DE CUONG LUAT ANH

14 1.5K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
DE CUONG LUAT ANH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luật học so sánh

ĐỀ CƯƠNG VỀ HỆ THỐNG TÒA ÁN VÀ NGHỀ LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH I.HỆ THỐNG TÒA ÁN ANH 1 Đặc điểm hệ thống toà án Anh ─ Hệ thống tòa án Anh không có sự phân định rõ ràng về thẩm quyền xét xử và cấp xét xử ─ Cấu trúc của tòa án Anh nếu nhìn từ góc độ của các luật gia châu Âu lục địa thì không được xem là một hệ thống tòa án thống nhất ─ Hệ thống toà án của Anh áp dụng mô hình tố tụng tranh tụng chứ không áp dụng mô hình tố tụng thẩm vấn như ở Việt Nam. ─ Không có nguyên tắc rõ ràng nào trong việc thiết lập hệ thống toà án Anh. Có thể nhận thấy nguyên tắc lãnh thổ ở các toà án khu vực (District Courts) nhưng ở các toà án ở cấp cao hơn không tổ chức theo nguyên tắc này mà thể hiện sự tập trung cao độ bằng việc các toà án cấp cao tập trung ở London. ─ Khác với toà án của các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, toà án Anh không chỉ thực hiện chức năng xét xử mà còn thực hiện chức năng làm luật và tạo lập chính sách. ─ Chế độ bổ nhiệm thẩm phán của Anh khá phức tạp. ─ Chính vì thủ tục tố tụng của Anh phức tạp, chi phí cao nên hầu hết các tranh chấp liên quan đến dân sự, thương mại người dân thường đưa ra giải quyết bằng các thủ tục ngoài tư pháp: các tổ chức hoà giải, trọng tài. 2 Cấu trúc của hệ thống toà án Anh ─ Hệ thống tư pháp của Anh có thể chia thành : + Các toà có thẩm quyền chung: là các tòa có thẩm quyền xét xử hầu hết các vụ việc dân sự và hình sự trừ một số vụ việc thuộc thẩm quyền của các toà án đặc biệt; + Các toà án đặc biệt: là các tò án có thẩm quyền xét xử chuyên biệt đối với một số loại vụ việc nhất định. Có thể kể tới các toà sau:  Toà công nghiệp;  Toà phúc thẩm về việc làm để giải quyết các tranh chấp lao động;  Toà về các hành nghề có điều kiện dành cho các vụ việc liên quan tới cạnh tranh + Ngoài ra, hệ thống tư pháp của Anh còn phải kể điến một số cơ quan xét xử bán tư pháp khác trong lĩnh vực hành chính. Nhiều toà hành chính chịu sự quản lý, giám sát của các tòa có thẩm quyền chung chủ yếu thông qua hình thức Toà Nữ hoàng gửi trat yêu cầu hoặc cấm trực tiếp đối với các toà này hoặc lấy vụ việc lên để xem xét thông quan lệnh chuyển 1 . Trong phạm vi nghiên cứu của bài pháp luật Anh, chúng ta chủ yếu tìm hiểu về các toà án có thẩm quyền chung. 2.1 Các toà án cấp dưới (Các toà án địa phương) 1 Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Tr 98 1 ─ Toà này được thành lập ở mỗi khu nhất định.Tuy nhiên, người dân có thể lựa chọn bất kỳ toà án nào trong khoảng 400 toà án địa phương phụ trách việc xét xử sơ thẩm; ─ Các toà án cơ sở có thẩm quyền đối với những vụ dân sự đơn giản đặc biệt là có liên quan đến hôn nhân, gia đinh; các tội hình sự ít nghiêm trọng (98% các vụ hình sự) ─ Thủ tục xét xử ở toà này thường đơn giản và không quá trang trọng, do một thẩm phán tiến hành và không có bồi thẩm đoàn; ─ Phán quyết của các toà án này tạo ra không bao giờ trở thành án lệ. a) Toà án địa hạt 2 (County courts) ─ Đựơc thành lập theo Luật năm 1846. Ngày nay, những quy định về toà án này có trong Luật năm 1984, đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật về Toà án và các nghề luật tư pháp năm 1990. Hiện nay có khoảng 270 County court. ─ Thẩm quyền: Thẩm quyền của toà này chỉ giới hạn trong các vụ việc dân sự ngoài ra còn một số rất ít các vụ việc liên quan tới cảnh sát. Công việc của Toà này thường liên quan tới 3 :  Các vụ việc liên quan tới việc kiện đòi nhà và đất trong khu vực;  Các vụ bồi thường thương tật;  Các vụ liên quan tới vi phạm hợp đồng; Ví dụ: người muốn đòi lại quyền sử dụng đất thì bước đầu phải thực hiện việc khởi kiện tại toà địa hạt nơi có bất động sản hoặc cũng có thể lựa chọn toà nơi cư trú của bị đơn. Tuy nhiên bất kỳ toà án địa hạt nào ở Anh hay xứ Wales cũng có thể thụ lý những vụ việc dân sự được chuyển đến từ các toà thuộc địa hạt khác 4 . Điều kiện để toà này thụ lý các vụ việc dân sự là giá trị tranh chấp không vượt quá 50.000 bản Anh. Những vụ việc còn lại sẽ được chuyển lên cho Toà án cấp cao (High courts) trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Như vậy, toà địa hạt và Toà cấp cao có chung thẩm quyền đối với một số vụ việc dân sự. ─ Hội đồng xét xử: các vụ việc của toà này thường được xét xử bằng 1 thẩm phán. Thẩm phán của toà địa hạt xét xử căn cứ vào các tình tiết và pháp luật mà không có sự tham gia của bồi thẩm đoàn do giá trị của tranh chấp không lớn. ─ Thẩm phán: mỗi toà địa hạt sẽ có ít nhất một thẩm phán quản hạt (circuit jude) ở toà County court hay1 thẩm phán quận (district judge) ở toà District court. + Thẩm phán quản hạt: có thẩm quyền xét xử tại nhiều thành phố khác nhau trong phạm vi thẩm quyền lãnh thổ của toà án. Thẩm phán quản hạt do Nữ hoàng bổ nhiệm chủ yếu từ các luật sư bào chữa có hơn 10 năm kinh nghiệm hoặc những đối tượng khác chủ yếu là luật sư tư vấn. Có nhiệm kỳ suốt đời và chỉ bị Đại pháp quan miễn nhiệm trong trường hợp thiếu năng lực hoặc có cư xử sai lệch. 2 Ở nông thôn toà này có tên là County Courts (Toà án quản hạt, Toà án địa hạt), còn ở các quận có tên District Courts (Toà án quận) 3 Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr233 4 Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr234 2 + Thẩm phán quận: Thẩm phán quận được bổ nhiệm trong số những người có quyền tham gia bào chữa ở toà toà án cấp thấp 5 . Như vậy thẩm phán quận có thể được bổ nhiệm từ cả luật sư bào chữa và luật sư tư vấn. ─ Các phán quyết của toà địa hạt có thể bị kháng cáo, kháng nghị tới Toà án cấp cao (High court) hoặc trực tiếp lên Toà phúc thẩm (Court of Appeal). b) Toà pháp quan (Magistrates’ Court) Hiện nay trên toàn lãnh thổ nước Anh có khoảng 700 toà án này với 30.000 thẩm phán 6 . ─ Đây là toà có thẩm quyền đối với cả vụ việc dân sự và hình sự. Tuy nhiên việc xét xử các vụ án hình sự vẫn là công việc chủ yếu của toà này. Cụ thể: + Lĩnh vực hình sự: các vụ vi phạm luật giao thông nhỏ mà phần bị cáo nhận tội và đồng ý nộp tiền phạt qua đường bưu điện để tránh phải hầu toà, các tội ít nghiêm trọng, tội phạm vị thành niên, ngoài ra toà này còn có thẩm quyền đối với những vụ hình sự tương đối nghiêm trọng mà bị đơn có thể lựa chọn toà này hoặc Toà hình sự cấp cao (High court) để giải quyết 7 . + Lĩnh vực dân sự: có thẩm quyền đố với các vụ việc dân sự nhỏ có liên quan tới nghĩa vụ tài chính với nhà nước (bảo hiểm quốc gia, đóng lệ phí sử dụng dịch vụ công cộng; những vụ liên quan tới hôn nhân, gia đình. ─ Thẩm phán + Thẩm phán hoà giải 8 (judge of the peace): thường thực viện việc xét xử tại các toà nằm ngoài phạm vi London  Được Chủ tịch thượng viện bổ nhiệm từ những người có uy tín địa vị trong xã hội. Họ có nhiệm kỳ suốt đời, làm việc nửa ngày và không được hưởng lương. Việc sử dụng thẩm phán không chuyên thay vì chuyên nghiệp để giải quyết những vụ việc ít nghiêm trọng mang nặng yếu tố lịch sử 9 . Sau khi trải qua đại dịch ở thế kỷ XIV và các cuộc chiến, dân số Anh bị giảm đi tới một nửa và những tổn thất nặng nề về kinh tế. Chính phủ Anh nhận thấy cần phải kiểm soát chặt chẽ các nguồn tiền công và sự di chuyển của dân cư nên chỉ định một số người có uy tín ở địa phương duy trì trật tự an ninh tại địa phương theo Luật pháp quan an ninh năm 1631 10 . Họ thường bổ nhiệm những người lính trở về từ các cuộc viễn chinh sống bằng chiến lợi phẩm thu được từ các trận chiến. Các pháp quan này coi việc nhận chức như là việc thực hiện nhiệm vụ công, sau khi nhận chức họ trở thành thẩm phán với hai chữ “J.P” (judge of the peace) đi trước 11 .  Vì không có kiến thức pháp lý nên họ được sự tư vấn của 1 viên thư ký toà là người được đào tạo về luật, người này cũng có thể tham gia nghị án nếu thẩm phán yêu cầu. Để tránh sự tuỳ nghi thẩm phán hoà giải xét xử trong hội đồng gồm ít nhất 2 người và nhiều nhất là 7 người; 5 Xem, Michel Fromont, Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Bản dịch của Nxb Tư pháp Tr 141 6 Xem, Michel Fromont, Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Bản dịch của Nxb Tư pháp Tr 140 7 Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr236 8 Còn có tên gọi là thẩm phán không chuyên, thẩm phán hoà bình 9 Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr235 10 Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr235 11 Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr236 3 + Thẩm phán hưởng lương 12 (stipendiary magistrate) làm việc tại các toà đại pháp quan tại London  Do Nữ hoàng bổ nhiệm trong số các luật sư bào chữa hoặc luật sư tư vấn đã có ít nhất 7 năm kinh nghiệm theo đề nghị của Chủ tịch thượng viện. Họ làm việc cả ngày, được hưởng lương, có nhiệm kỳ suốt đời; ─ Phiên xét xử tại toà này do một thẩm phán đảm nhiệm với sự giúp đỡ của thư ký. Tại phiên xét xử cả thẩm phán và thư ký đều có thể mặc thường phục. ─ Phán quyết của toà này có thể được kháng cáo ở toà Toà hình sự cao cấp (Crown court) hoặc Toà vành móng ngựa Hoàng gia (Queen’s Bench Division) 2.2 Toà án tối cao (Supreme Court of Judicature) ─ Khác với Mỹ, toà án tối cao ở Anh không phải là toà án cao nhất trong hệ thống toà án. Toà tối cao ở Anh ra đời sau cải cách toà án 1873 – 1875 bằng việc tập hợp toàn bộ các toà án cao cấp của Anh và được phân thành 2 bộ phận: toà án cao cấp thẩm quyền chung (High court) thông thường chỉ xét xử sơ thẩm nhưng cũng xét xử phúc thẩm trong một số trường hợp và Toà án phúc thẩm (Court of Appeal) chỉ thực hiện việc xét xử phúc thẩm. Phải đến sau cải cách tư pháp 1971 khi Toà Hình sự trung ương (Crown court) ra đời thay cho các toà án hình sự ở địa phương trở thành bộ phận thứ ba của Toà tối cao. ─ Tuy nhiên, vị trí và cơ cấu tổ chức của Toà án tối cao sẽ thay đổi theo đúng nghĩa là toà án cao nhất, là cấp xét xử phúc thẩm cuối cùng trong hệ thống toà ánh Anh khi Luật cải tổ Hiến pháp năm 2005 có hiệu lực vào tháng 10/2009. Theo luật này Tòa Án Tối Cao sẽ đảm nhiệm toàn bộ chức năng xét xử của ủy ban phúc thẩm của Thượng Nghị Viện. Chế độ bổ nhiệm thẩm phán cũng sẽ có nhiều thay đổi theo hướng trách nhiệm bổ nhiệm thẩm phán sẽ được thực hiện bởi một tập thể chứ không nằm trong tay cá nhân Đại Pháp Quan như trước ─ Ở phạm vi phần giới thiệu về Toà án tối cao sau đây sẽ là mô hình trước toà án tối cao khi chưa Luật cải tổ Hiến pháp năm 2005 chưa có hiệu lực. Cấu trúc của Toà án tối cao (Supreme Court of Judicature) gồm có: (1) Toà án cao cấp thẩm quyền chung (High court); (2) Toà án phúc thẩm (Court of Appeal); (3) Toà Hình sự trung ương (Crown court) ─ Các toà trong Toà án tối cao có những đặc trưng sau: (1) Các toà này đều tập trung ở những thành phố lớn, đặc biệt là Lodon (2) Thẩm quyền của toà này có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ nước Anh mà không bị giới hạn trong một khu vực dân cư như ở các toà cấp dưới; (3) Tất cả các thẩm phán ở các toà này đều là các thẩm phán chuyên nghiệp được bổ nhiệm từ các luật sư tranh tụng; xet xử theo nguyên tắc tập thể; (4) Bồi thẩm đoàn được sử dụng ở Toà tối cao trong một số trường hợp; (5) Đây là các toà có khả năng tạo ra án lệ a. Toà án cao cấp thẩm quyền chung (High court); 12 Còn có tên gọi là thẩm phán chuyên nghiệp, 4 ─ Vừa thực hiện chức năng của một toà dân sự sơ thẩm vừa là toà hình sự phúc thẩm đối với những kháng cáo, kháng nghị từ các toà cấp dưới. Các vụ việc dân sự được thụ lý ở toà này thường là những vụ có giá trị tranh chấp lớn hoặc hệ trọng. Bồi thẩm đoàn được sử dụng tại toà này trong một số vụ việc nhất định 13 . ─ Toà cấp cao thẩm quyền chung lại gồm 3 bộ phận: Toà Nữ hoàng (Queen’s Bench Divisiony) chuyên về những vụ việc thuộc common law, Toà đại pháp chuyên trách ( Chancery Division) chuyên về những vụ việc của equity law, Toà gia đình chuyên trách ( Family Division) giải quyết những vụ việc về gia đình. + Toà Nữ hoàng (Queen’s Bench Divisiony) là bộ phận lớn nhất của Toà cấp cao. Toà nữ hoàng còn bao gồm 2 toà: Toà thương mại và Toà hàng hải . Toà này có 2 thẩm quyền chính là thẩm quyền xét xử và thẩm quyền giám sát.  Chức năng xét xử: toà này vừa thực hiện việc xét xử đối với những vụ việc liên quan đến hợp đồng và trách nhiệm bồi thường, và trong lĩnh vực hàng hải, thương mại. Toà này thực hiện chức năng xét xử phúc thẩm đối với những kháng cáo, kháng nghị từ toà Toà pháp quan (Magistrates’ Court) và Toà Hình sự trung ương (Crown court). Ngoài ra toà này còn xét xử đối với các quyết định hành chính.  Chức năng giám sát: Toà này thay mặt cho Nữ hoàng giám sát hoạt động của các toà án cấp dưới và các cơ quan của chính phủ. Nhìn chung, trừ khi thủ tục kháng cáo đã được pháp luật quy định rõ, bất cứ ai muốn phủ nhận quyết định của toà án cấp dưới hoặc của một cơ quan tài phán của một cơ quan chính phủ hay cơ quan nhà nước đều có quyền gửi đơn yêu cầu xét xử phúc thẩm tới Toà Nữ hoàng chuyên trách. + Toà đại pháp chuyên trách ( Chancery Division) do phó chánh văn phòng Toà này chuyên giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực luật kinh doanh, luật uỷ thác, luật tài sản và luật đất đai. Tất cả các kháng cáo về thuế đều được giải quyết tại Toà đại pháp. Toà đại pháp còn có toà chuyên biệt trực thuộc toà này để giải quyết những vụ việc về sở hữu trí tuệ và luật công ty. + Toà gia đình chuyên trách ( Family Division) toà này chuyên giải quyết những vụ việc liên quan đến ly dị, nuôi con, tài sản, điều trị bênh cũng như tất cả những vụ việc liên quan tới sức khoẻ và lợi ích của trẻ em, độc quyền xét xử các vụ giám hộ trẻ em. ─ Người đứng đầu Phân toà Nữ hoàng là Huân tước Chánh án (Lord Chief Justice), người đứng đầu Phân toà đại pháp là Phó Chưởng ấn (Vice – Chancelleor), người đứng đầu Toà gia đình là Chánh án (Prescident). Tất cả những người này có quy chế giống như các thẩm phán ở Toà tối cao trừ việc họ được Nữ hoàng bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng chính phủ 14 . => Tất cả những phán quyết của Toà cấp cao về dân sự sẽ có thể bị kháng cáo, kháng nghị ở Toà dân sự của Toà phúc thẩm; đối với hình sự sẽ được gửi trực tiếp lên Thượng nghị viện 15 . ─ Khả năng tạo ra án lệ: 13 Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Tr 95 14 Xem, Michel Fromont, Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Bản dịch của Nxb Tư pháp Tr 143 15 Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr240 5 + Chỉ có 10% án lệ của tòa này được công bố + Án lệ của Toà cấp cao có giá trị bắt buộc đối với tất cả các toà án cấp dưới nhưng chỉ có giá trị tham khảo đối với các toà án khác thuộc Toà cấp cao. Án lệ của Toà cấp cao cũng có giá trị tham khảo đối với các toà án cấp cao hơn vì các toà án cấp cao hơn thường ngại thay đổi những quy định đang tồn tại, đặc biệt nếu các quy định đó đã được chấp nhận trong một thời gian dài và các chủ thể đã quen dựa vào chúng để hành xử trong cuộc sống hàng ngày 16 . b. Toà án phúc thẩm (Court of Appeal) ─ Trong nhóm Toà tối cao, Toà phúc thẩm đứng trên hai tòa còn lại nếu xét theo cấp xét xử vì hầu hết các phán quyết của hai toà còn lại sẽ được phúc thẩm tại toà này (trừ các phán quyết về hình sự của Toà cấp cao – High court). ─ Để thực hiện chức năng xét xử phúc thẩm của mình, Toà phúc thẩm bao gồm 2 bộ phận toà: + Bộ phận Toà dân sự: xét xử những vụ việc đã được giải quyết bởi Toà cấp cao, Toà địa hạt và một số cơ quan tài phán khác (cơ quan tài phán lao động; đất đai, tị nạn và nhập cư). Đứng đầu toà dân sự là một trưởng ban. + Bộ phận Toà hình sự : chỉ xét xử các bản án của Toà hình sự trung ương khi có đơn yêu cầu 17 . Đứng đầu toà hình sự chuyên trách là người đứng đầu Phân toà Nữ hoàng của Toà tối cao. ─ Vì số lượng kháng cáo, kháng nghị đựơc giải quyết tại toà này lớn bất kỳ một toà án nào khác kể cả Thượng nghị viện nên người ta cho rằng Chánh án toà phúc thẩm trên thực tế là thẩm phán có thế lực nhất ở Anh. ─ Khả năng tạo ra án lệ: + Có tới 25% các bản án của toà này được xuất bản; + Án lệ của Toà phúc thẩm có giá trị bắt buộc đối với tất cả các toà án cấp dưới (trừ một số trường hợp) và ngay cả với Toà phúc thẩm. Ngày nay, Toà phúc thẩm là toà án duy nhất chịu sự ràng buộc bởi chính những án lệ của mình. Các toà phúc thẩm sẽ không đi chệch các quyết định trước đó của mình nếu các bản án đó không bị “bác bỏ” bởi Thượng viện. Tuy nhiên, để phán quyết của mình phù hợp với những thay đổi của điều kiện mới, Toà án phúc thẩm sẽ vận dụng phương pháp phân tích sự khác biệt nhằm chỉ ra sự khác nhau về mặt tình tiết để cởi trói khỏi chính án lệ do mình tạo ra 18 . c. Toà Hình sự trung ương (Crown court) ─ Toà Hình sự trung ương là sản phẩm của quá trình phát triển toà hình sự qua nhiều thế kỷ. Đây là toà án cấp trên của Toà pháp quan. ─ Thẩm quyền: có cả thẩm quyền xét xử sơ thẩm và phúc thẩm 16 Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Tr 95 17 Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr240 18 Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Tr 96 6 + Thẩm quyền sơ thẩm đối với các vụ việc hình sự nghiêm trọng (là những vụ việc xét xử đòi hỏi phải có đoàn bồi thẩm gồm 12 thành viên để xem xét người bị buộc tội là có tội hay vô tội) 19 và một vài vụ việc dân sự 20 . + Thẩm quyền phúc thẩm đối với những vụ việc của Toà đại pháp. ─ Thẩm phán của Toà hình sự trung ương là thẩm phán của Toà cấp cao (High court), thẩm phán của Toà quản hạt (circuit judge) và thẩm phán không chuyên (recorders). Các thẩm phán quản hạt chính là những thẩm phán của Toà địa hạt (County court), còn thẩm phán không chuyên là các luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn hành nghề riêng lẻ và hành nghề thẩm phán bán thời gian. Những vụ án nghiêm trọng nhất sẽ được xét xử bởi thẩm phán toà cấp cao và thẩm phán quản hạt lâu năm xét xử 21 . ─ Khả năng tạo ra án lệ Các bản án của tòa này không được được xuất bản một cách có hệ thống nên chúng không được coi là án lệ. 2.3 Ủy ban phúc thẩm của Thượng nghị viện (The House of Lords Appellate, The House of Lords Judicial Committee) ─ Khác với quốc hội của các nước khác, Thượng nghị viện Anh là cấp xét xử cao nhất nhưng theo Luật tổ chức toà án không phải là một toà án nằm trong cấu trúc toà án. Tuy nhiên không phải tất cả các thượng nghị sĩ tiến hành xét xử mà Ủy ban phúc thẩm của Thượng viện là cơ quan tiến hành xét xử. ─ Ủy ban phúc thẩm (Apeal Committee) bao gồm Đại chưởng ấn, các thượng nghị sĩ được hưởng lương để giúp Thượng nghị viện xét xử phúc thẩm (Lords of Ordinary) và các thượng nghị sĩ phụ trách vấn đề tư pháp (Law Lord) 22 . Các thượng nghị sĩ phụ trách vấn đề tư pháp được bổ nhiệm từ các luật sư bào chữa đã có 15 năm kinh nghiệm hành nghề hoặc trong số các thẩm phán của Toà tối cao. Những người này được mang chức danh thượng nghị sĩ suốt đời. Tổng số thượng nghị sỹ trong Ủy ban không quá 12 người, trong đó thường có 1 thẩm phán North Irland và 2 thẩm phán Scotland 23 . ─ Thẩm quyền của Ủy ban phúc thẩm: + Trong lĩnh vực dân sự:  Các phấn quyết của Toà án tối cao (trước năm 1969 Thượng nghị viện chỉ có thẩm quyền đối với Toà phúc thẩm trong Toà án tối cao mà thôi)  Các phán quyết của Toà án tối cao Scotland (Court of Session)  Các phán quyết của Toà án tối cao North Irland (Supreme Court of North Irland) + Trong lĩnh vực hình sự:  Các bản án hình sự của Toà án cao cấp;  Các bản án hình sự của toá án cao cấp North Irland Để được Ủy ban phúc thẩm thụ lý, bên có đơn kháng cáo phải có giấy phép kháng cáo do chính toà án có phán quyết bị kháng cáo cấp hoặc do Ủy ban phúc thẩm cấp. 19 Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Tr 95 20 Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr240 21 Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr241 22 Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr244 23 Xem, Michel Fromont, Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Bản dịch của Nxb Tư pháp Tr 146 7 Riêng đối với các vụ án hình sự, bên kháng cáo còn phải có thêm xác nhận của toà án cấp dưới rằng vụ việc bị kháng cáo có liên quan đến cộng đồng, xã hội. Thực tế chỉ có những bản án quan trọng và đặc biệt phức tạp thì mới được xem xét 24 . ─ Khi xét xử phúc thẩm đối với các phán quyết của toà Scotland hay North Irland, Thượng nghị viện phải áp dụng pháp luật của Scotland hay của North Irland để giải quyết. Nếu các quy định pháp luật của Scotland hay của North Irland đưa ra giải thích, áp dụng giống như pháp luật của Anh quyết định của Thượng viện nghị viện đưa ra cũng có giá trị như án lệ ở nước Anh 25 . Trên thực tế, Thượng nghị viện hoạt động như một toà thượng thẩm, nghĩa là nó tự giữ nguyên hoặc huỷ bỏ quyết định phúc thẩm mà không ra một bản án khác để thay thế. Đối với những bản án bị huỷ, Thượng viện sẽ trả lại cho toà cấp dưới đã xét đã xét xử sơ thẩm kèm theo quan điểm của mình 26 . ─ Phiên toà do Ủy ban phúc thẩm tiến hành thường có sự tham gia của 5 thượng nghị sỹ hưởng lương tham dự, những vụ việc nghiêm trọng hơn thì số lượng thẩm phán tham gia là 7 người, thậm chí là 9 người 27 . ─ Phán quyết do Ủy ban phúc thẩm của Thượng viện là phán quyết cuối cùng nhưng Thượng viện vẫn giữ lại thẩm quyền xem xét lại những phán quyết của mình trong quá khứ và nếu thấy thoả đáng, Thượng viện có thể huỷ bản án cũ và ra bản án mới 28 Ví dụ: Vụ án về dẫn độ cựu độc tài Chilê là Augusto Pinochet do Ủy ban phúc thẩm Thượng viện xét xử đã bị Thượng viện huỷ án với lý do một trong những thượng sỹ của Ủy ban là thành viên của tổ chức ân xá quốc tế (Amnesty International), một tổ chức có liên quan đến vụ án. Sau đó, Thượng nghị viện đã phải thành lập hội đồng gồm 7 thượng nghị sỹ để xử lại vụ án này 29 . ─ Khả năng tạo ra án lệ: + 3/4 án lệ của Thượng viện đựơc xuất bản; + Án lệ của Thượng nghị viện có giá trị bắt buộc đối với tất cả các toà án cấp dưới và ngay cả đối với Thượng nghị viện cho đến năm 1966. Sở dĩ năm 1966 Thượng nghị viện tuyên bố không chịu ràng buộc bởi các án lệ của mình là một nỗ lực nhằm cởi trói cho thông luật phát triển bởi Thượng viện là cấp xét xử cao nhất trong toàn bộ hệ thống toà án anh. Việc này cũng nhằm thể hiện sự tự tôn của các thẩm phán thông luật vì nếu họ không tự thoát ra khỏi án lệ cũ không còn phù hợp thì các nhà lập pháp sẽ can thiệp vào công việc của các thẩm phán bằng một đạo luật tuyên bố bãi bỏ án lệ. 2.4 Hội đồng cơ mật (Privil Council) Hội đồng cơ mật nằm ngàoi hệ thống tổ chức của toà án Anh, nhưng cũng giống như toà án là cơ quan cố vấn cho nữ hoàng. Xét xử phúc thẩm đối với các quyết định của Tòa án tối cao của các quốc gia thành viên Liên hiệp Anh hoặc những nước thuộc hệ thống thông luật trước đây là thuộc địa của Anh nhưng nay đã là những quốc gia độc 24 Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr244 25 Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Tr 97 26 Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Tr 97 27 Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr245 28 Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr245 29 Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr245 8 lập nhưng vẫn tiếp tục công nhận Hội đồng cơ mật là cơ quan xét xử cấp cao nhất của mình như Singapore, Úc và một loạt các quốc đảo ở Caribe. Cũng giống như Ủy ban phúc thẩm của Thượng viện khi xét xử những vụ án của Scotlan hay của North Irland, Hội đồng cơ mật phải áp dụng pháp luật của chính những nước tiếp theo truyền thống pháp luật thông luật. Không phải vụ việc nào Hội đồng cơ mật cũng đưa ra bản án mà sẽ đưa ra lời tư vấn. Những bản án của Hội đồng cơ mật sẽ trở thành án lệ tại những nước có vụ việc được xét xử, có giá trị tham khảo tại nước Anh vì thành phần của Hội đồng cơ mật là những là những thẩm phán của Thượng nghị viện hay của các toà cấp cao rất được kính trọng. Đây là lý do tại sao, quyết định của Hội động cơ mật được thường được công bố cùng những quyết định của thượng nghị viện trong cùng một báo cáo 30 . II. ĐÀO TẠO LUẬT VÀ NGHỀ LUẬTANH 1. Đào tạo luật Pháp luật đề cao thủ tục tố tụng nên trong đào tạo luật của Anh vẫn mang nặng tính truyền nghề. Đào tạo luật của Anh hướng tới 2 cấp độ mục tiêu: ─ Nhằm trang bị những kiến thức khoa học pháp lý (academic) cho người học. Với mục tiêu này, người học sẽ được cấp bằng cử nhân luật sau khi kết thúc khoá học; ─ Dạy nghề. Với mục tiêu này, người học sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề luật. 1.1 Đào tạo cử nhân luật Được thực hiện tại một trường đại học chuyên trách về luật hoặc khoa luật tại các trường đại học khác. ─ Điều kiện để học: các ứng viên phải trải qua kỳ thi vào các trường này. Thông thường điểm thi đầu vào của các thí sinh phải đạt mức A thì mới có cơ hội được tuyển. Do đó, những sinh viên luậtAnh thường là những người học xuất sắc thời kỳ phổ thông ─ Chương trình đào tạo cử nhân luật kéo dài khoảng 3 năm. Trải qua khoá học này, người học sẽ được trang bị những kiến thức khoa học pháp lý cơ bản mà bất kỳ người hành nghề luật nào cũng cần phải có khi hành nghề: hệ thống pháp luật Anh, luật đất đai (luật sở hữu), luật hình sự, luật hợp đồng, luật hiến pháp, luật hành chính, luật công lý và uỷ thác Các khoa luậtAnh có toàn quyền trong việc thiết kế chương trình giảng dạy và chế độ thi cử. ─ Phương pháp giảng dạy dưới dạng lý thuyết, thảo luận và phù đạo. Hình thức thi thường cho dạng đề giải quyết tình huống hoặc tranh luận về một nhận định nào đó. Bên cạnh đó, sinh viên được tạo điều kiện tham gia vào các buổi thảo luận hay diễn án để rèn luyện kỷ năng lập luận rõ ràng và thuyết phục cho sinh viên. 30 Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Tr 98 9 ─ Sau khi tốt nghiêp sinh viên có thể lựa chọn việc trở thành luật sư tư vấn hay luật sư bào chữa hoặc giáo sư luật. Tuỳ thuộc vào quyết định của mình, cử nhân luật sẽ phải theo học những khoá học khác nhau. 1.2 Đào tạo nghề luật Khác với đào tạo nghề luật ở châu Âu lục địa, đào tạo nghề luậtAnh thực hiện với cả những người không có bằng cử nhân luật nhưng phải có một bằng cử nhân khác 31 Do nghề luậtanh được chia ra thàn luật sư tư vấn và luật sư bào chữa với chức năng, cơ hôi nghề nghiệp cũng như khả năng thăng tiến khác nhau nên việc đào tạo nghề luật đối với mỗi loại là không giống nhau. Mặc dù vậy cách thức đào tạo hai loại luật sư này đều mang tính nghề truyền cao nhằm tạo ra những luật sư có khả năng thắng kiện. 1.2.1 Đào tạo luật sư tư vấn ─ Việc đào tạo nghề cho luật sư tư vấn sẽ được diễn ra qua 2 giai đoạn: + Giai đoạn thứ nhất: cử nhân luật sẽ tham dự khoá học đào tạo thực hành luật (legal practice cource) trong một năm tại các một số cơ sở đào tạo được Hội luật gia cấp phép đào tạo nghề luật; + Giai đoạn thứ hai: giai đoạn thực tập 2 năm tại một công ty của một luật sư tư vấn Kết thúc giai đoạn thứ 2, thực tập sinh sẽ được Toà án tối cao ở England và xứ Wales thừa nhận đủ tư cách của một luật sư tư vấn. 1.2.2 Đào tạo luật sư bào chữa Việc học nghề của cử nhân luật muốn trở thành luật sư bào chữa chỉ diễn ra trong 2 năm. ─ Năm thứ nhất sinh viên sẽ tham dự khoá đào tạo nghề 1 năm tại các cơ sở đào tạo luật được phép. Thông thường, mỗi học viên phải là thành viên của một trong bốn câu lạc bộ luật sư bào chữa gọi là Inns of Court ( Lincoln’s Inn, Gray’s Inn, Inner Temple và Middle Temple) mà một trong những điều kiện để trở thành thành viên là anh ta phải tham dự một số lượng nhất định các bữa ăn tối. Tại các bữa ăn tối này, họ sẽ được tiếp xúc với những thẩm phán, luật sư danh tiếng, giàu kinh nghiệm để trao học hỏi kinh nghiệm. Thông qua các bữa ăn tối, người học dần dần sẽ phát triển được khả năng tranh luận, cũng như bản lĩnh khi hành nghề vì rất có thể có thể trở thành đối thủ với những luật sư khác đã dày dặn kinh nghiêm. ─ Năm thứ hai, tốt nghiệp sinh sẽ phải thực tập 1 năm dưới sự giám sát của một luật sư tranh tụng. 2 Nghề luật 31 Những người này phải trải qua kì thi sát hạch nghề nghiệp (CPE) hoặc học để lấy bằng diplom về luật. 10 . VÀ NGHỀ LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH I.HỆ THỐNG TÒA ÁN ANH 1 Đặc điểm hệ thống toà án Anh ─ Hệ thống tòa án Anh không có sự phân định rõ ràng về thẩm. quyết các tranh chấp lao động;  Toà về các hành nghề có điều kiện dành cho các vụ việc liên quan tới cạnh tranh + Ngoài ra, hệ thống tư pháp của Anh còn phải

Ngày đăng: 04/10/2013, 13:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan