở thành một trung tâm chính sản xuất đĩa cứng máy tính 4.1.2 Các chính sách của Thái Lan để phát triển ngành công nghiệp điện tử a Sự ra đời và vai trò của Viện ĐiệnĐiện Tử (EEI) Viện ĐiệnĐiện Tử ( VĐ&ĐT ) thành lập năm 1998 như một cơ quan độc lập nhằm phục vụ lợi ích chung cho ngành điệnđiện tử, cũng là một trong những kế hoạch hành động cụ thể nhằm thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. .. công nghệ sản xuất những bộ phận chủ chốt luôn được kiểm soát bởi các nhà sản xuất Nhật Bản Vào những năm 1980 các nền kinh tế công nghiệp mới nổi Châu Á nhập khẩu rất nhiều công nghệ, máy móc, linh kiện và bộ phận từ Nhật Bản nhưng lại xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh sang các nước Mỹ và Châu Âu Kết quả là mặc dù nền kinh tế khu vực Đông Nam Á tăng trưởng nhanh, công nghệ sản xuất cũng tăng mức đáng... lắp ráp các sản phẩm cấp thấp Đông Nam Á trong khi nắm giữ Nhật Bản dây chuyền sản xuất cuối cùng đem lại giá trị gia tăng cao Theo mô hình này, các công ty con có đầu Nhật Bản Đông Nam Á mua những phần quan trọng của hợp đồng phụ Nhật Bản, luôn luôn là từ trong nội bộ hệ thống công ty sau đó lắp ráp và sản xuất cục bộ, và do http://svnckh.com.vn 11 đó không cần chuyển giao thêm công nghệ... dịch vụ phù hợp cho các công ty đã đầu trước kia Điều này đã dẫn tới vòng đầu tuần hoàn thuận lợi cho việc mời gọi các dự án mới theo sau Các công ty sản xuất các sản phẩm và linh kiện điệnđiện tử Malaysia , hầu hết là các công ty của Nhật, đã thành lập các cụm sản xuất sản phẩm linh kiện và đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu Các công ty mà hình thành các cụm sản xuất này thường phụ thuộc . ngành công nghiệp điện tử Chƣơng 2 : Thực trạng sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam Chƣơng 3 : Giải pháp phát triển công nghiệp điện tử ở Việt Nam trong. chiếm 1/3 trong số 300 doanh nghiệp sản xuất điện tử ở Việt Nam. Còn các sản phẩm điện tử của Việt Nam dù xuất khẩu với số lượng lớn nhưng giá trị gia tăng

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:42

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn bộ phận và linh kiện cho doanh nghiệp vốn Nhật Bản đầu tư trong ngành sản xuất máy quay phim Malaysia (1993)  - Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf

Bảng 1.1.

Cơ cấu nguồn bộ phận và linh kiện cho doanh nghiệp vốn Nhật Bản đầu tư trong ngành sản xuất máy quay phim Malaysia (1993) Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 2.1. Tổng giá trị sản phẩm nghành công nghiệp điện tử 13944.323364.428140.541315.560127.672197.796343.1130634.1157152.7187086.5 020000400006000080000100000120000140000160000180000200000 Nămtỉ đồng 1997199819992000200120022003200420052006Giá  - Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf

Bảng 2.1..

Tổng giá trị sản phẩm nghành công nghiệp điện tử 13944.323364.428140.541315.560127.672197.796343.1130634.1157152.7187086.5 020000400006000080000100000120000140000160000180000200000 Nămtỉ đồng 1997199819992000200120022003200420052006Giá Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 2.2. Tổng giá trị sản phẩm nghành công nghiệp điện tử - Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf

Bảng 2.2..

Tổng giá trị sản phẩm nghành công nghiệp điện tử Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 2.3. Tỉ trọng nghành công nghiệp điện tỉ trong nền knh tế quốc gia - Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf

Bảng 2.3..

Tỉ trọng nghành công nghiệp điện tỉ trong nền knh tế quốc gia Xem tại trang 32 của tài liệu.
b. Tình hình xuất nhập khẩu - Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf

b..

Tình hình xuất nhập khẩu Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 2.6. Thị phần linh kiện điện tử trên thế giới - Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf

Bảng 2.6..

Thị phần linh kiện điện tử trên thế giới Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 2.5. Tỉ trọng kim nghạch xuất khẩu điện tử gia dụng và điện tử - -CNTT trong tổng kim nghạch xuất khẩu quốc gia (%) - Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf

Bảng 2.5..

Tỉ trọng kim nghạch xuất khẩu điện tử gia dụng và điện tử - -CNTT trong tổng kim nghạch xuất khẩu quốc gia (%) Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 2.7. Giá trị nhập khẩu ngành công nghiệp điện tử Việt Nam  - Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf

Bảng 2.7..

Giá trị nhập khẩu ngành công nghiệp điện tử Việt Nam Xem tại trang 36 của tài liệu.
Năm 2008, tình hình sản xuất vẫn duy trì được nhịp đô tăng trưởng đều đặn, mặc dù tốc độ tăng trưởng ở các mặt hàng có giảm đi do tác dộng  của khủng hoảng kinh tế trong đó điều hòa nhiệt độ chỉ tẳng trưởng hơn 4  % nhưng máy giặt lại có mức tăng trưởng đ - Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf

m.

2008, tình hình sản xuất vẫn duy trì được nhịp đô tăng trưởng đều đặn, mặc dù tốc độ tăng trưởng ở các mặt hàng có giảm đi do tác dộng của khủng hoảng kinh tế trong đó điều hòa nhiệt độ chỉ tẳng trưởng hơn 4 % nhưng máy giặt lại có mức tăng trưởng đ Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 2.10. Một số sản phẩm chủ yếu của - Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf

Bảng 2.10..

Một số sản phẩm chủ yếu của Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.11. Kim ngạch xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện 5 tháng đầu năm 2009 - Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf

Bảng 2.11..

Kim ngạch xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện 5 tháng đầu năm 2009 Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.12. Kim ngạch nhập khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện  - Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf

Bảng 2.12..

Kim ngạch nhập khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện Xem tại trang 46 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan