Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO.doc

103 4.6K 57
Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICSVÀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS BÊN THỨ BA - 3PLI. TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS1.1. Khái niệm về logisticsLogistics là một trong số ít những thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ “Marketing”, từ tiếng Anh sang tiếng Việt và thậm chí cả các ngôn ngữ khác. Vì bao hàm nghĩa của từ quá rộng nên không một đơn ngữ nào có thể truyền tải được hết ý nghĩa của nó.Trên thế giới thuật ngữ này đã xuất hiện từ lâu. Logistics lần đầu tiên được phát minh và ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong hai cuộc Đại chiến thế giới để di chuyển lực lượng quân đội cùng với khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến. Napoleon đã từng nói: “Kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về logistics” vì ông cho rằng “Logistics là một chuỗi hoạt động để duy trì lực lượng quân đội”.Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logistics trong quân đội đã áp dụng các kỹ năng logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến và lần đầu tiên được triển khai, ứng dụng trong thương mại sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.Cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa nào đầy đủ về logistics hay hệ thống logistics. Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của nghiên cứu logistics và dưới những giác độ của những nhà nghiên cứu khác nhau, mà hiện nay có khá nhiều khái niệm về logistics.- Theo từ điển “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, US Fifth Edition, Hornby, Oxford University Press, 1995”:1 “Logistics có nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động phức hợp nào đó (Logistics – the organization of supplies and service for any complex operation)”.- Theo cuốn “An Intergrated Approach to logistics Management” của Viện kỹ thuật công nghệ Florida - Mỹ: “Logistics là việc quản lý sự vận động và lưu giữ của nguyên vật liệu vào trong doanh nghiệp của hàng hoá trong lúc sản xuất tại doanh nghiệp và hàng thành phẩm đi ra khỏi doanh nghiệp”.- Theo Tài liệu của Liên hợp quốc sử dụng cho khoá đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý logistics tại trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội tháng 10/2002:“ Logisics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra thành phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng”.- Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ logistics quốc tế (CLM – The Council of Logistics Management):“Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hoá, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng”.- Theo quan điểm “5 đúng” (“5 rights”):“Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm”.- Theo PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân trong cuốn “Quản trị Logistics”:“Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho 2 đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”.- Theo PGS.TS Nguyễn Như Tiến trong cuốn “Logistics - khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam”:“Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyên vật liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng”.Như vậy, dù có sự khác nhau về từ ngữ diễn đạt và cách trình bày, nhưng trong nội dung tất cả các tác giả đều cho rằng Logistics chính là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng. Mục đích giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hoá một cách kịp thời (Just-in-Time). Tuy nhiên ở đây không chỉ có sự vận động của “nguyên vật liệu, hàng hoá” mà cần phải bao gồm thêm cả dòng luân chuyển “dịch vụ, thông tin”. Logistics không chỉ hạn chế trong sản xuất mà nó còn liên quan đến mọi tổ chức bao gồm chính phủ, bệnh viện, ngân hàng, người bán lẻ, người bán buôn…Ngày nay thuật ngữ logistics đã được phát triển, mở rộng và được hiểu với nghĩa là quản lý “management”. Trong khi nghiên cứu lĩnh vực này, tuỳ thuộc giác độ tiếp cận, các học giả có thể sử dụng các thuật ngữ như: logistics kinh doanh, logistics in bound – logistics out bound, phân phối vật chất, quản lý nguyên vật liệu, kỹ thuật phân phối hay quản lý logistics…thì đây đều là các thuật ngữ dùng để diễn tả cùng một chủ đề, đó chính là cái mà chúng ta gọi là logistics.Logistics diễn tả toàn bộ quá trình vận động của nguyên vật liệu và sản phẩm đi vào – qua và đi ra khỏi doanh nghiệp tới khâu phân phối tới tay 3 người tiêu dùng. Nó là một quy trình nhằm tối ưu hoá các hoạt động để đảm bảo việc giao hàng từ nơi gửi đến nơi nhận thông qua một dây chuyền vận tải.1.2 Logistics là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ vận tải đa phương thức Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics Cùng với quá trình phát triển của mình, logistics đã làm đa dạng hoá khái niệm vận tải giao nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thông quan…cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (Door-to-Door). Từ chỗ đóng vai trò đại lý, người được uỷ thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh. Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hoá trong kho, phân phối hàng hoá đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra…Như vậy, người giao nhận vận tải trở thành người cung cấp dịch vụ logistics (Logistics Service Provider). Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thứcTrước đây, hàng hoá đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu và trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xác suất rủi ro mất mát đối với hàng hoá là rất cao, và người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm. Tới những năm 60 – 70 của thế kỷ XX, cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hoá, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa phương thức. Khi vận tải đa phương thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận tải đa 4 phương thức (MTO – Multimodal Transport Operator). Người kinh doanh vận tải đa phương thức sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hoá từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy nhất cho dù anh ta không phải là người vận chuyển thực tế (Actual Carrier). Hợp đồng chuyên chở như vậy có thể do người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhận, nhưng chủ hàng vẫn cần một người lên kế hoạch cung ứng, mua hàng hoá, giám sát mọi sự di chuyển của hàng hoá để đảm bảo đúng loại hàng, đến đúng địa điểm và đúng thời gian. Người giúp chủ hàng chính là người tổ chức dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics sẽ giúp chủ hàng tiết kiệm chi phí cũng như thời gian, từ đó nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.Dịch vụ logistics chính là sự phát triển sâu rộng của dịch vụ vận tải đa phương thức. Toàn bộ hoạt động vận tải có thể được thực hiện theo một hợp đồng vận tải đa phương thức và sự phối hợp mọi chu chuyển của hàng hoá do người tổ chức dịch vụ logistics đảm nhiệm. Điểm giống nhau ở chỗ, trên cơ sở nhiều hợp đồng mua bán, người tổ chức dịch vụ logistics sẽ nhận hàng tại cơ sở của từng người bán, gom hàng thành nhiều đơn vị, gửi hàng tại kho hay nơi xếp dỡ hàng trước khi chúng được gửi đến nước người mua trên các phương thức vận tải khác nhau. Tại nước người mua, người tổ chức dịch vụ logistics sẽ thu xếp tách các đơn vị gửi hàng và hình thành các chuyến hàng thích hợp để phân phối đi đến những địa chỉ cuối cùng theo yêu cầu khách hàng.1.3. Phân loại logistics1.3.1. Phân loại theo hình thức logistics Căn cứ vào phân công lao động và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp có các mô hình nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP – Logistics Service Provider) như sau: - Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics) Người chủ sở hữu hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Theo đó, chủ hàng phải đầu tư vào 5 các phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động logistics. First Party Logistics làm phình to quy mô của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động logistics.- Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics) Người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics. Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, các công ty kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan, trung gian thanh toán…- Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics) Người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng, như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng hoá tới địa điểm đến quy định. Do đó, 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin…và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng.- Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics) Người tích hợp (integrator) - người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải…4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục sản xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.6 - Logistics bên thứ năm (5PL – Fifth Party Logistics) Hình thức này phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5PL là các 3PL và 4PL đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử.1.3.2 Phân loại theo quá trình- Logistics đầu vào (in bound logistics) Là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn…) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất.- Logistics đầu ra (out bound logistics) Là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.- Logistics ngược (reverse logistics) Là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.1.3.3 Phân loại theo đối tượng hàng hoá- Logistics hàng tiêu dùng nhanh (FMCG logistics) Là quá trình logistics cho hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn như: quần áo, giày dép, thực phẩm…- Logistics ngành ô tô (automotive logistics) Là quá trình logistics phục vụ cho ngành ô tô.- Logistics hoá chất (chemical logistics) Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hoá chất, bao gồm cả hàng độc hại, nguy hiểm.- Logistics hàng điện tử (electronic logistics)Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hàng điện tử.7 - Logistics dầu khí (petroleum logistics)Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành dầu khí.1.4 Vai trò của logistics1.4.1 Vai trò của logistics đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dânLogistics là một chức năng kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn xã hội. Ở tầm của nền kinh tế, logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hoá. Nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản) cho thấy chỉ riêng hoạt động logistics đã chiếm khoảng 15% GDP của mỗi nước. Do đó, nếu nâng cao hiệu quả hoạt động logistics thì sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng.Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trên trường quốc tế. Trình độ phát triển và chi phí logistics của một quốc gia được xem là một căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia. Những quốc gia có hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm, hệ thống cảng biển tốt…sẽ thu hút được đầu tư từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới. Sự phát triển vượt bậc của Singapore, Hồng Kông và gần đây là Trung Quốc đã là những minh chứng sống động cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng trưởng xuất khẩu, tăng GDP thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics.1.4.2 Vai trò của logistics đối với doanh nghiệpĐối với các doanh nghiệp, logistics đóng vai trò rất to lớn. Logistics giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có nhiểu doanh nghiệp thành công lớn nhờ có được chiến lược và 8 hoạt động logistics đúng đắn, ngược lại có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại, phá sản do có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics, ví dụ: chọn sai vị trí, chọn nguồn tài nguyên cung cấp sai, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…Ngày nay để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ, môi trường kinh doanh…tốt nhất và dẫn tới việc hoạt động logistics mang tính toàn cầu hình thành và phát triển.Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhờ hoạt động logisticsdoanh nghiệp giành được thế chủ động trong việc chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau…Đồng thời, có thể chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất cũng như quản lý hàng tồn kho và giao hàng đúng hạn với một mức tổng chi phí là thấp nhất.Logistics còn giúp giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hoá chứng từ. Theo các chuyên gia ngoại thương, giấy tờ rườm rà chiếm một khoản chi phí không nhỏ trong mậu dịch quốc tế và vận chuyển. Logistics đã cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói có tác dụng giảm rất nhiều các chi phícho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế. Dịch vụ vận tải đa phương thức do người kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục, chuẩn hoá và nâng cấp chứng từ cũng như giảm khối lượng công việc văn phòng trong lưu thông hàng hoá, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế.Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm tăng sự hài lòng và giá trị cung cấp cho khách hàng của dịch vụ logistics. Đứng ở góc độ này, logistics 9 được xem là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khác biệt hoá và tập trung.Bằng những ưu điểm vượt trội của mình, logistics đã đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp. Vì vậy, cũng có thể nói rằng logistics là “trợ thủ đắc lực” cho hoạt động marketing hỗn hợp 4P (right product, right price, proper promotion and right place - sản phẩm đúng yêu cầu, giá cả đúng mực, quảng bá đúng độ, địa điểm đúng chỗ).Mục đích của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Muốn đạt được lợi nhuận như mong muốn phải đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh tối ưu. Logistics với mục tiêu là “cung cấp hàng hoá/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất” – cho phép người quản lý kiểm soát và ra quyết định kinh doanh chính xác, nhằm đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.II. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS2.1. Khái niệm dịch vụ logisticsKhác với thuật ngữ “logistics”, thuật ngữ “dịch vụ logistics” chưa được đề cập nhiều đến trong các tài liệu trên thế giới. Ngược lại, ở Việt Nam, khái niệm logistics lại không được bàn tới, Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Điều 233) chỉ đưa ra khái niệm “dịch vụ logistics” như sau: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc”.Khái niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức (MTO) bởi theo cách định nghĩa này logistics có bản chất là một hoạt động tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản 10 [...]... tiết về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics Nghị định đã chia người kinh doanh dịch vụ logistics ra làm hai đối tượng gồm thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nói chung và thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics: 22 “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ logistics cho... 1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH tiếp vận Vinafco trong thời gian qua 1.2.1 Các dịch vụ cung cấp Các dịch vụ mà VINAFCO Logistics kinh doanh được chia thành ba nhóm: dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải đa phương thức và dịch vụ giao nhận quốc tế 1.2.1.1 Dịch vụ logistics - Dịch vụ cho thuê kho, bốc xếp, vận tải và phân phối hàng hoá Hệ thống kho bãi của VINAFCO Logistics vào khoảng 40.000m²... Chính những giá trị mà các công ty 4PL đem lại có tác động trên toàn hệ thống chuỗi cung ứng, chứ không chỉ là các hoạt động cắt giảm chi phí đơn lẻ 31 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN VINAFCO I TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN VINAFCO TRONG THỜI GIAN QUA 1.1 Tổng quan về Công ty TNHH tiếp vận Vinafco Công ty Cổ phần VINAFCO được... kết, thực hiện thành công các hợp đồng cung cấp dịch vụ logistics với các khách hàng lớn, yêu cầu dịch vụ cao, điển hình như: + Công ty TNHH Dutch Lady Việt Nam; + Công ty TNHH Dầu nhớt Exxon Mobil Việt Nam; + Công ty TNHH Nestle Việt Nam; + Công ty TNHH Sơn ICI Việt Nam; + Công ty TNHH Honda Việt Nam; + Công ty TNHH Yamaha Việt Nam; …… 1.2.1.2 Dịch vụ vận tải đa phương thức - Dịch vụ vận tải đa phương... Logistics Services): - Dịch vụ vận tải hàng hải; - Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa; - Dịch vụ vận tải hàng không; - Dịch vụ vận tải đường sắt; - Dịch vụ vận tải đường bộ; - Dịch vụ vận tải đường ống • Các dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ (Non-core Freight Logistics Services) - Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; - Dịch vụ bưu chính; - Dịch vụ thương mại bán buôn; - Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao... logistics) ít phức tạp hơn Bên cạnh đó cũng có một số công ty 3PL hình thành từ sát nhập của những tổ chức logistics lớn hơn • Các công ty 3PL hoạt động chính về vận tải Phần lớn các công ty này đều là chi nhánh hoặc bộ phận của các công ty vận tải lớn Một số dịch vụ do công ty cung cấp trên cơ sở sử dụng tài sản của công ty ngoài và một số thì sử dụng cơ sở vận tải của công ty mẹ Ngoài hoạt động vận. .. đến 50% tại các đơn vị: Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long (DRACO), Công ty cổ phần khoáng sản Vinafco (Nghệ An), Công ty cổ phần khoáng sản Tân Uyên (Bình Dương) 33 Công ty TNHH Tiếp vận VINAFCO (VINAFCO Logistics) tiền thân là Xí nghiệp đại lý vận tải và vật tư kỹ thuật - đơn vị thành viên của Công ty dịch vụ vận tải Trung ương trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (nay là Công ty Cổ phần VINAFCO); được... dịch vụ cung cấp như: Công ty sữa Dutch Lady, Công ty Exxon Mobil, Công ty Sơn ICI Việt Nam, Công ty sơn Nippon, Công ty Huawei, Công ty xe máy YAMAHA, Công ty Bellco, Công ty LG…;kết quả hoạt động kinh doanh liên 34 tục tăng trưởng cao Với phương châm hoạt động "Phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng", thương hiệu và hình ảnh VINAFCO Logistics - một danh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics đã dần được... giao nhận, công nghệ thông tin hoặc những dịch vụ liên quan đến việc quản lý chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics khác Loại hình nhà cung cấp dịch vụ 3PL ra đời và phát triển dựa trên nhu cầu tăng lợi nhuận kinh doanh và tất cả những hoạt động của 3PL đều phải sử dụng những dịch vụ của công ty mẹ Điều này khác với những nhà cung cấp dịch vụ logistics nói chung Những công ty cung cấp dịch vụ logistics. .. thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; + Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam; + Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; + Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải . Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải (Related Freight Logistics Services):- Dịch vụ vận tải hàng hải;- Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;- Dịch vụ vận. kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. 2.4.1 Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:41

Hình ảnh liên quan

Bảng 1. Bảng cơ cấu doanh thu (thuần) của VINAFCO Logistics - Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO.doc

Bảng 1..

Bảng cơ cấu doanh thu (thuần) của VINAFCO Logistics Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 2. Bảng cơ cấu lợi nhuận của VINAFCO Logistics - Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO.doc

Bảng 2..

Bảng cơ cấu lợi nhuận của VINAFCO Logistics Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 3. Bảng cơ cấu doanh thu cỏc loại hỡnh dịch vụ logistics của VINAFCO Logistics - Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO.doc

Bảng 3..

Bảng cơ cấu doanh thu cỏc loại hỡnh dịch vụ logistics của VINAFCO Logistics Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 4. Bảng cơ cấu lợi nhuận cỏc loại hỡnh dịch vụ logistics của VINAFCO Logistics - Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO.doc

Bảng 4..

Bảng cơ cấu lợi nhuận cỏc loại hỡnh dịch vụ logistics của VINAFCO Logistics Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 5: Tiờu chuẩn đỏnh giỏ cỏc kho phõn phối 5 thỏng đầu năm 2006 - Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO.doc

Bảng 5.

Tiờu chuẩn đỏnh giỏ cỏc kho phõn phối 5 thỏng đầu năm 2006 Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 6: Tổng hợp ưu nhược điểm của dịch vụ logistics tại VINAFCO Logistics  - Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO.doc

Bảng 6.

Tổng hợp ưu nhược điểm của dịch vụ logistics tại VINAFCO Logistics Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 7: Ma trận SWOT của Cụng ty TNHH Tiếp vận Vinafco trong việc kinh doanh dịch vụ logistics để hỡnh thành cỏc giải phỏp chiến lược - Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO.doc

Bảng 7.

Ma trận SWOT của Cụng ty TNHH Tiếp vận Vinafco trong việc kinh doanh dịch vụ logistics để hỡnh thành cỏc giải phỏp chiến lược Xem tại trang 84 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan