PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH

42 312 0
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH A. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. I. VÀI NÉT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH. 1. Sơ lược về lịch sử Chi nhánh Ngân hàng . Chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình có trụ sở tại 126- Đội cấn Quận Ba Đình - Hà Nội. Tiền thân của chi nhánh Ngân hàng là một chi điếm ngân hàng, được thành lập năm 1959, mới đầu chỉ có trên 10 cán bộ công nhân viên, được Ngân hàng Nhà nước phân công làm việc theo kế hoạch tập trung: kế hoạch tín dụng, kế hoạch tiền mặt. Từ năm 1986 Chi điếm ngân hàng này đã trở thành một ngân hàng chuyên doanh theo Nghị định 53 của Chính phủ. Lúc này Ngân hàng công thương Ba đình là một đơn vị trực thuộc của Ngân hàng Công thương Hà Nội. Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước đã ban hành hai pháp lệnh về ngân hàng; đó là: - Pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, để nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống ngân hàng cho thích ứng với cơ chế thị trường. Việc chuyển đổi hệ thống ngân hàng từ một cấp sang hai cấp cho phép ngân hàng Công thương Ba Đình chuyên sâu vào kinh doanh tiền tệ và làm cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, tổ chức bộ máy, huy động, địa bàn và phạm vi hoạt động. Tháng 9/1993, ngân hàng Công thương Ba Đình được nâng cấp lên thành chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Được đổi thành chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình, là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam. Từ khi được nâng cấp thành chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam, ngân hàng đã hoạt động khá hiệu quả, thực hiện được các nhiệm vụ do ngân hàng công thương Việt Nam . Điều này thể hiện qua các dẫn chứng sau: + Tăng tưởng rõ nét về địa bàn hoạt động và quy mô hoạt động. + Kinh doanh có lãi trong các năm 1999, 2000,2001. + Tổ chức bộ máy được phát triển. + Nhiều nghiệp vụ được mở ra và có hiệu quả. Chi nhánh ngân hàng Công thương Ba đình từ tháng 9 năm 1993 có nhiệm vụ huy động các nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn . Từ các thành phần kinh tế bằng VNĐ và USD để tiến hành cho vay ngắn, trung và dài hạn và thực hiện các nghiệp vụ khác đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư. Cho đến nay, chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình có 8 phòng: 7 phòng chức năng và một phòng giao dịch nâng tổng số lao động lên 310 người. Đã tham gia mạng thanh toán toàn cầu SWIFT. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình có 9 quỹ tiết kiệm và 6 tổ cho vay. Có thể biểu diễn chức năng và số nhân viên của các Phòng, Ban theo bảng sau: STT TÊN PHÒNG SỐ NHÂN VIÊN CHỨC NĂNG 1 Phòng kinh doanh đối nội. 71 - Cho vay NH, TH, bảo lãnh, cầm cố . 2 Phòng kinh doanh đối ngoại 18 - Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ. - Làm các dịch vụ khác 3. Phòng Kế toán tài chính 49 - Kế toán ngân hàng - Hạch toán nội bộ ngân hàng. 4 Nguồn vốn 70 - Thu nhận tiền gửi - Bán kỳ phiếu và trái phiếu - Tính lãi, trả lãi, trả tiền 5. Phòng ngân quỹ 38 - Thu chi tiền mặt ngân phiếu - Bảo quản an toàn kho quỹ 6. Phòng kiểm soát 8 - Kiểm soát nội bộ - Kiểm tra tính đúng pháp luật. 7. Phòng Tổ chức - Hành chính 25 - Tiếp nhận công tác tổ chức, đào tạo, hậu cần . - Khảo sát mở rộng mạng lưới hoạt động. 8. Phòng dao dịch Cầu diễn - Từ liêm - Hà Nội. 27 - Nhận tiền gửi và cho vay. - Mở rộng địa bàn hoạt động. 3. Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh. a. Những khó khăn. Tuy là một ngân hàng ra đời sớm (cách đây đã 30 năm), nhưng mãi tới năm 2002, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình mới thực sự chuyển hẳn sang kinh doanh theo cơ chế thị trường. Trong quá trình chuyển đổi này, Ngân hàng đã vấp phải những khó khăn nhất định. Cụ thể là: - Theo Nghị định 53 của Chính phủ Ngân hàng phải tiến hành chuyển từ cơ chế hoạt động kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, là đơn vị trực thuộc của Ngân hàng Công thương Hà Nội. Việc giao quyền sử dụng nguồn vốn và tìm cách khơi nguồn của ngân hàng đã bị chững lại do thay đổi cơ chế nhanh quá. Mặt khác, một số nguồn vốn phải trả cho ngân sách Nhà nước. - Mô hình tổ chức phục vụ cho cơ chế kinh doanh chưa phù hợp, việc sắp xếp các Phòng, Ban và cán bộ chưa hợp lý. - Trụ sở của Ngân hàng đặt tại 126 Đội Cấn - Quận Ba Đình, Đây là địa bàn có hoạt động kinh tế không sầm uất, chủ yếu là các cơ quan vô vị lợi. Nên ngân hàng đã gặp khó khăn trong việc tạo nguồn và sử dụng nguồn, địa bàn hoạt động . - Đội ngũ cán bộ của ngân hàng mặc dù có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến các hoạt động của ngân hàng nhưng khi chuyển sang cơ chế kinh doanh mới đã tỏ ra lúng túng, chưa nhanh nhạy và thực sự chưa hòa mình vào phong cách quản lý kinh doanh mới. Điều này gây ra bởi cơ chế gò bó trước kia. - Ngân hàng tiền hành họat động kinh doanh của mình trong một môi trường có tính cạnh tranh rất lớn từ hơn 50 ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Mặt khác, Ngân hàng cũng có sự thua thiệt khi bước vào cơ chế mới chậm hơn so với các đối thủ khác trong cùng địa bàn đã sẵn có khả năng thu hút khách. - Khó khăn về đầu ra. b. Những thuận lợi. Tuy có những khó khăn trên, Ngân hàng cũng có những thuận lợi. - Ngân hàng Công thương Việt Nam đã cho phép Ngân hàng Công thương Ba Đình là một chi nhánh của Ngân hàng để triển khai kịp thời hệ thống cơ chế mới cũng như thông tin cụ thể nhằm tạo điều kiện cho việc chuyển đổi của toàn hệ thống và gắn chặt sự hoạt động của các chi nhánh với nhau từ tháng 8/1993. - Bước đầu vào hoạt động mới, Ngân hàng có thể tranh thủ kế thừa, học hỏi những kinh nghiệm rút ra từ những thành công, thất bại những ngân hàng khác. Ngân hàng đã mở rộng được địa bàn hoạt động hầu hết các quận , huyện trên toàn thành phố có điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động, các nghiệp vụ kinh doanh, các loại hình dịch vụ một cách đa dạng. Mặt khác, các nguồn huy động từ tiền gửi khách hàng, tiền gửi các tổ chức tín dụng và tiết kiệm từ dân cư là rất phong phú giúp cho ngân hàng có khả năng đáp ứng tối đa nhu cầu của các doanh nghiệp. Ngân hàng có chính sách khách hàng chu đáo đã tạo lập và duy trì được một đội ngũ khách hàng truyền thống từ nhiều năm nay. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi trong công tác sử dụng nguồn của ngân hàng. Ngân hàng luôn nhận được sử giúp đỡ có hiệu quả và rất kịp thời từ ngân hàng công thương Việt Nam. Cùng sự quan tâm, ủng hộ của các cấp chính quyền thành phố. - Đội ngũ cán bộ và nhân viên ngân hàng đều có trình độ cao, thông thạo các nghiệp vụ, hiểu biết các nguyên tắc và tập quán trong giao dịch các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Ngân hàng đã gia nhập mạng thanh toán toàn cầu SWIFT nhằm mở rộng hoạt động của các nghiệp vụ để cho ngân hàng là một nơi an toàn + uy tín + chất lượng + nhanh chóng + thuận tiện. II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 1. Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1988. Chi nhánh được ngân hàng Nhà nước giao nhiệm vụ và phân công làm việc. Hoạt động của ngân hàng được tiến hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp bao gồm: Kế hoạch hóa tín dụng, kế hoạch hóa tiền mặt. Ngân hàng cũng có khả năng huy động vốn nhưng chỉ bó hẹp tiền gửi của các tổ chức quốc doanh, công tác huy động vốn chưa thực thi theo đúng nghĩa của nó. Về mặt sử dụng nguồn, Ngân hàng qua kế hoạch cho vay các doanh nghiệp quốc doanh,với vốn từ ngân sách rót xuống tiến hành cấp phát, cho vay theo thời hạn quy định trong kế hoạch. 2. Giai đoạn từ năm 1988 đến tháng 9 năm 1993. Chi nhánh Ngân hàng công thương Ba ĐìnhNgân hàng chuyên doanh của Ngân hàng Công thương Hà nội. Theo báo cáo tổng kết của ngân hàng thì một trong những yếu kém nổi bật của ngân hàng là khả năng huy động và sử dụng nguồn. Ngân hàng chưa thực sự nhạy bén tìm nhiều hình thức và các biện pháp thu hút các nguồn vốn trong dân và mạnh dạn sử dụng ngồn vốn ngoại tệ để cho vay, cũng như việc tìm kiếm các loại dịch vụ Ngân hàng qua nghiên cứu, tiếp cận thị trường một cách có kế hoạch. Được sử chỉ đạo của ngân hàng Công thương Hà Nội; Ngân hàng đã tập trung công sức thực hiện có kết quả việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân để bổ sung thêm nguồn cung ứng cho các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển nhưng thiếu vốn. Với công tác này, Ngân hàng đã gây dựng được niềm tin trong khách hàng, cũng như đặt nền móng để làm quen, tiếp cận dần với thị trường vốn vào những năm sắp tới. Tuy vậy, do nhiều lý do như giá cả, tâm lý, thực trạng của nền kinh tế mới bắt đầu đi theo cơ chế thị trường . Chi phối nên việc huy động vốn còn gặp nhiều trở ngại. Ngân hàng đã tiếp cận định hướng "Đi vay để cho vay". Nên năm 1993, Ngân hàng đã có những nỗ lực to lớn trong việc huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. Ngân hàng đã tạo được sự khác sức mạnh trong cho vay ngắn hạn. 3. Giai đoạn từ tháng 8 năm 1993 đến nay. Đây là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử phát triển của Ngân hàng. Ngân hàng Công thương Ba Đình được công nhận là chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngân hàng đã áp dụng rất tích cực các biện pháp huy động nguồn vốn theo tính thần mới đó là bước đi bằng chính đôi chân của mình. Với quyết tâm cao của Ban lãnh đạo, Ngân hàng đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đưa việc huy động vốn trở thành công việc thường xuyên với đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác huy động tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu. a. Phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn của Ngân hàng. a1. Phân loại vốn và nguồn vốn. Một trong những nguyên tắc cơ bản khi tiến hành hoạt động phân tích là phải sắp xếp lại đối tượng phân tích theo một tật tự nhất định phù hợp với mục tiêu phân tích. Nên sắp xếp như sau. BẢNG PHÂN LOẠI NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN Đơn vị:VNĐ TÀI SẢN CÓ TÀI SẢN NỢ 1. Cho vay đầu tư khách hàng không phải ngân hàng. 1. Tiền gửi của khách hàng không phải ngân hàng. 2. Tiền gửi, cho vay thị trường liên ngân hàng. 2. Tiền gửi, tiền vay của thị trường liên Ngân hàng. 3. Tài sản, thiết bị. 3. Vỗn của bản thân Ngân hàng. 4. Các tài sản có khác 4. Tài sản nợ khác. 5. Chi phí > Thu nhập. 5. Thu nhập > Chi phí. Cơ sở khoa học của cách phân tổ này là tính chất thị trường, kỳ hạn của đồng vốn và đối tượng sở hữu vốn. Với cách phân bố này người phân tích có thể theo dõi diễn biến của từng loại tài sản, kịp thời nhận điện được những thuận lợi hoặc khó khăn để có những biện pháp xử lý phù hợp. Cơ cấu này còn thể hiện thế mạnh và chiến lược vốn của ngân hàng. a2. Chỉ số phân tích. Các chỉ số cơ bản phục vụ cho việc nghiên cứu cơ cấu vốn và nguồn vốn là: Số dư của từng loại vốn (hoặc nguồn vốn) Tỷ trọng từng loại vốn (Nguồn vốn) = _______________________________ × 100(%) Tổng vốn (Hoặc nguồn vốn) Chỉ số này giúp nhà quản trị biết được tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản của Ngân hàng, qua đó có thể nhận xét đúng đắn về mặt mạnh, điểm yếu của ngân hàng để hoạch định được các chiến lược kinh doanh phù hợp trong tương lai theo nhận xét của ngân hàng Nhà nước, tỷ trọng lý tưởng của từng loại tài sản trên tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt nam như sau: - Các khoản tiền gửi, tiền vay, cho vay, đầu tư cho các khách hàng không phải ngân hàng - gọi tắt là các khoản kinh doanh thị trường 1 - nên chiểm tỷ trọng 60% trên tổng tài sản. Bởi vì, đây là thị trường có khả năng mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng do chi phí huy động vốn thấp nhưng lãi suất cho vay lãi cao (so với thị trường liên ngân hàng). Mặt khác, các đơn vị phi tài chính còn là đối tượng phục vụ chính của các Ngân hàng thương mại. - Các khoản nhận và cung cấp vốn cho thị trường liên ngân hàng nên chiếm tỷ trọng 30% trên tổng tài sản. Mặc dù, so với thị trường 1, thị trường liên ngân hàng - còn gọi là thị trường 2 - mạng lại nguồn lại nhuận thấp hơn những các ngân hàng thương mại cần thiết phải giao dịch thị trường này, nhằm thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, đại lý, vay mượn và các nghiệp vụ hỗ trỡ khác. Thực tế cho thấy các ngân hàng không chỉ có mối quan hệ tốt với khách hàng phi tài chính mà còn có những khoản giao dịch thường xuyên với thị trường các tổ chức tín dụng. - Vốn của bản thân ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tối thiểu phải bằng 5% trên tổng tài sản có nhằm bảo đảm sự an toàn trong kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng thương mại. - Tài sản, thiết bị nên chiếm khoảng 2% , Điều này phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước là: các tổ chức tín dụng trong nước không được mua tài sản cố định quá 50% vốn tự có của Ngân hàng. - Tài sản nợ và tài sản có khác chủ yếu là các khoản vốn đi chiếm dụng hoặc bị chiếm dụng trong kinh doanh. Vì vậy, tỷ trọng lý tưởng cho loại tài sản này là < 5% trên tổng tài sản. Tỷ trọng của từng loại tài sản trên đây là con số tĩnh, mang nặng tính lý thuyết. Trong thực tế tỷ trọng của các loại tài sản của ngân hàng rất biến động giữa các kỳ hạch toán và rất khác nhau giữa các NHYM. Nhận định này được chứng minh qua bảng sau: Vốn tự có của ngân hàng biến động từ 320.000.000 vào 30/06/2000 đến 333.000.000 vào 31/12/2000, 570.000.000 vào 30/06/2001, 639.000.000 vào 31/12/2001 và 3.878.000.000 đồng vào quý I năm 2002. Trung bình tăng 8% trong 6 tháng. Hệ số vốn tự có trên tổng tài sản lần lượt là: 0,035%; 0,033%; 0,053%; 0,054%; 0,307% không đủ mức quy định của ngân hàng Nhà nước là tối thiểu 5%. Nên mức độ vững chắc cho các nghiệp vụ kinh doanh của chi nhánh không cao. Để xem xét kỹ ta có biểu sau: ? Thị trường khách hàng không phải là ngân hàng "Thị trương 1" Đơn vị: Triệu VNĐ THỜI KỲ CHỈ TIÊU 30/6/00 31/12/00 30/6/01 31/12/01 QUÝ I/02 1. Ngân hàng huy động 811.536 (85,8%) 859,435 (85,8%) 964.165 (89,3%) 1.079.106 (91,2%) 1.138.083 (90%) 2. Ngân hàng cho vay và đầu tư. 490.562 (53,5%) 518.762 (51,8%) 548.167 (52,2%) 576.903 (48,9%) 606.884 (48%) 3. Chênh lệch 320.974 (32,3%) 340.673 (34%) 387.007 (36,8%) 502.203 (42,3%) 521.199 (42%) 4. Chênh lệnh giữa tài sản mở và tài sản có khác. - 10.846 - 3.882 - 5.107 4.889 3.009 ? Thị trường các ngân hàng (khách hàngngân hàng: Thị trường 2) Đơn vị: Triệu VNĐ THỜI KỲ CHỈ TIÊU 30/6/00 31/12/00 30/6/01 31/12/01 QUÝ I/02 1. Ngân hàng nhận 44.567 (4,8%) 45.653 (4,5%) 44.650 (4,2%) 44.731 (3,8%) 44.708 (3,5%) 2. Ngân hàng cung cấp. 289. 381 (31,6%) 358.296 (35,7%) 400.210 (38,1%) 529.002 (44,7%) 561,576 (44,4%) 3. Chênh lệch - 244.814 -312.643 - 355.560 - 484.271 - 516.868 Các khoản chênh lệnh trên được ngân hàng bù đắp từ các nguồn sau: + Vốn của bản thân ngân hàng còn lại sau khi trang bị tài sản cố định, thiết bị vật liệu. Vốn của bản thân ngân hàng rất thấp giao động trong khoảng từ 320 triệu đến 3.878 triệu nên không có đủ để bù đắp nếu xẩy ra thiếu hụt. Hơn nữa, khoản chệnh lệnh thị trường khách hàng không phải là ngân hàng có số dương rất lớn, trung bình là 414.411 triệu. Nên không cần vốn để bù đắp. + Khoản chênh lệch giữa tài sản nợ khác và tài sản có khác trong ba kỳ đầu lần lượt là - 10.846 triệu, - 3.122 triệu, - 5107 triệu, chứng tỏ ngân hàng phải tìm nguồn để bù mức thiếu hụt này nguồn bù đáp thích hợp là khoản chênh lệch thị trường 1. hai kỳ tiếp theo khoảng chênh lệch giữa tài sản nợ khác và tài sản có khác dương; + Khoản chênh lệnh giữa thu nhập và chi phí của ngân hàng. + Khoản chênh lệch giữa vốn huy động và đầu tư thị trường 1 sẽ phải luôn chuyển sang thị trường 2. Bởi vì, nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng quá lớn và ngày càng tăng với tốc độ trung bình là 20,5% một kỳ. Qua các số liệu trên ta nhận thấy cơ cấu vốn - nguồn vốn, của chi nhánh chưa hợp lý; Độ an toàn về vốn chưa cao lắm. + Tỷ trọng vốn đầu tư cho các tài khoản có sinh lợi qua các giai đoạn là 53,5%; 51,8%; 52,2%; 48,9% và 48%, hơn nữa tỷ trọng vốn điều chuyển nội bộ với mức lãi rất thấp là rất cao qua các giai đoạn. Trong khi đó, tỷ lệ nguồn vốn phải trả chi phí huy động qua các giai đoạn chiếm 88,6%; 85,8%; 89%; 91,2% và 90 %, hơn nữa, nguồn không kỳ hạn chiếm rất nhỏ. Điều này đem đến khả năng sinh lời và thu nhập của ngân hàng qua các giai đoạn thấp. + Chi nhánh đang gặp khó khăn trong việc xử lý đầu ra, không kiếm đủ số khách hàng tin tưởng để cho vay và vì vậy mà chi nhánh nghiêng về phía thị trường 2 nhiều hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản có của ngân hàng qua các giai đoạn lần lượt là: 2,68%; 2,78%; 2,65%; 2,55% và 2,39% là cao, chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng tối ưu nguồn vốn huy động được để đầu tư (thị trường 1 và thị trường 2), ngân hàng có khả năng huy động vốn với chi phí thấp, thu lãi cao và các khoản thu nghiệp vụ có thể cao. b. Phân tích chất lượng tài sản có. b1. Phân tích tình hình dự trữ. - Chỉ số phân tích: theo quy định của ngân hàng nhà nước,tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các cho các loại tiền gửi như sau: + Tiền gửi không kỳ hạn: 13% + Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm: 8% Như vậy tổng số tiền dự trữ bắt buộc của mỗi ngân hàng sẽ là: [...]... nguồn vốn của ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp phi tài chính là: Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế, còn các doanh nghiệp khác hoạt động bằng nguồn vốn tự có là chính Vì vậy, nghiên cứu tình hình huy động vốn của ngân hàng là vấn đề được tiến hành đầu tiên khi quan sát tài sản nợ của ngân hàng thương mại ? Chỉ số phân tích: Vốn huy động - Chỉ... NQH Sở dĩ không tìm được các số liệu là do ngân hàng là một chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam, nên vốn điều lệ và quản lý nguồn này đều ở ngân hàng Công thương Việt nam, việc lấp và tính các quỹ đều tập trung ở Ngân hàng mẹ Tuy nhiên, do tính chịu trách nhiệm độc lập của Ban giám đốc Ngân hàng cũng phái trích lập và sử dụng một số quỹ Đặc biệt để đảm bảo quyền lợi của nhân viên, Ngân hàng. .. 7,27% BIỂU ĐỒ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH C2 Phân tích vốn tự có của ngân hàng Phân tích khả năng an toàn của vốn tự có ? Chỉ số phân tích Các nhà quản trị ngân hàng thường sử dụng 2 chỉ số sau để tiến hành đánh giá vốn tự có của ngân hàng Vốn tự có - Chỉ số 1: H1= Tổng số tiền huy động Chỉ số này xác định quy mô vốn của ngân hàng đồng thời tính toán khả năng huy động của đồng vốn... các ngân hàng họat động tốt có thể duy trì chỉ số này tương đối thấp hơn các ngân hàng bị đánh giá là hoạt động yếu kém ? Khảo sát chi nhánh ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN TÀI SẢN CÓ ĐỘNG TRÊN TÀI SẢN NỢ DỄ BIẾN ĐỘNG Ta thấy tỷ lệ tài sản có động trên tài sản nợ dễ biến động chi nhánh giảm dần theo từng thời kỳ Không phải là do khả năng thanh toán của chi nhánh giảm mà do : - Khả năng kinh doanh có lãi của chi. .. sổ ngoài bảng chỉ số đo lường khả năng thanh toán tức thì cao thì chứng tỏ ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt Nhưng nếu quá cao, nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng Bởi vì, tài sản có động những tài sản không sinh lời của ngân hàng hoặc có độ sinh lời rất thấp Vấn đề kiếm các nhà quản trị ngân hàng quan tâm là: Tỷ lệ tài sản có động trên tài sản nợ động của ngân hàng mức độ bao... sản có Chỉ số này tính toán hiệu quả tín dụng của một đống tài sản có và quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng - Chỉ số 3: Dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ.Chỉ số này giúp đánh giá được chất lượng công tác tín dụng Theo quy định của ngân hàng nhà nước các ngân hàng có tỷ lệ nợ lớn hơn 7% được xem là ngân hàng yếu kém Nếu chỉ số này nhỏ hơn 5% ngân hàng đó được đánh giá là ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng... yêu cầu của ngân hàng Nhà nước thì chi nhánh có thể điều chuyển tiền gửi ở ngân hàng Nhà nước cho nhau - Về nguyên tắc, dự trữ bắt buộc là loại tài sản có không sinh lời Vì vậy, khi thực hiện chế độ dự trữ bắt buộc các ngân hàng thương mại phải trả thêm một khoản phí trong kinh doanh Khi lãi xuất cho vay, ngân hàng phải đảm bảo công thức sau: Thu nhập từ các Chi phí trả lãi = khoản cho vay Chi phí trong... trữ bắt buộc b2 Phân tích quy mô, chất lượng nghiệp vụ tín dụng ? Chỉ tiêu phân tích Để tiến hành nghiên cứu, đánh giá tình hình tín dụng của ngân hàng, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ số sau - Chỉ số 1: Tổng dư nợ/ nguồn vốn huy động. Chỉ số này giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động - Chỉ số 2:... tài sản có, các nhà quản lý ngân hàng tập trung nghiên cứu khả năng thanh toán của ngân hàng d Phân tích khả năng thanh toán của ngân hàng ? Chỉ số phân tích Một trong các chỉ số dùng đánh giá khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại là chỉ số đo lường khả năng thanh toán tức thì Tài sản có động Khả năng thanh toán tức thì = × 100 Tài sản nợ dễ biến động Tài sản có động (Liquid Asset) là tài sản... của ngân hàng trong kinh doanh Nếu ngân hàng nào có tỉ trọng tiền gửi không kì hạn cao, ngân hàng đó sẽ có nhiều thuận tiện trong việc tạo ra lợi nhuận Ngược lại, ngân hàng nào có tỉ lệ tiền gửi với lãi xuất cao chi n tỷ trạng lớn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn.Chỉ số này còn giúp các nhà quản trị phân tích xác định lãi xuất bình quân đầu vào của các ngân hàng thương . PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH A. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. I. VÀI NÉT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG. HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH. 1. Sơ lược về lịch sử Chi nhánh Ngân hàng . Chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình có trụ sở tại 126- Đội cấn Quận Ba Đình -

Ngày đăng: 08/10/2013, 21:20

Hình ảnh liên quan

BẢNG PHÂN LOẠI NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH
BẢNG PHÂN LOẠI NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN Xem tại trang 6 của tài liệu.
BIỂU: TÌNH HÌNH DỰ TRƯ BẮT BUỘC CỦA CHI NHÁNH QUA CÁC THỜI KỲ. - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH
BIỂU: TÌNH HÌNH DỰ TRƯ BẮT BUỘC CỦA CHI NHÁNH QUA CÁC THỜI KỲ Xem tại trang 11 của tài liệu.
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG. - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG Xem tại trang 20 của tài liệu.
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ KINH DOANH KHÁC CỦA CHI NHÁNH - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ KINH DOANH KHÁC CỦA CHI NHÁNH Xem tại trang 21 của tài liệu.
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÁC KHOẢN THU - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÁC KHOẢN THU Xem tại trang 24 của tài liệu.
BIỂU ĐỒ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH QUA CÁC THỜI KÌ - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH
BIỂU ĐỒ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH QUA CÁC THỜI KÌ Xem tại trang 26 của tài liệu.
BẢNG LIÊN HỆ GIỮA NỢ QUÁ HẠN VÀ VỐN TỰ CÓ - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH
BẢNG LIÊN HỆ GIỮA NỢ QUÁ HẠN VÀ VỐN TỰ CÓ Xem tại trang 30 của tài liệu.
- Ta thấy H2 = Tổng giá trị tài sản có       Tổng giá trị tài sản nợ - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH

a.

thấy H2 = Tổng giá trị tài sản có Tổng giá trị tài sản nợ Xem tại trang 30 của tài liệu.
BIỂU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÁC QŨY Ở CHI NHÁNH. - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH
BIỂU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÁC QŨY Ở CHI NHÁNH Xem tại trang 32 của tài liệu.
BẢNG TÍNH LỢI NHUẬN THỰC CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH
BẢNG TÍNH LỢI NHUẬN THỰC CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG Xem tại trang 33 của tài liệu.
BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CHI NHÁNH - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH
BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CHI NHÁNH Xem tại trang 37 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan