Thực trạng hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam

16 2.8K 8
Thực trạng hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng hợp quá trình phát triển của quỹ tín dụng nhân dân từ khi thành lập đến nay.

TIỀN TỆ NGÂN HÀNG – QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Đảng và Nhà nước ta đã xác định công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn( CNH-HĐH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH-HĐH đất nước. Những đường lối định hướng cơ bản về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn đã được đề ra tại các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX và được cụ thể hóa tại các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa IX. Xuất phát từ thực tại trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế thì việc hình thành nên một nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ có vai trò hết sức quan trọng và là nòng cốt đối với công cuộc phát triển kinh tế góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong đó hệ thống QTDND đã góp phần đắc lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, hoạt động của QTDND bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu sót. Chính vì thế nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “ Thực trạng hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam” nhằm có cái nhìn sâu sắc hơn về hệ thống QTDND tại Việt Nam và giới thiệu sơ lược về loại hình ngân hàng mới tại Việt Nam - NHHTX. 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. QTDND: Quỹ tín dụng nhân dân 2. QTDNDTW: Quỹ tín dụng nhân dân trung ương 3. NHNN: Ngân hàng nhà nước 4. HTX: Hợp tác xã 5. ADB (Asian Development Bank): Ngân hàng phát triển châu Á 3 I. Tổng quan về quỹ tín dụng nhân dânViệt Nam 1. Định nghĩa quỹ tín dụng nhân dân Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng do các thành viên (chủ yếu là các cá nhân và hộ gia đình ở nông thôn) góp vốn lập nên, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện tự chủ tự chịụ trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống (Theo chỉ thị số 57/CT_TW ngày 10/10/2000 của Bộ Chính Trị). 2. Vai trò của quỹ tín dụng nhân dân 2.1 Huy động và cung cấp vốn cho nhân dân Tổng kết giai đoạn thí điểm cũng như nhìn nhận trong suốt giai đoạn chấn chỉnh củng cố, mô hình QTDND đã được đánh giá là đã và đang hỗ trợ rất đắc lực, hiệu quả cho đông đảo nhân dân. Đặc biệt là người dân khu vực nông nghiệp và nông thôn không chỉ được vay vốn để sản xuất kinh doanh mà họ có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính ngân hàng mà trước hết có nơi an toàn và thuận tiện để đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi, tiết kiệm của mình. Chính các nguồn vốn huy động tại chỗ này mới là nền tảng cơ sở căn bản và lâu dài để các QTDND từ đó có thể cho các thành viên của mình vay vốn, hay nói cách khác ý tưởng và nhu cầu thành lập một QTDND được xuất phát đồng thời từ cả hai nhu cầu của các thành viên: nhu cầu vay vốn khi cần và nhu cầu đầu tư các khoản tiền nhà rỗi, khoản tiền tiết kiệm.Và đây là điểm khác biệt quan trọng nhất giữa một QTDND và tổ chức trung gian chính thức và không chính thức khác. 2.2 Xóa đói giảm nghèo, hạn chế tệ nạn tín dụng đen vùng nông nghiệp nông thôn 4 Sự ra đời và hoạt động của QTDND đã góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, hạn chế được tệ nạn cho vay nặng lãi và các hình thức biến tướng của nó ở nông thôn. Nhiều địa phương trước đây khi chưa có QTDND, nạn cho vay nặng lãi phát triển mạnh từ 10-15%/tháng; hiện tượng bán lúa non, cây non của bà con nông dân gần như phổ biến. Đến nay tình trạng hầu như đã giảm hẳn. Thông qua việc cho vay QTDND đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân thoát khỏi được đói nghèo, đời sống được cải thiện, nhiều hộ vượt lên giàu có, nhiều thành viên của QTDND đã trở thành những điển hình sản xuất kinh doanh giỏi. Hiên nay, cơ cấu của các QTDND đang từng bước được chuyển dịch, tăng dần cho vay trung hạn, dài hạn tạo điều kiện cho thành viên đầu tư cơ sở. 3. Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Các hoạt động QTDNDTW QTDND cơ sở Huy động vốn QTDNDTW được nhận tiền gửi của thành viên và các tổ chức, cá nhân khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. QTDNDTW được phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn khi được Thống đốc NHNN chấp thuận. QTDNDTW được vay vốn trên thị trường tiền tệ trong nước và vay vốn của các tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của NHNN. QTDND được vay vốn của NHNN theo quy định hiện hành. QTDND cơ sở được nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của thành viên và ngoài thành viên. QTDND cơ sở được vay vốn của QTDNDTW, vay vốn của các tổ chức tín dụng không phải là QTDND theo quy định của NHNN. 5 QTDNDTW được thực hiện các hình thức huy động vốn khác khi được Thống đốc NHNN cho phép. Hoạt động tín dụng QTDNDTW cho vay vốn chủ yếu đối với thành viên; việc cho vay các đối tượng không phải là thành viên thực hiện theo quy định của Điều lệ QTDNDTW và không được vượt quá tỷ lệ tối đa do Thống đốc NHNN quy định. QTDNDTW được thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; bảo lãnh ngân hàng và các hình thức tín dụng khác theo quy định của NHNN, chủ yếu là trong quan hệ với các thành viên. Việc lập hồ sơ và thủ tục cho vay, xét duyệt cho vay, kiểm tra sử dụng tiền vay, chấm dứt cho vay, xử lý nợ, điều chỉnh nợ, điều chỉnh lãi suất và lưu giữ hồ sơ, QTDNDTW phải thực hiện theo quy định hiện hành. QTDND cơ sở cho vay đối với thành viên và các hộ nghèo không phải là thành viên trong địa bàn hoạt động của QTDND cơ sở. Việc cho vay hộ nghèo thực hiện theo Điều lệ của QTDND, nhưng tỷ lệ dư nợ cho vay đối với hộ nghèo so với tổng dư nợ không được vượt quá tỷ lệ do Thống đốc NHNN quy định. QTDND cơ sở được cho vay những khách hàng có gửi tiền tại QTDND dưới hình thức cầm cố sổ tiền gửi do chính QTDND cơ sở đó phát hành. Việc lập hồ sơ và thủ tục cho vay, xét duyệt cho vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay, chấm dứt cho vay, xử lý nợ, điều chỉnh lãi suất và lưu giữ hồ sơ QTDND cơ sở phải thực hiện theo quy định của NHNN. QTDND cơ sở thực hiện các hoạt động tín dụng khác theo quy định của NHNN. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ QTDNDTW được mở tài khoản tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác. QTDNDTW được thực hiện các dịch vụ thanh toán sau đây, chủ yếu phục vụ các thành viên: QTDND cơ sở được mở tài khoản tiền gửi tại NHNN, QTDNNTW và các tổ chức tín dụng khác (trừ các QTDND cơ sở khác). QTDND cơ sở được thực hiện các 6 - Cung ứng các phương tiện thanh toán; - Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; - Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác do NHNN quy định. QTDNDTW được thực hiện dịch vụ thu, phát tiền mặt cho khách hàng. dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, chủ yếu phục vụ các thành viên. Hoạt động khác QTDNDTW được dùng vốn Điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn vào tổ chức liên kết phát triển hệ thống. QTDNDTW được tham gia thị trường tiền tệ do NHNN tổ chức, bao gồm thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc, thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường giấy tờ có giá ngắn hạn khác; được kinh doanh ngoại hối khi được NHNN cho phép; được quyền ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng. QTDNDTW được thực hiện dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định của NHNN. QTDND cơ sở được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn vào QTDNDTW và tổ chức liên kết phát triển hệ thống. QTDND cơ sở được nhận ủy thác và làm đại lý trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ theo hướng dẫn của NHNN. QTDND cơ sở được thực hiện các hoạt động khác khi được NHNN cho phép. II. Thực trạng hoạt động của quỹ tín dụng nhân dânviệt nam 7 1. Thực trạng hoạt động của quỹ tín dụng Các QTDND đã không ngừng phát triển và khai thác được nguồn vốn tại chỗ, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống của thành viên, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Các QTDND tuy mới ra đời nhưng đã tạo dựng được cơ sở vật chất tương đối ổn định, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu của thành viên và phục vụ phát triển kinh tế địa phương, đã xây dựng được đội ngũ cán bộ bước đầu đáp ứng được các đòi hỏi về nghiệp vụ. Hoạt động của hệ thống QTDND đã tạo được niềm tin của nhân dân, sự đồng tình ủng hộ của các ngành, các cấp. Do vậy, hoạt động của QTDND ngày càng đi vào ổn định và phát triển lớn mạnh. Hoạt động của hệ thống QTDND thời gian qua đã góp phần khai thác nguồn vốn tại chỗ đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống của thành viên; góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi và thực hiện có hiệu quả mục tiêu xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Hoạt động của hệ thống QTDND đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về phát triển loại hình kinh tế hợp tác hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng- ngân hàng. Những kết quả đạt được của hệ thống QTDND trong những năm qua đã chứng tỏ đây là một loại hình tổ chức tín dụng hợp tác phù hợp với điều kiện thực tiễn ở nước ta, mang lại lợi ích thiết thực góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn. Trong những năm qua, mô hình tổ chức của hệ thống QTDND dần được xác lập, đánh dấu một bước quan trọng trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND. Đánh giá về tổ chức và hoạt động của hệ thống QTDND trong những năm qua cho thấy nổi bật lên một số kết quả đáng khích lệ như sau: Một là, sự hình thành và phát triển của hệ thống QTDND đã phần nào san lấp lỗ hổng trong hoạt động ngân hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, cung ứng dịch vụ ngân hàng đối với các đối tượng trước đây chưa từng được các ngân hàng quan tâm. Hai là, mối quan hệ liên kết giữa QTDTW với các QTDND cơ sở trong hệ thống QTDND được thiết lập và ngày càng gắn bó chặt chẽ. QTDTW là đầu mối điều hoà vốn cho toàn hệ thống, cho vay hỗ trợ các QTDND cơ sở đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả, cho vay mở rộng tín dụng. Nguồn vốn của QTDTW đã giúp các QTDND cơ sở có điều kiện 8 tăng cường phát triển thành viên và đáp ứng nhu cầu về vốn phát triển sản xuất - kinh doanh - dịch vụ của thành viên. Đồng thời QTDTW cũng đã bước đầu thực hiện được vai trò hỗ trợ thông tin và tư vấn, chăm sóc đối với các QTDND cơ sở. Ba là, sau giai đoạn củng cố, chấn chỉnh các QTDND cơ sở hoạt động tương đối ổn định, an toàn và ngày càng phát triển. Hầu hết các QTDND đã vượt qua khó khăn trong hoạt động, đặc biệt là những khó khăn trong thanh toán, chi trả trước những biến động bất ổn của thị trường, có tích lũy để đầu tư xây dựng trụ sở làm việc và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Nhờ đó, quyhoạt động của nhiều QTDND ngày được mở rộng và hoạt động có tính chuyên nghiệp hơn. Bốn là, QTDTW với vai trò là tổ chức đầu mối của hệ thống QTDND phát triển tương đối vững chắc với Hội sở chính tại Hà Nội và 26 chi nhánh, gần 70 phòng giao dịch hoạt động theo các vùng, miền trong cả nước đã góp phần tích cực trong việc điều hoà vốn và hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND. Năm là, hệ thống cơ chế, chính sách điều chỉnh hoạt động của QTDND tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho QTDND hoạt động và ngày càng phù hợp hơn với đặc thù của QTDND. Trình độ cán bộ đặc biệt là cán bộ quản trị, điều hành, QTDND cơ sở dần được nâng lên qua các khoá đào tạo, tập huấn nghiệp vụ. Sáu là, sự ra đời của Hiệp hội QTDND Việt Nam đã đánh dấu bước khởi đầu của giai đoạn hoàn thiện và phát triển hệ thống kiểm soát của QTDND. Hiệp hội QTDND Việt Nam đã từng bước phát huy vai trò đại diện bảo vệ quyền lợi cho các QTDND hội viên và triển khai một số hoạt động liên kết phát triển hệ thống QTDND như: thông tin, tuyên truyền, tư vấn, là cầu nối đối thoại với các cơ quan chức năng của Nhà nước, triển khai phần mềm tin học quản lý nghiệp vụ ngân hàng . Những kết quả trên đây tuy mới chỉ bước đầu nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tạo ra tiền đề xây dựng và phát triển bền vững hệ thống QTDND.Với những kết quả đạt được cho đến nay hệ thống QTDND đã khẳng định được chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước và ngành Ngân hàng về phát triển QTDND; đồng thời QTDND cũng đã khẳng định được vai trò,vị trí của mình trong hệ thống các TCTD Việt Nam cũng như đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. 9 Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của hệ thống QTDND cũng bộc lộ một số hạn chế, tồn tại đòi hỏi phải được khẩn trương khắc phục nhằm đảm bảo phát triển an toàn và hiệu quả hơn trong giai đoạn tới. Cụ thể: Một là, các QTDND được thành lập với mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên để phát huy sức mạnh tập thể, giúp đỡ thành viên phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nâng cao đời sống. Tuy nhiên, một bộ phận QTDND chưa bám sát mục tiêu hoạt động. Các QTDND này có biểu hiện chạy theo động cơ kinh doanh đơn thuần, chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy trình tín dụng bảo đảm an toàn nên vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro trong hoạt động và gây ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống. Hai là, nhiều QTDND cơ sở vật chất còn nghèo nàn, vốn tự có thấp, trình độ cán bộ hạn chế, món vay nhỏ trong khi đó chi phí tác nghiệp lớn nên hạn chế khả năng tự tích luỹ tài chính, tăng cường nguồn lực mở rộng quy mô để phát triển an toàn bền vững. Bên cạnh đó, các nghiệp vụ còn đơn giản là huy động để cho vay; thực hiện các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng còn hạn chế nên khả năng mở rộng, phát triển các sản phẩm dịch vụ, tăng thu nhập, tăng cường năng lực cạnh tranh đối với các loại hình TCTD khác còn nhiều yếu kém. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đối với việc duy trì sự phát triển bền vững của hệ thống QTDND. Ba là, thời gian qua mặc dù công tác đào tạo được quan tâm nhưng trình độ của một số cán bộ QTDND vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo quản lý vận hành QTDND phát triển an toàn, bền vững. Bên cạnh ðó, khả nãng thu hút nguồn nhân lực có trình độ và duy trì đội ngũ cán bộ, nhân viên có năng lực nghiệp vụ QTDND thành thạo còn rất hạn chế. Bốn là, tổ chức liên kết phát triển hệ thống đã được hình thành nhưng chưa thực sự chặt chẽ và hiệu quả, chưa có sự hỗ trợ tích cực cho các QTDND cơ sở trong quá trình ổn định và phát triển; các thiết chế về tổ chức liên kết, đặc biệt là về thông tin, kiểm soát nội bộ và thiết chế đảm bảo an toàn chưa được hoàn thiện. Điều này đòi hỏi phải sớm được khắc phục nhằm đảm bảo cho sự phát triển an toàn bền vững của từng QTDND cũng như cả hệ thống QTDND. 10 . thực hiện các hoạt động khác khi được NHNN cho phép. II. Thực trạng hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân ở việt nam 7 1. Thực trạng hoạt động của quỹ tín. I. Tổng quan về quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam 1. Định nghĩa quỹ tín dụng nhân dân Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng do các thành

Ngày đăng: 06/10/2013, 09:29

Hình ảnh liên quan

QTDNDTW được thực hiện các hình thức   huy   động   vốn   khác   khi   được  Thống đốc NHNN cho phép. - Thực trạng hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam

c.

thực hiện các hình thức huy động vốn khác khi được Thống đốc NHNN cho phép Xem tại trang 6 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan