Thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Ernst & Young!.pdf

87 2.6K 27
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Ernst & Young!.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Ernst & Young!

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trang 2

Sự cần thiết của đề tài:

Tháng 5 năm 1991 hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam ra đời sau thời gian dài thai nghén và khi đó chỉ có 2 công ty được Bộ Tài chính thành lập với 15 nhân viên kiểm toán Bây giờ nhìn lại 15 năm ra đời và phát triển của kiểm toán độc lập chúng ta càng thấy hết vai trò và vị trí của hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế quốc dân Từ loại hình hoạt động chưa hề có ở Việt Nam nay được xã hội thừa nhận như một nhu cầu tất yếu, góp phần duy trì và phát triển nghề nghiệp kiểm toán, kế toán Việt Nam

Kiểm toán làm tăng mức độ tin cậy đối với các thông tin tài chính, góp phần lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế Dựa vào kết quả kiểm toán, những người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán có được các thông tin khách quan, chính xác theo đó có thể đánh giá một cách đúng đắn tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở cho các quyết định kinh tế của mình Bên cạnh mục tiêu chính là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính, các kiểm toán viên, thông qua quá trình kiểm toán, còn có thể đưa ra những kiến nghị giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung

Với xu thế hội nhập và phát triển, các công ty kiểm toán đang hoạt động trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt Họ không những phải nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng mà còn phải tìm mọi biện pháp để hạn chế rủi ro kiểm toán ở mức thấp nhất Ngoài ra, mâu thuẫn giữa chi phí và chất lượng dịch vụ cung ứng cũng đặt ra cho họ nhiều trăn trở Nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán được xem là một trong những phương thức hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn đó

Trang 3

Bên cạnh đó, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520 “ Quy trình phân tích” ra đời đã tạo cơ sở pháp lý cho kiểm toán viên Việt Nam mạnh dạn áp dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán của mình

Trong quá trình thực tập tại công ty kiểm toán Ernst & Young, em nhận thấy thủ tục phân tích được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao trong quy trình kiểm toán từ giai đoạn lập kế hoạch, giai đoạn thực hiện và giai đoạn hoàn thành kiểm toán Do đó em chọn đề tài này với mong muốn có một hiểu biết sâu sắc hơn về việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính

Mục tiêu của đề tài:

 Thủ tục phân tích: khái niệm, kỹ thuật phân tích, trình tự áp dụng và vai

trò của thủ tục phân tích

 Thủ tục phân tích áp dụng tại công ty kiểm toán Ernst & Young : kỹ

thuật phân tích, trình tự áp dụng

 Minh họa bằng hồ sơ kiểm toán của khách hàng cụ thể

 Nhận xét, đánh giá và kiến nghị cần thiết

Phương pháp nghiên cứu:

 Thu thập và nghiên cứu tài liệu

 Kết hợp trao đổi với kiểm toán viên và quan sát cách thực hiện

 Tham gia thực hiện kiểm toán các khách hàng của Công ty kiểm toán

Ernst & Young Phạm vi của đề tài:

 Do hạn chế về thời gian thực tập, em xin trình bày thủ tục phân tích trong ba giai đoạn: chuẩn bị, thực hiện và kết thúc cuộc kiểm toán Riêng giai đoạn thực hiện chỉ trình bày các khoản mục thể hiện rõ nhất thủ tục phân tích là Doanh thu, Chi phí, Nợ phải thu, Hàng tồn kho và Giá vốn hàng bán

Trang 4

CHƯƠNG 1

-

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN ERNST & YOUNG

Trang 5

1.1Ernst & Young toàn cầu:

1.1.1Lịch sử hình thành và phát triển của Ernst & Young:

Hiện tại, với hơn 300.000 nhân viên, hơn 700 văn phòng tại 140 quốc gia, Ernst & Young (EY) là một trong bốn công ty kiểm toán và tư vấn tài chính lớn nhất thế giới Quá trình hình thành của công ty diễn ra từ thế kỷ 19 và gắn liền với 2 nhân vật: Alwin Charles Ernst và Arthur Young

Arthur Young: thành lập công ty kế toán Stuart & Young năm 1894

Mười hai năm sau, tách riêng ra thành công ty Arthur Young & Company

Alwin Charles Ernst cùng anh trai là Theodore Ernst lập công ty kế

toán Ernst & Ernst năm 1903

Qua gần một thế kỷ hoạt động, Ernst & Ernst liên tục phát triển, sáp nhập với nhiều công ty lớn khác Năm 1944, Clarkson Gordon & Company, một công ty kế toán ở Canada thành lập từ năm 1864, trở thành một thành viên của Arthur Young & Company Năm 1979 Ernst & Ernst sáp nhập với một công ty Anh là Whinney, Murray & Company để thành công ty hợp danh Ernst & Whinney Năm 1989, Ernst & Whinney và Arthur Young hợp nhất trên toàn cầu để trở thành Ernst & Young

1.1.2Các khách hàng chủ yếu của công ty:

Ernst & Young có một lực lượng khách hàng đông đảo, phần lớn là những công ty có tên tuổi hoạt động ở nhiều lĩnh vực như: Ngân hàng, thương mại, sản xuất, bảo hiểm, viễn thông, công nghiệp, xây dựng, dầu khí, nhà hàng, khách sạn …

Trang 6

1.2Ernst & Young Việt Nam:

1.2.1Giới thiệu về công ty Ernst & Young Việt Nam:

Công ty tư vấn quản lý, tài chính, kế toán, kiểm toán EY Việt Nam thành lập vào tháng 3 năm 1992, là công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, kế toán - kiểm toán

1.2.2Các hoạt động chính của công ty:

Ernst & Young cung cấp các loại dịch vụ về kế toán, kiểm toán, thuế và

tư vấn trong mọi lĩnh vực kinh doanh

 Dịch vụ kiểm toán

Kiểm toán là một bộ phận chủ yếu trong hoạt động quốc tế của công ty Nguyên lý kiểm toán của Ersnt &Young là duy trì tiêu chuẩn chất lượng chuyên môn và kỹ thuật cao nhất, song song đó là những vấn đề thực tiễn giúp khách hàng tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh

Các dịch vụ kiểm toán của Ersnt & Young bao gồm:

- Kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định và kiểm toán cho tập đoàn

- Dịch vụ Kiểm soát Rủi ro Công nghệ và Bảo mật (TSRS)

- Kiểm toán theo thủ tục thỏa thuận trước và kiểm toán cho mục đích đặc biệt- Soát xét báo cáo tài chính

- Kiểm toán chẩn đoán

- Dịch vụ Kiểm soát Rủi ro Kinh doanh (BRS)

- Dịch vụ Kế toán

- Tư vấn và hỗ trợ về kế toán

 Các dịch vụ về thuế

Trang 7

Ernst & Young chuyên cung cấp các dịch vụ về thuế và liên quan đến thuế nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng

Các dịch vụ về thuế bao gồm:

- Chiến lược tham gia thị trường, lập cơ cấu đầu tư

- Tuân thủ các quy định về thuế: lập cơ cấu thuế hiệu quả; kiến nghị giảm thuế với cơ quan thuế

- Cơ cấu thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế gián thu- Tư vấn về các cơ hội giảm thiểu tiền thuế

- Làm việc với các cơ quan thuế

Bộ phận tư vấn doanh nghiệp của Ernst & Young chuyên cung cấp các dịch vụ thương mại và tài chính cho các khách hàng mà hầu hết là những đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài Mục tiêu của Ernst & Young là giúp cho khách hàng đảm bảo việc kinh doanh luôn đạt hiệu quả cao và tuân thủ pháp luật

Các dịch vụ tư vấn doanh nghiệp của Ernst & Young bao gồm:

- Đánh giá sơ bộ tình hình tài chính

- Tái cơ cấu doanh nghiệp, đánh giá sự phù hợp và hiệu quả

- Tư vấn quản lý, bao gồm phân tích chẩn đoán, lập chiến lược kinh doanh, xây dựng ngân sách kinh doanh

- Tư vấn sáp nhập & chuyển nhượng doanh nghiệp

- Định giá doanh nghiệp

- Cổ phần hóa và chuẩn bị niêm yết trên thị trường chứng khoán

1.2.3Cơ cấu tổ chức và phương châm hoạt động:

Trang 8

Cơ cấu tổ chức của công ty chia thành các bộ phận như sau:

- Bộ phận AABS: Chuyên thực hiện dịch vụ kiểm toán

- Bộ phận TAX: Chuyên thực hiện các dịch vụ về thuế

-Bộ phận TAS: Chuyên cung cấp các dịch vụ về tư vấn doanh nghiệp

- Bộ phận Admin: Thực hiện công việc nội bộ trong đơn vị Bộ phận Admin

còn bao gồm cả nhiệm vụ quản lý nhân sự cho công ty

 Sơ đồ tổ chức như sau:

Trang 9

Nhằm đảm bảo sự phân chia trách nhiệm đầy đủ và kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, bộ máy quản lý của Ernst & Young luôn được phân chia thành 3 cấp bậc:

 Staff và Senior: tiếp xúc với khách hàng và thực hiện công việc theo kế hoạch lập ra

 Supervisor, Manager và Senior Manager: soát xét lại công việc được thực hiện bởi các Senior

 Partner: là người soát xét cuối cùng công việc được thực hiện bởi

nhân viên cấp dưới

 Phương châm hoạt động của Ernst & Young : hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chính trực, bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng như quyền lợi của chính bản thân công ty trên cơ sở tuân thủ quy

định của pháp luật, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế

1.2.4Mục tiêu phát triển lâu dài:

Theo chân các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam, Ernst & Young đã xác định mục tiêu của mình tại Việt Nam là luôn cố gắng hết mình để cung cấp những dịch vụ tư vấn và hỗ trợ tuân thủ pháp luật với tiêu chuẩn chất lượng cao nhất cho khách hàng quốc tế trong thời gian đầu, song song đó là hòa nhập vào sự phát triển lâu dài tại Việt Nam qua công tác phục vụ khối lượng khách hàng ngày càng tăng

Ernst & Young luôn phấn đấu hỗ trợ khách hàng của mình hoàn thành những kế hoạch đã đề ra, đồng thời đáp ứng được nguyện vọng phát triển của chính nhân viên và của chính công ty

Trang 10

CHƯƠNG 2

-

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trang 11

2.1 GIỚI THIỆU THỦ TỤC PHÂN TÍCH

2.1.1Khái niệm

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520: “ Thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm những xu hướng, biến động và những mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến.”

2.1.2Vai trò của thủ tục phân tích:

Trong giai đoạn lập kế hoạch: Theo VSA 520.09 và ISA 520, việc thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là một thủ tục bắt buộc trong quá trình kiểm toán

 Thủ tục phân tích là một trong những phương thức hiệu quả để tìm hiểu về môi trường kinh doanh, nắm bắt các đặc điểm ngành nghề, phương thức quản lý và hoạt động của đơn vị Từ đó, mang lại cho kiểm toán viên một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về toàn bộ tình hình tài chính của đơn vị

 Thủ tục phân tích giúp phát hiện những biến động bất thường qua đó giúp dự đoán về những khu vực có rủi ro cao

 Thông qua thủ tục phân tích, kiểm toán viên sẽ xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác

 Ngoài ra, thông qua phân tích sơ bộ tình hình tài chính( nhất là khả năng thanh toán), kiểm toán viên sẽ có đánh giá ban đầu về giả định hoạt động liên tục

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: Theo VSA 520 “trong quy trình kiểm toán, nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai”

 Thủ tục phân tích cung cấp những bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy: Trường hợp sau khi áp dụng thủ tục phân tích, không phát hiện được bất kỳ

Trang 12

sự chênh lệch bất thường hay mối liên hệ không hợp lý nào, kiểm toán viên đã có được bằng chứng về sự hợp lý nói chung của khoản mục kiểm toán, từ đó có thể giảm bớt các thử nghiệm chi tiết không cần thiết

 Phân tích còn giúp phát hiện khả năng tồn tại các sai lệch trọng yếu

Trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán: Theo VSA 520 “ trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải áp dụng thủ tục phân tích để có kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính với những hiểu biết của mình về tình hình kinh doanh của đơn vị”

 Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên khẳng định lại những kết luận có được trong suốt quá trình kiểm tra các tài khoản hoặc khoản mục trên báo cáo tài chính

 Đồng thời, thủ tục phân tích cũng chỉ ra những điểm yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện kiểm toán bổ sung

*Tóm lại, phân tích được đánh giá là một thủ tục kiểm toán có hiệu quả vì thời gian ít, chi phí thấp, mà lại có thể cung cấp bằng chứng về sự đồng bộ, hợp lý chung về các số liệu kế toán; đồng thời giúp đánh giá được những nét tổng thể và không bị sa vào các nghiệp vụ cụ thể

2.1.3Nội dung của thủ tục phân tích:

Thủ tục phân tích được áp dụng với các khoản mục gồm số lượng lớn các nghiệp vụ và có thể dự đoán được theo thời gian, thông qua việc:

 So sánh giữa các thông tin tài chính trong kỳ này với thông tin tương ứng của kỳ trước: Kiểm toán viên có thể so sánh số dư, hoặc số phát sinh của tài khoản giữa các kỳ để phát hiện các tài khoản có biến động bất thường Kiểm toán viên cũng có thể so sánh tỷ số giữa các kỳ để phát hiện những tài khoản có thể bị sai lệch

 So sánh giữa số liệu thực tế và số liệu kế hoạch, dự toán: Việc điều tra các sai biệt lớn giữa số liệu thực tế và kế hoạch có thể cho thấy những sai lệch

Trang 13

trong báo cáo tài chính, hoặc các biến động lớn trong tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị

 So sánh các chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu bình quân ngành: Về nguyên tắc, giữa một số chỉ tiêu của đơn vị và chỉ tiêu bình quân ngành có mối quan hệ tương đồng trong phạm vi nhất định Việc nghiên cứu sự khác biệt lớn giữa chỉ tiêu của đơn vị và chỉ tiêu bình quân ngành có thể sẽ cho biết các sai lệch, hoặc giúp kiểm toán viên hiểu biết sâu sắc hơn về hoạt động của đơn vị Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này cần chú ý sự khác biệt về quy mô, về việc áp dụng chính sách kế toán giữa các đơn vị

 Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính trong kỳ: Với phương pháp này, kiểm toán viên có thể dựa trên mối quan hệ bản chất giữa các số dư, các khoản mục trên báo cáo tài chính để đánh giá mức độ hợp lý giữa những số liệu Kiểm toán viên cũng có thể ước tính số dư, hay số phát sinh của tài khoản qua mối quan hệ giữa chúng với tài khoản khác Sau đó, mọi sự khác biệt trọng yếu giữa số liệu ước tính và số liệu sổ sách cần được điều tra để xác định nguyên nhân

 Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính: Các thông tin phi tài chính là những dữ liệu kinh tế, kỹ thuật do các hệ thống hạch toán nghiệp vụ, thống kê… cung cấp Giữa các thông tin này và thông tin tài chính có những quan hệ nhất định, nên kiểm toán viên có thể phát hiện những sai sót dựa trên mối quan hệ hợp lý giữa chúng

Trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích, kiểm toán viên được sử dụng nhiều phương pháp khác nhau từ việc so sánh đơn giản đến những phân tích phức tạp đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật thống kê tiên tiến Việc lựa chọn thủ tục phân tích, phương pháp và mức độ áp dụng tùy thuộc vào sự xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên

Trang 14

2.1.4Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục phân tích:

 Hệ thống kiểm soát nội bộ đang vận hành tại công ty:

Thủ tục phân tích chỉ thực sự đáng tin cậy khi thực hiện trong một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả Nếu mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cao thì việc áp dụng thủ tục phân tích để đi đến kết luận sẽ mang lại rủi ro rất cao

 Bản chất của khoản mục cần kiểm toán:

Thủ tục phân tích áp dụng cho các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường chính xác hơn những khoản mục trên bảng cân đối kế toán bởi các khoản mục trên bảng cân đối kế toán bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố trong đó quyết định quản lý đóng vai trò quan trọng Ví dụ: khoản mục hàng tồn kho, nợ phải thu, tiền… chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi mức tồn kho, chính sách tín dụng, mức tồn quỹ… Nói chung là các chính sách của công ty nhằm phục vụ cho nhu cầu quản lý, do đó, rất khó có thể hình thành một ước tính đáng tin cậy cho các khoản mục trên bảng cân đối kế toán

 Mục tiêu kiểm toán:

Một thủ tục kiểm toán được thực hiện có thể đáp ứng cho một số cơ sở dẫn liệu này nhưng không thể đáp ứng những cơ sở dẫn liệu khác Chẳng hạn, kiểm toán viên có thể thực hiện thủ tục phân tích nhằm đáp ứng cơ sở dẫn liệu đánh giá của hàng tồn kho nhưng không thể đảm bảo hàng tồn kho có thực sự hiện hữu trong thực tế hay không

 Độ tin cậy của thông tin :

Kết quả đạt được từ thủ tục phân tích chỉ đáng tin cậy khi các thông tin phục vụ cho thủ tục phân tích đáng tin cậy Độ tin cậy của các thông tin phụ thuộc vào nguồn gốc thông tin (bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp), hình thức thể hiện thông tin (hình ảnh, tư liệu, lời nói) và từng trường hợp cụ thể Ví dụ: thông thường bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài có độ tin cậy cao

Trang 15

hơn bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong doanh nghiệp, và trong điều kiện hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu, thì độ tin cậy của bằng chứng sẽ được đánh giá cao hơn trong điều kiện hệ thống kiểm soát nội bộ không hữu hiệu…

 Các thủ tục kiểm toán khác có cùng mục tiêu kiểm toán:

Nhằm nâng cao hiệu quả của thủ tục phân tích, kiểm toán viên cần sử dụng một cách hữu ích các thông tin có được do các thủ tục kiểm toán khác mang lại Bên cạnh đó, cần xác định rõ mục tiêu kiểm toán cụ thể để tránh trùng lắp giữa các thủ tục phân tích và các thử nghiệm kiểm soát hay thử nghiệm chi tiết khác

 Thời gian thực hiện thủ tục phân tích:

Thông thường thủ tục phân tích được sử dụng để giúp kiểm toán viên có một cái nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh của khách hàng và phân tích rủi ro hơn là cung cấp bằng chứng về các cơ sở dẫn liệu trên báo cáo tài chính Do đó, thủ tục phân tích đặc biệt quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán nhằm giúp kiểm toán viên thiết kế những thủ tục kiểm toán chi tiết trong chương trình kiểm toán sau này hơn là trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

2.2.1.2Phương pháp thực hiện:

Dựa vào những hiểu biết của kiểm toán viên về những thay đổi chủ yếu trong hoạt động của khách hàng để xây dựng một ước tính phù hợp Trên cơ

Trang 16

sở các dữ liệu thu thập được, kiểm toán viên sẽ tính toán các giá trị ước tính Có hai cách lựa chọn khi tiến hành kiểm tra tính hợp lý:

 Dự đoán tổng số dư tài khoản hay khoản mục Ví dụ: dựa vào chỉ số tiền điện ở đầu tháng 1 và cuối tháng 12, kiểm toán viên có thể ước tính được chi phí tiền điện trong năm

 Dự đoán thay đổi trong số dư này so với năm trước Ví dụ: dựa vào thay đổi số lao động và tiền lương, kiểm toán viên có thể dự đoán mức biến động tiền lương năm nay so với năm trước

2.2.1.3Ưu, nhược điểm:

Phương pháp phân tích tính hợp lý cung cấp bằng chứng đáng tin cậy nếu kiểm toán viên có thể xây dựng một công thức ước tính hội đủ tất cả những ảnh hưởng hoặc ít nhất là những ảnh hưởng quan trọng nhất đến khoản mục cần ước tính

Tuy nhiên, việc thực hiện sẽ rất phức tạp nếu muốn xây dựng một ước tính hoàn chỉnh và đáng tin cậy

2.2.2 Phân tích xu hướng:

2.2.2.1Khái niệm:

Phân tích xu hướng là quá trình phân tích những thay đổi của một số dư tài khoản hoặc một loại hình nghiệp vụ giữa kỳ hiện tại và những kỳ trước đó hoặc qua nhiều kỳ kế toán Phân tích xu hướng đặc biệt hiệu quả khi áp dụng phân tích thu nhập và chi phí( phân tích chi phí biến động hàng tháng)

2.2.2.2 Phương pháp thực hiện:

Khi sử dụng phân tích xu hướng, thông thường kiểm toán viên thực hiện các phương pháp sau:

 Phương pháp đồ thị: số liệu được đưa trên đồ thị giúp đánh giá về

những ảnh hưởng trước đây, từ đó phác họa xu hướng biến động hợp lý dựa

Trang 17

trên hiểu biết của kiểm toán viên về tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị

 Phương pháp tính toán chênh lệch so với năm trước: so sánh số liệu

hoạt động năm nay với số liệu đã được kiểm toán năm trước để tìm ra các biến động lớn, giải thích các biến động và thu thập bằng chứng để hỗ trợ cho những giải thích đề ra

Số lượng mốc thời gian được dùng trong phân tích xu hướng phụ thuộc vào tính ổn định trong hoạt động của doanh nghiệp

2.2.2.3Ưu, nhược điểm:

Phương pháp này thực hiện khá đơn giản do chỉ tập trung vào biến động của các khoản mục theo thời gian, đồng thời việc thu thập thông tin và tính toán cũng ít hơn so với các thủ tục phân tích khác

Tuy nhiên, nếu xu hướng kỳ trước không liên quan đến kỳ này thì việc tập trung vào những biến động theo thời gian sẽ đưa đến những nhận định không đúng đắn

2.2.3 Phân tích tỷ suất:

2.2.3.1Khái niệm:

Phân tích tỷ suất là việc tính toán các tỷ suất ở kỳ hiện tại rồi đối chiếu với các tỷ suất của các kỳ trước, tỷ suất của các đơn vị cùng ngành… để tìm hiểu về những biến động cũng như đánh giá những thay đổi trong hoạt động của đơn vị

Khi thực hiện kỹ thuật này, kiểm toán viên có thể sử dụng thông tin từ khách hàng, các công ty cùng ngành và các thông tin liên quan khác Phương pháp này được sử dụng suốt quá trình kiểm toán của EY

2.2.3.2Phương pháp thực hiện:

Trang 18

Trước hết dựa trên mối quan hệ giữa những tài khoản hay khoản mục để tính ra tỷ suất Sau đó so sánh tỷ suất theo thời gian hoặc giữa các công ty để nhận diện các chênh lệch bất thường

2.2.3.3Ưu, nhược điểm:

Đây là phương pháp phân tích đáng tin cậy vì nó phản ảnh mối quan hệ giữa nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính Nó giúp kiểm toán viên đánh giá tổng thể về tình hình hoạt động của khách hàng và rủi ro tiềm tàng, từ đó tập trung thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung vào những vùng có thể có rủi ro, đồng thời cảnh báo về những rủi ro trong tương lai

Nếu phân tích tính hợp lý và phân tích xu hướng chỉ có thể sử dụng khi kiểm tra một tài khoản trong một thời kỳ (phân tích tính tính hợp lý) và trong hai hay nhiều kỳ ( phân tích xu hướng) thì phân tích tỷ suất lại có thể rất hữu ích khi kiểm tra hai hay nhiều tài khoản trong hai hay nhiều kỳ

Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng những tỷ suất ít biến đổi theo thời gian hay ít biến đổi giữa những công ty, những tỷ suất đặc thù của ngành kinh doanh; và không phải tỷ suất nào có thể tính toán được đều dùng để xem xét

2.2.4/Phân tích hồi quy:

2.2.4.1Khái niệm:

Phân tích hồi quy là kỹ thuật phân tích sử dụng biểu mẫu thống kê để ước lượng mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến (một biến phụ thuộc và một hay nhiều biến độc lập) Kỹ thuật này dựa trên số liệu của các biến ở những năm trước và xây dựng nên một công thức để dự đoán giá trị của biến phụ thuộc ở năm hiện hành Giá trị dự đoán này sau đó sẽ được so sánh với giá trị thực sự trên sổ sách của doanh nghiệp và tìm ra những sai biệt lớn để tìm hiểu nguyên nhân

2.2.4.2Phương pháp thực hiện:

Trang 19

 Dựa vào kinh nghiệm và sự khảo sát của kiểm toán viên để chọn các biến có ảnh hưởng quan trọng đến biến phụ thuộc cần ước lượng

 Từ đó, xây dựng mô hình theo dạng: Y= a0 + a1 X1 + a2 X2 + a3 X3

 Thu thập số liệu thống kê qua các năm hay các giai đoạn

 Ước lượng mô hình và phân tích kết quả hồi qui nhờ vào phần mềm toán học

 Sau khi có được mô hình cụ thể, kiểm toán viên dựa vào số liệu thực tế của năm hiện hành để ước lượng cho biến cần xác định giá trị

 So sánh giá trị ước lượng với giá trị thực tế trên sổ sách kế toán của đơn vị

 Tìm nguyên nhân cho các sai biệt lớn nếu có

2.2.4.3Ưu, nhược điểm:

Phân tích hồi quy tỏ ra ưu thế so với các thủ tục phân tích khác trong trường hợp ước tính các khoản mục chịu ảnh hưởng của nhiều đại lượng biến thiên Và do đây là phương pháp liên quan nhiều đến toán học nên độ tin cậy và chính xác của ước tính được xác định một cách rõ ràng

Tuy nhiên, thủ tục phân tích này đòi hỏi một kỹ thuật phức tạp, đồng thời phải tốn nhiều thời gian để thu thập một lượng lớn thông tin nên rất ít khi được áp dụng

Trang 20

CHƯƠNG 3

-ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN

ERNST & YOUNG

Trang 21

3.1TRÌNH TỰ ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH CHUNG

Bước 1:Lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp với mục tiêu phân tích:

Công việc này đòi hỏi kiểm toán viên phải có những xét đoán mang tính nghề nghiệp để xác định phương pháp phân tích, thông tin cần thiết để thực hiện phương pháp đó nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán nhất định

Bước 2: Đánh giá độ tin cậy của các dữ liệu được sử dụng để phân tích:

Sự độc lập và mức độ tin cậy của các thông tin thu thập ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của dự đoán và ảnh hưởng đến chất lượng của bằng chứng kiểm toán mà các kiểm toán viên thu thập từ thủ tục phân tích

Bước 3: Áp dụng các phương pháp phân tích để ước lượng giá trị hay

đánh giá khả năng xảy ra sai sót của khoản mục cần kiểm toán:

Kiểm toán viên dựa vào dữ liệu đã thu thập để xây dựng giá trị ước tính hay đánh giá rủi ro

Bước 4: So sánh giá trị đã ước tính với giá trị trên sổ sách, ghi nhận các

chênh lệch trọng yếu:

So sánh giá trị ước tính của kiểm toán viên với số liệu thực tế của đơn vị để phát hiện những chênh lệch bất hợp lý Đồng thời, so sánh với ngưỡng sai sót cho phép để biết sai lệch có trọng yếu hay không

Dựa trên kết quả từ phân tích tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp và các công thức của EY, kiểm toán viên quản lý cuộc kiểm toán sẽ tính tổng sai sót cho phép TE( Tolerable Error) và ngưỡng sai sót cho phép SAD(Nominal Amount) Công thức như sau:

Mức trọng yếu PM( Planning Materiality) = 5%Thu nhập trước thuế

Trang 22

SAD được sử dụng để xem xét sai lệch có thể bỏ qua hay không, nếu sai lệch là nhỏ hơn SAD thì được xem là không trọng yếu và bỏ qua

Bước 5: Xác định những thủ tục thích hợp để điều tra nguyên nhân của

những chênh lệch trọng yếu, hay của những biến động bất thường

Tìm ra sự giải thích hợp lý cho sự chênh lệch: thông thường kiểm toán viên sẽ phỏng vấn khách hàng, đánh giá sự giải thích đó dựa vào kinh nghiệm kiểm toán, hiểu biết về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và những thông tin khác có liên quan

Củng cố sự giải thích: kiểm toán viên có thể nâng cao độ tin cậy của lời giải thích bằng cách phỏng vấn thêm nhân viên

Bước 6: Đưa ra kết luận

Trường hợp, không tìm ra lời giải thích hợp lý cho những chênh lệch trọng yếu, kiểm toán viên cần ghi nhận lại để áp dụng các thủ tục khác, thông

thường sẽ đi vào thử nghiệm chi tiết để phát hiện ra các gian lận, sai sót

Dựa trên quy trình chung của thủ tục phân tích, kiểm toán viên sẽ vận dụng cho phù hợp với từng giai đoạn trong quy trình kiểm toán Trong mỗi giai đoạn, EY có những hướng dẫn chi tiết hơn

3.2ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUY TRÌNH KIỂM TOÁN

3.2.1Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:

3.2.1.1Hướng dẫn của EY

3.2.1.1.1Thông tin, tài liệu cần thu thập:

-Các tư liệu cần thiết: báo cáo tài chính, quyết định thành lập của đơn vị, thư giải trình của giám đốc

-Những xu hướng, điều kiện ảnh hưởng tới nghành nghề của đơn vị -Môi trường cạnh tranh

Trang 23

-Thông tin các khách hàng, nhà cung cấp quan trọng - Luật pháp , các nhân tố chính trị, xã hội có liên quan

3.2.1.1.2Phương pháp phân tích:

Sau khi thu thập các thông tin trên, kiểm toán viên sẽ phân tích để biết được ảnh hưởng của nó tới hoạt động của doanh nghiệp Chủ yếu trong giai đoạn này sử dụng phương pháp phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất để phân tích sự thay đổi của các số dư hoặc các loại hình nghiệp vụ giữa năm hiện hành so với năm trước nhằm phát hiện các biến động bất thường

*Quy trình phân tích tổng quát:

- Xem lại hồ sơ kiểm toán của công ty năm trước có thể giúp kiểm toán viên cảnh giác với những sai phạm có thể xảy ra Hồ sơ kiểm toán trong giai đoạn tìm hiểu khách hàng năm trước sẽ cung cấp những thtông tin liên quan và nếu thích hợp sẽ được cập nhật tiếp và mang những thông tin này qua năm sau

- Thảo luận : bằng cách thảo luận với khách hàng về những nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến công ty, chúng ta có thể hiểu được nguyên nhân của những quyết định chính của khách hàng đang diễn ra

- Phân tích các thông tin tài chính và cả những thông tin phi tài chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Công việc này giúp kiểm toán viên có thể xác định được những khu vực có rủi ro cao và tập trung vào kiểm tra chặt chẽ hơn hoặc những khu vực ít xảy ra rủi ro để giảm nhẹ việc kiểm soát

- Nguồn thông tin dữ liệu chủ yếu thông thường là báo cáo tài chính

trong nội bộ công ty và các báo cáo phân tích phục vụ cho hoạt động quản trị của công ty Nguồn dữ liệu trong giai đoạn lập kế hoạch thường rất rộng lớn, vì vậy cần chọn những thông tin có ý nghĩa nhiều nhất cho sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động của công ty Nhằm mục đích xác định các thông

Trang 24

tin chủ chốt, kiểm toán có thể hỏi nhà quản lý các khoản mục, tỷ số và các mối quan hệ mà họ cho là quan trọng trong việc điều hành công ty

- Đối với khách hàng có nhiều công ty con, nhiều bộ phận, hay nhiều dòng sản phẩm, thông thường tập trung đầu tiên vào những thông tin giúp xác định xu hướng chung của công ty hoặc của cả tập đoàn Sau đó áp dụng thủ tục phân tích cho từng mảng hoạt động kinh doanh chính để xem xét những xu hướng chung, những quyết định của cả công ty có ảnh hưởng như thế nào đến từng bộ phận hay công ty con

3.2.1.2Minh họa bằng hồ sơ kiểm toán:

 Hoạt động kinh doanh: KH1 là siêu thị đầu tiên mà tập đoàn ABC xây dựng ở Việt Nam Hoạt động chính của doanh nghiệp là bán lẻ với hơn 40.000 mặt hàng Trong năm, KH1 đã tổ chức rất nhiều chương trình khuyến mãi lớn Hiện tại, KH đang hoạt động chính ở ba tỉnh:(Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương) tọa lạc trên quốc lộ IA, gần ba thành phố đang phát triển là Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, đây là điều kiện thuận lợi để công ty thu hút nhiều loại khách hàng khác nhau

 Đối thủ cạnh tranh: trong những năm gần đây hai siêu thị lớn là Sanghai và Kido đang bành trướng thế lực tại những vùng trung tâm thành phố Hồ Chí Minh Điều này đã ảnh hưởng tới thị phần của KH1 Hai đối thủ này chủ yếu tập trung vào các sản phẩm có giá vừa và cao Dù vậy, KH1 vẫn

Trang 25

cố gắng tăng doanh thu và mở thêm nhiều chi nhánh tại các vùng ven trung tâm thành phố Hồ Chí Minh

 Nhà cung cấp: KH1 có cùng nhà cung cấp với các siêu thị khác ở Việt Nam Doanh nghiệp có một bộ phận riêng biệt chuyên liên hệ với các nhà cung cấp cho việc mua hàng tại thành phố Hồ Chí Minh Bộ phận này chịu trách nhiệm về cung cấp hàng hóa cho hoạt động của đơn vị

 Mục tiêu, chiến lược: Dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam, dự định tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi trong năm tới

3.2.1.2.2Thủ tục phân tích:

Lưu ý: Hồ sơ đang sử dụng minh họa là kiểm tra giữa niên độ

Phương pháp phân tích: phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất

 So sánh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa năm 07 và 06

(Xem bảng 1-phần phụ lục trang 2)

Dựa vào bảng so sánh, ta thấy có một số khoản mục biến động lớn cần

chú ý như đã ghi chú là :(1), (2), (3), (4), (5), (6), (7)

Tìm hiểu nguyên nhân của những sai lệch trong yếu và đánh giá khả

năng xảy ra sai sót

Doanh thu thuần tăng 232.904.625 hay 53% so với năm ngoái chủ yếu bởi các nguyên nhân sau:

 Sự tăng doanh thu ở cả hai siêu thị Lucy and Anvy( cho tới thời điểm kiểm tra giữa niên độ thì doanh thu Lucy tăng 16% hay 34.716.684; doanh thu ở Anvy tăng 28% hay 54.630.628)

 Ngoài ra, doanh nghiệp còn mở thêm một siêu thị Nancy trên đường X từ tháng 11 năm 2006

Trang 26

Từ hai nguyên nhân trên, kết hợp với các thông tin về tình hình kinh tế của ngành dịch vụ bán lẻ, có thể thấy sự tăng doanh thu của doanh nghiệp là hợp lý

Giá vốn hàng bán tăng 192.897.679 hay 54% so với năm trước Sự tăng giá vốn hàng bán hoàn toàn phù hợp với việc doanh thu tăng 53% Do đó, lợi nhuận biên vẫn ổn định so với năm ngoái, ở mức 19%

Chi phí bán hàng tăng 29.010.521 hay 34% do các nguyên nhân chính sau đây:

 Chi phí lương tăng 3.025.759 hay 27% Nhận thấy, siêu thị Anvy đang mở rộng hoạt động và siêu thị Nancy mới đi vào hoạt động nên sự gia tăng chi phí lương có thể do tăng nhân viên.Qua phỏng vấn khách hàng, số lượng nhân viên tăng trung bình là 173 người hay 34%

 Ngoài ra, các sự kiện đặc biệt và chương trình khuyến mãi được tổ chức tại các siêu thị vào dịp lễ (30/4 , 1/5 và giỗ Tổ Hùng Vương) năm nay kéo dài hơn và các nhân viên đều được thưởng nhân dịp lễ 200%lương/tháng, gấp đôi so với mức thưởng năm ngoái

 Chi phí điện tăng 5.228.845 hay 45% so với năm ngoái chủ yếu từ sự phát sinh chi phí điện của siêu thị mới mở Nancy

 Chi phí giữ xe( 2 KVND cho khách hàng mua trên 100KVND) tăng lên do có thêm siêu thị mới

Nhìn chung, các lý do trên đều hợp lý cho sự gia tăng của chi phí bán hàng Tuy nhiên, do chưa đi vào kiểm toán các phần hành cụ thể nên không thể ước tính giá trị của chi phí bán hàng năm nay.Vì vậy, đề nghị khi kiểm toán phần hành chi phí cần tập trung xem xét khoản chi phí cho chương trình khuyến mãi năm nay

Chi phí tài chính tăng 2.143.768 hay 333% do chi phí lãi vay tăng 2.120.832 hay 333% (chủ yếu dùng cho việc xây dựng siêu thị mới Nancy)

Trang 27

Doanh thu khác tăng 150%, trong khi đó chi phí khác lại giảm 73% so với năm ngoái làm cho thu nhập khác của doanh nghiệp tăng 240% Chưa được khách hàng giải thích về khoản tăng này Các nghiệp vụ này phát sinh không nhiều, vì vậy kiểm toán viên cần kiểm tra chứng từ có liên quan

Kết luận:

Kiểm toán viên nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không có những biến động bất thường Sự tăng doanh thu của doanh nghiệp là hợp lý Từ đó, kéo theo sự tăng của giá vốn hàng bán và các chi phí khác Tuy nhiên, khi thực hiện các thử nghiệm chi tiết cần kiểm tra kỹ khoản chi phí tổ chức các chương trình khuyến mãi, doanh thu khác và chi phí khác

 So sánh bảng cân đối kế toán giữa 2 năm 07 và 06

(xem bảng 2-Phụ Lục trang 3-4)

Dựa vào bảng so sánh, ta thấy có một số khoản mục biến động lớn cần

chú ý như đã ghi chú là : (1) (11)

Tìm hiểu nguyên nhân của những sai lệch trọng yếu và đánh giá khả

năng xảy ra sai sót

Doanh thu tăng nên thông thường lượng tiền nắm giữ sẽ tăng Vì vậy, lượng tiền năm nay tăng 31% so với năm ngoái là hợp lý Kiểm toán viên kiểm chứng thêm bằng cách xem lưu chuyển dòng tiền trong năm

Nợ phải thu giảm 2.069.918 hay 18 % so với năm trước chủ yếu do các nguyên nhân:

 Trả trước cho nhà cung cấp giảm mạnh 2.690.189 hay 100%, lý do là cho tới thời điểm EY tiến hành kiểm tra giữa niên độ KH1 vẫn đang ghi các khoản trả trước cho nhà cung cấp bên nợ của tài khoản phải trả nhà cung cấp (chưa chuyển sang bên nợ của khoản phải thu) Vì vậy, cuối niên độ kiểm

Trang 28

toán viên cần xem xét khoản mục này đã được chuyển số dư sang bên nợ của tài khoản phải thu chưa

 Phải thu khách hàng tăng 677.028 hay 118,5%: chủ yếu do tăng khoản phải thu từ hoạt động cho thuê kệ trưng bày sản phẩm Điều này là hợp lý vì doanh nghiệp vừa khai trương siêu thị Nancy

 Tài khoản phải thu khác giảm nhẹ 56.757 hay 0,7%

Từ các thông tin và số liệu thực tế trên, ta có

khoản nợ phải thu giảm= -2.690.189+677.028-56.757= -2.069.918

phù hợp với sổ sách kế toán

Hàng tồn kho tăng 5.744.297 hay 12% so với số dư ngày 31.12.06 chủ yếu là các mặt hàng như dụng cụ gia đình, làm bếp, thể thao, đồ chơi trẻ em Thảo luận với KH và được giải thích với lý do doanh nghiệp dự đoán nhu cầu của khách hàng tăng lên so với năm ngoái trong kỳ nghỉ cuối năm(Tết âm lịch, giáng sinh) nên tăng dự trữ hàng Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của kiểm toán viên cũng có thể xảy ra khả năng hàng hóa chậm luân chuyển dẫn nên một lượng lớn tồn trong kho Kiểm toán viên cần tìm hiểu sự chênh lệch này là do doanh nghiệp tăng dự trữ hàng hay do ứ đọng hàng.Vì vậy, công việc kiểm kho vào cuối niên độ cần được kiểm toán viên chú trọng hơn Nếu hàng tồn kho tăng do hàng hóa kém chất lượng hoặc lỗi thời lạc hậu, trong khi khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho không tăng so với năm trước thì kiểm toán viên xem xét việc lập thêm dự phòng

Tài sản ngắn hạn khác giảm 19.732.037 hay 80% chủ yếu do giảm gửi tiền ngắn hạn trong năm ( giảm 22.405.898) Một phần số tiền này để trả trước tiền thuê đất cho siêu thị Nancy trong 5 năm(trả cho công ty A)

Tài sản cố định:

Trang 29

 Tài sản cố định hữu hình tăng 11.834.944 hay 5,3%, khấu hao lũy kế của tài sản cố định tăng 19.510.079 hay 16,9% Nguyên nhân của các biến động này như sau:

- Mở rộng siêu thị Anvy là nguyên nhân chính làm nhà cửa vật kiến trúc tăng 3.678.841 hay 5% (một trong dự án đó là trần nhà và vách ngăn cho việc mở rộng siêu thị).Việc mở rộng hoạt động này cũng đòi hỏi tăng máy móc thiết bị Mua 2 xe hơi(Inova và Isuzu) cho hoạt động chính của công ty làm tăng thêm 1.068.752 trong tài sản cố định phương tiện vận tải -Khấu hao lũy kế của những tài sản này vì vậy cũng tăng theo Ngoài ra, năm nay doanh nghiệp còn ghi nhận khấu hao trong ba năm cho kệ trưng bày sản phẩm nhận từ tập đoàn ABC( do tập đoàn vẫn chưa ghi nhận khấu hao từ 01/01/2004 đến 31/12/2006) Do đó, khấu hao lũy kế của tài sản cố định tăng mạnh

 Tài sản cố định vô hình: năm nay, công ty đã mua phần mềm mới cho hệ thống siêu thị làm tăng thêm 664.383 trong tài sản cố định vô hình

Tóm lại: KH1 đang mở rộng hoạt động kinh doanh nên tài sản cố định hữu hình tăng là phù hợp Tuy nhiên, khấu hao lũy kế trong năm tăng nhiều dẫn đến tổng giá trị còn lại của tài sản cố định giảm so với năm ngoái Vì vậy, cần xem xét biên bản bàn giao kệ trưng bày sản phẩm để xác minh chi phí khấu hao ghi nhận là hợp lý

 Xây dựng cơ bản dỡ dang tăng 1.786.311 hay 51% do hai nguyên nhân sau:

 Thiết lập hệ thống điện phục vụ cho sự mở rộng qui mô hoạt động của siêu thị Anvy

 Doanh nghiệp đang khởi công xây dựng siêu thị mới tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Trang 30

Các nguyên nhân trên phù hợp với chiến lược của công ty trong năm là mở rộng quy mô hoạt động

Tài sản dài hạn khác tăng 23.287.339 hay 407 % do doanh nghiệp ghi nhận chi phí trả trước cho công ty A và trả trước tiền thuê đất 1 quý cho siêu thị ở Gò Vấp là 798.976 Nhận thấy, tài sản dài hạn khác tăng phù hợp với việc giảm của tài sản ngắn hạn khác Kiểm toán viên chỉ cần kiểm tra chứng từ trả trước tiền thuê đất

Trích trước tăng 6.285.881 hay 228% so với năm trước chủ yếu là bởi trích trước chi phí trợ cấp mất việc tăng 875.615(số nhân viên tăng 173 người so với năm trước như đã nêu ở trên)

Tuy nhiên, khoản trích trước trợ cấp mất việc chưa đủ giải thích cho khoản tăng lên của trích trước trong năm nay Vì vậy, đối với khoản mục này thử nghiệm chi tiết cần kiểm tra kỹ để tìm ra nguyên nhân cho sự tăng lên

Tài khoản phải trả khác tăng 1.407.019 hay 681%, nguyên nhân chính của biến động là khoản tăng 1.367.879 hay 1546 % của tiền bảo hành tài sản cố định mà doanh nghiệp đang giữ của nhà cung cấp, số tiền này sẽ được trả cho nhà cung cấp khi nào kết thúc thời hạn bảo hành Sự gia tăng này phù hợp với việc gia tăng tài sản cố định và xây dựng cơ bản dỡ dang trong năm nay

 Siêu thị mới mở trên đường X vào tháng 11 năm 2006 là sự giải thích hợp lý cho việc tăng lên của khoản phải trả dài hạn khác 948.117 hay 59% so với năm trước(ghi nhận khoản tiền khách hàng thuê kệ trả trước)

Kết luận: Ngoài các lưu ý cho từng khoản mục khi thực hiện kiểm toán các

khoản mục như đã nêu trên, cần lưu ý khoản mục hàng tồn kho tuy tăng không đáng kể (12%) nhưng đây là khoản mục có tính chất quan trọng đối với họat động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 31

Ngoài những nhận xét trên, từ hồ sơ kiểm toán năm ngoái, kiểm toán viên có một số lưu ý khi kiểm toán tại công ty KH1 như sau:

 Trong năm 2004, 2005, 2006, Cục thuế tiến hành quyết toán thuế thu nhập tại doanh nghiệp Do đó, kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra biên bản quyết toán thuế để xem xét khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp lớn hơn khoản trích trước có được trích thêm hay khoản thuế phải nộp nhỏ hơn khoản trích trước có được hoàn nhập không

 Công ty chỉ kê khai một phần thuế thu nhập cá nhân: kiểm toán viên sẽ kết hợp với kiểm toán các chi phí liên quan đến tiền lương để đảm bảo tất cả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đều được tính toán đầy đủ

3.2.2Giai đoạn thực hiện kiểm toán:

3.2.2.1Kiểm toán doanh thu: 3.2.2.1.1Hướng dẫn của EY:

-So sánh lượng hàng bán ra với tổng sản lượng của ngành công nghiệp, dịch vụ mà khách hàng đang hoạt động

-So sánh doanh thu với ngân sách năm hiện hành và với doanh thu thực của kỳ trước đó theo dòng sản phẩm và theo khu vực

-So sánh doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu năm hiện hành với năm trước và phát hiện những biến động bất thường

-So sánh tỷ lệ phần trăm hàng bán bị trả lại trên doanh thu năm hiện hành với tỷ lệ phần trăm này năm trước đó

-Phân tích biến động doanh thu giữa các tháng, doanh thu theo dòng sản phẩm, doanh thu theo từng thị trường

-So sánh tỷ lệ lãi gộp với kỳ trước theo dòng sản phẩm hoặc theo khu vực -Xem xét mối quan hệ giữa doanh thu và giá vốn hàng bán như phân tích lãi gộp

Trang 32

-So sánh doanh thu trước và sau ngày kết thúc năm tài chính với doanh thu bình quân ngày

3.2.2.1.2Minh họa bằng hồ sơ kiểm toán:

 Một số thông tin về khách hàng

Lưu ý: Hồ sơ minh họa vẫn lấy KH1 như trong giai đoạn lập kế hoạch nên thông tin về khách hàng như trên

Môi trường hoạt động kinh doanh có những tác động tới doanh thu

 Trong tình hình bán lẻ ở Việt Nam đang phát triển mạnh, KH1 cũng tăng lượng hàng bán ra và doanh thu

 Nhờ có vị trí thuận lợi: tọa lạc trên con đường huyết mạch quốc lộ IA và gần ba thành phố đang phát triển nên KH1 vẫn luôn duy trì được sản lượng hàng bán ra từ năm 1998 cho đến nay

Trong năm 2007, phần trăm tổng doanh thu tăng lên so với năm ngoái bằng phần trăm tăng lên của doanh thu hoạt động bán lẻ Hoạt động bán lẻ

Trang 33

vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu 93,2% cao hơn so với năm ngoái là 92,5% Điều này thể hiện sự tập trung của KH1 vào hoạt động bán lẻ Vì vậy, trong thủ tục phân tích kiểm toán viên chỉ tập trung phân tích biến động doanh thu của hoạt động bán lẻ

Phân tích doanh thu hoạt động bán lẻ:

1/Doanh thu gộp:

Doanh thu gộp năm 2007: 348.707.615

Doanh thu gộp năm 2006: 297.424.279

Doanh thu gộp tăng 17% so với năm ngoái có thể bởi:

Thị trường bán lẻ phát triển doanh thu siêu thị tăng doanh thu KH1 tăng mức độ tương tự

Trong suốt 11 tháng, có rất nhiều chương trình khuyến mãi đã làm tăng doanh số và cả doanh thu

 Trong năm 2007, giá xăng dầu tăng giá chi phí vận chuyển tăng giá nhiều mặt hàng gia tăng doanh thu tăng

Cần lưu ý là trong năm 2007, tổng số khách hàng của KH1 là 2.110.054 giảm so với năm rồi (2.407.388), số khách hàng trung bình mỗi ngày của KH1 giảm từ 6.596 người còn 5.781 người Tuy nhiên, đóng góp của mỗi khách hàng theo ngày vào doanh thu KH1 lại tăng so với năm ngoái từ 130 ngàn đồng/khách hàng lên thành 165 ngàn đồng/khách hàng Sự giảm sút này là do sự mở rộng qui mô hoạt động của các siêu thị khác.Vì vậy, kiểm toán viên không loại trừ trường hợp doanh thu bị khai khống

Trang 34

2/Doanh thu theo tháng:

Biểu đồ 1(vẽ dựa trên số liệu của bảng 4-Phụ lục Bảng ngang trang 1)

Doanh thu năm 2007 so với năm 2006

Xu hướng của doanh thu trong năm 2007:

- Doanh thu cao ở tháng 1 và 2 do mọi người mua sắm hàng hóa cho dịp Tết -Sau Tết, doanh số giảm đột ngột vào tháng 3 và giữ nguyên ổn định như vậy cho tới tháng 6 Tháng 7, doanh thu tăng nhẹ do có nhiều chương trình khuyến mãi vào giữa năm Doanh thu vào tháng 8, 9 trở lại ổn định như tháng 5,6 Tháng10,11 doanh thu tăng trở lại chút ít Thông thường doanh thu trong hai tháng này sẽ giảm vì đây là tháng trẻ em đi học trở lại sau kỳ nghỉ hè, nên bố mẹ có xu hướng giảm bớt mua sắm để tiền vào việc học của các con Nhưng trên thực tế, vào hai tháng này KH1 đã tổ chức hai chương trình khuyến mãi lớn là “Thay lời tri ân” và “Thỏa sức mua sắm”

-Doanh thu trong tháng 12 tăng do đây là tháng cuối năm và gần Tết âm lịch Khách hàng tăng sức mua sắm để chuẩn bị cho dịp Tết Một lý do khác là chương trình khuyến mãi với sự giảm giá của hơn 300 mặt hàng

Tóm lại, biến động của doanh thu trong năm 2007 không có gì bất thường Ngoại trừ việc lưu ý khi thực hiện thử nghiệm chi tiết cần tập trung vào tháng 10, 11 để xem có thật sự doanh thu trong tháng này tăng lên không

Trang 35

3/Doanh thu theo loại hàng:

Biểu đồ 2(vẽ dựa trên số liệu Bảng 5- Phụ Lục bảng ngang trang 2-4)

HÀNG TIÊU DÙNGVẢ I SỢICHẾ BIẾN THỨC ĂNĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH

Doanh thu theo nhóm hàng biến động theo tháng

Doanh thu của nhóm sản phẩm có xu hướng biến động như nhau nên biến động doanh thu theo tháng của từng nhóm sản phẩm giống với biến động

doanh thu theo tháng của tổng doanh thu (biểu đồ 1)

Tổng doanh thu tăng 17% hay 51.283 triệu VND, trong đó mặt hàng tiêu dùng tăng 20.680 triệu VND hay 18%, nhóm vải sợi và đồ dùng gia đình tăng 20.776 triệu VND hay 20% , nhóm hàng tươi sống và thực phẩm đông lạnh tăng 9.847 triệu VND hay 12% Nguyên nhân chính là sự gia tăng của nhu cầu hàng hóa vào dịp Tết và các chương trình khuyến mãi cuối năm

Phân tích lợi nhuận biên: để thấy mối quan hệ giữa doanh thu và giá vốn

hàng bán

Biểu đồ 3: (vẽ từ bảng 6-Phụ lục bảng ngang trang 5)

So sánh lợi nhuận biên năm 2007 và 2006

Lợi nhuận biên 2007Lợi nhuận biên 2006

Trang 36

Biểu đồ 4: (vẽ từ bảng 7-Phục lục bảng ngang trang6-7)

Biến động lợi nhuận biên theo nhóm sản phẩm

hàng tiêu dùng Đồ dùng gia đình Vải sợiChế biến thức ăn

Lợi nhuận gộp trung bình là 15%(bảng 6), không có thay đổi đáng kể so

với năm 2006 (16%), điều này hoàn toàn hợp lý vì doanh nghiệp hoạt động trong nghành dịch vụ(KH1 mua hàng hóa sau đó bán lại) nên lợi nhuận gộp nhìn chung tương đối ổn định

Trong năm 2007, thị trường bán lẻ tương đối ổn định và phát triển Nhìn vào bảng tính ta thấy: lợi nhuận gộp luôn dương, điều này là phù hợp với xu hướng chung của ngành dịch vụ mà doanh nghiệp đang hoạt động

Lợi nhuận gộp của từng nhóm sản phẩm không biến động nhiều trong năm 2007, ngoại trừ tháng 2 khi doanh thu tăng mạnh Trong tháng 2, lợi nhuận gộp của nhóm hàng vải sợi tăng hơn so với các tháng khác, trong khi đó các nhóm hàng khác lại có lợi nhuận gộp giảm hơn so với các tháng khác Điều này chỉ ra rằng sự tăng doanh thu của KH1 trong tháng này chủ yếu là do tăng số lượng hàng bán ra hơn là tăng giá bán hoặc cũng có khả năng KH1 giảm giá bán vào tháng này Vì vậy, doanh thu bán lẻ trong tháng 2 cần được tập trung làm rõ khi kiểm tra chi tiết để giải thích lý do tại sao tỷ lệ phần trăm lợi nhuận biên lại giảm so với các tháng khác Vào tháng 7 và ba tháng cuối năm 2007 (10,11,12) tỷ lệ lợi nhuận gộp trung bình thấp hơn so với các tháng

Trang 37

khác, điều này phù hợp với việc trong các tháng này đơn vị tổ chức chương trình các khuyến mãi lớn với hơn 300 mặt hàng giảm giá, dẫn đến giá từng mặt hàng/giá vốn hàng bán giảm hay lợi nhuận biên giảm Tóm lại, lợi nhuận biên không biến động trong suốt năm 2007 , điều này thể hiện trong hoạt động của đơn vị không có những biến động bất ổn

Kết luận: Doanh thu trong năm 2007 biến chuyển theo xu hướng tốt hơn

phù hợp với tình hình chung dịch vụ bán lẻ Qua phân tích kiểm toán viên nhận thấy có sự phù hợp giữa doanh thu và giá vốn hàng bán, ngoại trừ tháng 2 cần xem xét thêm khi thực hiện thử nghiệm chi tiết

3.2.2.2Kiểm toán chi phí:

3.2.2.2.1Hướng dẫn của EY:

 Phân tích biến động từng khoản mục chi phí so với năm trước, phát hiện những biến động bất thường

 Xem xét chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh với chi phí kế hoạch, tìm hiểu những chênh lệch bất thường

 Đối với những chi phí phát sinh tương đối đều đặn giữa các tháng, kiểm toán viên ước tính chi phí cho cả năm và so sánh với số liệu trên sổ kế toán

3.2.2.2.2Minh họa bằng hồ sơ kiểm toán

 Một số thông tin về khách hàng

KH2 là công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam năm 1998 Vốn điều lệ và vốn hoạt động của công ty lần lượt là 500.000USD và 1.500.000 USD Hoạt động chính của công ty là chế biến, phân phối và kinh doanh sản phẩm thức uống pha chế sẵn như cà phê hòa tan, bột ngũ cốc, trà chanh Trong 3 sản phẩm trên, bột ngũ cốc là sản phẩm đem lại doanh thu nhiều nhất, chiếm 84% tổng doanh thu, cà phê hòa tan chiếm 13% và trà chanh chiếm 2% doanh thu

Trang 38

Kiểm toán viên xác lập mức trọng yếu như sau: PM = 1% Doanh thu thuần =346.680 KVND TE = 50% PM =173.340 KVND SAD= 10%TE = 17.300 KVND

 Thủ tục phân tích

Theo qui trình, kiểm toán viên sẽ chọn những khoản chi phí lớn hơn TE để kiểm tra tính hợp lý của khoản chi phí đó Tuy nhiên do hạn chế về số trang, chuyên đề xin trình bày một số khoản mục có tính chất khái quát

1/ Phân tích biến động chung của chi phí:

Thông qua tìm hiểu một số biến động bất thường, kiểm toán viên có

một số nhận xét ban đầu sau:(bảng 8-Phụ Lục trang 6)

 Chi phí bán hàng giảm 1.411.133 ngàn đồng so với năm trước do các nguyên nhân:

Sản phẩm dùng cho khuyến mãi và quảng cáo của KH2 năm nay giảm 859.790 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 100% do năm nay KH2 cắt giảm toàn bộ chi phí khuyến mãi, thay vào đó sử dụng chính sách chiết khấu cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn

Dụng cụ và thiết bị bán hàng giảm 117.091 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 20% do năm nay công ty sử dụng kênh phân phối chính là ở các siêu thị Điều này góp phần làm tăng đột biến chi phí thuê kệ (trong đó, chủ yếu là ở các siêu thị Coop Mart, Maximax, chi phí thuê kệ năm nay tăng gấp đôi so với năm trước)

Chi phí quảng cáo giảm mạnh, giảm 842.735 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 33% so với năm trước do trong năm trước KH2 đã chi một số tiền lớn cho quảng cáo, tài trợ các hoạt động xã hội và tổ chức khen thưởng cho công nhân sản xuất Trong năm nay, doanh nghiệp đã ngưng một số chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn duy trì tài trợ

Trang 39

cho hoạt động “ Đi bộ vì người nghèo” và chương trình quảng cáo trên kênh truyền hình Cần Thơ

Lương nhân viên bán hàng tăng nhẹ, tăng 268.356 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 33% so với năm trước Bên cạnh sử dụng kênh phân phối là các siêu thị, công ty còn có một lực lượng nhân viên bán hàng phân phối sản phẩm ở các tỉnh miền Tây Ngoài mức lương cơ bản theo hợp đồng, nhân viên bán hàng sẽ được thưởng thêm 5% trên doanh thu bán hàng Do đó, chi phí hoa hồng cho nhân viên bán hàng tăng tương ứng với doanh thu đạt được Ngoài ra, trong năm nay, công ty quyết định mở rộng kênh phân phối ở các tỉnh miền Tây và Nam trung bộ, do đó tiền công tác phí năm nay tăng 132.490 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 40% so với năm trước

 Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.059.479 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 59% so với năm trước chủ yếu do:

Doanh số bán hàng năm nay tăng 6.735.224 ngàn đồng làm cho chi phí vận chuyển hàng hóa đi bán năm nay tăng 151.463 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 63% Kiểm toán viên đề nghị bút toán điều chỉnh: ghi nhận chi phí vận chuyển là chi phí bán hàng thay vì chi phí quản lý doanh nghiệp như hiện nay

Chi phí tiếp khách tăng 100.237 ngàn đồng chủ yếu là do trong tháng 2 công ty có tổ chức tiệc cuối năm cho nhân viên

Chi phí đưa rước công nhân viên năm nay tăng 51.944 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 133% là do từ tháng 5 công ty sử dụng xe công ty để đưa rước nhân viên phòng kế toán đi làm

Nhìn chung, chi phí năm nay biến động mạnh so với năm trước, tăng 59%, điều này phù hợp với quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh trong năm nay của đơn vị Tuy nhiên, kiểm toán viên cần thực hiện một số thử

Trang 40

nghiệm chi tiết như kiểm tra một số chứng từ kế toán có liên quan nhằm xem xét tính hợp lý của số liệu trên

Bên cạnh phương pháp phân tích xu hướng, phương pháp phân tích tính hợp lý cũng được sử dụng rộng rãi kiểm toán chi phí

2/ Chi phí điện nước, điện thoại: Chi phí này thường không biến động

nhiều giữa các tháng, do đó kiểm toán viên chọn 3 hóa đơn của 3 tháng bất kỳ

từ đó ước tính chi phí cho cả năm

m: bỏ qua vì không trọng yếu

Kết luận: chênh lệch giữa chi phí điện, nước, điện thoại do kiểm toán viên

ước tính so với số liệu ghi nhận trong sổ kế toán là 3.477 ngàn đồng Chênh lệch này là không trọng yếu, do đó kiểm toán viên chấp nhận số liệu của doanh nghiệp

3/Ước tính chi phí tiền lương:

Dựa vào bảng lương do đơn vị cung cấp, kiểm toán viên ước tính chi phí tiền lương trong kỳ

Chi phí tiền lương = tổng lương + chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (17% lương)

So sánh chi phí tiền lương ước tính với số liệu ghi trên sổ kế toán để xem xét tính hợp lý của số liệu ghi nhận

(Xem bảng ước tính lương ở phần phụ lục: bảng 9-phụ lục bảng ngang trang 7-8 ,bảng 10-Phụ Lục trang 7)

chi phí lương theo bảng lương = () = 2.034.905

Trích trước lương tháng 13 = 113.268 Trích trước tiền thưởng cho nhân viên bán hàng = 118.914

Tháng 10 22.418 Tháng 11 34.469 Tháng 12 42.007 Trung bình 32.965

Ước tính cho cả năm 395.576

Theo sổ cái 392.099

Chênh lệch 3.477 m

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:35

Hình ảnh liên quan

Biểu đồ 1(vẽ dựa trên số liệu của bảng 4-Phụ lục Bảng ngang trang 1) - Thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Ernst & Young!.pdf

i.

ểu đồ 1(vẽ dựa trên số liệu của bảng 4-Phụ lục Bảng ngang trang 1) Xem tại trang 34 của tài liệu.
Biểu đồ 3: (vẽ từ bảng 6-Phụ lục bảng ngang trang 5) - Thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Ernst & Young!.pdf

i.

ểu đồ 3: (vẽ từ bảng 6-Phụ lục bảng ngang trang 5) Xem tại trang 35 của tài liệu.
Biểu đồ 2(vẽ dựa trên số liệu Bảng 5- Phụ Lục bảng ngang trang 2-4) - Thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Ernst & Young!.pdf

i.

ểu đồ 2(vẽ dựa trên số liệu Bảng 5- Phụ Lục bảng ngang trang 2-4) Xem tại trang 35 của tài liệu.
Biểu đồ 4: (vẽ từ bảng 7-Phục lục bảng ngang trang6-7) - Thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Ernst & Young!.pdf

i.

ểu đồ 4: (vẽ từ bảng 7-Phục lục bảng ngang trang6-7) Xem tại trang 36 của tài liệu.
Dựa vào bảng lương do đơn vị cung cấp, kiểm toán viên ước tính chi phí tiền lương trong kỳ  - Thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Ernst & Young!.pdf

a.

vào bảng lương do đơn vị cung cấp, kiểm toán viên ước tính chi phí tiền lương trong kỳ Xem tại trang 40 của tài liệu.
2. Phân tích vòng quay hàng tồn kho - Thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Ernst & Young!.pdf

2..

Phân tích vòng quay hàng tồn kho Xem tại trang 52 của tài liệu.
 Dựa vào bảng lương, tính toán lương thực nhận và tổng lương: - Thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Ernst & Young!.pdf

a.

vào bảng lương, tính toán lương thực nhận và tổng lương: Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng tổng hợp các khoản phải cho công nhân viên theo KH - Thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Ernst & Young!.pdf

Bảng t.

ổng hợp các khoản phải cho công nhân viên theo KH Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng tổng hợp các khoản phải cho công nhân viên theo EY F04-2 - Thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Ernst & Young!.pdf

Bảng t.

ổng hợp các khoản phải cho công nhân viên theo EY F04-2 Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng Cân Đối Kế Toán - Thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Ernst & Young!.pdf

ng.

Cân Đối Kế Toán Xem tại trang 79 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan