CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG KẾT HỢP SỨC MẠNH

47 543 0
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG KẾT HỢP SỨC MẠNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHỦ TRƯƠNG SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC TỪ 1965 ĐẾN 1973 1.1. KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI LÀ YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC 1.1.1. Lý luận Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Chủ nghĩa Mác ra đời là một thành tựu vĩ đại của nhân loại, là vũ khí lý luận khoa học cách mạng soi đường để giai cấp vô sản các dân tộc trên thế giới vươn lên tự giải phóng mình. Chủ nghĩa Mác đã khẳng định: Trong cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền tự mình trở thành dân tộc. Nhưng sức mạnh đấu tranh của các lực lượng cách mạng ấy lại không bao giờ được tự giới hạn mình trong phạm vi dân tộc, mà cần phải được đặt trong mối liên hệ quốc tế, theo tinh thần “vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại”. Mặt khác, giai cấp vô sản mang bản chất quốc tế, đó là cơ sở khách quan của sự liên minh đoàn kết chiến đấu giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động ở tất cả các quốc gia dân tộc, theo quan điểm kết hợp SMDT với SMTĐ tạo thành sức mạnh vô địch chiến thắng chủ nghĩa tư bản. Kế tục sự nghiệp của Mác- Ăng ghen, V.I.Lê nin là Người hoạt động trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, khi hệ thống thuộc địa của chúng đã bao trùm cả thế giới khi phong trào giải phóng dân tộc đã bắt đầu được khơi dậy. Trong điều kiện ấy, Lê nin đã phát triển khẩu hiệu chiến lược của Mác- Ăng ghen thành: “vô sản tất cả các nước các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”. Lê nin đã chỉ ra: trong thời đại ngày nay, sự nghiệp đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa đế quốc chỉ có thể giành được thắng lợi bằng sự kết hợp chặt chẽ cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa với cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phụ thuộc. Đồng thời cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa cũng chỉ có thể nổ ra giành thắng lợi khi có sự hỗ trợ, phối hợp của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phụ thuộc. Vì vậy, cách mạng vô sản ở chính quốc phải tích cực giúp đỡ các phong trào giải phóng dân tộc bằng mọi hình thức có thể thì mới có đủ sức mạnh chiến thắng kẻ thù. Nắm vững bản chất cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác- Lê nin, hiểu sâu sắc thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy sức mạnh to lớn của dân tộc. Đó là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những tinh hoa văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; những thành tựu cách mạng trong những năm dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tiềm năng của dân tộc, đất nước ta được nhân dân ta Đảng phát huy lên trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong quá trình cách mạng. Sức mạnh đó chính là sức mạnh của tinh thần yêu nước, của ý chí tự lực tự cường, kiên cường bất khuất sức mạnh đoàn kết của dân tộc ta, sức mạnh của con người, của đất nước Việt Nam, của chế độ xã hội chủ nghĩa. Người ý thức rất rõ sức mạnh đó sẽ trở thành vô địch khi cách mạng nước ta đặt dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Đồng thời, Người cũng khẳng định, sức mạnh đó được nhân lên nhiều lần khi được kết hợp với sức mạnh thời đại tạo thành sức mạnh tổng hợp chiến thắng mọi kẻ thù. Sức mạnh thời đại, theo Hồ Chí Minh trước hết là sức mạnh của tính quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người; sức mạnh của các lực lượng cách mạng thế giới; sức mạnh của nền văn minh nhân loại; sức mạnh của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Đó chính là sức mạnh của tính chất thời đại quá độ lên CNXH, sức mạnh của ba dòng thác cách mạng, là sức mạnh của nhân dân lao động, các dân tộc thuộc địa bị áp bức gắn với sức mạnh của giai cấp vô sản cách mạng vô sản, được soi sáng bởi chủ nghĩa Mác- Lê nin, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được tính tất yếu phải kết hợp đúng đắn hai yếu tố ấy để tạo nên sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, kết hợp SMDT với SMTĐ trước hết phải đặt cách mạng Việt Nam trong tiến trình chung của cách mạng thế giới. Bởi vậy, khi lựa chọn con đường cứu nước của nhân dân Việt Nam theo gương cuộc cách mạng Tháng Mười Nga (1917), Hồ Chí Minh đã nhận thấy nhiệm vụ chủ yếu của loài người trong thời đại đế quốc chủ nghĩa là phải biết đoàn kết xung quanh giai cấp công nhân, tiến hành cách mạng vô sản để lật đổ CNTB, xây dựng CNXH. Do đó, vấn đề dân tộc phải gắn với vấn đề giai cấp, cách mạng giải phóng dân tộc phải gắn liền với cách mạng vô sản. Vấn đề giải phóng thuộc địa trở thành một vấn đề quốc tế, không chỉ đối với nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc mà cả với nhân dân chính quốc. Tuy nhiên, khi gắn cuộc cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh vẫn nhấn mạnh đến những mặt riêng về lịch sử- xã hội, kinh tế của mỗi cuộc cách mạng, những đặc điểm riêng giữa phương Đông phương Tây để vạch ra chiến lược đấu tranh cho phù hợp. Trong đó, Người chú ý khai thác những điểm riêng của mỗi dân tộc mà không trái với đường lối chung của cách mạng thế giới. Cuộc đấu tranh của quần chúng lao động trong thời đại đế quốc chủ nghĩa dù diễn ra dưới các hình thức khác nhau nhưng đều phải nằm trong quỹ đạo cách mạng vô sản, đều nhằm vào mục tiêu giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp “chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản của cách mạng thế giới” [31, tr.416]. Cách mạng vô sản phải biết kết hợp cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thì mới có thể thắng lợi. Tuy nhiên, khi chỉ đạo thực hiện ở mỗi nước lại phải rất linh hoạt. Theo Hồ Chí Minh cách mạng muốn thành công trước hết phải dựa vào những điều kiện cụ thể của dân tộc mình để làm cơ sở kết hợp phát huy sức mạnh của thời đại, đồng thời không được xa rời nguyên tắc đấu tranh của cách mạng vô sản. Đó thực chất là việc xử lý khéo léo, có hiệu quả mối quan hệ giữa vấn đề “dân tộc” “giai cấp”; vấn đề “dân tộc” “quốc tế” trong từng tình hình cụ thể của thế giới trong nước. Xét về bản chất theo Hồ Chí Minh, cuộc cách mạng ở các nước thuộc địa “dân tộc cách mệnh”, cũng thể hiện tính chất giai cấp rõ rệt. Đó là cuộc đấu tranh của đông đảo nhân dân lao động mà “công nông là gốc cách mệnh”, nhằm chống lại “cường quyền”, tức là chống lại ách áp bức của tư bản đế quốc bọn tay sai nhằm thiết lập chuyên chính vô sản. Mặt khác, Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh rằng: trong thời đại mới, mở đầu bằng cuộc cách mạng Tháng Mười Nga (1917), cuộc “dân tộc cách mệnh” “thế giới cách mệnh” do “vô sản giai cấp đứng đầu đi trước” [32, tr.265, 266], có quan hệ chặt chẽ với nhau. Khẳng định sự kết hợp biện chứng giữa vấn đề dân tộc vấn đề quốc tế, Hồ Chí Minh đã làm tất cả để gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, Người đã viết: “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả” [32, tr.301]. Chính nhờ nắm bắt được đặc điểm xu thế phát triển của thời đại mà Hồ Chí Minh đã xác định đường lối chiến lược, sách lược, phương pháp cách mạng đúng đắn cho cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Đường lối đó, sau này được Người tổng kết: “Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, điều đó chứng minh rằng trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, ở một nước thuộc địa nhỏ, với sự lãnh đạo của giai cấp vô sản Đảng của nó, dựa vào quần chúng nhân dân rộng rãi trước hết là nông dân đoàn kết được mọi tầng lớp nhân dân yêu nước trong một Mặt trận thống nhất, với sự đồng tình ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới, trước hết là phe xã hội chủ nghĩa hùng mạnh, nhân dân nước đó nhất định thắng lợi.” [34, tr.315, 316]. Kế thừa phát triển tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lê nin về đoàn kết của giai cấp vô sản với nhân dân lao động tất cả các nước trên thế giới, theo Hồ Chí Minh phải xây dựng tinh thần hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới. Vì vô sản ở chính quốc hay lao động bị áp bức ở thuộc địa, những người cùng khổ, tất cả đều có mối tương đồng là đấu tranh cho hòa bình, tiến bộ xã hội, con người được giải phóng mọi áp bức bất công. Do đó: “Quan sơn muôn dặm một nhà Bốn phương vô sản đều là anh em”. Đây là cơ sở để Hồ Chí Minh đề ra chủ trương xây dựng tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc. Nguyên tắc đoàn kết của Hồ Chí Minh là “có lý, có tình”. Có lý là tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin, những nguyên tắc chung trong quan hệ quốc tế: tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Có tình là trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc chung phải chú ý đến đặc điểm riêng của mỗi dân tộc, phải thông cảm tôn trọng nhau của những người cùng chung lý tưởng, khắc phục tư tưởng sô vanh nước lớn, tránh dùng sức ép chính trị, kinh tế, ngoại giao hoặc vũ lực trong quan hệ quốc tế. Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin về mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố khách quan chủ quan, Hồ Chí Minh khẳng định kết hợp SMDT với SMTĐ nhưng phải dựa vào sức mình là chính. Người nói: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập” [33, tr.522]. Theo Người, “muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình đã” [32, tr.293] “phải coi cuộc đấu tranh của bạn cũng như cuộc đấu tranh của ta ., giúp bạn là tự giúp mình” [31,tr.18]. Như vậy, kết hợp SMDT với SMTĐ theo tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa, vận dụng sáng tạo phát triển chủ nghĩa Mác- Lê nin trong hoàn cảnh mới của cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội. Nó có ý nghĩa lý luận thực tiễn to lớn, là những nguyên tắc quan trọng cho Đảng, Nhà nước ta xác định đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại đúng đắn, đồng thời là phương hướng lớn của cách mạng Việt Nam được thể hiện sâu sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 1.1.2. Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ đòi hỏi phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sau Hội nghị Giơnevơ (1954), đất nước ta tạm thời chia làm hai miền, với hai chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng, chuyển sang thực hiện cách mạng XHCN. Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng DTDCND. Tuy nhiệm vụ cách mạng ở hai miền thuộc hai chiến lược khác nhau, nhưng cùng một mục tiêu là thực hiện thống nhất nước nhà, đưa cả nước đi lên CNXH, cho nên hai nhiệm vụ có mối quan hệ khăng khít với nhau, ảnh hưởng thúc đẩy nhau cùng phát triển. Miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH giữ vai trò quyết định nhất của sự nghiệp cách mạng ở nước ta sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đánh đổ đế quốc Mỹ bè lũ tay sai. Thông qua thực hiện nhiệm vụ mỗi miền mà góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của cả nước là hoàn thành độc lập, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên CNXH. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước chúng ta có thuận lợi cơ bản chính là vai trò to lớn của miền Bắc XHCN với cách mạng cả nước như Đảng ta khẳng định: “Không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nếu không có miền Bắc XHCN” [20, tr.28, 29]. Miền Bắc sau khi hoàn toàn giải phóng, đã nhanh chóng bắt tay vào hoàn thành nhiệm vụ cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh cải tạo xây dựng CNXH, bước đầu đã đạt được những thành tựu to lớn. Miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng kinh tế xã hội, vừa bảo đảm đời sống cho nhân dân miền Bắc, vừa tăng cường chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam. Nhân dân miền Bắc phối hợp với nhân dân miền Nam đấu tranh chống những thủ đoạn xâm lược chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở cả hai miền Nam - Bắc. Đồng thời, Đảng ta đã có kinh nghiệm lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang chiến tranh cách mạng, có Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, có nhân dân từ Nam chí Bắc đều đã được rèn luyện trong đấu tranh cách mạng khói lửa chiến tranh. Sau khi nhân dân ta đánh thắng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ oanh liệt, nhân dân ta càng được sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ của nhiều dân tộc trên thế giới. Song bên cạnh đó, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn mới trong việc ổn định củng cố miền Bắc khi vừa thoát ra khỏi chiến tranh những khó khăn trong sự nghiệp xây dựng CNXH còn mới mẻ với Đảng nhân dân ta. Ở miền Nam, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ta gặp nhiều trở ngại trong quá trình chuyển thế đấu tranh của cách mạng miền Nam, trong hoàn cảnh so sánh lực lượng không có lợi cho ta. Bởi theo Hiệp định Giơ-ne- vơ, ta nghiêm chỉnh thực hiện chuyển quân tập kết ra miền Bắc, do vậy ở miền Nam lúc này chúng ta không còn lực lượng vũ trang tập trung, không có chính quyền. Trong khi đó, phía địch có đầy đủ sức mạnh về kinh tế quân sự, nắm trong tay cả bộ máy ngụy quân, ngụy quyền đồ sộ, chúng ra sức thi hành chính sách tiêu diệt phong trào cách mạng, gây cho ta nhiều tổn thất nặng nề “Cách mạng miền Nam bị địch đàn áp khủng bố tàn khốc” [1, tr.29]. Vào cuối năm 1964 đầu năm 1965, tình hình quốc tế lúc này không có nhiều thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Cụ thể là trước hành động mở rộng chiến tranh trực tiếp đưa quân Mỹ vào xâm lược Việt Nam, thái độ của Liên Xô là vừa lên án Mỹ tiếp tục viện trợ cho Việt Nam, nhưng lo ngại Việt Nam đánh lớn sẽ lôi kéo Liên Xô vào cuộc chiến tranh sẽ ảnh hưởng đến hòa hoãn Xô - Mỹ. Vì Vậy, Liên Xô tuy có viện trợ quân sự cho ta, nhưng hạn chế trang bị vũ khí tấn công chiến lược kể cả về số lượng, chất lượng. Thái độ của Trung Quốc trước những cuộc tấn công ồ ạt của Mỹ vào Việt Nam cũng rất phức tạp. Một mặt Trung Quốc tuyên bố là “hậu phương vững chắc” của Việt Nam, nhưng lại nhắc Việt Nam phải “tự lực cánh sinh”; Trung Quốc nói sẽ ủng hộ Việt Nam “đánh Mỹ đến cùng”, song không muốn Việt Nam đánh lớn, khuyên miền Bắc chỉ ủng hộ chứ không nên giúp miền Nam . Mặt khác, những người lãnh đạo Bắc Kinh muốn Việt Nam đứng về phía Trung Quốc chống lại Liên Xô. Nhiều lần Trung Quốc yêu cầu Đảng ta phải “tỏ rõ lập trường” chống “xét lại” cho rằng chống Mỹ thì phải đi cùng với chống “xét lại”, vì “xét lại” cản trở quan hệ Trung – Việt. Tuy nhiên, đòi hỏi ấy không được Việt Nam đáp ứng. Về quan hệ của Trung Quốc với hai nước Lào Cămpuchia, thời gian này cũng có những vấn đề gây khó khăn cho Mặt trận đoàn kết ba nước Đông Dương. Đối với Cămpuchia, sau những chuyến đi thăm Trung Quốc của lãnh tụ “Khơmeđỏ” (Pôn pốt) năm 1965 1967 đã gây cho lực lượng cách mạng của Cămpuchia bị chia rẽ gây khó khăn cho Việt Nam trong việc tranh thủ Xihanúc cho phép lập các căn cứ hậu cần ở vùng biên giới. Tuy vậy, bằng chính sách ngoại giao độc lập, Việt Nam vẫn giữ quan hệ tốt với Xihanúc (ngày13-6-1967 hai bên chính thức lập quan hệ ngoại giao). Còn ở Lào, mặc dù có nhiều thế lực quốc tế cố tình chia rẽ, nhưng bộ đội tình nguyện Việt Nam lực lượng Pathét Lào vẫn luôn đoàn kết, sát cánh chiến đấu bảo vệ hành lang phía Tây của miền Bắc giữ vững giao thông trên con đường vận tải chiến lược Tây Trường Sơn. Ngoài những tác động bởi các mối quan hệ của các nước lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc chiến đấu chống Mỹ của nhân dân ta đã đề cập trên đây. Nhưng bên cạnh đó còn có nhiều quốc gia, nhiều tổ chức chính trị trên thế giới bày tỏ mối quan ngại sâu sắc sự đồng tình ủng hộ nhân dân ta trước hành động xâm lược của Mỹ. Đáng chú ý là trong đó có cả những đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ cũng lên tiếng ủng hộ chúng ta Đó là một trong những nhân tố thuận lợi để Đảng ta mở “Mặt trận thứ ba”, là điều kiện thuận lợi để Đảng ta kết hợp SMDT với SMTĐ. Khó khăn hơn cả là hành động mở rộng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, tên sen đầm quốc tế, có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh; trong khi đó ta là một đất nước nhỏ, kinh tế chậm phát triển. Nếu so sánh về dân số của cả nước ta chỉ bằng 1/6, về giá trị tổng sản phẩm hàng năm (của miền Bắc) chỉ bằng 1/1000 của nước Mỹ. Lực lượng so sánh về quân sự giữa ta Mỹ, nhất là những năm đầu còn chênh lệch lớn. Ta ít hơn địch về số lượng quân đội tập trung yếu hơn về vật chất kỹ thuật, vũ khí, khí tài phương tiện chiến tranh. Mỹ huy động vào cuộc chiến tranh nhiều hơn ta về số lượng trang thiết bị quân sự hiện đại hơn về chất lượng. Đặc biệt khi triển khai chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mỹ đã ồ ạt đưa quân chiến đấu Mỹ quân các nước phụ thuộc vào miền Nam Việt Nam, đồng thời củng cố tăng cường quân ngụy, sử dụng hai lực lượng chiến lược này với số quân đông nhất: “trong giai đoạn này, với cố gắng quân sự lớn, giới cầm quyền Mỹ đã huy động lực lượng tiền của đến mức cao nhất theo khả năng của chúng có thể huy động được vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam” [1, tr.59, 60]. Mỹ huy động tới 70% lục quân, 60% lính thủy đánh bộ, 40% hải quân 60% không quân của nước Mỹ; 6,5 triệu lượt thanh niên Mỹ trực tiếp tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam, cùng với 22.000 xí nghiệp trên đất Mỹ trực tiếp phục vụ chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mỹ đã đưa những nhà chính trị được coi là “lỗi lạc”, những tướng lĩnh được xếp vào loại “tài ba”, những nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm để điều hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Có thể nói rằng cùng với việc động viên tới mức cao nhất các lực lượng vật chất, phương tiện vũ khí hiện đại (trừ vũ khí nguyên tử), Mỹ đã huy động sử dụng tối đa ưu thế về khoa học kỹ thuật vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trong tình hình lực lượng so sánh như vậy, rõ ràng ta phải đánh lâu dài, thực hiện lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. Căn cứ vào tình hình so sánh lực lượng nêu trên, thực tế đòi hỏi ta phải biết kết hợp SMDT với SMTĐ, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp của sự kết hợp các yếu tố về kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao . để đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Nếu như không có sự kết hợp giữa SMDT với SMTĐ, sức mạnh của nội lực với sức mạnh ngoại lực thì chúng ta khó có thể thắng giặc Mỹ xâm lược. Ngay như B.Đavitson là một sĩ quan tình báo cao cấp trong quân đội Mỹ đã thừa nhận: “Đây là một cuộc chiến tranh tổng lực. Cuộc chiến tranh này động viên toàn thể mọi người, do các nhà cách mạng kiểm soát. Nó sử dụng tuyệt đối mọi hình thức sức mạnh có thể có” [19, tr.39]. Như vậy, kết hợp SMDT với SMTĐ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung trong những năm 1965 đến 1973 nói riêng là yêu cầu khách quan của cách mạng Việt Nam, hoàn toàn phù hợp với thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đòi hỏi. Chỉsự kết hợp ấy, chúng ta mới tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc ta chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Tuy nhiên, kết hợp SMDT với SMTĐ như thế nào đòi hỏi Đảng ta phải có chủ trương sự chỉ đạo đúng đắn mới có thể tạo nên sức mạnh đè bẹp quân thù. 1.2. QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG NHỮNG NĂM TỪ 1965 ĐẾN 1973 1.2.1. Chủ trương của Đảng về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ tuy đẩy lên mức cao nhưng vẫn không phát huy hiệu quả. Chính quyền Sài Gòn suy yếu, khủng hoảng triền miên đang trên đà sụp đổ. Mỹ đứng trước sự lựa chọn: cam chịu thất bại, bỏ mặc chính quyền Sài Gòn hoặc đưa quân Mỹ vào trực tiếp chiến đấu. Cân nhắc lợi ích nước Mỹ, lợi ích chiến lược toàn cầu, tính toán so sánh lực lượng giữa hai bên trên quốc tế, Mỹ tin chắc có thể thắng nhanh quyết định trực tiếp tham chiến. Thực hiện ý đồ đó, tháng 2-1965 đế quốc Mỹ đẩy mạnh chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân ở miền Bắc để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc làm lung lay quyết tâm chống [...]... này Ta chỉ chủ trương lập chính phủ hòa hợp ba thành phần, chủ trương này của Đảng thể hiện nghệ thuật đấu tranh cách mạng của Đảng, nhằm đạt mục tiêu chủ yếu trước mắt là giải quyết vấn đề làm cho “Mỹ cút”, tạo điều kiện “đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc 1.2.2 Chỉ đạo của Đảng về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong những năm từ 1965 đến 1973 Đảng. .. sự xâm lược của đế quốc Mỹ, cách mạng Việt Nam có sức mạnh của nhân dân lao động làm chủ, của một dân tộc quyết chiến quyết thắng Sức mạnh chiến thắng của chúng ta chính là sức mạnh của ngọn cờ ĐLDT CNXH, do Đảng đề ra từ khi mới thành lập, của đường lối tiến hành đồng thời phối hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng ở hai miền Đường lối đó là sự kết hợp khéo léo những yêu cầu cơ bản của nhân dân... là một sự điều chỉnh chủ trương “phi Mỹ hóa” của Giônxơn Níchxơn đã sử dụng sức mạnh tối đa về quân sự kết hợp với những thủ đoạn chính trị ngoại giao rất xảo quyệt hòng giành thế mạnh, cô lập bóp nghẹt cuộc kháng chiến của nhân dân ta” [28, tr 474] Thực chất của “Việt Nam hóa chiến tranh” là chủ trương dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam với tiền bạc, vũ khí trang bị của Mỹ do Mỹ chỉ huy... lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ Đồng thời, qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng còn bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm điều đó đã được Đảng ta sớm nhận thức kịp thời sửa chữa để có chủ trương lãnh đạo sự chỉ đạo sát thực hơn, nhằm tiếp tục kết hợp tốt hơn SMDT với SMTĐ trong những năm tiếp theo Trước những âm mưu thâm độc, xảo quyệt về chính trị, quân sự ngoại giao trong chiến... thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, đẩy mạnh hoạt động sự phối hợp tác chiến của ba thứ quân một cách thích hợp với những phương châm chiến lược, phương châm tác chiến, những chiến thuật kỹ thuật thích hợp, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng quân sự bảo đảm phương châm tiêu diệt địch để làm chủ, làm chủ để tiêu diệt địch, càng đánh càng mạnh Trong kháng chiến... triệu người” [44, tr.311] Bản thân mỗi dòng thác cách mạng trên đã có sức mạnh to lớn, song sức mạnh ấy được tăng lên bội phần do sự kết hợp của chúng tạo nên một sức mạnh tổng hợp ở thế tiến công liên tục, đánh lui, đánh đổ từng bộ phận của chủ nghĩa đế quốc Thực tiễn đã tỏ rõ ở nơi nào phong trào đấu tranh dựa được vào sức mạnh chung của ba dòng thác, vận động đúng đắn chiến lược tiến công thì ở đó có... tranh quân sự giành thắng lợi quyết định, tạo thế mạnh cho đấu tranh ngoại giao, đó cũng là cơ sở nền tảng để chúng ta kết hợp với SMTĐ nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến Để tạo nên sức mạnh tổng hợp tối ưu của bạo lực cách mạng, Đảng ta chủ trương xây dựng ba vùng chiến lược: Vùng rừng núi, vùng nông thôn đồng bằng vùng đô thị Ở mỗi vùng do lực lượng so sánh giữa địch ta, do... ương Đảng giai đoạn này là: Đẩy mạnh xây dựng lực lượng cách mạng về mọi mặt, nhất là lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang Đẩy mạnh sự kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao, trong đó lấy những phát huy những yếu tố bên trong là nhân tố quyết định đó là chủ trương nhất quán của Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Trong kết hợp đấu... sự kết hợp với đấu tranh chính trị, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ tới mức cao nhất sự đồng tình, ủng hộ của phe XHCN của nhân dân thế giới” [35,tr.22] Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (12-1965) Đảng ta nhấn mạnh: “Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, chúng ta cần nắm vững phương châm dựa vào sức mình là chính, nhưng đồng thời chúng ta hết sức tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và. .. phát huy thắng lợi đã đạt được, tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa, đẩy mạnh ba mũi giáp công, kết hợp với tiến công ngoại giao, ra sức xây dựng lực lượng quân sự chính trị, phát triển chiến lược tiến công một cách toàn diện, liên tục mạnh mẽ, làm thất bại âm mưu kết thúc chiến tranh trên thế mạnh chủ trương “phi Mỹ hóa” chiến tranh của chúng, đánh cho Mỹ phải rút quân, đánh . CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC TỪ 1965 ĐẾN 1973 1.1. KẾT HỢP. mạng. Sức mạnh đó chính là sức mạnh của tinh thần yêu nước, của ý chí tự lực tự cường, kiên cường bất khuất và sức mạnh đoàn kết của dân tộc ta, sức mạnh của

Ngày đăng: 06/10/2013, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan