MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING Ở KHÁCH SẠN ATS

28 454 0
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING Ở KHÁCH SẠN ATS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING KHÁCH SẠN ATS 3.1 Xu hướng phát triển thị trường du lịch và mục tiêu trong những năm tới của khách sạn 3.1.1 Xu hướng phát triển của ngành du lịch Việt nam Nằm vùng Đông nam Á rộng lớn, giàu có và hoạt động kinh tế sôi động, Việt nam có nhiều tiềm năng về du lịch cả về tự nhiên lẫn nhân văn đậm đà bản sắc dân tộc với truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước huy hoàng. Các tiềm năng du lịch ấy đang trở thành hiện thực khi Việt nam từng bước vượt qua những khó khăn, thử thách và vươn lên đạt được những thành tựu kinh tế-xã hội quan trọng trong sự nghiệp đổi mới đất nước, thực hiện đường lối đối ngoại mở cửa, đa dạng hoá, đa phương hoá, muốn làm bạn với tất cả các nước. Việt nam có vị trí địa lý, kinh tế và giao lưu quốc tế thuận lợi, có thể sớm hoà nhập vào trào lưu phát triển du lịch của khu vực và trên thế giới. Với đường lối đổi mới toàn diện, chính sách mở cửa làm bạn với tất cả các nước, Việt nam giữ được ổn định chính trị, phát triển kinh tế với nhịp độ cao, cải thiện từng bước đời sống nhân dân. Trong cơ cấu kinh tế chung của đất nước, du lịch được coi là một ngành kinh tế quan trọng, được tập chung đầu tư, chỉ đạo. Chính phủ Việt nam đã kí hiệp định hợp tác du lịch với 8 nước: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Singapo, Malaysia, Philipin, Indonesia, Myanma và sắp tới là với nhiều nước khác. Các hãng du lịch Việt nam đã có quan hệ bạn hàng thường xuyên kí hợp đồng đưa đón khách với 470 hãng của 45 nước trên thế giới. Mấy năm gần đây, khách quốc tế vào Việt nam du lịch và tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tăng với tốc độ hiếm thấy. Năm 2001 du lịch Việt nam đã đón trên 2,3 triệu lượt khách quốc tế tăng 9% so với năm 2000. Mục tiêu đến năm 2010 Việt nam đón khoảng 8-9 triệu lượt khách quốc tế. Du lịch Việt nam luôn giữ vững định hướng chiến lược, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; khẳng định được hướng đi, cách làm và tạo được những tiền đề cần thiết cho sự phát triển. Thời gian tới, chúng ta phấn đấu chuyển mạnh sang thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chuyển đổi các hoạt động kinh tế-xã hội theo hướng tiên tiến, hiện đại nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, bảo vệ vững chắc nền độc lập tổ quốc. Nghị định Trung ương 7 (khoá VI) nêu rõ: “ phát triển mạnh du lịch, hình thành ngành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch của nước ta”. Đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới; gắn liền với điều kiện thực tế, tiềm năng, khả năng và yêu cầu bức thiết của sự phát triển đất nước ta. “ Ngành du lịch của các bạn đang khởi sắc vì Việt nam là đất nước hoà bình, chính trị ổn định và quan hệ Việt-Mỹ đã được bình thường hoá tốt đẹp. Thế giới hiện tại luôn luôn phát triển và thay đổi không ngừng, nhưng các bạn giữ được bản sắc văn hoá của một dân tộc, đó là điều đáng mừng của các bạn”. (Ông John Barey-tiến sĩ xã hội học từng qua du lịch tại Việt nam). Ngày nay, sự phát triển của các nền kinh tế công cộng với những lo toan, căng thẳng của cuộc sống hàng ngày đã đưa đến nhu cầu nghỉ ngơi thoải mái; du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người. Để đáp ứng cho nhu cầu này, ngành kinh doanh khách sạn cũng ngày càng quan trọng hơn và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhiều quốc gia trong đó có Việt nam. Ngành du lịch Việt nam bắt đầu phát triển từ cuối thập kỷ 70 với tốc độ chậm chạp. Nhưng hoà chung vào sự phát triển của ngành trong khu vực cũng như trên thế giới, du lịch Việt nam đang trên đà khởi sắc với tốc độ phát triển mạnh mẽ. Dự báo du lịch Việt nam thời kỳ 2000-2020 Năm Lượng khách du lịch (1000 lượt) Doanh thu xã hội từ du lịch (triệu USD) 2000 Nội địa 11000 935 Quốc tế 2000 198 2005 Nội địa 15500 1674 Quốc tế 3100 369 2010 Nội dịa 20000 3900 Quốc tế 6000 640 2020 Nội địa 30000 8400 Quốc tế 10000 1500 Nguồn viện nghiên cứu và phát triển du lịch. Có thể khẳng định rằng, ngành du lịch nước ta đã bước qua năm 2001 với nhiều thuận lợi: kinh tế đất nước tiếp tục tăng trưởng, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng; Việt nam được bình chọn là điểm đến an toàn và thân thiện nhất khu vực tạo sự yên tâm cho du khách; chương trình hành động quốc gia về du lịch tiếp tục được triển khai cả trong nước và các thị trường quốc tế trọng điểm; thủ tục xuất nhập cảnh đã có các bước cải tiến đáng kể; các sân bay quốc tế như : Nội Bài, Tân Sơn Nhất được cải tạo, nâng cấp và nhiều đường bay quốc tế được mở thêm . những yếu tố đó đã hỗ trợ tốt cho hoạt động của các doanh nghiệp du lịch lữ hành-khách sạn và tạo đà phát triển chung cho ngành du lịch Việt nam. Bên cạnh những thuận lợi, du lịch Việt nam cũng gặp không ít khó khăn- du lịch Việt nam đang chặng đầu của sự phát triển, cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành còn thấp, quy mô kinh doanh hạn hẹp, lượng khách quốc tế vào chưa cao, mối quan hệ liên ngành chưa thật chặt chẽ và đồng bộ; đặc biệt là sản phẩm du lịch chưa phong phú, chất lượng chưa cao và chưa đủ sức cạnh tranh với nhiều nước trong khu vực; việc tiếp thị, quảng bá, xúc tiến du lịch trên trường quốc tế còn bị hạn chế và tình hình cạnh tranh trong kinh doanh du lịch ngày càng gay gắt. - Du lịch Việt nam còn hoạt động thô sơ, chỉ chú ý đến khả năng khai thác các tài nguyên thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hoá mà không có sự đầu tư, tu bổ chúng. Như vậy sẽ làm giảm chu kỳ sống của sản phẩm du lịch, làm mất đi tính hấp dẫn và giá trị trong lòng du khách. - Ngành du lịch Việt nam chưa có sự đầu tư cho hoạt động quảng cáo, giới thiệu về đất nước, con người Việt nam, về du lịch Việt nam ra bên ngoài, trong khu vực và trên thế giới . - Sự tham gia kinh doanh vào du lịch Việt nam của một số tập đoàn khách sạn, lữ hành nổi tiếng thế giới như: Accord, Hilton . gây nên sự bất lợi trong cạnh tranh đối với các doanh ngiệp Việt nam. - Sự dư thừa khả năng phục vụ lưu trú của các khách sạn, hậu quả của việc xây dựng ạt các khách sạn loại vừa và nhỏ trong những năm qua. - Nghề phục vụ còn chưa được coi trọng, đội ngũ nhân viên còn chưa được đào tạo chuyên nghiệp; chất lượng phục vụ còn thấp, thiếu hẳn khả năng phục vụ các dịch vụ buồng phòng cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế. - Khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp khách sạn nhà nước còn thấp; dịch vụ bổ sung trong các doanh nghiệp này còn hạn chế, nhân viên làm việc chưa thật nhiệt tình, đội ngũ quản lý còn cồng kềnh, thiếu sự phân công, phân nhiệm đúng mức. - Sau sự kiện 11/9 Mỹ, cục diện thế giới diễn biến phức tạp hơn, làm tăng sự mất ổn định kinh tế thế giới, nhất là các nền kinh tế lớn tiếp tục giảm sút hoặc lâm vào suy thoái, khả năng phục hồi khó diễn ra nhanh; đang và sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta nói chung và du lịch nói riêng. - Môi trường du lịch còn nhiều bất cập, mối đe doạ từ thiên tai đối với tài nguyên và hoạt động du lịch rất khó lường. Mặc dù, trên con đường phát triển; du lịch Việt nam không tránh khỏi những khó khăn và thách thức, nhưng chúng ta cũng như tất cả bạn bè trong khu vực và trên thế giới không thể phủ nhận được những thành tựu mà du lịch Việt nam đã đạt được trong những năm qua. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt nam nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, phong phú; cùng với một truyền thống hào hùng mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc; trong tương lai du lịch Việt nam còn phát triển xa hơn nữa. 3.1.2 Xu hướng phát triển của thị trường khách sạn du lịch Hà nội Sau sự kiện 11/9 Mỹ, Việt nam được coi là nước an toàn, ổn định nhất trong khu vực. Thủ đô Hà nội, với tiềm năng du lịch nhân văn và thiên nhiên phong phú, với bề dày lịch sử 1000 năm; từ nhiều năm nay đã trở thành một trong những điểm hấp dẫn đối với du khách bốn phương. Trong những năm qua, ngành du lịch Hà nội đã có những bước tiến đáng kể, vượt qua được những khó khăn của khủng hoảng kinh tế khu vực. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch Thủ đô được nâng cấp và hoàn thiện, chất lượng dịch vụ được cải tiến, nhiều chương trình du lịch mới ra đời, các dự án về xây dựng khu vui chơi, giải trí đang được gấp rút triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Nhờ sự phát triển du lịch của Thủ đô, ngành kinh doanh khách sạn Hà nội cũng vì thế mà ngày càng sôi động hơn. Chúng ta sẽ xem xét xu hướng phát triển thị trường khách sạn Hà nội trên hai khía cạnh: - Xu hướng cung: Mạng lưới khách sạn Hà nội có thể nói là dày đặc với đủ các loại hình: to, vừa, nhỏ, của nhà nước, tư nhân, liên doanh . Tuy nhiên, xu hướng cung về số lượng phòng cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế đang ngày càng tăng lên cùng với sự tham gia liên doanh của các công ty nước ngoài như: khách sạn Melia, Sofitel Metrophone, Hanoi Opera, Hanoi Tower .và số lượng khách sạn loại vừa và nhỏ rút khỏi thị trường khách sạn do kinh doanh không hiệu quả cũng nhiều. Để tồn tại và phát triển trong một thị trường cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp khách sạn đã quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng phục vụ, đào tạo cán bộ công nhân viên, nâng cao chất lượng buồng phòng, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường phục vụ các dịch vụ bổ sung nhằm hoàn thiện hơn chính sách sản phẩm tăng sự hấp dẫn, sự thoả mãn cho khách hàng. - Xu hướng cầu thị trường: + Đối với khách nội địa: Nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, đời sống của hầu hết mọi tầng lớp nhân dân đều tăng lên. Do đó nhu cầu đi du lịch của người dân cũng phát triển. Đặc biệt, luật lao động hiện nay ban hành quy định: tuần làm việc 40h, người lao động có nhiều thời gian để đi du lịch hơn. Vì thế du lịch sẽ tăng cả về thời gian và cơ cấu chi tiêu của khách. Với thu nhập củan người dân Việt nam hiện nay thì du lịch nội địa vẫn là phổ biến, nên chắc chắn Hà nội sẽ trở thành một trong những điểm đến của họ trong các chuyến du lịch tiếp theo hàng năm. + Đối với khách quốc tế: Do chính sách mở cửa của nền kinh tế, với những điều kiện: môi trường kinh doanh thuận lợi, ưu đãi, nền kinh tế thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á và đang dần phát triển. Mặc dù, ảnh hưởng của cuộc khủng bố 11/9 vẫn còn nhưng Việt nam được du khách quốc tế coi là điểm đến an toàn nhất; vì vậy lượng khách quốc tế đến Việt nam ngày càng gia tăng. Khách quốc tế có khả năng chi tiêu cao, do đó đòi hỏi phục vụ với sản phẩm có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Khách quốc tế đến Việt nam thường có hai mục đích chính Mộtkhách công vụ, họ đến Việt nam với mục đích kinh doanh và tìm kiếm cơ hội làm ăn. Đối tượng khách này có khả năng chi trả cao, họ rất cần các dịch vụ thông tin liên lạc như điện thoại, fax .có thể liên lạc ra nước ngoài nhanh chóng để họ có thể nắm bắt thông tin làm ăn nhanh nhất. Thời gian lưu lại của đối tượng khách này thường dài và họ có khả năng chi trả cao. Hai là khách du lịch thuần tuý, họ đến Việt nam với mục đích tham quan du lịch, vui chơi giải trí, tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc .Đối với khách này, họ có khả năng chi trả mức trung bình và thời gian lưu lại ngắn. Ngoài ra còn có các đối tượng khách quốc tế khác đến Việt nam như: việt kiều về thăm quê hương, gia đình, bạn bè và hơn 5 triệu cựu chiến binh Pháp, Mỹ đã từng tham gia vào chiến trường Việt nam có nhu cầu thăm lại chiến trường xưa . Nhìn chung, thị trường du lịch nói chung và thị trường khách sạn nói riêng Hà nội đã và đang diễn ra rất sôi động, có rất nhiều đơn vị tham gia vào hoạt động kinh doanh khách sạn; sự cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng vì thế mà ngày càng gay gắt hơn. Cần làm gì để đứng vững và phát triển trong điều kiện kinh doanh khó khăn như hiện nay? đó là câu hỏi cho tất cả các khách sạn trên địa bàn Hà nội nói riêng và trong cả nước nói chung. Hãy biết nắm bắt cơ hội kinh doanh dựa trên năng lực của doanh nghiệp mình có thể bạn sẽ kinh doanh thành công. 3.1.3 Thực trạng và phương hướng hoạt động của khách sạn ATS trong những năm tới Mặc dù không tránh khỏi những khó khăn chung trong kinh doanh do thị trường mang lại nhưng được sự quan tâm giúp đỡ chỉ đạo của Bộ tư lệnh Quân khu Thủ đô, Thành uỷ thành phố Hà nội và các cơ quan chức năng cùng sự chỉ đạo trực tiếp của hội đồng quản trị - Ban lãnh đạo công ty Du lịch dịch vụ Quân khu Thủ đô cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh. Đó là việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, thành lập phòng kinh doanh, luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng để kịp thời sửa chữa, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho phép. Khách sạn ATS là doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ, nên các dịch vụ kinh doanh trong khách sạn bị hạn chế; đặc biệt khách sạn không tránh khỏi khó khăn chung của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn như sự thiếu thông tin thị trường, sự yếu kém trong quản lý, thiếu kinh nghiệm trong khâu đảm bảo chất lượng dịch vụ, thiếu hiểu biết và kiến thức về hoạt động marketing .bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt, sự giành giật khách giữa các khách sạn do hậu quả của việc cung vượt quá xa so với cầu. Cộng thêm những khó khăn tồn đọng chưa giải quyết được khách sạn ATS, trong những năm tới đòi hỏi sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong khách sạn. Chính những khó khăn đó có tác động trực tiếp tới hoạt động marketing nói chung và việc xây dựng chiến lược marketing nói riêng khách sạn ATS, nó cũng ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để góp phần hoàn thiện chiến lược marketing chúng ta phải xác định mục tiêu hướng tới của khách sạn. Kết thúc một năm hoạt động sản xuất kinh doanh, khách sạn ATS luôn tổng kết, phân tích, đánh giá kết quả đạt được, xác định nhưng mặt yếu kém, những việc chưa làm được. Trên cơ sở đó đưa ra phương hướng hoạt động cho những năm tiếp theo. Mục tiêu cho những năm tới của khách sạn là: - Sản xuất kinh doanh phải đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, giảm chi phí kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, cố gắng tích luỹ tạo cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Nâng cao chất lượng phục vụ đầu tư, nâng cấp buồng phòng, đầu tư thêm trang thiết bị mới, hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. - Nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng buồng phòng. - Nâng cao chất lượng dịch vụ cụ thể là nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ ngoại ngữ, đoàn kết dân chủ, phối hợp nhịp nhàng, tạo bầu không khí thi đua, làm tốt công tác quảng cáo, tiếp thị mở rộng thị trường, nếu có điều kiện mở rộng loại hình dịch vụ, tăng doanh thu ăn, doanh thu dịch vụ khác, thu hút đối tượng khách có khả năng chi trả cao, cố gắng phục vụ đầy đủ các nhu cầu của khách nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách tại khách sạn. - Tập chung bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, kịp thời; từng bước mua sắm, thay thế công cụ dụng cụ lạc hậu, có kế hoạch nâng cấp, sửa chữa khách sạn. - Không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ, tăng cường kinh doanh các dịch vụ bổ sung góp phần tăng doanh thu tạo thêm việc làm cho người lao động. - Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, tạo điều kiện công tác và phát huy tính sáng tạo trong công việc của từng cá nhân. - Chú ý tập chung hơn nữa vào hoạt động marketing, phân tích và nghiên cứu để xây dựng những chiến lược marketing phù hợp với doanh nghiệp nhất. Cùng với sự nỗ lực, cố gắng đồng lòng của toàn thể công nhân viên trong khách sạn sẽ giúp cho khách sạn hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đề ra. Qua kiến thức học được trường và thời gian thực tập em xin mạnh dạn đưa ra những ý kiến đóng góp của mình nhằm hoàn thiện hơn nữa chiến lược marketing, khắc phục những hạn chế trong hoạt động marketing khách sạn ATS . 3.2 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược marketing khách sạn ATS 3.2.1 Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của chiến lược marketing “ Không có mục đích sẽ không làm được gì cả”. Trong kinh doanh cũng vậy, khi đưa ra một hoạt động nào đó cần phải xác định hoạt động đó nhằm đạt được cái gì, nếu không xác định được mục đích của hoạt động thì cũng có nghĩa là hoạt động đó không có hiệu qủa. Khi đề ra chiến lược marketing, doanh nghiệp cũng cần phải xác định mục tiêu cho hoạt động marketing của doanh nghiệp mình. Mục tiêu marketing thường được hiểu là cái đích mà doanh nghiệp xác định cần đạt được đối với một thị trường mục tiêu trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Khi xác định được các mục tiêu marketing, các giám đốc marketing biết được cái đích cần đạt được, cách thức đánh giá tiến trình và có những điều chỉnh cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu marketing là tiêu chuẩn đánh giá mức độ thành công của hoạt động marketing nhằm đưa ra các phương hướng và phạm vi hoạt động cho một giai đoạn cụ thể. Công ty Du lịch dịch vụ Quân khu Thủ đô ra đời vào đúng thời kỳ sôi nổi và thuận lợi nhất của ngành du lịch. Ngay từ đầu ban lãnh đạo công ty đã có định hướng rõ rệt trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp đã tận dụng một cách tốt nhất tiềm năng của mình nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh, đảm bảo phát triển nguồn vốn, nâng cao đời sống cho người lao động. Lập ra chính sách đổi mới, định hướng đến năm 2005 là duy trì và phát triển tốt cơ sở vật chất kỹ thuật, nghiên cứu sâu sát thị trường, tạo cơ hội và phong cách phục vụ mới, tạo cho khách hàng có được sự thoả mãn khi tiêu dùng dịch vụ trong khách sạn, thu hút nguồn khách đến với khách sạn ngày một nhiều hơn. Du lịch càng phát triển thì trình độ hiểu biết, sự đánh giá về chất lượng dịch vụ và cảm nhận của khách hàng ngày càng cao. Yêu cầu đối với khách sạn là phải xác định lại nhiệm vụ cho mình trong cơ chế thị trường tự hạch toán kinh doanh, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu của tất cả các nhóm khách hàng với trình độ phục vụ ngày càng cao. Nhiệm vụ đã rõ ràng, cần phải có mục tiêu để hướng tới. Mục tiêu là đích hướng tới, đồng thời là thước đo để đo lường kết quả hoạt động marketing. Vì vậy khách sạn ATS nên xây dựng cho mình hệ thống các mục tiêu cụ thể cho từng chiến lược hoạt động của mình. 3.2.2 Nghiên cứu phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu [...]... cũng như của khách hàng Tóm tắt chương 3 Không chỉ khách sạn ATS, mà hầu hết các khách sạn nhà nước nói chung Việt nam, hoạt động marketing các doanh nghiệp này còn nhiều bất cập, nó chưa thực sự được coi trọng và chưa phát huy hết vai trò của mình Vì thế, chiến lược marketing ở các khách sạn nhà nước còn nhiều hạn chế Việc xây dựng và hoàn thiện chiến lược marketing ở các khách sạn nhà nước... nước nói chung và khách sạn ATS nói riêng là cần thiết và không thể thiếu trong kinh doanh Căn cứ vào tình hình, xu hướng phát triển của ngành khách sạn Việt nam và thực trạng kinh doanh khách sạn ATS, chương 3 là những ý kiến đóng góp của người viết nhằm hoàn thiện việc xây dựng chiến lược marketingkhách sạn ATS Người viết không hy vọng tất cả những ý kiến đóng góp của mình đều có tác động... những chiến lược marketing phù hợp hơn nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động marketing 3.2.3 Hoàn thiện hệ thống marketing- mix Việc hoàn thiện hệ thống marketing- mix đối với một doanh nghiệp khách sạn là rất quan trọng Việc hoàn thiện hệ thống marketinh-mix sẽ giúp cho các khách sạn có được những sản phẩm với chất lượng cao để thoả mãn tốt nhất khách hàng Trong hệ thống marketing hỗn hợp của khách. .. qua khách sạn đón hầu hết là khách Pháp các đối tượng khách còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số khách Nhưng tới đây khách Mỹ sẽ là khách hàng chủ yếu của khách sạn Từ khi các doanh nghiệp nhà nước được phép đón khách Trung Quốc thì lượng khách Trung Quốc đến với khách sạn cũng khá cao, họ đã đem lại một khoản doanh thu không nhỏ cho khách sạn Hiện nay, khách công vụ quốc tế đến với khách sạn. .. định ngân sách marketing phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tầm cỡ của doanh nghiệp, quy mô và mục tiêu của chiến lược marketing 3.3 Một số đề xuất khác nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing khách sạn ATS Với những kiến thức đã học được trường và qua 16 tuần thực tập tốt nghiệp, em nhận thấy rằng tại khách sạn ATS hoạt động marketing còn chưa phát huy hết tác dụng của nó bởi vì cán bộ... tiến hành làm marketing toàn doanh nghiệp, phải làm cho mỗi nhân viên trong khách sạn trở thành một phương tiện quảng cáo hữu hiệu nhất cho khách sạn 3.4 Điều kiện thực thi các ý kiến đề xuất Nhằm làm cho ý kiến đóng góp của mình có thể thực hiện được, em xin đưa ra một số điều kiện sau đối với khách sạn ATS: - Khách sạn cần tổ chức bộ phận marketing có bài bản và quy mô hơn, hoạt động marketing phải... vậy, khách sạn luôn được các bạn hàng và các nhà cung ứng tin tưởng, tạo được mối quan hệ đối tác tốt Khách sạn cần duy trì và phát huy thế mạnh này của mình Nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống marketing- mix, em xin mạnh dạn đưa thêm hai yếu tố còn thiếu vào hệ thống marketing hỗn hợp của khách sạn ATS đó là: Quá trình dịch vụ: Khách sạn ATSmột doanh nghiệp nhà nước, nên nó vẫn bị ảnh hưởng bởi sự... tác của khách công vụ như hiện nay, họ sẽ không lựa chọn khách sạn mà họ đến các khách sạn khác có tiêu chuẩn cao hơn Trong tương lai các đối tượng khách trên cũng vẫn được khách sạn chọn là những tập khách hàng tiềm năng của mình (những nhóm khách hàng mục tiêu) Bởi vì: khách sạn đã có được mối quan hệ đối tác tốt với các hãng lữ hành gửi khách- họ luôn đảm bảo cung cấp cho khách sạn một lượng khách. .. vụ khách hàng là rất quan trọng, khách sạn có thể chào đón khách bằng những đoá hoa, những nụ cười và sự quan tâm chân thành nhất Khách sạn có thể có hoa tươi trong phòng, có những món quà kỷ niệm khi khách rời khách sạn, gọi điện hỏi thăm khi khách đã về đến nhà hay tạo sự bất ngờ cho khách bằng những món quà nho nhỏ trong ngày sinh nhật khi khách khách sạnmột doanh nghiệp nhà nước nên khách sạn. .. cáo có tính khả thi Khách sạn ATS đã có các phương tiện quảng cáo hữu hiệu, nhưng để hoàn thiện hơn chính sách quảng cáo của khách sạn, em xin đưa ra một số phương tiện quảng cáo như: - Sử dụng tập gấp: đưa ra những thông tin, hình ảnh cô đọng nhất về khách sạn, tập gấp có kèm theo biểu giá phòng và một số quyền lợi mà khách được hưởng trong quá trình tiêu dùng sản phẩm tại khách sạn - Quảng cáo trên . MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING Ở KHÁCH SẠN ATS 3.1 Xu hướng phát triển thị trường du lịch và mục tiêu trong những năm tới của khách. mình nhằm hoàn thiện hơn nữa chiến lược marketing, khắc phục những hạn chế trong hoạt động marketing ở khách sạn ATS . 3.2 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến

Ngày đăng: 07/10/2013, 23:20

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan