Đánh giá CT,SGK Tiểu học

12 454 1
Đánh giá CT,SGK  Tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TINH QUẢNG NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tam Kỳ, ngày 18 tháng 6 năm 2007 Số : 1369 / SGD&ĐT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA TIỂU HỌC Chấp hành Nghị quyết số 40/2000/QH-10 của Quốc hội và theo kế hoạch chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2002-2003, trên phạm vi cả nước, tiến hành triển khai dạy đại trà sách giáo khoa chương trình tiểu học mới bắt đầu từ lớp1. Qua 5 năm thực hiện chương trình tiểu học mới từ lớp 1 đến lớp 5, toàn tỉnh đã đạt được rất nhiều thành tựu, đồng thời cũng còn những tồn tại, hạn chế trên các mặt cụ thể như sau: A. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP I) Thuận lợi : - Đổi mới chương trình và sách giáo khoa là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã được quán triệt sâu rộng trong toàn xã hội. Do vậy, trong quá trình thực hiện luôn được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng và chính quyền; có sự phối hợp và hỗ trợ tích cực của các ban ngành từ Trung ương đến các cơ sở. - Đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá vai trò người học là một xu thế phát triển của thế giới, là đòi hỏi bức thiết của nền giáo dục nước ta nên được hầu hết cán bộ, giáo viên tích cực thực hiện, nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. - Quảng Nam là một trong các tỉnh được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ thực hiện thử nghiệm sách giáo khoa - chương trình Tiểu học mới trước khi tổ chức thực hiện đại trà nên việc tiếp cận với chương trình, nội dung và phương pháp dạy học theo sách giáo khoa mới ở lớp 1, 2, 3, 4, 5 có nhiều thuận lợi, nhất là kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng giáo viên, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học . - Nội dung chương trình, sách giáo khoa mới, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đã tạo ra động lực kích thích sự hưng phấn trong các hoạt động nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. II. Khó khăn : - Trong những năm đầu thực hiện, một bộ phận giáo viên do nhận thức chưa đầy đủ, năng lực hạn chế nên có nhiều lúng túng trước những vấn đề mới (như nội dung chương trình, cách biên soạn sách giáo khoa mới, đổi mới phương pháp dạy học, cách đánh giá hạnh kiểm và một số môn học bằng nhận xét .). - Điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu như thiếu phòng học, các phòng chức năng; phòng học không đúng qui cách thiết bị dạy học không đủ số lượng, chủng loại,. Những tháng đầu năm học thường cung cấp không kịp thời các thiết bị dạy học. - Địa bàn tỉnh Quảng Nam có nhiều khó khăn. Toàn tỉnh có 8 huyện miền núi. Trong đó có 6 huyện miền núi cao, học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số, hầu hết trẻ em không nói tiếng Việt phổ thông ở gia đình nên khi vào học lớp1, các em mới bắt đầu giao tiếp và học tiếng Việt nên rất khó khăn trong việc tiếp thu nội dung các môn học; chất lượng dạy học rất thấp. - Địa bàn miền núi phức tạp, đi lại khó khăn; mức sống và trình độ dân trí còn rất thấp; thể lực và trình độ phát triển của học sinh cũng hạn chế; điều kiện học tập và sinh hoạt thiếu thốn nên chất lượng và hiệu quả dạy-học còn nhiều bất cập. Tất cả các yếu tố trên là những cản trở lớn đối với quá trình thực hiện thay sách giáo khoa chương trình tiểu học mới suốt trong 5 năm qua. III. Những giải pháp thực hiện 1. Ngành GD&ĐT đã tham mưu tích cực cho các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền làm cho các cấp các ngành và nhân dân hiểu rõ về nội dung, yêu cầu và tầm quan trọng của chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông. Trên cơ sở đó, huy động sự hỗ trợ và tạo điều kiện về tinh thần, vật chất của các lực lượng xã hội góp phần thực hiện có hiệu quả ngay từ đầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục theo yêu cầu NQ 40/2000/QH-10 của Quốc hội đề ra. 2. Sắp xếp, bố trí một cách hợp lí đội ngũ giáo viên đảm bảo số lượng, năng lực chuyên môn và các tiêu chí theo yêu cầu của Bộ về thực hiện dạy sách giáo khoa mới. Tất cả giáo viên dạy sách giáo khoa mới đều phải được bồi dưỡng đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ. -Xây dựng đội ngũ giảng viên cốt cán bồi dưỡng thay sách gồm những cán bộ, giáo viên có năng lực, nhiệt tình làm việc xuyên suốt quá trình thay sách từ lớp 1 đến lớp 5. Tổ chức lớp bồi dưỡng đảm bảo thời lượng cần thiết đối với từng môn học, số lượng học viên phù hợp (không quá 70 người/lớp); cung cấp đủ tài liệu, phương tiện phục vụ cho công tác tập huấn giáo viên. - Phương pháp tập huấn chủ yếu hướng vào người học, phát huy vai trò chủ động, tích cực của giáo viên; hướng dẫn giáo viên nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên, đối chiếu với tài liệu cũ, thảo luận tìm ra được những vấn đề mới, những vấn đề cơ bản về nội dung chương trình, SGK, SGV, phương pháp soạn bài, cách tiến hành các thao tác, qui trình thực hiện phương pháp dạy học từng bài, từng môn học. Bố trí thời gian thực hành tiết dạy và nghiên cứu rút kinh nghiệm tiết dạy mẫu trên băng hình. Tất cả giáo viên đều nắm vững những vấn đề cơ bản để tiến hành thực hiện có hiệu quả việc dạy sách giáo khoa mới. 2 - Ngoài thời gian tập trung bồi dưỡng trong hè, tất cả giáo viên đều tiếp tục bồi dưỡng trong năm học, vừa dạy vừa rút kinh nghiệm đối với từng bài dạy, từng môn học theo nhóm, tổ chuyên chuyên môn. Giữa kỳ và cuối mỗi học kỳ đều có tổ chức hội thảo, trao đổi rút kinh nghiệm từ cấp trường đến huyện và cấp tỉnh, kịp thời giải quyết những vướng mắc cho giáo viên trong quá trình thực hiện. 3. Chỉ đạo thực hiện việc triển khai thay sách ở địa phương: - Cung cấp đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đến tất cả các trường tiểu học; tổ chức hội nghị hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kế hoạch dạy học; giảng dạy các môn học cho các vùng miền; dạy học 2 buổi/ngày; đánh giá xếp loại học sinh cho tất cả cán bộ phòng GD&ĐT và trường tiểu học. - Chỉ đạo cụ thể việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học đạt yêu cầu theo qui định của Bộ; vận động phụ huynh đầu tư mua sắm dụng cụ học tập cho con em .đảm bảo mức tối thiểu cho hoạt động dạy và học. - Mở rộng thêm số trường, lớp, học sinh học 2 buổi/ngày ở những nơi có điều kiện. - Tổ chức giao lưu, sinh hoạt chuyên môn giữa các trường và cụm trường, dự giờ, thăm lớp; hội thảo rút kinh nghiệm suốt trong quá trình triển khai thay sách giáo khoa chương trình tiểu học mới. Nhiều bài học kinh nghiệm được vận dụng thực hiện có hiệu quả. - Tích cực phát triển trường lớp mẫu giáo nhất là lớp mẫu giáo 5 tuổi. Những nơi quá khó khăn, mở lớp mẫu giáo 36 buổi nhằm tạo điều kiện cho các cháu được giao tiếp, chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào học lớp 1. Thành lập và chỉ đạo hoạt động tích cực của Ban đại diện CMHS và nhân viên hỗ trợ giáo viên ở các điểm trường (trong khuôn khổ DATKK) nhằm giúp đỡ giáo viên và học sinh DTTS ở vùng khó khăn học tập có hiệu quả. 4. Trong quá trình thực hiện, Sở và phòng GD&ĐT thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra công tác quản lí và thanh tra chuyên môn; chỉ đạo chặc chẽ công tác kiểm tra nội bộ trường học. Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung chủ yếu đối với nhiệm vụ thay sách giáo khoa mới, kịp thời phát hiện những ưu điểm để phát huy và uốn nắn những sai sót, lệch lạc trong quá trình thực hiện. B. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU SAU 5 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA MỚI I. Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục tiểu học - Nội dung chương trình sách giáo khoa mới của từng môn hoc, từng khối lớp; biện pháp, qui trình đổi mới phương pháp dạy họcđánh giá kết quả học tập của học sinh thể hiện được mục tiêu của GD tiểu học là đào tạo 3 trẻ em thành người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ; chuẩn bị cho các em học tiếp lên cấp trên . - Nội dung chương trình thể hiện được tính toàn diện, thiết thực giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người. Học sinh có được những kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; những thói quen về rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, những hiểu biết sơ giản về chuẩn mực đạo đức, pháp luật, về nghệ thuật . - Nội dung các bài học được chọn lọc đưa vào sách giáo khoa một cách chính xác, vừa sức, gần gũi cuộc sống, phù hợp với tâm lí giao tiếp của lứa tuổi học sinh tiểu học có tác dung giáo dục sâu sắc trong việc hình thành nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của GD tiểu học. - Hình thức và phương pháp dạy họcđánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tích cực hoá vai trò học, lấy học sinh làm trung tâm được định hướng cụ thể trong cách biên soạn sách giáo khoa và sách giáo viên đã định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng và thái độ một cách chủ động, tích cực. II. Chất lượng giảng dạy của giáo viên *Ưu điểm: + Giáo viên bước đầu đã cụ thể hóa được quan niệm về vai trò của dạy học thể hiện bằng những việc làm cụ thể trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy, thiết kế các hoạt động, chuẩn bị đồ dùng dạy-học, tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động học tập. Thông qua hoạt động, giáo viên dẫn dắt các em tự phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ theo mục tiêu bài học đã đề ra một cách chủ động, tích cực. Bài dạy được thiết kế dưới dạng các hoạt động học của học sinh. + Việc chuẩn bị phương tiện dạy-học, thiết kế các hoạt động học tập đều xuất phát từ mục tiêu và nhằm đạt mục tiêu của bài học một cách cụ thể, khắc phục cơ bản được những hạn chế của phương pháp dạy học thuyết giảng theo chương trình cũ. + Hình thức dạy học tổ chức đa dạng theo yêu cầu cụ thể từng bài dạy và đặc trưng từng bộ môn (trên lớp, ngoài lớp, học cá nhân, học theo nhóm .). Khắc phục được cách dạy đồng loạt, đơn điệu trên lớp; bước đầu thực hiện cá thể hoá việc học của học sinh; rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác theo nhóm . + Không khí lớp học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên và đạt hiệu quả. Có thể nói phương pháp dạy-học tích cực trên cơ sở tổ chức hoạt động đã đem lại kết quả như một luồng sinh khí tạo ra sức sống mới trong hoạt động dạy học ở nhà trường tiểu học hiện nay. + Qui định về đánh giá, xếp loại học theo Quyết định số 30 của Bộ GD&ĐT đã thể hiện sự đổi mới toàn diện trong việc đánh giá học sinh tiểu học, là một trong những nội dung quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông, có tác dụng tích cực trong việc định hướng đổi mới phương pháp dạy của giáo 4 viên, đổi mới cách học của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường tiểu học. Tuy nhiên, khi tiến hành đánh giá bằng nhận xét đòi hỏi giáo viên phải: + Nắm chắc yêu cầu, mục tiêu đạt được ở học sinh về kiến thức, kĩ năng, thái độ từng môn học, bài học; nắm được sự phát triển từng học sinh trong suốt quá trình học tập . + Phải tiến hành thường xuyên trong mỗi tiết học; mỗi học sinh có thể phải đánh giá nhiều lần nếu chưa đạt được một chứng cứ của một nhận xét. + Việc đánh giá được tiến hành với từng học sinh hoặc nhóm nhỏ học sinh chứ không thể đồng loạt cả lớp và cùng một thời gian. Từng bước, đội ngũ giáo viên đã quen dần và thực hiện có hiệu quả việc đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập của học sinh. Khẳng định những ưu điểm của cách đánh giá mới trong việc dạy học và giáo dục học sinh: * Dạy học hướng trọng tâm vào người học, dạy học sát đối tượng. Giáo viên gần gũi, giúp đỡ học sinh thường xuyên, liên tục hơn. Học sinh tích cực hoạt động và hứng thú hơn trong học tập; giảm sức ép cho giáo viên và học sinh; tạo ra không khí thi đua lành mạnh trong học tập. * Trách nhiệm của hiệu trưởng và giáo viên được nâng cao hơn. Sự cố gắng và kết quả học tập của học sinh gắn chặt với quá trình dạy học của giáo viên. Giáo viên phải liên tục điều chỉnh phương pháp trong quá trình dạy học để học sinh bộc lộ được những chứng cứ của từng nhận xét. Giáo viên chăm lo, quan tâm hơn đến học sinh (quan sát, ghi chép chứng cứ). * Các nhận xét gắn chặt với mục tiêu tiết dạy, môn học, do đó khi đạt được nhận xét là đạt yêu cầu chuẩn của tiết học, môn học. Cách đánh giá bằng nhận xét thực sự góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. *Hạn chế: + Một số giáo viên còn lúng túng trong việc thiết kế các hoạt động và tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động khi tiến hành tiết dạy trên lớp; nhiều giáo viên còn dạy học rập khuôn theo sách giáo viên . + Môn Mỹ thuật và môn Âm nhạc, thiếu giáo viên dạy chuyên, nên chất lượng dạy học thấp. + Việc thực hiện đánh giá học sinh theo qui định mới của Bộ GD&ĐT bước đầu cũng có nhiều khó khăn, lúng túng. Cách đánh giá mới đòi hỏi giáo viên phải làm việc nhiều hơn, quan sát, ghi chép, nhớ nhiều nhận xét. Do đặc điểm học sinh lớp 1-2-3, các em chưa ổn định, thay đổi sự bộc lộ các chứng cứ qua nhiều lần kiểm tra cũng gây khó khăn cho giáo viên. III. Kết quả học tập của học sinh * Ưu điểm + Đối với học sinh, vai trò các em được tôn trọng hơn, bình đẳng và gần gũi hơn trong quan hệ với thầy, cô giáo, với bạn bè trong lớp học; ít bị ràng buộc về tâm lí trong hoạt động giao tiếp. Nhờ đó mà động lực học tập được phát sinh, kích thích các em hứng thú, ham thích, tự tin hơn trong học tập và học tập có hiệu quả. Nội dung chương trình phù hợp, cách trình bày 5 sách giáo khoa, phương pháp dạy học tích cực và đổi mới cách đánh giá học sinh . đã phát huy được vai trò tự học, tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng và thái độ theo yêu cầu bài học đề ra. + Chất lượng học tập của học sinh đối với các bộ môn đều đạt yêu cầu cao hơn so với chương trình cũ. Các môn đánh giá bằng nhận xét, hầu hết học sinh đều đạt yêu cầu trở lên (Kèm theo các bảng thống kê chất lượng). Tuy mới chỉ là kết quả bước đầu, nhưng những kết quả nêu trên là hết sức quan trọng. Nó đã khẳng định trong thực tế chủ trương đổi mới giáo dục, thực hiện thay sách giáo khoa chương trình tiểu học mới là hết sức đúng đắn, khả thi. Với kết quả đạt được đã tạo niềm tin, khích lệ đội ngũ cán bộ, giáo viên phấn đấu nhiều hơn nữa trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường. *Khuyết điểm: + Những kết quả như đã nêu trên được thể hiện rõ ở khu vực đồng bằng, thị xã - những nơi có điều kiện thuận lợi về đội ngũ CB-GV, về CSVC-TB dạy-học, về điều kiện kinh tế- xã hội. Nhưng nhìn chung, chất lượng giáo dục toàn diện vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là đối với các trường tiểu học thuộc khu vực miền núi cao, vùng sâu, vùng xa, gặp rất nhiều khó khăn, thể hiện ở các mặt sau: + Các môn Nghệ thuật, Thể dục, các môn học tự chọn .do thiếu các điều kiện nên chất lượng dạy và học chưa đạt yêu cầu. + Học sinh ở miền núi, ở vùng khó khăn , học sinh dân tộc thiểu số chất lượng học tập các bộ môn rất thấp; tỉ lệ học sinh xếp loại yếu chiếm tỉ lệ cao, nhất là môn Tiếng Việt và Toán. IV. Cán bộ quản lí: Trong quá trình thực hiện đổi mới GD tiểu học, triển khai thay sách giáo khoa chương trình tiểu học mới, đội ngũ cán bộ quản lí giữ một vai trò hết sức quan trọng. Đội ngũ cán bộ quản lí đã thực hiện tốt công tác tham mưu cho các cấp lãnh đạo, tuyên truyền chủ trương về đổi mới giáo dục sâu rộng trong nhân dân dân; huy động được các nguồn lực tinh thần và vật chất trong cộng đồng tham gia xây dựng các điều kiện thiết yếu để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đổi mới giáo dục; xây dựng đội ngũ giáo viên, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, bố trí công tác một cách hợp lí; đầu tư cơ sở vật chất- thiết bi dạy học tạo điều kiện thuận lợi giúp giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy. Đội ngũ cán bộ quản lí đã thực hiện tốt nhiệm vụ chỉ đạo chuyên môn nâng chất lượng dạy và học các bộ môn, công tác thanh kiểm tra, giúp giáo viên dạy tốt, đạt mục tiêu của đổi mới đề ra. Qua 5 năm thực hiện đổi mới GD tiểu học, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí đã được nâng lên nhiều mặt góp phần rất quyết định trong việc đổi mới GD tiểu học, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ thay sách giáo khoa chương trình tiểu học mới. 6 *Hạn chế: + Một bộ phận cán bộ quản lí năng lực hạn chế, nhận thức chưa hết yêu cầu của đổi mới giáo dục nên trong việc thực hiện còn lúng túng, thiếu kế hoạch cụ thể và những biện pháp tích cực nên hiệu quả thấp. + Công tác thanh kiểm tra không thường xuyên; thông tin báo cáo không kịp thời; hạn chế trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - chưa phát huy hết tác dụng thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục theo yêu cầu của đổi mới. V. Chương trình, sách giáo khoa 1. Ưu điểm: Chương trình và sách giáo khoa có những ưu điểm cơ bản thể hiện được sự đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy-học, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo tinh thần NQ/40 của Quốc hội. + Nội dung chương trình đảm bảo thời lượng thực hành phù hợp với trình độ tiếp thu và hoạt động giao tiếp của lứa tuổi học sinh tiểu học. + Sách giáo khoa đã thể hiện được định hướng đổi mới phương pháp dạy- học theo yêu cầu của Luật Giáo dục. Nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản đảm bảo được tính giáo dục, khoa học, hiện đại và thiết thực. + Cách biên soạn mỗi cuốn sách, cấu trúc từng bài học đều theo hướng hoạt động, tạo được sự phối hợp cùng làm việc giữa thầy và trò, giúp giáo viên đổi mới cách dạy, học sinh làm quen dần với phương pháp tự học. + Sách giáo khoa mới hình thức đẹp, kênh hình, kênh chữ kết hợp hài hoà, tạo hứng thú cho học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức, hình thành kĩ năng và thái độ theo mục tiêu bài học đề ra. 2. Góp ý về sách giáo khoa - Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 : + Phần vần chưa học (oăc, uây, yêt, uyt, uyu) nhưng phần luyện tập tổng hợp lại yêu cầu học sinh tìm tiếng có vần kể trên. Bài 62 vần um trong tiếng chùm. Bài 56 vần ang trong từ chín vàng. + Tuần 26, bài tập đọc “Chú Công” có câu mẫu còn dùng tiếng địa phương trong câu : “Con cóc là cậu ông Giời” + Bài 97 (Ôn tập các vần oan, oach, oăng, .phần trình bài trong sách giáo khoa chưa chính xác, với cách trình bày như vậy giáo viên rất lúng túng khi hướng dẫn học sinh ghép các âm để tạo vần. - Sách giáo khoa Tiếng Việt 2: + Bài Tập đọc “Quà của bố” cần vẽ rõ tranh những con vật mà học sinh ít biết. 7 + Phân môn Tập làm văn: ở các tuần 1, 3, 4, 7 số lượng bài tập trong một tiết quá nhiều, không đủ thời gian chuyển tải hết đến học sinh. - Sách giáo viên: + Tuần 6: Không cho giáo viên sử dụng thuật ngữ “ khẳng định- phủ định” nhưng đề bài Tập làm văn lại ghi rõ “khẳng định- phủ định” gây lúng túng cho giáo viên. + Tập làm văn (tuần 28) trong phân phối chương trình yêu cầu tả ngắn về cây cối nhưng ở SGK và SGV yêu cầu trả lời về quả (măng cụt). + Phân môn Tập làm văn, Luyện từ và câu ở SGV & SGK nên chọn và có đề bài nhằm giúp học sinh dễ tìm bài trong ôn tập. + Cần cung cấp tranh giúp học sinh hiểu khái niệm từ trong các bài tập đọc sau : * Cà cuống, niềng niễng, xập xành, muỗm trong bài: Quà của bố (trang 106/SGK Tiếng Việt 2/tập1) * Gọng vó, săn sắt, thầu dầu trong bài: Trên chiếc bè trang 34/SGK Tiếng Việt 2/tập1) * Chim Kơ-púc trong bài: Chim rừng Tây nguyên (trang 34/SGK Tiếng Việt 2/tập2). - Sách giáo khoa Tiếng Việt 3: + Đối với phân môn Tập làm văn có một số bài có nội dung chưa thực sự phù hợp như bài viết thư cho một bạn ở tỉnh khác để làm quen (Tuần 13); tập tổ chức cuộc họp (Tuần 7); viết thư cho một bạn nước ngoài để làm quen và tỏ tình thân ái . + Một số tiết nội dung quá dài không đủ thời gian chuyển tải: Nói, viết về cảnh đẹp đất nước (Tuần 12); tiết 8; tiết 10, .hay các tiết Tập đọc- Kể chuyện. + Phân môn LT&C: Phần ôn tập giữa kỳ I bài tập 2 của cả hai tiết 5 và 6 đều có dạng tìm tính từ bổ nghĩa cho danh từ nhưng phần này chưa học. + Cần cung cấp tranh giúp học sinh hiểu khái niệm từ trong các bài tập đọc sau : * Trâm bầu trong bài: Cô giáo tí hon (trang 18/SGK Tiếng Việt3/tập1) * Ô quả trám trong bài: Người lính dũng cảm * Cây nêu trong bài: Những chiếc chuông reo (trang 38/SGK Tiếng Việt 3/tập 1) * Đánh giậm trong bài: Con cò (trang 111/SGK Tiếng Việt 3/tập 2). + Cần cung cấp tranh giúp học sinh biết một số loại quả, cây, rễ trong chủ đề về tự nhiên ở môn Tự nhiên & xã hội như: * Cây Kơ-nia. Quả măng cụt. Rễ nhân sâm, rễ tam thất - Thủ công 1: phần xé dán (tiết 2 và 3) nên cho mỗi bài 2 tiết mới hoàn thành được sản phẩm ngay tại lớp. Phần cắt dấn các hình đơn giản mỗi bài 2 tiết (từ tiết 25 đến 30) nên giảm lại còn mỗi bài 1 tiết. 8 Môn Sách/bài/ trang Nội dung góp ý Đề xuất chỉnh lý Địa 5 118/SGK Châu Phi *SGK không thống nhất: - Hơn 1/3 dân số châu Phi thuộc là người da đen (Phần tìm hiểu bài - trang 118) - Dân cư châu Phi chủ yếu là người da đen (Phần tóm tắt - trang 120) - Bỏ từ “thuộc”. Chỉnh lại thống nhất trong SGK. Địa 5 120/SGK Ai Cập *SGK và SGV không khớp nhau: SGK: Ai Cập nằm ở Bắc Phi là cầu nối giữa châu Phi và châu Á. SGV: Ai Cập nằm ở Bắc Phi, cầu nối giữa 3 châu lục Á, Âu, Phi. Chỉnh lại đúng và thống nhất ở 2 loại sách (SGV&SGK) Địa 5 94/SGK Trên lược đồ “công nghiệp Việt Nam” trong SGK thiếu địa danh khai thác than. Bổ sung địa danh khai thác than vào lược đồ để việc dạy-học đạt mục tiêu bài học. Sử 5 41/SGV 48/SGV Bài: “Thu Đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”. Bài: “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” Bổ sung thêm ý nghĩa chiến thắng vào SGV để GV có tư liệu cung cấp thêm cho HS. Sử 5 41/SGK - Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ là 20/7/54 hay 21/7/54 ? - Bài “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” SGK viết ở Kỳ I, phân phối chương trình chuyển Kỳ II. - Chỉnh lại cho đúng. -Cần sắp xếp phân phối chương trình như SGK. Sử 4 Trang 58 LS&ĐL4 Ngày 5.12.1999, phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới Ngày 4.12.1999, phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới Khoa học L5 Trang 40 & 41 KH Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ Không có mục bạn cần biết để HS ghi nhớ. Cần bổ sung để HS dễ ghi nhớ 9 Tiếng Việt 4 Trang 6/tập II Chính tả Bài tập 3: yêu cầu HS xếp các từ ngữ sai chính tả vào cùng một cột là không cần thiết. Vì HS phải tự mình viết các từ sai chính tả nầy một lần nữa . Điều nầy về mặt sư phạm chưa tốt Yêu cầu HS viết lại cho đúng các từ sai chính tả. Tiếng Việt 4 Trang 38/ tập II Trang 67/tập II Việt T2 Tr 107 Tập đọc -Bài: Chợ Tết Dòng thơ: "Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu" - Bài : Thắng biển "Tóc dài mồ hôi như suối, HS chưa học biện pháp tu từ cường điệu nên rất khó hiểu.GV khá lúng túng khi HS hỏi Hay từ cánh đồng xa (in lần đầu) Hay từ cánh rừng ra (tái bản) Cần chú giải vào cuối bài nghĩa của dòng thơ Cần chú giải vào cuối bài Đề nghị xác định đúng Tiếng Việt 4 Trang 113/tập II Trang 143/tập I Tập làm văn - Chỗ nầy ghi Kết bài (trang 122/tập I), chỗ khác ghi Kết luận (trang 113/tập II) - Cái cối tân Cần thống nhất thuật ngữ trong SGK HS & GV không có thực tế cái cối xay lúa bằng tre nên khó nhận xét. Cần thay bằng bài văn tả đối tượng khác gần gũi với HS hơn. Tiếng V iệ t 5 Trang 9/tập II Luyện từ & câu Bài tập 3d: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép. "Vì trời mưa to ." Căn cứ vào câu lệnh HS chỉ thêm vế câu, không thêm quan hệ từ. Điều chỉnh câu lệnh cho rõ hơn để HS thực hiện yêu cầu thêm vế câu có cả quan hệ từ Toán 4 SGK/40 941302 – 298764 48796 + 63584 Cần chỉnh lại vì nhớ liên tiếp đến 5 lần (quá tải với hs) Toán 5 SGK/47 (bài 1b 56m29cm = .dm 56m29cm = .m 10 [...]... nhiều bộ sách giáo khoa được thẩm định để nhà trường, giáo viên chọn lựa dạy học có hiệu quả *Đề nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo: - Cần thống nhất nội dung trong mẫu sổ ghi điểm, học bạ khớp với nội dung qui định tại Quyết số 30 về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học Ban hành qui định mẫu thiết kế về qui cách phòng học, bàn ghế học sinh theo yêu cầu của đổi mới giáo dục và tạo điều kiện cho học sinh khuyết... kinh phí bổ sung thiết bị dạy học hàng năm sau thời gian sử dụng đã bị hư hỏng + Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được tổ chức chặc chẽ, nghiêm túc phản ảnh đúng chất lượng thực chất kết quả học tập của học sinh Nói tóm lại, để thực hiện có kết quả nội dung chương trình tiểu học mới phải tiến hành đổi mới đồng thời các thành tố của quá trình dạy học một cách đồng bộ 2 Đề xuất,... hành, luyện tập của học viên trong quá trình bồi dưỡng + Tăng cường cơ sở vật chất sư phạm nhà trường, cải biến môi trường lớp học, bàn ghế học sinh theo yêu cầu đổi mới tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức được các hình thức, hoạt động dạy học theo yêu cầu đổi mới phương pháp; cung cấp thiết bị dạy học đạt mức tối thiểu (1 bộ / lớp); mở rộng số trường, lớp, học sinh học 2 buổi/ngày; dạy học các môn tự chọn... các phòng giáo dục và đạo tạo, các trường tiểu học, đảm bảo số lượng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở từng đơn vị Kiện toàn đội ngũ giáo viên, ổn định về số lựơng và cơ cấu bộ môn (bổ sung đủ số lượng giáo viên dạy môn Nghệ thuât, Thể dục, Ngoại ngữ, Tin học) + Việc tập huấn cho giáo viên thực hiện thay sách giáo khoa mới cần kết hợp với chương trình... Toán SGK/11 Học sinh chưa học đến 6 chữ số mà Thay bài tập khác 4 bài tập yêu cầu so sánh 6 chữ số VI Thiết bị dạy học: *Ưu điểm + Nhà nước đầu tư nguồn ngân sách xây dựng cơ sở vật chât, mua sắm thiết bị dạy học phục vụ đổi mới GDTH trong 5 năm qua là rất lớn giúp cho các trường học, giáo viên có điều kiện thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, rèn luyện kĩ năng thao tác thực hành cho học sinh + Danh... khuyết tật được hoà nhập học tập thuận lợi * Với địa phương: - Tăng nguồn ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất- thiết bị dạy học đáp ứng được yêu cầu đổi mới hình thức và phương pháp dạy học - Các cấp quản lí giáo dục cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát, đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời trong quá trình chỉ đạo, thực hiện Nơi nhận: - Vụ GDTH-Bộ GD&ĐT(Báo cáo); KT.GIÁM ĐỐC (PGĐ Trương Văn... dạy học và giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện của nhà trường + Quán triệt trong toàn ngành tạo ra sự nhất trí, đồng thuận cao về nhận thức và hành động trong đội ngũ cán bộ giáo viên, tạo điều kiện, động viên, 11 khích lệ đội ngũ cán bộ giáo viên tích cực nghiên cứu, hiến kế hay nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được phân công + Củng cố bộ máy chỉ đạo tiểu học từ Sở đến các phòng giáo... cho giáo viên tham khảo, minh hoạ trong tiết dạy + Thiết bị dạy học thường tập trung vào phòng ĐDDH ở điểm trường chính, nhiều nơi chưa có tủ riêng ở từng phòng học cũng như ở điểm trường lẻ nên việc sử dụng ít có hiệu quả Công tác bồi dưỡng về kĩ thuật sử dụng thiết bị dạy học cũng chưa được chú ý đúng mức; một bộ phận giáo viên ngại sử dụng và tổ chức cho học sinh hoạt động thực hành C BÀI HỌC KINH... chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức học 2 buổi/ngày cho học sinh và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học + Các trang thiết bị dạy học, đầu năm thường cung cấp chậm, không đủ chủng loại và không đạt yêu cầu tối thiểu gây khó khăn cho công tác quản lí và giảng dạy Nhiều loại thiết bị chất lượng kém như cặp thanh phách bằng tre non gõ không kêu, song loan thì quá cứng, giá vẽ thì quá yếu, tủ đựng ĐDDH chất... sinh + Danh mục thiết bị dạy học do Bộ GD&ĐT ban hành từ lớp 1 đến lớp 5 cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy học theo nội dung, chương trình sách giáo khoa mới Chất lượng TBDH ngày càng được cải thiện, nhất là thiết bị dạy học ở khối lớp 5 + Hầu hết các đơn vị đều bảo quản tốt, sử dụng có hiệu quả trong các tiết dạy Ngoài thiết bị mua theo danh mục, các trường còn tổ chức cho giáo viên tự làm thêm ĐDDH để . Qui định về đánh giá, xếp loại học theo Quyết định số 30 của Bộ GD&ĐT đã thể hiện sự đổi mới toàn diện trong việc đánh giá học sinh tiểu học, là một. mới trong việc dạy học và giáo dục học sinh: * Dạy học hướng trọng tâm vào người học, dạy học sát đối tượng. Giáo viên gần gũi, giúp đỡ học sinh thường xuyên,

Ngày đăng: 08/10/2013, 21:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan