042_Phát triển hệ thống e-learning trên nền tảng công nghệ Portal

2 398 0
042_Phát triển hệ thống e-learning trên nền tảng công nghệ Portal

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- 60 - PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG E-LEARNING TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ PORTAL Lưu Hồng Vân MSV: 0220384 Email: vanlh315@gmail.com Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Việt Hà Cán bộ đồng hướng dẫn: ThS. Trần Vũ Việt Anh 1. Giới thiệu E-learning là một yêu cầu tự nhiên của giáo dục theo sự phù hợp với các tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông. Hiện nay đã có nhiều giải pháp cho một hệ E-learning dựa trên nền web (Web-based training) nhưng đều có những hạn chế riêng. Trong khoá luận này chúng tôi sẽ phân tích một giải pháp để phát triển hệ E-learning là dựa trên portal cũng như đưa ra giải pháp cài đặt thêm chức năng quản lý hoạt động cho E-learning dựa trên đặc tả IMS Learning Design. 2. Web-based training (WBT) và cách tiếp cận dựa trên portal WBT là cách tiếp cận phổ biến để phát triển E-learning. Với cách tiếp cận này, các mức cho phát triển E-learning có thể chia ra từ đơn giản đến phức tạp. Ở mức đơn giản thì chỉ là các nội dung tĩnh được đưa lên web, không có tương tác giữa giáo viên và học viên. Phức tạp hơn là có sự tương tác động giữa người học và giáo viên. Có những hệ WBT hiện tại khá nổi tiếng như Moodle đạt được mức này. Để có thể đạt được những tương tác kiểu như trực tiếp giữa giáo viên và học viên thì cần có thêm nhiều sự cải tiến hơn nữa cho các cách tiếp cận xây dựng WBT. Tích hợp với các hệ thống quản lý giáo dục để đơn giản hoá quản lý hành chính cũng như trở thành một điểm truy cập duy nhất cho toàn bộ hệ thống là nhữ ng nhu cầu mà các hệ WBT cần cải tiến để đạt hơn. Tích hợp WBT với portal là một giải pháp cho vấn đề này. Và hiện tại có hệ Sakai đang phát trỉển để đi theo hướng này. 3. Sakai Sakai [1] xuất phát là dự án hợp tác của các trường đại học Mỹ và các tổ chức giáo dục nhằm xây dựng một môi trường học và cộng tác. Một trong những mục tiêu cơ bản của Sakai là tích hợp với portal, cụ thể là uPortal, thành một hệ đơn nhất không chỉ cho dạy và học mà còn cho hầu hết các công việc trong giáo dục. Nói như phó chủ tịch IBM thì Sakai dần phát triển để trở thành hệ ERP của giáo dục. Sakai được cấu trúc theo kiến trúc phân tầng dịch vụ [2]. Theo đó hệ thống được tách bạch ra thành các chức năng có thể hoạt động độc lập, do đó có thể thêm và bớt các chức năng cho hệ thống mà không tác động đến các chức năng khác. Các chức năng này chỉ phụ thuộc vào các dịch vụ chung của hệ thống. Sakai được xây dựng dựa trên kiến trúc tr ừu tượng chung và các cài đặt cụ thể trên Java và J2EE. Sakai đưa ra chuẩn để cài đặt các chức năng mới cho hệ thống là Sakai Technology Portability Profile (TPP). Theo đó thì với chức năng cài đặt theo chuẩn TPP việc chuyển qua lại giữa các môi trường cài đặt Sakai là chuyện đơn giản. Vấn đề tích hợp Sakai với portal được giả sử là quan trọng và tiến hành ngay từ khi dự án được khởi tạo. Hiện tại chưa có nhu cầu thực sự cho việc tích hợp này - 61 - do những hệ thống hiện tại của các trường đại học hoạt động đủ tốt cho các nhu cầu thực tại. Tuy nhiên, việc tích hợp này là tất yếu cho tương lai, và sẽ được tiến hành đầy đủ khi có yêu cầu thực sự cần thiết. 4. Quản lý hoạt động và IMS Learning Design Để đạt được bước tiến lớn cho dạy và học trực tuyến thì cần đến khả năng quản lý hoạt động của học viên cũng như giáo viên. Các hệ E-learning phổ biến hiện tại đều không có khả năng này, và Sakai cũng không phải là ngoại lệ. Do đó vấn đề đặt ra là cài đặt chức năng quản lý hoạt động cho Sakai. Hiện tại có đặc tả IMS Learning Design (IMS LD) [3] đưa ra đặc tả về quản lý hoạt động. Đặc tả này chia làm ba mức và nhìn chung là phức tạp. IMS LD mô tả các cách thức chung cho thiết kế một quy trình học dựa vào khái niệm “siêu ngôn ngữ”, tức là các mô tả chung về tiến trình thiết kế. Do đó việc xây dựng tiến trình hoạt động có thể áp dụng cho bất kỳ nền giáo dục nào. Tuỳ yêu cầu sẽ có tiến trình phù hợp, chỉ mô tả theo đúng siêu ngôn ngữ. Nếu cài đặt tốt vào các hệ thống WBT thì có thể nói đây là một bước tiến lớn cho E-learning, mang khả năng của lớp học truyền thống vào giáo dục trực tuyến. Như vậy, có thể sử dụng đặc tả IMS LD để cài đặt chức năng quản lý hoạt động học tập cho Sakai. 5. Cài đặt IMS LD cho Sakai Việc cài đặt IMS LD vào Sakai có thể được thực hiện như cài đặt một TPP cho Sakai. Chúng tôi gọi chức năng này là LDEngine. Tức là có thể tách ra làm ba phần: - Phần giao tiếp chung với môi trường Sakai. - Các giao diện cho Sakai sử dụng các thành phần mà LDEngine đã cài đặt. - Các thành phần sử dụng riêng bởi LDEngine Để cài đặt LDEngine chúng tôi có sử dụng các thư viện của nguồn mở CopperCore. Kết quả cơ bản đạt được là LDEngine có khả năng phân tích tài liệu LD và sử dụng tài liệu này để điều khiển một tiến trình học cụ thể. 6. Kết luận Để tiến tới được một hệ WBT có khả năng tương tác cao và thay thế cơ bản cho các cách học lên lớp như hiện nay thì tích hợp với portal là một giải pháp đem lại nhiều triển vọng. Hiện tại Sakai chưa tích hợp đầy đủ với portal nhưng tuỳ yêu cầu trong tương lai công việc này sẽ được thực hiện ở thời điểm phù hợp. Ngoài việc phân tích Sakai, trong khoá luận này chúng tôi còn đưa ra giải pháp xây dựng chức năng quản lý hoạt động dựa trên IMS LD và cũng đã đạt được kết quả nhất định. Tài liệu tham khảo [1] Sakai, Website: http://sakaiproject.org [2] S. Wilson, B.Olivier, S. Jeseys, A.Powell, T Franklin, A Technical Framework to Support e-Learning, 2004 [3] IMS Learning Design, Website: http://imsglobal.org/learningdesign/ . - 60 - PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG E-LEARNING TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ PORTAL Lưu Hồng Vân MSV: 0220384 Email: vanlh315@gmail.com. cách tiếp cận dựa trên portal WBT là cách tiếp cận phổ biến để phát triển E-learning. Với cách tiếp cận này, các mức cho phát triển E-learning có thể chia

Ngày đăng: 06/10/2013, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan