SKKN: ƯDCNTT dạy Khoa học 5

22 1.1K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
SKKN: ƯDCNTT dạy Khoa học 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐIỆN BÀN TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI ************************* SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY TIẾT ÔN TẬP MÔN KHOA HỌC LỚP 5 NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH NĂM HỌC: 2009- 2010 Họ và tên : Huỳnh Thị Mỹ Phước Tổ : Năm Chức vụ : Giáo viên + BCHCĐGD Huyện 2 I. ĐỀ TÀI : ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY TIẾT ÔN TẬP MÔN KHOA HỌC LỚP 5 NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH. II. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tầm quan trọng của đề tài: Môn Khoa học là môn học mang tính khoa học và thực hành cao, nhất là các tiết ôn tập, không chuẩn bị kỉ đồ dùng dạy học thích hợp thì tiết học trở nên khô khan, cứng nhắc. Vì vậy, để tạo cho học sinh hứng thú trong học tập và yêu thích môn Khoa học đòi hỏi phải giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng dạy học cho thích hợp với từng hoạt động của bài dạy (phương pháp truyền thống ) Ngày nay, với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực học tập của học sinh thì các phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy học ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình lĩnh hội tri thức mới. Xuất phát từ thực tế trên, khi dạy các tiết ôn tập môn Khoa học 5 việc sử dụng trực quan: các hình ảnh, các thí nghiệm, bản biểu,…là một phương tiện rất quan trọng. Nó không chỉ là phương tiện để giáo viên minh hoạ cho bài giảng mà còn là phương tiện chứa đựng kiến thức để học sinh khai thác, vì thế trong tiết học ôn tập Khoa học không thể thiếu hình ảnh sinh động. Phần Khoa học của SGK lớp 5 gồm 3 bài ôn tập ( không kể các bài ôn và kiểm tra học kì ). - Tiết 20-21: Ôn tập:Con người và sức khỏe - Tiết 49-50: Ôn tập: Vật chất và năng lượng - Tiết 61 : Ôn tập: Thực vật và động vật Ứng dụng CNTT vào việc dạyhọc cũng nhằm thực hiện chủ trương “Cải tiến phương pháp dạy học”, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên chỉ là người tổ chức các hoạt động thông qua trực quan sinh động, học sinh tư duy và tự phát hiện tìm ra kiến thức mới của bài học. Ứng dụng CNTT vào các tiết ôn tập, ngoài chức năng trực quan, các hình ảnh ở Sách giáo khoa và tranh ảnh sưu tầm trên mạng Internet, hình ảnh động sẽ làm cho bài giảng hấp dẫn, tiết học sinh động, học sinh thích thú với những cái mới lạ.Từ đó làm cho học sinh cần tìm tòi và khám phá hơn nữa. Việc đẩy mạnh và ứng dụng công nghệ vào công tác dạy học là một trong những yêu cầu tất yếu khách quan nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là Chuẩn hoá, Hiện đại hoá và Xã hội hoá trong Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước nói chung và ngành Giáo dục nói riêng nhằm tiếp cận nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy là thực hiện chủ trương đổi mới trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng 3 dạy đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông từ nay đến 2020. 2. Thực trạng của đề tài: Trước đây chúng ta thường tổ chức tiết ôn tập bằng phương pháp truyền thống, với thời lượng 1 tiết thì ta chỉ có thể hệ thống lại kiến thức và giải một vài bài tập đơn giản (do không có sử dụng trực quan các hình ảnh ).Với hình thức này thì chỉ những em khá giỏi mới đủ khả năng tiếp nhận được, còn các HS yếu kém hầu như đứng ngoài cuộc. Việc giảng dạy tiết ôn tập Khoa học ở các trường chưa đạt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cơ bản trong quá trình học tập trên lớp, thực tế còn nhiều hạn chế sau: - Chưa quan tâm đúng mức việc xác định Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt được sau các tiết ôn tập. Khi dạy giáo viên chỉ chú trọng chuyển tải nội dung mà chưa quan tâm đúng mức đến phần thực hành, liên hệ thực tế. - Việc soạn giảng của giáo viên còn nặng về hình thức, sơ sài, chưa thể hiện được ý đồ mục tiêu của bài dạy, chưa có đủ thông tin tích cực đến với học sinh. - Việc sử dụng ĐDDH, thiết bị dạy học dù có nhiều cố gắng nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Quá trình thực hiện cho thấy chỉ mới dừng lại ở việc tổ chức HS quan sát và rút ra kết luận cho bài học dẫn đến HS có thói quen học thuộc bài. Trong thực tế hiện nay, ở một số đơn vị trường học nói chung, trường tiểu học Nguyễn Trãi chúng tôi nói riêng. việc ứng dụng CNTT vào dạy học chưa được đồng bộ, còn nhiều lúng túng đặc biệt là các tiết ôn tập, cụ thể là môn Khoa học. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã nhận thức rằng trong quá trình giảng dạy ôn tập Khoa học muốn đạt hiệu quả và chất lượng cần phải sử dụng trực quan các hình ảnh và nhất là việc đưa CNTT vào giảng dạy thì học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu bài và nắm chắc được kiến thức trọng tâm, đồng thời kích thích được sự say mê, hứng thú, tìm tòi và khai thác những cái mới, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. 3. Lý do chọn đề tài: Để khắc phục những khó khăn trước đây, chúng ta có thể tổ chức tiết ôn tập bằng phương pháp trình chiếu kết hợp tương tác giữa thầy và trò. Với hình thức dạy học này ta có đủ thời gian để giúp các em củng cố và mở rộng kiến thức bằng các bài tập trắc nghiệm, bài tập nối, trò chơi, . dễ dàng tạo tình huống sư phạm để thu hút sự chú ý của HS và do tính trực quan cao nên HS yếu kém dễ vào cuộc. Mặc khác từ việc tổ chức thi đua giữa các nhóm qua từng hoạt động sẽ tạo không khí vui tươi hứng khởi, giúp các em củng cố lại kiến thức một cách nhẹ nhàng. Từ những thực trạng chung cho học sinh khối 5 nêu trên và đặc biệt là những lớp tôi chủ nhiệm trước đây. Qua nắm bắt một số thông tin từ giáo viên khối lớp 4, tôi nhận thấy những lớp qua thực hành các tiết ôn tập môn Khoa học kết quả đạt được chưa cao ( Hơn 70%) 4 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục từ nay đến năm 2020 nhất là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo theo tinh thần Chỉ thị 40/CT-BBT, đặc biệt đẩy mạnh CNTT vào dạy học. Từ yêu cầu đó, trong quá trình giảng dạy bản thân luôn suy nghĩ làm thế nào để cho HS tiếp cận các tiết dạy bằng bài giảng điện tử, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo xu thế hội nhập và phát triển giáo dục theo hướng hiện đại, xin được trình bày vắn tắc một vài kinh nghiệm nhỏ với nội dung đề tài sau: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy tiết ôn tập môn Khoa học Lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh” 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài: Do thời gian, điều kiện và khả năng có hạn nên tôi đưa việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy tiết ôn tập môn Khoa học khối lớp 5 trong trường tiểu học Nguyễn Trãi, huyện Điện Bàn. Đặc biệt là lớp 5A mà tôi đang chủ nhiệm, trong năm học 2009 - 2010 đến nay, bước đầu đạt một số kết quả, xin được trình tóm tắt với nội dung đề tài trên. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Thực hiện chủ trương của Bộ GD-ĐT từng bước đưa tin học vào giảng dạy, năm học 2008-2009 những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ GD-ĐT đề ra với chủ đề năm học là “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lí, trong giảng dạy và đổi mới quản lí tài chính”.Với những yêu cầu đó, trong năm học qua việc Ứng dụng CNTT vào giảng dạy, soạn giáo án điện tử (Powerpoint),…đã được chú trọng. Qua quá trình giảng dạy ở lớp Năm, chúng tôi nhận thấy rằng việc dạy học bằng bài giảng điện tử là cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học, phát huy tính chủ động, tích cực học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hoạt động nhóm để trao đổi học tập là yếu tố rất cần thiết không thể thiếu trong quá trình giảng dạy, còn giảng dạy đối với môn khoa học (tiết ôn tập) rất mới mẽ, mang tính khoa học và thực hành cao. Vây, việc dạy học có sử dụng hình ảnh trực quan là nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh và đạt hiệu quả cao trong giảng dạyhọc tập, nhất là thực hiên vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của giáo viên, tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Mặc khác, thực hiện các cuộc vận động “Hai không”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong các tiết dạy tôi đã phân nhóm đối tượng học sinh nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của bài dạy. Xuất phát từ yêu cầu trên, việc dạy học của mỗi bản thân giáo viên chúng tôi hiện nay đều có trách nhiệm đầu tư suy nghĩ, nghiên cứu tìm tòi ra giải pháp tốt nhất để tạo mọi đối tượng học sinh có hứng thú, say mê học tập . Đối với ngành GD-ĐT trong thời gian qua không ngừng cải cách để nâng cao chất lượng dạy và học, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là một công cụ, là yếu tố tất yếu để giúp cho thầy cô nắm được những yêu cầu phát triển nhằm giúp truyền đạt kiến thức đến người học một cách có hiệu quả, chất 5 lượng hơn, năng lực và trình độ nghề nghiệp cũng được nâng lên ngang với tầm cao mới. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Như chúng ta đã biết, thế kỷ XXI là thế kỉ khoa học, kỹ thuật phát triển như vũ bão. Cả thế giới đang hướng vào kinh tế tri thức và xã hội học tập. Đất nước ta cũng đang bước vào thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập quốc tế nói chung, ngành giáo dục không ngừng cải tiến đổi mới nhằm phù hợp yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua các hình ảnh trực quan bằng các hình ảnh động làm cho tiết học sinh động hơn, học sinh tự tư duy và tự phát hiện tìm ra kiến thức mới của bài học. Đối với giáo viên việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho tiết dạy ( Nhất là tiết ôn tập môn khoa, sử, địa cũng đỡ vất vả hơn mà bài dạy lại sinh động và phong phú hơn). Việc ứng dụng CNTT vào công tác dạyhọc nhằm tiết kiệm được thời gian ghi bảng và những thao tác khác để tập trung thời gian cho việc rèn luyện kĩ năng, nội dung và hình thức trình bày phong phú, đưa được những hình ảnh động kích thích sự hứng thú học tập của HS, tạo những thí nghiệm ảo (các phương tiện khác không thể thực hiện được). Ứng dụng CNTT vào dạy tiết ôn tập môn Khoa học 5 là một biện pháp giúp học sinh tích cực, tự giác học tập, gây hứng thú, say mê với môn học, đồng thời khắc sâu thêm kiến thức. Chính vì thế, giáo viên phải nghiên cứu kỹ các tranh ảnh, đồ dùng dạy học cho từng tiết ôn tập đảm bảo rõ ràng, chính xác đẹp và sắp xếp theo thứ tự từng hoạt động. Trong từng bài ôn, sách giáo khoa đều có tranh ảnh nhưng do điều kiện của giáo viên còn hạn chế (về cách vẽ, thời gian, giấy vẽ…), đồng thời ở các trung tâm sách thiết bị trường học lại không bán các tranh ảnh của từng bài. Chính vì thế, việc học tiết ôn tập Khoa học qua ứng dụng CNTT là do khả năng và nhiệt tình của giáo viên đối với giờ dạy. Trong thực tế năm học qua, với đề tài này tôi đã vận dụng thành công và năm học này, tôi tiếp tục đưa vào giảng dạy ở lớp Năm A, trường Tiểu học Nguyễn Trãi. Qua kết quả năm học trước đây, tuy trong phạm vi của lớp song tôi nhận thấy có những tiến bộ rõ rệt của học sinh nên cần được áp dụng. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Tổ chức dạy tiết ôn tập Khoa học 5 thông qua việc ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS, phù hợp theo nhóm đối tượng HS trong lớp để mọi đối tượng được tham gia học tập và tiếp thu bài tốt. Để vận dụng có hiệu quả ứng dụng CNTT vào giảng dạy, đặc biệt là tiết ôn tập Khoa học 5 rất đa dạng và phong phú. Nếu được sắp xếp một cách hợp lí, chuyển tải nội dung tranh ảnh phù hợp, các trò chơi đơn giản nhưng lôi cuốn HS thì sẽ giải 6 quyết nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng, thỏa mái. Nội dung học tập được đưa vào trò chơi làm trẻ tích cực hơn trong việc tiếp nhận nội dung học tập. Để tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy tiết ôn tập môn Khoa học nói chung và tiết ôn tập nói riêng có kết quả tôi thực hiện các bước sau: Bước 1: Tạo nhận thức cho bản thân về vận dụng CNTT vào giảng dạy nhằm mục đích gì và để làm gì? Trước hết, bản thân thấy được tầm quan trọng trong việc vận dụng CNTT vào giảng dạy là nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy, tiếp cận nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Bước 2: Bản thân phải tự làm quen và soạn giáo án trên máy vi tính, trên wort và trên Powerpoint, biết cách sử dụng hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học là phải khai thác triệt để các nội dung tư liệu, đặc biệt là các tư liệu multimedia (âm thanh, hình ảnh, phim, Flash…) đạt theo chuẩn kiến thức kĩ năng của từng tiết dạy. Bước 3: Chuẩn bị bài của giáo viên và học sinh a) Giáo viên: (Xem phụ lục 2) - Xác định mục tiêu chuẩn kiến thức kĩ năng của bài dạy. - Thiết kế nội dung cho từng hoạt động của bài dạy. - Chuẩn bị tư liệu, tranh ảnh, phương tiện cần thiết cho tiết học đó. - Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ( ở cuối tiết học trước ) b) Học sinh: - Chuẩn bị kĩ các nội dung theo yêu cầu của giáo viên. Bước 4: - Tùy theo nội dung của từng hoạt động, giáo viên tìm tranh ảnh, hình ảnh động phù hợp với các câu hỏi ôn tập của bài. Biết tìm những tranh làm hình ảnh nền cho trò chơi củng cố bài phù hợp với nội dung tiết ôn tập đó. Ví dụ minh họa : ( Chỉ minh họa 2 tiết cho đề tài ) 7 Tiết 49;50 : ÔN TẬP VẬT CHẤT NĂNG LƯỢNG 8 Tiết 61: ÔN TẬP THỰC VẬT ĐỘNG VẬT 9 10 VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : 1. Kết quả đạt được : Trong kì I năm học 2009 – 2010 thực hiện đề tài này đối với lớp 5A của bản thân tôi làm công tác chủ nhiệm bước đầu đã tạo cho các em hứng thú trong học tập. Theo cách giảng dạy Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy tiết ôn tập Khoa học đã thu hút toàn bộ các đối tượng học sinh trong lớp được học tập, các hình ảnh minh họa, các hình ảnh động, các trò chơi ô chữ, các bài tập trắc nghiệm trên Powerpoint, … giáo viên đưa ra để các em xử lí phù hợp theo các đối tượng nên các em dễ tiếp thu bài. Kết quả sau mỗi bài học ôn 100% học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của bài, tích cực hơn trong học tập. Loại khá, giỏi tăng dần, tỉ lệ trung bình giảm, không có học sinh yếu, kém, năng lực tư duy của các em tốt, phát huy được tính tích cực trong học tập. * Kết quả năm học 2008 – 2009 như sau: ( Khi chưa ứng dụng CNTT) Sĩ số Giỏi Khá Trung bình yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 15/8 5 33,3 6 40 4 26,7 / / * Kết quả năm học 2009 – 2010 như sau: ( Sau khi ứng dụng CNTT ) [...]... 3 Tác giả: Bùi Phương Nga (Chủ biên ) - Lương Việt Thái Sách giáo viên môn Khoa học lớp 5 Nhà xuất bản giáo dục - Mã số: 1G504M6 - Số xuất bản: 151 7/127- 05 4.Tác giả: Bùi Phương Nga (Chủ biên ) - Lương Việt Thái Sách giáo khoa môn Khoa học lớp 5 21 Nhà xuất bản giáo dục - Mã số: 1H504N7 - Số xuất bản: 692-2006/CXB/108- 153 0/GD 5 Một số hình ảnh tìm kiếm trên mạng Internet (có thể vào những trang Website:http://www.google.com.vn/;http://vn.yahoo.com/;http://www.monav... được hình thức dạy học, các hình ảnh, các trò chơi phù hợp theo từng nhóm đối tượng học sinh ở từng trình độ khác nhau của mỗi học sinh có thể tiếp thu được, có như vậy các em mới thích thú học tập Vì vậy, việc giảng dạy muốn đạt hiệu quả, chất lượng làm cho mọi trẻ em trong lớp đều được học tập thì giáo viên tập trung suy nghĩ, nghiên cứu có như vậy hiệu quả mới tốt, học sinh mới ham thích học tập Việc...11 Sĩ số 33/13 Giỏi SL 15 TL 45, 4 Khá SL 12 TL 36,4 Trung bình SL TL 6 18,2 yếu SL / TL / 2 Bài học kinh nghiệm : Trên cơ sở kết quả học tập của lớp tôi và thực tế giảng dạy bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy tiết ôn tập môn khoa học lớp 5, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: - Giáo viên phải chuẩn bị bài chu... tới nội dung phần vật chất và năng lượng II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Chuẩn bị theo nhóm: + Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày, lao động, vui chơi giải trí - Pin, bóng đèn, dây dẫn… + Chuông lắc +Thẻ từ chọn đáp án A; B; C; D - Hình ảnh trang 101, 102 III HOẠT ĐỘNG DẠYHỌC TTDH Hoạt động dạy Hoạt động học 15 Bài cũ B.mới HĐ1 - Cần làm gì để phòng tránh bị điện... - Nhận xét tiết học - Về học bài - Chuẩn bị bài sau: Môi trường KHOA HỌC Tiết : 61 ÔN TẬP THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT I MỤC TIÊU : Ôn tập về: - Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng - Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con - Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh ảnh ở SGK - Phiếu học tập cho các... bảo vệ các loài động vật quý hiếm? + Cần làm gì để cho bầu không khí được trong lành? - Nhận xét tiết học - Về học bài và chuẩn bị bài sau: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa X TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.Tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạyhọc ở trường Tiểu học Tác giả: Nguyễn Đình Quốc Hùng ( Trường TH Chu Văn An, Châu Đức, Bà Rịa, Vũng Tàu ) 2.Tài liệu của... học tập Việc ứng dụng CNTT vào dạyhọc (bằng bài giảng điện tử ) là cải tiến đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS, lúc bấy giờ giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động thông qua hình ảnh trực quan sinh động, học sinh tư duy và tự phát hiện, tìm ra kiến thức mới của bài học Tóm lại, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy (nhất là tiết ôn tập), có những... lôi cuốn tất cả các em tham gia học tập - Giáo viên cần động viên, tuyên dương kịp thời những HS có tinh thần, thái độ học tập tốt để khơi dậy tính tự giác và tinh thần hăng say học tập ở từng em VII KẾT LUẬN : Sau một thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài này vào công tác giảng dạy ở lớp 5A tôi phụ trách bước đầu đã có những kết quả nhất định tạo cho các em có thói quen học tập Trước hết giáo viên phải... vào giảng dạy Chắc chắn sẽ không sao tránh khỏi những thiếu sót Rất mong sự góp ý của quí cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài kinh nghiệm sớm được hoàn thiện và có tính khả thi hơn Người viết Huỳnh Thị Mỹ Phước 13 IX PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI 14 PHỤ LỤC 2: THIẾT KẾ BÀI SOẠN CHO 2 TIẾT ÔN TẬP KHOA HỌC Tiết : 49 ,50 ÔN TẬP... dẫn học sinh chuẩn bị bài đầy đủ trước khi lên lớp - Hướng dẫn học sinh làm quen dần với công nghệ thông tin vì đây là phần còn mới mẽ đối với các em - Phát huy tinh thần tự giác, sự ham tìm tòi học hỏi của học sinh - Giáo viên phải linh hoạt, kết hợp các phương pháp giảng dạy với việc lồng ghép các hình ảnh để kích thích lòng ham hiểu biết của các em - Giáo viên phải quan tâm đến từng đối tượng học . MÔN KHOA HỌC LỚP 5 NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH. II. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tầm quan trọng của đề tài: Môn Khoa học là môn học mang tính khoa học. kỉ đồ dùng dạy học thích hợp thì tiết học trở nên khô khan, cứng nhắc. Vì vậy, để tạo cho học sinh hứng thú trong học tập và yêu thích môn Khoa học đòi hỏi

Ngày đăng: 08/10/2013, 21:48

Hình ảnh liên quan

- Nội dung, hình thức tiết dạy phong phú, đưa được nhiều hình ảnh động, từ đó, tạo được sự kích thích hứng thú học tập của học sinh, tạo được không khí  vui tươi và thi đua trong học tập qua hoạt động  thi đua giữa các nhóm. - SKKN: ƯDCNTT dạy Khoa học 5

i.

dung, hình thức tiết dạy phong phú, đưa được nhiều hình ảnh động, từ đó, tạo được sự kích thích hứng thú học tập của học sinh, tạo được không khí vui tươi và thi đua trong học tập qua hoạt động thi đua giữa các nhóm Xem tại trang 11 của tài liệu.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI  VÀO GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI   - SKKN: ƯDCNTT dạy Khoa học 5
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI VÀO GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI Xem tại trang 13 của tài liệu.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI  VÀO GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI   - SKKN: ƯDCNTT dạy Khoa học 5
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI VÀO GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI Xem tại trang 13 của tài liệu.
=> Tranh hình nền: - SKKN: ƯDCNTT dạy Khoa học 5

gt.

; Tranh hình nền: Xem tại trang 17 của tài liệu.
- GV kẻ bảng thành 2 cột và cho HS điền vào bảng - SKKN: ƯDCNTT dạy Khoa học 5

k.

ẻ bảng thành 2 cột và cho HS điền vào bảng Xem tại trang 18 của tài liệu.
* Cho HS xem một số hình ảnh về động vật - SKKN: ƯDCNTT dạy Khoa học 5

ho.

HS xem một số hình ảnh về động vật Xem tại trang 19 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan