CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI

27 634 1
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 1.1 Định hướng phát triển du lịch của Việt Nam: Trong những năm tới, để phát triển ngành Du lịch một cách bền vững, Việt Nam cần quán triệt các quan điểm cơ bản sau: - Phát triển Du lịch mang lại nhiều lợi ích: Quan điểm này xuất phát từ chỗ đánh giá Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng. Sự phát triển của nó sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác và nó cũng cần được các ngành kinh tế khác trợ giúp; đồng thời phát triển du lịch phải đạt cả hiệu quả chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Nghị quyết 45/CP của Chính phủ ngày 22/6/1993 về đổi mới quản lý và phát triển Du lịch đã nhấn mạnh: “Du lịch là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp, có tác dụng thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá giữa nước ta với nước ngoài, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau của các dân tộc .”. - Phát triển Du lịch theo hướng bền vững: Du lịch mang lại hiểu quả nhiều mặt, tuy nhiên về mặt trái, Du lịch, nhất là sự phát triển quá mức, có thể mang lại những vấn đề tiêu cực như: làm xuống cấp môi trường thiên nhiên và tạo ô nhiễm, thương mại hoá nghệ thuật, tôn giáo và văn hoá, để lại các vấn đề về xã hội, làm tổn hại nền văn hoá, lối sống của dân chúng địa phương, gia tăng số tệ nạn tội ác, mại dâm và cờ bạc ., tạo cơ hội cho sự truyền nhiễm bệnh tật, tạo nhu cầu quá nặng nề đối với tài nguyên sẵn có, làm suy yếu cấu trúc gia đình. Phát triển Du lịch theo hướng bền vững sẽ giúp bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội. Đây là đường lối, quan điểm hoàn toàn đúng đắn, đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII coi là một chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển du lịch: “Phát triển nhanh Du lịch, các dịch vụ Hàng không, Bưu chính, Viễn thông, Thương mại, vận tải, tài chính, ngân hàng . từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch thương mại, dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực. Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể, phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng to lớn cuae đất nước theo hướng du lịch, văn hoá, sinh thái, môi trường. Bảo tồn và khai thác vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử để phát triển du lịch”. - Phát triển cả du lịch nội địa, tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế: Quan điểm phát triển du lịch quốc tế, nhất là thu hút khách quốc tế vào Việt Nam, xuất phát từ đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” . Trong thế kỷ tới Việt nam sẽ là thị trường du lịch rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Du lịch nội địa phát triển sẽ góp phần nâng cao dân trí, tăng cường tình đoàn kết dân tộc, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. - Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá du lịch: Một trong những thế mạnh của Du lịch Việt nam là tài nguyên nhân văn hết sức phong phú, đa dạng, nhưng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, do đó cần tôn tạo nhiều di tích lịch sử kết hợp với việc xuất bản các ấn phẩm giới thiệu danh lam thắng cảnh; nghiên cứu, phục hối và phát triển các món ăn đặc sản, các lễ hội truyền thống phù hợp với khách du lịch. - Hoàn thiện bộ máy tổ chức, quản lý du lịch; xúc tiến tuyên truyền quảng cáo sâu rộng trong và ngoài nước . Định hướng các thị trường khách quốc tế theo mục đích đi du lịch Mục đích đi du lịch T/quan thắng cảnh Thương mại, công vụ Tìm hiểu V ăn hóa Lich. sử Mua bán đồ lưu niệm City tour Thăm thân ẩm thực Hội nghị, hội thảo Vui chơi giải trí Thể thao (Golf) Du lịch sinh thái Nghỉ dưỡng Lễ hội Tắm biển Các thị trường mục tiêu Tây Âu Pháp              Anh             Đức           Thụy Sỹ       Hà Lan      Đan Mạch     Châu á -TBD Nhật           Đài Loan         Trung Quốc       ểc        ASEAN (*)          Hàn Quốc     Bắc Mỹ Mỹ             Canada           Chú thích  Tiềm năng lớn  Tiềm năng vừa  Tiềm năng nhỏ Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch đến năm 2020 - ITDR - Tổng cục Du lịch 1.2. Mục tiêu của du lịch Việt Nam trong những năm tới: * Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của Du lịch Việt Nam nằm trong chiếm lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước đến năm 2010 nhằm đưa ngành du lịch phát triển vững mạnh, là ngành kinh tế quan trong trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Hoạt động lữ hành quốc tế cần được ưu tiên đẩy mạnh phát triển hơn nữa bởi lữ hành quốc tế là một mắt xích quan trọng giúp nối liền các hoạt động kinh doanh khác phát triển, tăng thu ngoại tệ, tăng cường giao lưu văn hoá, tăng nhanh tỷ trọng GDP trong du lịch, tạo công ăn việc làm cho lao động trong cả nước, cải thiện cán cân thanh toán ngoại tệ, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử cảnh quan môi trường . * Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu về lượng khách và doanh thu từ lữ hành quốc tế: Năm 2002, Ngành đã đạt được mức tăng trưởng đề ra về lượng khách quốc tế từ 10-12% so với năm 2001 với 2.627.988 lượt người. Dự kiến đến năm 2005 sẽ đón khoảng 4 triệu lượt khách quốc tế và đến năm 2010 đón 8 triệu khách; ngày lưu trú của khách tăng từ 3,1 ngày/2000 đến 4 ngày /2010; Doanh thu phấn đấu đạt 900 triệu USD/2000 lên 2,1 11,3 3-3,5 15-16 5,5-6 20-25 10-11 30-35 0,0 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 30,0 35,0 TriÖu l­ît kh¸ch 2000 2005 2010 2020 Nguån: Quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn du lÞch giai ®o¹n 1995-2020- Tæng côc Du lÞch b¸o sè l­ît kh¸ch du lÞch (quèc tÕ vµ néi ®Þa) cña ViÖt Nam ®Õn 2020 Kh¸ch néi ®Þa Kh¸ch quèc tÕ * Mục tiêu về an ninh, an toàn du lịch: + Hoàn thiện hệ thống kỹ thuật, nghiệp vụ, đảm bảo cho việc cấp Visa cho khách được thuận lợi, song không thể để sót đối tượng vào Việt Nam với động cơ xấu. + Đảm bảo an toàn cho khách du lịch + Đảm bảo an ninh, vệ sinh môi trường ở các điểm du lịch, các di tích văn hoá, lịch sử. + Hoàn thiện hệ thống quản lý khách lưu trú tại khách sạn với các thủ tục nhanh gọn, song chặt chẽ, vừa đảm bảo an toàn cho khách, vừa đảm bảo những yêu cầu về an ninh, trật tự, an toàn cho xã hội. II. GIẢI PHÁP 2.1 Giải pháp trong việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch Việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng để từ đó thu hút ngày càng nhiều khách du lịch vẫn còn là một vấn đề cấp thiết cần được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các cơ quan, các ban, ngành. Trong khuôn khổ đề tài này, người nghiên cứu chỉ đề cập tới việc đa dạng hoá các chương trình du lịch - một sản phẩm trong hệ thống các sản phẩm và dịch vụ du lịch. Có thể thấy trên thị trường kinh doanh du lịch hiện nay, xét về mặt số lượng, chúng ta có tương đối đầy đủ các chương trình du lịch với các loại hình du lịch khác nhau như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội, du lịch tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử kết hợp với học tập nghiên cứu, du lịch văn hoá, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái Tuy nhiên, về mặt chất lượng của các chương trình du lịch thì sao? Qua thực tế phân tích, nghiên cứu ta thấy rằng các chương trình du lịch ở nước ta hiện nay chưa thực sự hấp dẫn. Các chương trình du lịch thường bị cắt khúc giữa các vùng, các hoạt động trong chương trình còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu quy hoạch, giá cả chưa đáp ứng chất lượng. Chính vì thế mà lượng khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến lần thứ hai chưa nhiều. Mặt khác, ta chưa có các chương trình đặc sắc, độc đáo biểu trưng cho dân tộc Việt nam, các tuyến điểm du lịch chưa đạt được một kết quả xứng đáng với tiềm năng của chúng. Một số loại hình du lịch như du lịch lễ hội, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái mới được tiến hành khai thác nhưng vẫn chỉ ở mức độ tự phát, thiếu quy hoạch và chưa hấp dẫn khách du lịch. Thực trạng này đòi hỏi cần thiết phải có những giải pháp để giải quyết và cũng đã có nhiều biện pháp được đưa ra, song vì nhiều lý do mà các biện pháp đó vẫn chưa được tiến hành và vấn đề đó vẫn tồn tại. Sau đây là một số ý kiến để thúc đẩy việc thực hiện một cách có hiệu quả làm cho các sản phẩm du lịch nói chung, các chương trình du lịch nói riêng trở nên phong phú và hấp dẫn. * Nghiên cứu để xác định nhu cầu của thị trường khách du lịch: Bước đầu tiên trong việc thiết kế tạo ra một chương trình du lịch mới, đó lá phải xác định được nhu cầu của đối tượng khách du lịch chủ yếu mà sản phẩm này hướng tới. Độ chính xác của việc xác định nhu cầu càng cao thì sản phẩm du lịch sẽ càng phù hợp hơn và được khách ưa chuộng. Một thực trạng chung trong các chương trình du lịch của các doanh nghiệp du lịch ở nước ta, đó là, hầu hết các chương trình du lịch được đưa ra chỉ nhằm mục đích giới thiệu với du khách, các chương trình này chưa bám sát được với nhu cầu thực tế của du khách. Lý do chính giải thích cho vấn đề này, đó là các doanh nghiệp du lịch chưa xác định được chính xác nhu cầu cụ thể của khúc đoạn thị trường mà họ hướng đến, chính vì vậy các chương trình du lịch mới chỉ dừng lại ở mức đáp ứng được nhu cầu chung của cả một khúc đoạn thị trường nhỏ. Hoặc cũng có một số đơn vị kinh doanh du lịch, do quy mô hoạt động nhỏ nên họ chưa có được một bộ phận chuyên sâu vào việc xác định nhu cầu thị trường, vì thế việc xác định nhu cầu khách du lịch tại nhưng đơn bị này chưa có hiệu quả. Mặt khác, cũng có những doanh nghiệp do chưa xác định được khúc đoạn thị trường phù hợp với quy mô hoạt đôngj của doanh nghiệp, cho nên các chương trình du lịch họ đưa ra chưa đáp ứng được . Như vậy, vấn đề cấp thiết ở đây là các doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu để xác định nhu cầu thị trường một cách khoa học và có hiệu quả. Cần phải đánh giá và xác định các thị trường hiện tại, thị trường tiềm năng. Bước tiếp theo cần phải xác định những tiêu chí cho việc phân chia thị trường thành các khúc đoạn nhỏ hơn nữa, ta có thể phân đoạn thị trường theo quốc tịch, theo mục đích đi du lịch, theo phương tiện vận chuyển hoặc là các yếu tố về kinh tế xã hội và nhân khẩu học, tâm lý học . Trên cơ sở đó, mỗi doanh nghiệp sẽ nhóm và lựa chọn các khúc đoạn thị trường phù hợp với khả năng và quy mô hoạt động của mình, từ đó tiến hành nghiên cứu, phân tích, để xác định nhu cầu cụ thể của từng đoạn thị trường. Và khi đó căn cứ trên cơ sở những đặc điểm của từng đoạn thị trường đưa ra những chương trình du lịch nói riêng, cũng như các sản phẩm du lịch nói chung phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng đoạn thị trường đó. Tuy nhiên, cũng phải nhận ra rằng ta không thể xác định chính xác một cách tuyệt đối về đặc điểm của từng đoạn thị trường mà ta chỉ có thể bám sát tương đối với những đặc điểm của từng đoạn thị trường để đưa ra các chương trình du lịch, các sản phẩm du lịch phù hợp một cách tương đối. Chính vì thế, trong quá trình tiến hành thực hiện các chương trình du lịch, cần thiết phải thu thập là và đưa ra những thay đổi để cho sản phẩm du lịch, các chương trình du lịch phù hợp với nhu cầu của khách du lịch. Và những nguồn thông tin bổ sung này có thể được khai thác tự sự năng động, sáng tạo của đội ngũ hướng dẫn viên, những người trực tiếp thực hiện các chương trình du lịch, trực tiếp tiếp xúc với du khách. Việc kết hợp một cách có hiệu quả giữa việc xác định nhu cầu thị trường với việc khai thác nguồn thông tin mà đội ngũ hướng dẫn viên du lịch mang lại sẽ tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng hơn nữa trong việc tạo ra những sản phẩm du lịch, những chương trình du lịch hấp dẫn, đa dạng hoá hơn và ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của khách du lịch. * Tiến hành khảo sát và quy hoạch các vùng du lịch theo định hướng đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài của khách du lịch Sau khi nghiên cứu, xác định được nhu cầu của từng khúc đoạn thị trường, bước tiếp theo ta cần xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu của từng khúc đoạn như thế nào. Khả năng đáp ứng này sẽ được xác định qua việc tiến hành nghiên cứu, khảo sát và quy hoạch, định hướng các nguồn tài nguyên du lịch cả tự nhiên và nhân văn của từng vùng du lịch. Việc tiến hành quy hoạch, hoạch định các nguồn tài nguyên du lịch sẽ là cơ sở để xác định giá trị của từng điểm du lịch, của từng vùng du lịch. Cụ thể như: vùng này, địa phương này có những nguồn tài nguyên du lịch nào, nó có giá trị như thế nào để khai thác vào các hoạt động du lịch, loại hình du lịch nào có thể được xem là có thế mạnh nổi bật . Căn cứ vào đó, ta xác định được các điểm du lịch, các cụm điểm du lịch chính của từng vùng để đưa ra được những cơ chế chính sách ưu tiên cho việc đầu tư khai thác có hiệu quả. Kết hợp với các vùng du lịch trong cả nước, ta sẽ tạo dựng được một hệ thống các tuyến điểm du lịch phong phú, đa dạng với những nét đặc sắc và độc đáo của từng vùng. Bên cạnh việc đánh giá giá trị của các nguồn tài nguyên, việc tiến hành khảo sát, quy hoạch cũng góp phần đánh giá, xác định mức độ thuận lợi về môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật . phục vụ cho hoạt động du lịch, để từ đó đưa ra những phương án đầu tư xây dựng, đảm bảo những yếu tố cần thiết để khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên. Việc khảo sát, quy hoạch các khu du lịch phải đi đối với việc tôn tạo và xây dựng mới làm nền tảng cho công tác thiết kế và xây dựng những sản phẩm du lịch đa dạng. Tuy vậy, không phải cứ sau khi tiến hành khảo sát, quy hoạch và xác định được giá trị của tài nguyên du lịch tại các vùng du lịch, điểm du lịch . là ta lập tức bắt tay vào đầu tư, tiến hành khai thác, tạo các tuyến điểm du lịch, đa dạng hoá liên kết các chương trình du lịch, mà một điều đặc biệt cần chú ý đó là việc khai thác các nguồn tài nguyên du lịch cho hoạt động kinh doanh du lịch phải được định hướng bằng các cơ chế chính sách của Nhà nước để đảm bảo mục đích khai thác có hiệu quả, đảm bảo tính ổn định phù hợp với đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đảm bảo các nguyên tắc của một môi trường phát triển bền vững. 1.2 Giải pháp về nâng cao vai trò của hướng dân viên du lịch: Đã từ lâu, việc đào đạo nguồn nhân lực nói chung và việc đào tạo hướng dẫn viên nói riêng được coi là một bộ phận quan trọng trong chién lược phát triển kinh tế xã hội và du lịch của cả nước. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, hiện nay ở nước ta nhìn chung dội ngũ hướng dẫn viên đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của hoạt động du lịch. Về mặt chất lượng, 5% trong tổng số hướng dẫn viên có trình độ đại học, 15% trình độ trung học, còn lại là 80% hướng dẫn viên có trình độ sơ cấp. Qua số liệu thống kê về cơ bản số [...]... NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT 48 KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM I ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LỮ HÀNH QUỐC TẾ 48 1 Định hướng phát triển Du lịch của Việt Nam 48 2 Mục tiêu của Du lịch Việt nam những năm tới 51 II GIẢI PHÁP 53 1 Giải pháp trong khâu đa dạng hoá sản phẩm du lịch 54 2 Giải pháp về nâng cao vai trò của hướng dẫn viên du lịch 57 3 Nâng cao chất lượng đội ngũ những người làm công tác thiết... HÀNH QUỐC TẾ Ở HÀ NỘI 27 1 Tình hình chung 28 2 Lập kế hoạch, bán và thực hiện tour du lịch quốc tế ở Hà nội 33 3 Mối quan hệ giữa kinh doanh lữ hành quốc tế với các nhà cung cấp dịch vụ liên quan 35 4 Mối quan hệ giữa hoạt động du lịch với các ngành kinh tế khác 36 5 Bài học kinh nghiệm 38 6 Giới thiệu khái quát về các chương trình du lịch tại Việt nam 41 CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT... của hoạt động du lịch quốc tế 11 3 Chiến lược quản lý sản phẩm 13 4 Các hoạt động chuyên biệt của lữ hành quốc tế 16 5 Mối quan hệ giữa du lịch quốc tế và các hoạt động khác trong ngành du lịch 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH QUỐC TẾVIỆT NAM 20 I THỰC TRẠNG DU LỊCH Và CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH 20 1 Thực trạng khách du lịch và một số đặc điểm cơ bản 20 2 Sự phù hợp giữa các chương trình du lịch với nhu... ra những biện pháp khả thi để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch, đáp ứng kịp nhu cầu thị trường, từ đó góp phần đưa ngành du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vững chắc, gặt hái được những kết quả, thành công to lớn, xứng đáng với tiềm năng của Đất nước MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Tra ng 2 CHƯƠNG 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH - VAI TRÒ CỦA DU LỊCH QUỐC TẾ TRONG NGÀNH DU LỊCH 5 I LÝ THUYẾT... LỊCH 5 I LÝ THUYẾT CHUNG VỀ DU LỊCH 5 1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch 5 2 Quan niệm về sản phẩm du lịch (Tour du lịch) 7 II CÁC TIÊU CHÍ ĐIỂN HÌNH CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 8 1 Đặc tính độc đáo của một chương trình du lịch - Tour 8 2 Sự hấp dẫn của một chuyến tour 9 3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự thành công của một tour du lịch 9 III ĐẶC TRƯNG CỦA HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH QUỐC TẾ 10 1 Định nghĩa doanh nghiệp... viên trong nhgành du lịch, tuy nhiên vấn đề về chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch vẫn là một vân đề mang tính cấp thiết Hướng dẫn viên du lịch được coi là chiếc cầu nối khách du lịch với điểm du lịch và nhiều người cho rằng, vẻ đẹp, sự lôi cuốn, hấp dẫn của điểm du lịch không chỉ là vẻ đẹp về mặt bản chất vốn dĩ của chính điểm du lịch đó ( về văn hoá, lịch sử, phong cảnh ) mà còn một phần phụ thu c... các chương trình du lịch tại mỗi doanh nghiệp Tóm lại, sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp trong việc định hướng, đa dạng hoá các sản phẩm, chương trình du lịch sẽ tạo nên một nền tảng cơ bản để từ đó làm cho các loại hình sản phẩm, các chương trình du lịch ngày càng trở nên hấp dẫn, phong phú với chất lượng caothu hút ngày càng nhiều hơn lượng khách đi du lịch. .. việc thực hiện các sản phẩm du lịch Có một xu hướng hiện nay, đó là: hưỡng dẫn viên chưa thực sự phát huy hết mình trong vai trò là người trực tiếp thực hiện các chương trình du lịch, đưa các sản phẩm du lịch hợp tới tay người tiêu dùng du lịch; cũng như là việc đóng góp vào khâu thiết kế, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch làm cho sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách du lịch Thực trạng này có thể do... bảo việc học tập nâng cao, đồng thời luôn đảm bảo có đủ số lượng hướng dẫn viên cho hoạt động kinh doanh du lịch Mặc vậy, đây vẫn sẽ là một giải pháp tốt cho việc nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ hướng dẫn viên đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch của các cơ sở kinh doanh du lịch Nó đòi hỏi một sự quan tâm, nỗ lực đổi mới không ngừng trong hoàn thiện đội ngũ hướng dẫn viên du lịch nói riêng... thức thực tế cần thiết (Tạp chí Du lịch số T4/1999, P.16, 38 ) Sau đây là một số giải pháp trong việc nâng cao vai trò của người hướng dẫn viên * Nâng cao chất lượng đào tạo hướng dẫn viên du lịch Trước hết có thể thấy chất lượng của đội ngũ hướng dẫn viên là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu, nó là cơ sở để xác định vị trí, vai trò của đội ngũ này trong khâu thiết kế và đa dạng hoá sản phẩm du lịch Như . CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LỮ HÀNH QUỐC TẾ. triển cả du lịch nội địa, tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế: Quan điểm phát triển du lịch quốc tế, nhất là thu hút khách quốc tế vào Việt Nam, xuất

Ngày đăng: 07/10/2013, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan