ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT KIÊN GIANG

8 5.8K 27
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT KIÊN GIANG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHN o &PTNT KIÊN GIANG Trong chương này chúng ta sẽ phân tích các chỉ tiêu để làm cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Các chỉ tiêu đó là: hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn,…Ta sẽ lần lượt đi vào từng chỉ tiêu cụ thể: 4.1 HỆ SỐ THU NỢ Bảng 16: Hệ số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng KHOẢN MỤC Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh số thu nợ 1.631.400 2.040.802 2.454.014 Doanh số cho vay 1.866.789 2.240.145 2.798.619 Hệ số thu nợ (%) 87,4 91,1 87,7 (Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp) Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng có tốt hay không. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng khá cao (trung bình là 88,7%), năm 2005 tăng 3,7% so với năm 2004 và năm 2006 giảm 3,4% so với năm 2005. Nguyên nhân có sự tăng, giảm là do trong năm 2005 Quyết định mới ra đời đã làm nợ xấu tăng cao nên ngân hàng tập trung vào củng cố chất lượng tín dụng. Vì vậy, doanh số thu nợ trong năm này có tốc độ tăng lớn hơn doanh số cho vay dẫn đến hệ số thu nợ cũng lớn hơn, sang năm 2006 do nhu cầu vốn vay cao nên làm cho hệ số thu nợ giảm trở lại. Tuy nhiên với hệ số này đã chứng tỏ hoạt động của ngân hàng đạt hiệu quả cao: cứ một đồng vốn cho vay thì ngân hàng thu về được gần 0,9 đồng. Từ đó ta nhận thấy rằng công tác thu hồi nợ đã được ngân hàng chú trọng và đôn đốc ngày càng tốt hơn. 4.2 VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG Bảng 17: Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng KHOẢN MỤC Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh số thu nợ 1.631.400 2.040.802 2.454.014 Dư nợ bình quân 1.737.069 2.072.962,5 2.344.936,5 Vòng quay vốn (vòng) 0,94 0,98 1,05 (Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp) Vòng quay vốn tín dụng thể hiện việc luân chuyển vốn cho vay nhanh hay chậm, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng càng cao. Đồng vốn quay nhanh đồng nghĩa với việc có nhiều người được hưởng lợi ích từ vốn vay của ngân hàng hơn trong cùng một thời gian. Theo số liệu ta thấy vòng quay vốn của NHN o Kiên Giang tăng đều qua các năm: năm 2004 là 0,94 vòng, năm 2005 là 0,98 vòng và năm 2006 là 1,05 vòng. Tuy nhiên vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng cũng chưa thật sự là lớn bởi vì ta thấy dư nợ bình quân luôn ở mức cao. Do những năm gần đây ngân hàng mở rộng cho vay vốn trung, dài hạn nên cũng đã ảnh hưởng đến độ lớn vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng. 4.3 THỜI GIAN THU HỒI NỢ Bảng 18: Thời gian thu hồi nợ của ngân hàng qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng KHOẢN MỤC Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Dư nợ bình quân 1.737.069 2.072.962,5 2.344.963,5 Doanh số thu nợ 1.631.400 2.040.802 2.454.014 Thời gian thu hồi nợ (ngày) 383 366 344 (Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp) Chỉ tiêu này càng nhỏ thì càng tốt. Ta thấy thời gian thu hồi nợ của ngân hàng giảm dần qua các năm: năm 2004 là 383 ngày, năm 2005 là 366 ngày và năm 2004 là 344 ngày. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã chủ động hơn trong công tác thu hồi nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ nên thời gian thu hồi vốn giảm, vốn cho vay thu về nhanh hơn trước. Ngân hàng cần phát huy hơn nữa chỉ tiêu này. 4.4 TỔNG DƯ NỢ / TỔNG VỐN HUY ĐỘNG Bảng 19: Chỉ tiêu Tổng dư nợ /Tổng vốn huy động ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp) Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì công tác tín dụng chưa đạt hiệu quả cao hay vốn huy động chưa được sử dụng hết. Qua số liệu ta thấy chỉ tiêu này đều lớn hơn 1 và có sự tăng, giảm qua các năm: năm 2004 bình quân 2,18 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, năm 2005 tăng lên 2,27 đồng dư nợ thì mới có 1 đồng vốn huy động và năm 2006 thì 1,96 đồng dư nợ đã có 1 đồng vốn huy động. Ta thấy vào năm 2004 và 2005 số vốn huy động chỉ đáp ứng gần phân nữa dư nợ cho vay, chủ yếu còn sử dụng vốn điều hoà từ cấp trên do đó ngân hàng chưa được chủ động trong hoạt động tín dụng của mình. Sang năm 2006 do có chính sách thu hút vốn hiệu quả nên vốn huy động đã dần chiếm nhiều hơn trong đồng vốn cho vay của ngân hàng. Mặc dù vốn huy động chưa đảm đảm bảo nhưng các chỉ tiêu này đã khẳng định đầu tư tín dụng của ngân hàng rất tốt, ngân hàng đã sử dụng hết vốn huy động tuy còn phụ thuộc vào vốn điều hoà nhưng cũng góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng . 4.5 TỔNG DƯ NỢ / TỔNG NGUỒN VỐN Bảng 20: Chỉ tiêu Tổng dư nợ /Tổng nguồn vốn ĐVT: Triệu đồng KHOẢN MỤC Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng dư nợ 1.973.291 2.172.634 2.517.239 Tổng vốn huy động 904.786 955.469 1.284.355 Dư nợ / vốn huy động (lần) 2,18 2,27 1,96 KHOẢN MỤC Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng dư nợ 1.973.291 2.172.634 2.517.239 Tổng nguồn vốn 2.274.198 2.537.094 3.071.153 Dư nợ / tổng nguồn vốn (%) 86,8 85,6 82,0 (Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp) Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng khá cao qua các năm (trung bình là 84,8%) nhưng có xu hướng giảm dần. Điều này chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng tập trung đầu tư chủ yếu cho hoạt động tín dụng. Mặc dù đầu tư tín dụng sẽ tạo được thu nhập cao nhất cho ngân hàng nhưng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nên trong những năm qua ngân hàng đã chủ động giảm bớt tỷ lệ này ở mức hợp lý. Qua đó nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng mà vẫn đạt được kế hoạch đề ra. 4.6 DƯ NỢ NGẮN HẠN / TỔNG DƯ NỢ Bàng 21: Chỉ tiêu Dư nợ ngắn hạn /Tổng dư nợ ĐVT: Triệu đồng KHOẢN MỤC Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Dư nợ ngắn hạn 1.252.053 1.367.285 1.512.652 Tổng dư nợ 1.973.291 2.172.634 2.517.239 DN ngắn hạn / Tổng DN (%) 63,4 62,9 60,1 (Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp) Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Ta thấy trong những năm qua dư nợ tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ nhưng có xu hướng giảm. Cụ thể: năm 2004 là 63,4%, năm 2005 là 62,9% và năm 2006 là 60,1%. Nguyên nhân do loại tín dụng này có vòng quay vốn nhanh và trong thời gian này ngân hàng đã mở rộng cho vay trung, dài hạn nên dư nợ ngắn hạn về số tuyệt đối thì vẫn tăng nhưng về tỷ trọng thì lại giảm. 4.7 DƯ NỢ TRUNG, DÀI HẠN / TỔNG DƯ NỢ Bàng 22: Chỉ tiêu Dư nợ trung, dài hạn /Tổng dư nợ ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp) KHOẢN MỤC Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Dư nợ trung, dài hạn 721.238 805.349 1.004.587 Tổng dư nợ 1.973.291 2.172.634 2.517.239 DN trung, dài hạn / Tổng DN (%) 36,6 37,1 39,9 Chỉ tiêu này tăng dần qua các năm và mục tiêu đặt ra của ngân hàng là chỉ tiêu này sẽ đạt 50% vào năm 2007. Ngân hàng chủ yếu đầu tư trung, dài hạn cho các dự án mới như cơ sở hạ tầng nông thôn, mô hình kinh tế trang trại, các khu công nghiệp và cho vay phục vụ đời sống. 4.8 TỶ TRỌNG TÍN DỤNG TRONG TÀI SẢN ĐẦU TƯ Bảng 23: Chỉ tiêu Tỷ trọng tín dụng trong tài sản đầu tư ĐVT: Triệu đồng KHOẢN MỤC Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng dư nợ 1.973.291 2.172.634 2.517.239 Tổng tài sản 2.274.198 2.537.094 3.071.153 Dư nợ / Tổng tài sản (%) 86,8 85,6 82,0 (Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp) Ta thấy tỷ trọng của dư nợ trong tổng tài sản qua các năm là khá cao và có xu hướng giảm: năm 2004 là 86,8%, năm 2005 là 85,6% và năm 2006 là 82%. Nguyên nhân: để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, mặc dù dư nợ của ngân hàng qua các năm có tăng nhưng tổng tài sản lại tăng nhiều hơn nên làm cho tỷ trọng giảm xuống. Như vậy, ngân hàng đã chủ động điều chỉnh chỉ tiêu hợp lý nhằm hạn chế việc tiềm ẩn rủi ro phát sinh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. 4.9 RỦI RO TÍN DỤNG Bảng 24: Chỉ tiêu Nợ quá hạn /Tổng dư nợ ĐVT: Triệu đồng KHOẢN MỤC Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Nợ quá hạn 10.801 48.016 63.688 Tổng dư nợ 1.973.291 2.172.634 2.517.239 Rủi ro tín dụng (%) 0,55 2,21 2,53 (Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp) Chỉ tiêu này dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của NHN o Kiên Giang. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng vì nó phản ánh hiệu quả của việc đầu tư vốn, đánh giá năng lực làm việc, năng lực quản lý của cán bộ tín dụng và ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Ta thấy chỉ tiêu này tăng nhanh vào năm 2005: từ 0,55% năm 2004 tăng đến 2,21%. Nguyên nhân do trong năm này ngân hàng đã chấp hành tốt việc cơ cấu lại nợ nên làm cho nợ xấu tăng cao. Tuy nhiên tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mức cho phép của NHN o Việt Nam là 5% và vẫn thấp hơn định hướng của NHN o Kiên Giang là 3%. Như vậy, có thể nói chất lượng tín dụng của ngân hàng trong 3 năm qua là khá tốt, ngân hàng cần phát huy hơn nữa để giảm tỷ lệ này và tối thiểu là giữ ở mức thấp hơn 3%. Tóm lại, qua việc tổng hợp, phân tích tình hình cho vay, thu nợ cũng như thông qua các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của NHN o Kiên Giang, ta nhận thấy trong những năm qua hoạt động của ngân hàng luôn phát triển tốt, ngân hàng đã đáp ứng đạt hiệu quả nhu cầu vốn cho nền kinh tế đồng thời chất lượng tín dụng tốt, an toàn và có tỷ lệ rủi ro thấp. Tuy nhiên, để đảm bảo hoàn thành kế hoạch tài chính thì ngân hàng cũng cần đặt ra những biện pháp để tăng thu, giảm chi như sau: - Để tăng trưởng nguồn thu: lãi suất cho vay phải được điều chỉnh phù hợp với từng thời kỳ là cơ sở làm tăng khoản thu nhập lãi. Công tác thu hồi nợ phải được thực hiện tích cực nhất là thu hồi các khoản nợ rủi ro, nợ cho vay khắc phục bão số 5. Hoạt động dịch vụ ngân hàng cần phải được đẩy mạnh góp phần thu nhập đáng kể trong tổng nguồn thu. - Để giảm chi: ngân hàng chú trọng đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chỗ, đặc biệt là các khoản tiền gửi có lãi suất đầu vào thấp làm giảm đáng kể chi phí trả lãi tiền gửi, phí sử dụng vốn của ngân hàng cấp trên. Bên cạnh đó, ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tối đa nợ xấu phát sinh, tạo tiền đề cho việc tiết giảm khoản trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. 4.10 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NHNo&PTNT KIÊN GIANG * Thuận lợi: - NHNo Kiên Giang là Ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu của tỉnh, có vốn tự có lớn, mạng lưới rộng khắp xuống tận các vùng nông thôn, giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn. Trong các năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế, giải pháp để phát triển nền kinh tế, đặc biệt là các chính sách nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn. - NHNo Kiên Giang luôn được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp Đảng ủy, Chính quyền và các ban ngành, đoàn thể địa phương, sự tin cậy của các tầng lớp nhân dân. - Có được sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo NHNoViệt Nam, của ban lãnh đạo Chi nhánh NHNo Kiên Giang, chỉ đạo điều hành tập trung có hiệu quả, có phân quyền hợp lý cho các đơn vị thành viên, kịp thời ra nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết các mặt hoạt động kinh doanh trong toàn hệ thống. - Nền kinh tế cả nước tăng trưởng với nhịp độ cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, giá trị đồng tiền vẫn ổn định. Riêng tỉnh Kiên Giang các chỉ tiêu kinh tế xã hội hàng năm đều đạt và vượt so với kế hoạch. - Có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, tận tụy với công việc nên tạo được uy tín đối với khách hàng, tạo nhiều thiện cảm với khách hàng khi họ đến giao dịch, quan hệ vay vốn với Chi nhánh. - Có địa điểm giao dịch thuận tiện ngay trung tâm thành phố Rạch Giá và có các chi nhánh rộng khắp tỉnh. * Khó khăn: - Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nên trong những năm qua thiên tai xảy ra liên tục trên diện rộng, lũ lớn gây thiệt hại đến tài sản và đời sống của nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp. - Giá cả thị trường chưa thật sự ổn định, giá xăng dầu và giá vàng liên tục tăng. Tình hình an ninh trật tự trên vùng biển lịch sử vẫn còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến đánh bắt hải sản của ngư dân. - Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt và diễn biến phức tạp, đặc biệt về lãi suất, dịch vụ ngân hàng đa dạng…Trong khi NHN o Kiên Giang chỉ mới được Trụ sở chính trang bị và cho thực hiện nghiệp vụ thẻ từ cuối năm 2006, làm giảm sút sức cạnh tranh của ngân hàng. - Tiềm lực của toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp nói chung còn yếu. Các chương trình cho vay chỉ định của Chính phủ như cho vay tôn nền, cho vay khắc phục hậu quả cơn bão số 5/ 97, chương trình mía đường hiệu quả chưa cao, tỷ lệ thu hồi nợ gốc và lãi rất thấp. - Hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp, thường xuyên bị ảnh hưởng bất lợi như sâu bệnh, dịch bệnh gia súc gia cầm và giá cả thị trường nên thu nhập của nông dân thấp và không ổn định gây khó khăn trong việc thu hồi nợ vay của ngân hàng. . ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHN o &PTNT KIÊN GIANG Trong chương này chúng ta sẽ phân tích các chỉ tiêu để làm cơ sở đánh giá hiệu quả. thông qua các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của NHN o Kiên Giang, ta nhận thấy trong những năm qua hoạt động của ngân hàng luôn phát

Ngày đăng: 06/10/2013, 04:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 16: Hệ số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT KIÊN GIANG

Bảng 16.

Hệ số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm Xem tại trang 1 của tài liệu.
Bảng 18: Thời gian thu hồi nợ của ngân hàng qua 3 năm - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT KIÊN GIANG

Bảng 18.

Thời gian thu hồi nợ của ngân hàng qua 3 năm Xem tại trang 2 của tài liệu.
Bảng 19: Chỉ tiêu Tổng dư nợ /Tổng vốn huy động - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT KIÊN GIANG

Bảng 19.

Chỉ tiêu Tổng dư nợ /Tổng vốn huy động Xem tại trang 2 của tài liệu.
Bảng 20: Chỉ tiêu Tổng dư nợ /Tổng nguồn vốn - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT KIÊN GIANG

Bảng 20.

Chỉ tiêu Tổng dư nợ /Tổng nguồn vốn Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng 23: Chỉ tiêu Tỷ trọng tín dụng trong tài sản đầu tư - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT KIÊN GIANG

Bảng 23.

Chỉ tiêu Tỷ trọng tín dụng trong tài sản đầu tư Xem tại trang 5 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan